Tôi nhìn cơ thể gầy trơ xương, nhìn đôi chân đứng vững vàng mà một tiếng trước tự lết đi không nổi. Chạm tay nên vết thương nghiêm trọng nơi bả vai mà một tiếng trước máu xối xả chảy giờ đã nên da non. Tôi như thế này, đúng là có thể xem như quái vật đội lốt người
rồi.
Tôi mặc đồ lại, tiến vào phòng khách, mang bố vào phòng ngủ
cuả ông, thay đồ khác, đắp chăn lại, rồi trở ra để trên tủ bên
giường một cây nến, xem như ông ngủ lần cuối cùng tại nhà. Tôi
trở về thư phòng mang theo một cây nến, mở cửa sổ, thấy Cung
Trường Lĩnh vẫn đang nói chuyện trong điện thoại. Thư phòng, đó
là một nơi rộng 20m vuông với hai tủ sách kê cách tường hoàn toàn được
làm từ loại gỗ đắt giá cứng như thép nguội là Hoàng Hoa Lê. Đường vân
tuyệt đẹp của chúng biến hóa lấp lánh không ngừng tựa như những áng mây
vàng dưới ánh nắng mặt trời nhàn nhạt vào ban ngày và ánh sáng đỏ cam từ ngọn nến thắp lung linh vào buổi tối như những đợt sóng máu cực ma
mị.
Gỗ Hoàng Hoa Lê có mùi thơm thoang thoảng, rất nhẹ nhàng, phải thính
mũi lắm mới ngửi ra được hoặc ghé vào thật gần. Cho đến khi mở tủ
ra, một hương thơm vô cùng độc đáo và quyến rũ khác, có vị ngọt tựa
như sâm từ từ len lỏi vào cánh mũi và vấn vít quanh cơ thể bạn mãi
không thôi. Từ những chiếc hộp nằm rải rác trên kệ được một lớp bụi
mỏng manh trắng tinh như tuyết lại đan xen ngang dọc tựa tơ giăng, một
hương thơm nồng dịu ,ấm áp mà bình dị, cảm thấy nó sâu lắng và không
một thứ nước hoa hóa học nào của con người sánh bằng. Nó không nồng
nàn như những dòng gỗ thông khác như Ngọc Am hay Gù Hương mà
ngửi lâu thấy hắc, khó chịu. Gỗ Hoàng Đàn càng ngửi lâu càng
cảm thấy khoan khoái dễ chịu, nhẹ lòng, hết căng thẳng, bởi
vậy nên tôi mới thích đóng đô ở đây.
Nhưng mà mở tủ ra, mùi hương tôi mê muội đó chỉ còn lại rất
ít, lãng đãng khiến tôi thất kinh. Những hộp gỗ từ cây Hoàng Đàn,
cất chứa những cuốn thư tịch quá giá cổ xưa ,chúng đâu rồi? Chính mùi tinh dầu lạ kỳ và qúy giá từ gỗ Hoàng Đàn có tác dụng xua đuổi côn
trùng mới khiến cho việc bảo tồn sách trở lên dễ dàng hơn.
Chẳng lẽ, bị bọn quan lại lấy đi rồi?
Nghĩ thế lòng tôi nóng như lửa đốt bèn nhòm ra cửa thấy Cung
Trường Linh nói chuyện xong rồi, vẫy vẫy tay. Anh ta tiến tới,
tôi nói sự tình mất đồ.
Cung Trường Lĩnh dường như không bất ngờ, đáp.
-Bị lấy cũng dễ hiểu, đồ quý hiếm đắt tiền mà. Nhưng tôi đã
tìm thấy thông tin cho cậu, có khả năng cao lão Dương Khuyên Tử,
thị trưởng thành phố Bàn Cẩm đang sở hữu giấy tờ nhà. Ngày
mai cậu cứ đưa người thân đi hỏa táng, còn tôi sẽ đến Hưng Long
Đài (thủ phủ Bàn Cẩm) xem xét sự tình. Phải rồi, tôi có gọi
điện đặt một cái quan tài, đem thi thể đặt trong cái thùng đồ
như thế mà mang đi hỏa táng rất dễ khiến người ta lưu tâm.
Nói rồi anh ta bỏ vào nhà. Tôi tìm cuốn nhật ký bố nói, so
với những cuốn khác, nó rất dày, còn muốn dày hơn cuốn từ
điển bách khoa. Mới thử mở ra xem đã choáng ngợp, chẳng qua là vì lão bố dán rất nhiều ảnh chụp tôi bên trong. Tôi không dám
xem nhiều cũng chưa đọc được chữ nào, đóng lại, nằm lên ghế
xếp, tâm trạng ngổn ngang rối rắm, cứ thế mở mắt trừng trừng
nhìn trần nhà thao thức tới tảng sáng.
