Tôi mở cuốn bút ký đọc
tiếp đoạn dang dở mà bố viết về mình. Thật ra ông ấy viết
theo kiểu ngẫu hứng, lâu lâu nhảy vào đề một dòng cảm xúc dâng trào không có ngày tháng chứng nhận. Được rồi chữ ông bố khá đẹp, vở của ông, muốn viết lan man lê thê thế nào thì tùy,
người đọc là tôi đây tóm lược lại một cách có bài bản hệ
thống một chút cái nội dung lão bố truyền tải.
Tôi không thể để thằng nhóc cứ ngồi ở ngay cửa nhà mãi, rất
bất tiện vì không thể đóng lại. Tôi kéo nó vào thư phòng,
thằng nhóc có thể ngồi tựa lưng trên bệ cửa sổ, nhìn thẳng
sang cây Ngân Hạnh rợp bóng che mát gần bên.
Được rồi, nó ngoan ngoãn như thế, không kêu ca phàn nàn, không
đòi hỏi ỉ ôi, mẹ nó, chẳng khác nuôi nhốt một cái bóng ma
trong nhà, không rùng mình ớn lạnh thì cũng có chút gai gai
ngứa ngáy.
Tôi mang đồ ăn nước uống cho thằng nhóc, nhưng nó tuyệt nhiên
không liếc mắt đến. Đã một tháng trôi qua, nó vẫn ngồi như bức tượng gỗ, mắt không chớp thân không động đậy, nhìn cái cây kia, tay nắm chắc thanh kiếm. Là đang vô thức hồi tưởng, cũng là vô thức bảo vệ?
Tôi không hiểu thằng bé đã gặp chuyện kinh khủng gì khiến bản
thân trở thành thứ người không ra người ma chẳng ra ma, làm
người ta muốn quan tâm lại hoang mang bất an. Nó khiến người
khác nhìn vào mà thương tâm đau lòng lại không biết phải làm
gì để san sẻ bớt nỗi đau to lớn bị bản thân chối bỏ.
Ban đầu tôi rất lo sợ, nếu thằng nhóc không còn nơi để trú
thân, nếu nó cảm thấy an tâm khi ở đây thì tôi cũng chẳng keo
kiệt khước từ. Nhưng nếu nó chán đời muốn tìm tới chỗ tôi để chết bằng phương pháp tuyệt thực cực đoan, tôi nhất định sẽ
thô bạo tống khứ đi ngay và luôn. Có điều, dù tôi có nói gì
dường như tâm trí thằng nhóc đã đóng băng, tiếng nói không cách gì xâm nhập.
Đã hai tháng trôi qua nhưng nó thật chẳng khác chi con búp bê,
chỉ im lặng ngồi một chỗ, mắt không nhắm, không ăn không ngủ,
không bài tiết càng chẳng mảy may nhúc nhích. Nó vẫn tồn tại, bằng cách nào đó, chỉ hít thở, tựa như phương thức thiền sâu
của các bậc thiền sư.
Thiền định là một trạng thái tĩnh tâm thả lỏng từ cơ thể lẫn
thần trí, có thể kéo dài liên tục một ngày hay nhiều ngày mà không cần ăn uống nhưng dĩ nhiên, bình thường chỉ cần dành mỗi
ngày 30 phút là ổn. Từ khi bà xã mất tôi cũng thường xuyên
ngồi thiền từ ba đến năm ngày mà không cần giữa chừng nạp dinh dưỡng, sau đó vẫn cảm thấy mạnh khỏe minh mẫn.
Có những trường hợp ngoại lệ, thiền sâu từ 6 tháng, một năm hay
nhiều hơn nữa, là một loại thiền ức chế tâm. Khi tu thiền ở thức
”tukdam”, một dạng thiền định sâu sắc thường chỉ các bậc trí giả
đã khai mở hết 7 luân xa đạt tới, có thể khiến kẻ tu hành vượt
qua sự sống và cái chết. Cả tâm hồn lẫn thể xác rơi vào trạng thái
không tưởng, trạng thái không đói khát, không nóng lạnh, không đau
khổ hay sợ hãi, chỉ còn lại yên bình thanh thản, một trạng thái
kỳ lạ đối với người có trí tuệ Tam Minh.
Nhưng thằng nhóc kia là tùy tiện ngồi đó lại tựa như một tảng băng đang điều hòa hô hấp. Có thể không kinh nghi không sợ hãi
sao?
Nhưng ngày hai bữa tôi vẫn mang chút cháo loãng nóng hổi đặt
bên cạnh nhóc ta dù biết rằng nó sẽ không thèm đả động
tới.Về sau tôi quyết định mang cả phần cơm của mình tới ngồi
bên cạnh thằng nhóc xì xụp ăn uống, cốt mong sao nó bắt chước
mà làm theo. Không ngờ, có một hôm nó quả thật động đũa, có
điều, đó cũng là chuyện của nửa năm sau.
