Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 637: Chương 637: Đấu võ mồm .




Đỗ Như Hối đi tới trước thềm ngọc, khom người thi lễ:

- Thượng thư Bộ hộ triều Tùy Đỗ Như Hối tham kiến triều Đường Hoàng đế Bệ hạ!

- Đỗ Tướng quốc miễn lễ, bình thân!

- Tạ ơn Bệ hạ!

Đỗ Như Hối đứng thẳng lưng, cất cao giọng nói:

- Tùy thần tiếp nhận Thượng Thư Lệnh của triều ta, nhận lệnh của Sở Vương Điện hạ đi sứ quý quốc, thương nghị hòa đàm giữa hai triều, mong muốn trong lúc hòa đàm, hai bên thẳng thắn đàm phán để có nhiều thành quả, chúng ta nguyện tỏ thành ý lớn để hoàn thành lần hòa đàm này.

Lý Uyên là vua một nước, mặc dù trong lòng không vui, nhưng có chút không tiện nói. Y liền nháy mắt với Bùi Tịch, Bùi Tịch bước ra triều ban, cũng chắp tay nói:

- Tại hạ Bùi Tịch, nghe đại danh Đỗ Tướng quốc đã lâu, là đệ nhất năng thần của Sở Vương. Tại hạ có một số việc muốn thỉnh giáo Đỗ Tướng quốc.

Đỗ Như Hối cũng chắp tay nói:

- Thì ra là Bùi Tướng, mời nói!

- Vừa rồi Đỗ Tướng quốc bày tỏ thái độ khiến kẻ khác cảm động, Độ Tướng quốc nói, triều Tùy nguyện tỏ thành ý lớn để hoàn thành lần hòa đàm này. Ta có chút không hiểu, nếu luôn miệng nói có thành ý, vì sao quý triều trong lúc hòa đàm còn xuất binh chiếm quận Đôn Hoàng, không biết thành ý ở chỗ nào?

Bùi Tịch giơ hai tay về phía trước, nhìn mọi người mà than:

- Ta nhìn không ra thành ý của triều Tùy ở chỗ nào. Các vị đồng liêu có thấy được không?

Đỗ Như Hối lắc đầu:

- Bùi Tướng nói lời ấy sai rồi, xin nghe ta nói một lời. Sở Vương Điện hạ quyết đinh xuất binh chiếm quận Đôn Hoàng xuất phát từ mục đích gìn giữ lãnh thổ Đại Tùy. Năm đó Thổ Dục Phồn bị Đại Tùy Vũ Đế của chúng ta đánh bại, luôn luôn lặng lẽ hành quân. Gần nhất, vì để nhận được sự ủng hộ của dân tộc Thổ Dục Hồn, Lương Sư Đô không tiếc bán đứng lợi ích Đại Tùy, dùng dân tộc Thổ Dục Hồn gây mưa gió một lần nữa. Để phòng ngừa quận Đôn Hoàng rơi vào tay dị tộc, Điện hạ dứt khoát quyết định xuất binh chiếm quận Đôn Hoàng, phòng ngừa dân tộc Thổ Dục Hồn tiến lên phía bắc. Bùi Tướng quốc không hiểu được quyết định chống lại dị tộc của Đại Tùy hay sao? Đương nhiên, có lẽ quả thật là triều Đường không thể hiểu được, nhưng Đại Tùy chúng ta quân dân một lòng, quyết không cho phép Thổ Dục Hồn xâm phạm một tấc lãnh thổ của Đại Tùy chúng ta.

Giọng điệu của Đỗ Như Hối như trong bông có kim, thầm châm biếm việc triều Đường cấu kết với Đột Quyết, khiến cho không khí trong điện Lưỡng Nghi có chút xấu hổ. Lúc này, Tiêu Vũ bước ra, thành khẩn nói:

- Đỗ Tướng quốc không khỏi khinh thường triều Đường chúng ta quá. Chúng ta cũng rất là lo lắng Lương Sư Đô sẽ vì mấy cái dê bò mà bán đứng quận Tây Hải và quận Hà Nguyên cho Thổ Dục Hồn, cho nên chúng ta mới dùng thành ý lớn nhất cùng các người hòa đàm, để kịp thời ngăn cản Lương Sư Đô bán đứng lợi ích dân tộc. Đại Đường cũng vì lợi ích dân tộc mà bảo vệ biên giới không bị dị tộc xâm chiếm, mong Đỗ Tướng quốc không nên coi thường chúng ta.