Tôi ra sân trước, đứng trước gốc Ngân Hạnh, cầm xẻng nhỏ đào ba hũ rượu cuối cùng lên mang vào trong nhà. Trên miệng bình là
lớp bùn trát để tránh cho rượu tỏa mùi. Dưới là lớp màng nhựa
mỏng để nước không thấm vào và hút không khí để rượu có thể hít thở
trước khi mở hũ. Cuối cùng là lớp lá sen chống hỏng. Xong công
đoạn mở rượu là đến giai đoạn hâm nóng rồi đổ vào bình thủy, lát sẽ mang đi. Tôi cũng kiếm một chiếc túi xách da hình hộp
màu đen để đựng bút ký đọc dần, từ giờ sẽ luôn giữ nó bên
mình.
Đã hẹn trước, xe ba bánh trở hàng chuyên dụng xuất hiện trước
cổng, nơi chứa đồ có một cái quan tài. Vốn muốn cùng Cung
Trường Lĩnh khuân vào nhưng Tư Đồ không cho nói tôi quá gầy yếu, không đủ sức, sợ đi không vững, vấp té một cái là quan tài
đè cho bẹp dí. Tôi đành để anh ta gánh vác, song bám theo. Vào
trong nhà thì bồng thi thể bố đặt vào quan tài, hai người họ
lại cẩn thận khiêng ra. Vốn nghĩ thôi cửa khép cũng được, không ngờ lại thấy Cung Trường Lĩnh lách tách khóa cửa khóa cổng.
-Anh mua từ lúc nào thế?
-À, tối qua, nhờ họ mua quan tài thì tiện thể nhờ mua hai ổ khóa nhà luôn.
Tôi ngập ngừng, mở miệng tính nói thêm. Anh ta nói tiếp.
-Không cần khó xử, lão đại của tôi nói, mọi chi phí phát sinh
cho cậu đều được ghi sổ cần thận rồi. Đặt lịch hẹn giờ hỏa
táng cũng thu xếp ổn thỏa rồi. Sau này cứ thế thanh toán.
Nghe vậy tôi chỉ còn biết cứng họng. Nhưng mà hiệu xuất anh ta làm việc quả thật nhanh nhạy cùng chu toàn.
Xe lăn bánh rời đi, tôi ngồi bên quan tài trên tay cầm khung ảnh
của ông, mặc một bộ đồ trắng toát cũng xem như đang đưa tang.
Tôi cũng không sợ ai đó nhìn thấy nhận ra, lúc trước một năm
tôi ra khỏi nhà được mấy lần chứ, chưa đầy con số một bàn tay
đâu, hơn nữa tất cả đều đi vào buổi tối. Ông ấy biết tôi không
thích gặp người lạ, cũng không biết cách giao tiếp nên thường
ra đường hai cha con đạp xe cứ thế cắm cổ đi thôi, lỡ gặp người quen ông cũng sẽ không chủ động chào hỏi. Đối với riêng anh
Trương Tú và chú Vương Quân, bọn họ vừa là học viên của bố
tôi, vừa là đối thủ chơi cờ vây. Mà bố tôi cũng là đối tác
làm ăn với bọn họ cho nên bọn họ cũng rất hay tới nhà.
Đài hóa thân Diệp Bách Thọ là khu vực mới mở rộng của nghĩa
trang Vạn Hoa Thọ, đối diện bên kia đường là chùa Quốc Hoa.
Chúng tôi đi mất hai tiếng mới tới nơi, có nhân viên đón sẵn để
hướng dẫn vào nhà lễ tang. Họ nhìn lịch hẹn rồi đưa chúng tôi tới gian phòng hóa độ của các nhà sư. Quan tài được đặt ở lễ
đường nghe các vị sư chùa tụng kinh cầu siêu độ nửa tiếng mới
chuyển sang gian hỏa táng có diện tích chừng 400m2, nơi đặt 3 lò thiêu cùng lúc hoạt động. Tôi thắp nén nhang, rót chén rượu, hương
thơm vị ngọt mà nồng ấm lan tỏa. Cung Trường Lĩnh và Tư Đồ
cũng thắp nén hương cho bố tôi. Cung Trường lĩnh hỏi nhỏ.
-Bây giờ tôi sẽ đi làm thủ tục cho xong giấy tờ hỏa táng, cậu
định gửi tro người thân ở đây vĩnh viễn hay có thời hạn?