Nó ăn nửa bát cháo lõng bõng nước, tôi kinh hỉ muốn chết. Liên tục hỏi nó cảm thấy thế nào? Có ổn không? Có muốn gì không? Nhưng nó chỉ trơ mắt nhìn tôi, được rồi, coi như tiến thêm được bước tiến mới. Thằng nhóc là lần đầu chân chính nhìn vào
tôi, trên võng mạc hiện lên hình ảnh tôi, xem như tôi tồn tại
vật vờ bên cạnh chứ không phải chỉ là không khí lượn lờ.
Mọi chuyện từ đó chầm chậm thay đổi, không nhiều nhưng xem như
dấu hiệu tốt. Nó bắt đầu ăn uống, tuy mỗi ngày chỉ nửa chén
cháo. Bắt đầu thấy nó nhắm mắt nghỉ ngơi, tuy chỉ vài chục
phút. Song thằng nhóc vẫn chưa có ý định đi lại lung tung. Tôi
nghĩ, chắc nó không có ý muốn đi đâu nữa, sẽ ở lại đây khá
lâu, không thể cứ gọi là “nó” hay “thằng nhóc”, nên tự tiện
đặt cái tên Dương Dương, lấy họ của tôi.
Một năm đã trôi qua, nhóc Dương Dương thay đổi theo chiều hướng
tích cực. Nhóc ta bắt đầu ăn cơm nhiều món như tôi, nhưng dĩ
nhiên sức ăn còn không bằng con mèo ú tôi nuôi làm cảnh .Dương
Dương cũng nhắm mắt được hai tiếng tựa như đang ngủ, chính là
vẫn trong tư thế ngồi và chịu đứng lên sờ mó ngó nghiêng. Có
điều, trên tay vẫn nắm thanh kiếm, tôi hỏi mà Dương Dương dường
như nghe không hiểu, chỉ chớp chớp mắt.
Tôi cảm thấy Dương Dương tựa như có trí não của một đứa trẻ
mới hai tuổi trong thân xác của một thằng nhóc 20. Nhưng nhóc
Dương Dương lại chẳng hề tò mò hiếu kỳ với thế giới xung
quanh. Hay chính xác hơn cái gì cũng không thể tác động tới
thằng bé, ngay đến cái cây nó vẫn thường ngắm quên trời quên
đất hay thanh kiếm luôn kè kè 24/24. Cơ mặt thằng bé không hiển
lộ hỉ nộ ái ố gì hết khi nhìn chúng, miệng cũng không hỏi
han quan tâm bất cứ sự việc hiện tượng gì. Cho nên tôi chỉ có
thể ở bên cạnh lặng lẽ quan sát, tự suy diễn, tự đoán mò tâm
ý của thằng bé.
Lại thêm một năm nữa trôi qua, nhóc Dương Dương vẫn chẳng có gì
thay đổi mấy. Tôi chống cằm nhìn thằng bé đang ngẩng đầu nhìn
mây lười biếng buông trôi. Ban đầu tôi nghĩ thằng bé có phải hay không bị điếc, vì nhiều lúc mưa to gió lớn sấm chớp đùng
đoàng mà vẻ mặt nó vẫn trơ trơ như đá tảng. Sau đó tôi lại
hoài nghi hay nó bị câm, vì tôi hỏi gì nó cũng chỉ chớp mắt
vẻ mặt cực kỳ ngây ngô mờ mịt, làm như tôi nói tiếng người
hành tinh không bằng.
Tiếp đó tôi lại lo lắng không yên, hay nó vì quá đau thương rồi
IQ của não bộ cũng theo đó tuột dốc không phanh? Cho nên giờ
mới thành ra thiểu năng con mẹ nó rồi? Chứ người bình thường
người ta sẽ hỏi cái này hỏi cái nọ hỏi cái kia. Đâu ai như tên nhóc Dương Dương, an tâm tuyệt đối, không chút phòng bị. Mày là đứa nhóc mới lên 2 sao?
Tiếp tục một năm trôi qua lặng lẽ, không có bất cứ tiến triển
gì khả quan, vẫn dậm chân như cũ. Một năm lại một năm bình
bình đạm đạm trôi đi, tôi đã quen với việc trong nhà có một
người lặng lẽ không bình thường như thế. Cũng cảm thấy vui vẻ
hài lòng vì có thêm một người khác thường như vậy tạm trú.
Thấm thoát 10 năm đã qua, thật nhanh, tôi vẫn quan sát thằng bé, bút ký cũng không ghi chép nhiều, bởi chẳng có gì khác lạ
phát sinh. Cho đến một ngày, nhóc Dương Dương chủ động mở miệng bắt chuyện. Nó hỏi tôi là ai. 10 năm qua, đây là câu nói đầu
tiên thằng bé cất tiếng, tôi thế mà lại khóc. Tôi nói bản thân mình tên Dương Trung Tín, là người bấy lâu nay chăm sóc chứa
chấp nó.