Lời Tiêu Vũ rất thành khẩn, Đỗ Như Hối gật đầu nói:

- Nếu như mỗi vị Đại thần của triều Đường đều có thể bảo vệ lợi ích dân tộc như Tiêu Tướng quốc, vậy ta xin lỗi vì đã xem thường quý quốc. Có điều, việc triều Tùy chúng ta cướp đoạt quận Đôn Hoàng với việc hòa đàm lần này không có quan hệ, dù sao quận Đôn Hoàng cũng không phải do triều Đường khống chế, mà là do thế lực tàn dư của Lương quốc không chế. Chúng ta thấy triều Đường chập chạp không chịu thu phục quận Đôn Hoàng, e sợ Lý Triệu Cẩm sẽ đầu hàng dân tộc Thổ Dục Phồn, cũng có lẽ sẽ đầu nhập vào Tây Đột Quyết. Sở dĩ chúng ta chủ động xuất binh, tiêu diệt thế lực Lương quốc, khôi phục sự thống trị của triều Tùy, mong quý quốc không nên quá mẫn cảm, cho là chúng ta muốn chiếm lĩnh Hà Tây. Ta có thể xác nhận với các vị, quả thật là chúng ta không có ý nghĩ này.

Bùi Tịch còn muốn tiếp tục phản bác, nhưng Lý Uyên đã dứt khoát giơ tay cản y lại. Lý Uyên hiểu rõ, Đỗ Như Hối đã bắt được nhược điểm lớn nhất của bọn họ, cũng biết quận Đôn Hoàng không nằm trong tay triều Đường, mà lại trong tay thế lực tàn dư của Lương quốc. Cứ như vậy, cho dù là bọn họ có biện luận thế nào để bác bỏ đi nữa, triều Tùy cũng có là có danh xuất sư, cũng không thể cải biến được quyết tâm chiếm lĩnh quận Đôn Hoàng của triều Tùy. Muốn đoạt lại quận Đôn Hoàng, chỉ dựa vào lưỡi thương môi kiếm trên bàn đàm phán là không đủ, cần phải phối hợp với chiến tranh, nhất định phải dùng nắm đấm đánh bay quân Tùy trở lại, bọn họ mới có thể nhượng bộ trên bàn đàm phán. Hiện tại không cần phải bàn luận lại chuyện này.

Lý Uyên mỉm cười, lại hỏi:

- Trẫm có một vấn đề nhỏ cần xác nhận, về lần hòa đàm này, quý quốc có cho Đỗ Tướng quốc toàn quyền quyết định hay không?

Đỗ Như Hối hơi khom người thi lễ:

- Bệ hạ, Tùy thần chỉ được trao quyền quyết định có hạn độ, cũng không có toàn quyền quyết định. Đối với một vài vấn đề quan trọng, Tùy thần phải phái người trở lại xin chỉ thị của Sở Vương Điện hạ, xin chỉ thị từ toàn thể Tướng quốc của Tử Vi Các, mong Bệ hạ thứ lỗi!

Trên thực tế, Đỗ Như Hối được Dương Nguyên Khánh trao toàn quyền quyết định. Sở dĩ y nói như vậy, chỉ là một loại thủ đoạn đàm phán, chủ yếu là để kéo dài thời gian đàm phán, chờ sau khi quân Tùy chiếm lĩnh triệt để quận Đôn Hoàng và quận Y Ngô, mới ở trên bàn đàm phán xác định quyền sở hữu đối với hai quận, để quân Đường không dám tùy tiện xâm chiếm, Tô Định Phương mới có thể tiếp tục suất quân chinh tây quận Thiện Thiện và quận Thả Mạt.

Chiến tranh là vì cướp đoạt quyền lực và lãnh thổ, mà hòa đàm chính là để cố định loại quyền lực và lãnh thổ này, là hai bên hỗ trợ lẫn nhau.

Cũng không thể tránh được, Lý Uyên đành gật đầu:

- Được rồi! Trẫm mong muốn nhanh chóng đạt thành hiệp nghị hòa giải. Trẫm mong muốn lần sau gặp mặt Sở Vương Điện hạ là ở trên bàn rượu chứ không phải trên chiến trường.

Đỗ Như Hối cười nhạt nói:

- Sở Vương Điện hạ cũng nói như vậy. Ngài từng nói qua từng là lão bằng hữu với bệ hạ, ngài rất hoài niệm những năm tháng cùng bệ ha trùng tu cung Phần Dương, mong có thể cùng Bệ hạ đối ẩm, ổn lại chuyện xưa.