-Vĩnh viễn.
Tôi đáp luôn.
Gã gật nhẹ.
-Tôi hiểu rồi, vậy cậu cứ ở đây, tôi xong việc cũng vào nội thành luôn, chắc chiều mới về. Phương Vi, đi nhé!
Nhân viên kỹ thuật nói sau 1 tiếng quan tài cháy, chỉ còn phần xương,
nhiệt độ trong lò từ trên 1.000 độ được hạ xuống để thiêu hết tạp chất
còn lại. Trong lúc thiêu tạp chất, phần cơ thể đã thành tro được bộ phận xử lý đem làm nguội, sau khoảng nửa giờ, tro nguội được xếp gọn gàng
trong tiểu, quách, bảo đảm sạch sẽ, tuyệt đối không mùi. Xong xuôi,
quách được chuyển ra phòng lễ tân, các nhân viên sẽ thông báo, trả tro
cho thân nhân người chết. Trong khoảng thời gian trống không tôi và
Tư Đồ đi dạo mấy vòng ba khu.
Chùa Quốc Hoa mở rộng cổng tam quan đón chào, tôi đọc trong sách nói thường dân đi vào từ cửa Giả Quan (bên phải) và đi ra bằng cửa
Không Quan (bên trái). Cửa Trung Quan chỉ dành cho các vị đức cao
vọng trọng ,quan lại, thế gia, nhưng mà ngày nay hầu như ai cũng đi thẳng vào. Hơn nữa, tôi lại còn được rửa mắt bằng hình
ảnh mấy cô gái trẻ trung xinh đẹp đi lễ bái bằng những bộ đồ
trên hở dưới hở. Tôi nhìn trời xanh trong vắt, mây trắng như
những chiếc khăn bông lười biếng ngủ quên. Hôm nay thời tiết cực kỳ lý tưởng, nắng ấm, gió hiu hiu, chỉ khoảng 25 độ nên các
quý cô tha hồ diện đồ model. Nhưng mà ở nơi như thế này, vẫn
là không nên mặc mấy bộ đồ gợi tình như vậy, phản cảm lắm
chứ chẳng ve vãn câu dẫn được anh nào đâu.
Nơi thờ cúng nghi ngút hương khói khiến tôi suýt chết ngạt, hôm
nay đúng ngày rằm nên người tới viếng càng đông. Mỗi người
thắp một nén là đủ rồi, nhưng không, phải chơi đủ ba nén một
chỗ thắp cơ. Tôi sợ hãi bỏ chạy thề lần đầu cũng là lần
cuối vào chùa. Trở về nghĩa trang Vạn Hoa Thọ, hít không khí
trong lành thoáng đãng mới khiến bản thân khỏe khoắn.
-Đây là tục lệ ở vùng này sao? Trước mỗi ngôi mộ đều đặt một bên bức tượng hổ cùng một bên cây bách?
Tôi nghiêng đầu ngẫm nghĩ rồi trả lời.
-Theo tín ngưỡng trong vùng, thủa xa xưa quái vật Võng Tượng
thường ở trong đất ăn não người chết, là ác thú rất khó đối phó
nhưng không hiểu sao lại sợ cây bách và lão hổ, cho nên mọi người sau
khi biết được nhược điểm này liền trồng trên phần mộ cây bách và đặt tượng hổ, để cầu xua đuổi Võng Tượng đi.
Tư Đồ nghe thấy, gật gù rồi mở miệng bổ sung thêm.
-Cái này cũng tựa như Niên Thú, vốn là thần thú một năm một
lần mới được thả xuống dương gian, cho nên nó hơi phấn khích
quá độ, đi tới đâu là phá làng phá xóm tới đó, rất khó đối
phó. Nhưng không hiểu sao lại ghét màu đỏ và sợ tiếng động cho nên năm mới người ta mới trang hoàng nhà cửa bằng việc dán
giấy đỏ khắp nơi, nói cười đốt pháo tưng bừng nhằm xua đuổi
Niên Thú về lại tiên giới.
Tôi không ư hử, cái đó biết thừa.
-Xem cậu thương thế hình như hồi phục không ít?
-Ừ.
Chợt có thông báo trên loa gọi tên tôi trở về quầy lễ tân. Tôi
và Tư Đồ tới nhận lại tro cốt và di ảnh, nhân viên lại dẫn
tới tòa nhà bách linh để gửi tro người mất vĩnh viễn. Ở đây có mấy
trăm ô nhỏ, mỗi ô là nơi thờ cúng cho một người. Tôi đặt di ảnh và tro cốt vào, thắp một nén nhang rót thêm chén rượu, Tư Đồ
cũng thắp nén nhang, xong quay ra nói với tôi.