Sau đó tôi lại hỏi thằng bé tên gì. Nó đờ đẫn người hồi lâu
mới đáp trả. Nó nói, nó là Mặc Minh. Tôi lại hỏi về gốc gác gia cảnh, nhưng tuyệt nhiên cái gì cũng chỉ nhàn nhạt lắc
đầu. Thậm chí đến hỏi việc vì sao ngắm cây Ngân Hạnh, hay vì
sao cầm thanh kiếm bạc kia, nó cũng chỉ có bộ dạng mờ mịt
ngây ngô.
Tôi thở dài, gấp cuốn bút ký lại, ngẩng đầu nhìn trời chiều
đã tắt nắng từ lâu, gió đêm đông lùa tới khiến cái lạnh cùng
bóng tối đồng hành bao phủ khắp khu nghĩa trang yên tĩnh.
Tôi đứng lên làm mấy động tác thể dục nhẹ nhàng giãn gân giãn cốt, nhìn lại đồng hồ hiển thị trên máy điện thoại, đã 8
giờ tối rồi. Tôi xoa xoa cái đầu nhỏ của tiểu bạch thử, quay
trở lại thắp cho ông bố nén nhang.
-Tôi nhìn thấy cậu ở đây từ trưa tới giờ, hình như hôm qua cậu tới hỏa thiêu cho người thân?
Tôi xoay sang nhìn, người đột ngột không tiếng động cất lời hỏi là một lão nhân tuổi đã cao, nhỏ bé, có lẽ đã qua 70, gương
mặt gầy gò nhăn nheo bởi vết hằn thời gian để lại. Tầm tuổi
này đáng lý ra có thể nghỉ ngơi chơi đùa với cháu chắt cho con cái phụng dưỡng. Vì lẽ gì còn phải còn còng lưng bươn chải?
-Vâng, cháu hỏa thiêu cho bố, vì mấy hôm nữa phải đi xa nên muốn dành chút thời gian ít ỏi bên di ảnh ông ấy. Không biết cháu
ở lại đây qua đêm có được không?
Lão nhân nghe tôi nói vậy chợt kinh ngạc rồi ngờ vực hỏi.
-Qua đêm ở chốn nghĩa trang?
Tôi gật nhẹ. Lão thấy thế mới nói tiếp.
-Ở đây không có nhà trọ cho khách phương xa nán lại đâu.
- Cháu biết, chính là muốn ngồi ở chỗ cũ thôi.
-Đêm đông rất lạnh, cậu đừng coi thường, tốt hơn cứ về đi rồi sáng mai lại qua sớm.
Tôi lắc lắc, cố thuyết phục.
-Không sao cả, cháu vốn chịu lạnh giỏi, hơn nữa trễ chuyến xe bus cuối cùng về nhà rồi.
Lão cười nhẹ, dường như không tin tưởng lý do của tôi.
-Kể cả thế nhưng đây là nghĩa trang đó, hay là cậu cá cược với lũ bạn thử thách lòng gan dạ?
Tôi nhíu mày có chút không vui, giọng nghiêm túc, cứng rắn.
-Lão nhân, đã nói cháu muốn ở bên di ảnh của bố, ngoài ra không có bất cứ mục đích gì khác.
Lão nhân vẻ mặt trầm ngâm, nhìn tôi mấy giây.
-Tôi làm việc ở đây cũng mấy chục năm trời, vẫn là lần đầu
gặp một người như cậu. Tuy nhân viên bảo vệ cũng có mấy người
nhưng thường qua 22 giờ là chúng tôi đều về trạm gác. Ở đây dù sao cũng là đất âm, âm khí đêm đông càng thịnh vượng, người
bình thường chỉ cần tâm không vững, sẽ bị dọa cho chết ngất.
-Cháu có bùa hộ thân, cảm ơn ông đã quan tâm.
Tôi bình thản nói, có chút không kiên nhẫn. Có Hắc Hồn bảo kê, tôi nghĩ có thể cao chẩm vô ưu, không cần bận tâm mấy thứ binh
tôm tướng cá gì đó quấy nhiễu. Lão nhân lắc đầu, vẫn từ
chối.
-Đó không phải là vấn đề, cậu không được ở lại, đây là quy định thôi.
Tôi nhìn lão hồi lâu, thở dài một cái, lục tay vào túi xách,
lôi ra 50 đồng đưa lão. Nhưng ông lão lại đưa tay ngăn lại.
-Nếu là lúc trước, tôi sẽ không chê, có điều, bây giờ vô dụng rồi, tôi không còn cần tới chúng nữa.
Tôi nghe thấy vậy cũng chưa vội cất tiền lại. Đưa ít sao? Muốn thêm?
-Được rồi, xem cậu cương quyết như thế, tôi cũng không khuyên ngăn nữa. Có điều, nếu cần gì cứ tới trạm gác tìm tôi.
Lão nói xong tôi mới cất tiền lại nói một câu “Đa tạ“. Có vẻ
như thật sự ông ấy không cần tiền, đôi mắt lão nhân vẩn đục
càng đượm u buồn.
Lão quay lưng, lủi thủi cầm cây đèn pin soi đường. Dáng vẻ tịch mịch cô độc khiến người ta mềm lòng. Gió lạnh lẽo tựa như con thú hung hãn trực chờ cắn xé lão già mỏng manh.