Quận Trương Dịch, Lý Hiếu Cung thống lĩnh mười lăm ngàn quân Đường hăng hái đi về phía bắc. Đội quân do mười ngàn bộ binh và năm ngàn kỵ binh tạo thành, khôi giáp sáng loáng, đao mâu như rừng, sát khí đằng đằng.

Tại quận Đôn Hoàng, Tô Định Phương mất ba ngày để hoàn tất việc chỉnh biên mười ba ngàn quân lính. Y suất quân gia cố tường thành, dùng kế vườn không nhà trống, đem toàn bộ dân chúng và gia súc, lương thực của quận Đôn Hoàng vào bên trong thành Đôn Hoàng, chuẩn bị nghênh tiếp đại chiến sắp tới. Thành Đôn Hoàng, sau khi trải qua cuộc chiến giữa Lưỡng Tấn Nam Bắc triều và hàng trăm năm đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của các bộ tộc khác. Thành trì liên tục bị phá hủy rồi lại xây dựng lại. Sau mỗi lần gia cố lại thêm vững chắc và dần dần đã trở thành một tòa thành rộng lớn, chắc chắn với chu vi hai mươi dặm, tường thành cao hai trượng.

Mùa đông đến, vào lúc trời đông giá rét, quân Tùy đem từng thùng nước tưới lên trên tường thành. Trải qua một đêm, thành Đôn Hoàng đã trở thành một tòa thành băng. Lớp băng dày đến hai tấc bao phủ lấy tường thành, trông như được phủ thêm một lớp áo giáp bằng băng tuyết trong suốt. Dưới ánh mặt trời chiếu rọi, lấp lánh một màu băng xanh khiến cả tòa thành như phảng phất một sự huyền ảo lạ thường.

Đánh trận vào mùa đông, chỉ cần phòng thủ tốt thì coi như là đã chiếm được ưu thế. Tô Định Phương cũng không phải là một mãnh tướng chỉ biết chém giết. Anh ta theo Lý Tĩnh học được cách xem xét thiên thời địa lợi, lợi dụng tất cả những điều kiện xung quanh đem áp dụng vào việc ứng chiến. Đây cũng là nguyên nhân trọng yếu khiến Dương Nguyên Khánh sau khi suy xét kỹ càng đã phái anh ta tây chinh.

Đặc điểm lớn nhất của quận Đôn Hoàng đó là nằm sâu bên trong sa mạc. Dân cư thưa thớt, cây cối lác đác, xung quanh chỉ có ba mảnh rừng hồ dương. Tất cả đều bị Tô Định Phương sai người chặt không còn cây nào. Dọc theo bờ sông vẫn còn không ít giống cây liễu đỏ, bởi vì có hình dáng uốn lượn không thích hợp làm vũ khí công thành mà mới may mắn còn sống sót.

Tô Định Phương và mười mấy tên thân binh đang đứng xung quanh nhìn chăm chú vào hàng trăm tên lính đang chặt cây bên một khu rừng hồ dương. Khu rừng hồ dương này rộng hơn mười mẫu, cây cối xung quanh tươi tốt rậm rạp, cây nào cây nấy cao to, vững chắc, cành lá xum xuê. Mặc dù tuổi thọ của chúng chí ít cũng đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhưng Tô Định Phương đã không ngần ngại ra lệnh đốn ngã.

Từng gốc cây ầm ầm ngã xuống, bị bọn lính kéo vào trong thành. Bên cạnh đó, chủ nhân của gia tộc Tác Thị là Tác Lợi đang đứng nhìn mà thấy đau lòng vô cùng. Khu rừng hồ dương này là tài sản riêng của gia tộc y, đã có 150 năm lịch sử, hiện tại đã bị chặt phá hết hầu như không còn sót lại gì.

- Vậy thì xin hãy để lại cho tôi một gốc cây đi! Đây là hương hỏa của gia tộc tôi, xin lưu lại một cây để sau này chúng có thể phát triển trở lại!

Mỗi một cây đại thụ ngã xuống, thoáng qua trên mặt Tác Lợi từng thớ thịt lại co giật mãnh liệt, lòng của y hệt như bị dao cắt. Y rốt cục cũng chịu đựng không nổi sự đau khổ trong lòng, tiến lên cầu khẩn Tô Định Phương:

- Tô tướng quân, hãy giữ các cây này lại đi, xin đừng chặt thêm nữa.

Tô Định Phương lắc đầu lạnh lùng nói:

- Tác gia chủ, ta hiểu được tâm tình của ngươi, nhưng những cây này ta không chặt, quân Đường cũng sẽ chặt thôi chúng nó cũng sẽ không giữ được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.