-Rượu Thiệu Hưng đấy phải không?
Tôi gật nhẹ xác nhận.
-Ở nhà tôi đã để sẵn hai hũ, anh cứ về trước đi, tôi muốn ở lại đây tới chiều.
-Ai da, nếu cậu đã hảo sảng nói thế tôi đây cũng không ngại
dày mặt trở về uống. Vừa nhắc tới loại hoàng tửu hương vị thuần khiết đặc biệt thơm ngọt là con sâu rượu ngọ nguậy không thôi. Vậy tôi về trước, chiều muộn qua đón.
Dứt lời gã hớn hở lao đi. Người này có sao nói vậy, thẳng
thắn mà quyết đoán, không câu lệ không lôi thôi, nếu có thể kết bạn vẫn nên đừng trở thành kẻ thù.
-Bố, nói cho con biết, con đường mà con đi là đúng hay sai?
Tôi mang theo bình thủy đựng rượu, đi ra ngồi trên bậc tam cấp,
nhìn khỏang không rộng bát ngát những ngôi mộ, xung quanh được
trồng một hàng cây bách cao lớn bảo hộ, giữa mỗi lối đi vào
đều đặt hai tượng lão hổ trông trừng.
Tôi rót rượu vào nắp bình thủy, một hơi uống hết.
Ngạn ngữ cổ Trung Quốc cho rằng, nước là mạch sống của rượu, tuy rượu
cũng có thịt, có xương, nhưng vẫn không quan trọng bằng nước. Hồ Kính
Thủy, hay còn gọi là Hồ Kính Tử, là hồ nhân tạo để cung cấp nước tưới
tiêu vào thời Đông Hán. Nghe nói đáy hồ có hai lớp than bùn đóng vai
trò như máy lọc nên nước trong hồ có thành phần dinh dưỡng độc đáo, hàm lượng chất khoáng và ô-xy rất cao thúc đẩy quá trình lên men rượu có
hương vị đặc biệt ngọt.
Xương của rượu Thiệu Hưng chính là bã rượu vàng và nước được ép thành
viên giống như những viên gạch. Phần nguyên liệu phế thải này giúp tinh
bột chuyển hóa thành đường là một trong 108 công đoạn chưng cất rượu
Thiệu Hưng.
Mỗi lần hai bố con uống rượu này, ông lại bắt đầu ê a giảng
giải, muốn không thuộc cũng không được. Gạo dùng để nấu rượu Thiệu
Hưng được sàng hai lần để loại bỏ tạp chất và ngâm nước từ 2 – 4 ngày.
Sau đó, nấu 30 phút trong nước nóng 100 độ C rồi trộn với men và nước.
Tiếp đó để yên khoảng 20 ngày chờ lên men người ta sẽ “khai ba”, tức
là dùng chày gỗ đảo đều các nguyên liệu giúp điều chỉnh nhiệt độ trong
thùng, cho ôxy xâm nhập vào nhiều hơn, cả quá trình chưng cất kéo dài ba tháng sau đó mới mang đi ủ nhiều năm trời.
Tôi lại rót rượu vào nắp bình thủy, mỗi lần đều chỉ cần một hơi uống hết. Người ta nói “nhất túy giải thiên sầu” tôi thấy
mình càng uống càng sầu thêm.
Vươn tay lôi cuốn bút ký mà nếu dùng để phang vào đầu kẻ thù
cũng đủ khiến con nhà người ta ngã lăn quay ra bất tỉnh nhân
sự.
Gió lồng lộng ùa tới khiến những trang giấy tự lần giở.
“Tiểu Minh, ta sống hơn nửa đời người, cô quạnh vì vợ mất sớm, con cháu cũng không. Có lẽ ông trời rủ lòng thương xót, ban
nhóc con xuống cho ta. Tiểu Minh, con chính là báu vật, thế
nhưng đời người ngắn ngủi, lại không thể bảo hộ cả đời, khiến ta thật không an tâm. Sau này ta không ở bên, con định cứ ngây
ngây ngô ngô thế này mãi sao? Làm sao xoay sở với cuộc sống xã
hội khắc nghiệt? Nếu con có thể kết được bạn, ta mừng cho con, con trai. Vì khi con lầm đường lạc lối, bạn bè nhất định sẽ
thay ta kéo con trở về đúng hướng. Đừng lo lắng, dù có thế
nào ta sẽ luôn ở bên ủng hộ con, con trai của ta.”