Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên*, giờ Triệu Ngọc mới biết Âu Dương không hề chém gió về Thập tự quân, quả thực là một hình thức với quy mô tôn giáo. Triệu Ngọc liền nói ngay:
Âu Dương, phải cảnh báo họ, không được buông lời xàm ngôn.
*Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên: Bên ngoài bầu trời có bầu trời khác, người tài có người tài hơn. Tương đương với câu tục ngữ vỏ quít dầy có móng tay nhọn hoặc cao nhân đắc hữu cao nhân trị.
Trước kia nàng luôn không hiểu vì sao có điều khoản ngăn cấm truyền giáo, người vi phạm sẽ phải chịu tội chết - một hình phạt nghiêm trọng như thế khi Âu Dương mở con đường tơ lụa trên đất liền.
Giờ mới biết thì ra đó là sức ảnh hưởng của tôn giáo. Nàng không hi vọng có một tôn giáo chủ đạo như thế ảnh hưởng đến bách tính đang sinh sống và tồn tại trên quốc gia của mình. Triệu Ngọc liếc nhìn Âu Dương nhiều lần, đánh giá của nàng với hắn lại cao thêm một bậc.
Nói đến đây, Triệu Ngọc đột nhiên nghĩ đến một chuyện, mở miệng hỏi:
Âu Dương, khanh có biết người tên là Chung Tương không?
Chung Tương?
Âu Dương gật đầu:
Vi thần biết.
Đây là người Vũ Lăng, ở quê hương giảng đạo đã mười năm nay. Tên là hội hỗ trợ, nông dân chỉ cần đóng chút tiền thuế ruộng hoặc tiền lương là có thể gia nhập vào giáo phái.
Đề xuất bình quân tài phú, chủ trương xã hội bình đẳng, tầm ảnh hưởng lan rộng hơn trăm dặm mét vuông, được nông dân tôn là Thiên Đại Thánh.
Trên lịch sử, các nông dân thuộc tôn giáo này đã nổi dậy khởi nghĩa, thời gian truyền giáo kéo dài đến tận ba mươi năm ròng mà không chịu bất cứ một sự can thiệp nào, có thể thấy ngôn luận trong dân gian khá là tự do.
Trẫm luôn cho rằng đó chỉ là một cách nghĩ, lại thấy hội Hỗ Trợ của hắn thực sự đang giúp người, dù có người dâng sớ nói danh bất chính, ngôn bất thuận, nhưng Trẫm vẫn cho đó là một sự tiến bộ. Giờ nghe nói có sự tồn tại của Thập tự quân, lòng Trẫm lại có chút lo lắng.
Âu Dương trước giờ không thích thú gì với con người này. Bình quân tài phú thì khác nào Cộng sản. Người có khả năng lao động lại có được sự đền đáp giống với người không có khả năng lao động hoặc là người khả năng lao động nhưng không chịu đi làm.
Xã hội bình đẳng lại càng không thể nào, vì phân công xã hội đa dạng hóa . Phần tử tri thức thiếu hụt, địa vị của họ đương nhiên sẽ tốt hơn. Công nhân kỹ thuật thiếu hụt thì tiền lương, tiền công của công nhân kỹ thuật sẽ cao hơn.
Nông dân thiếu hụt, giá cả lương thực tăng lên, địa vị của nông dân sẽ cao. Bình đẳng mà Âu Dương đề xướng là bình đẳng nhân quyền. Tiến hành bảo vệ một số quyền lợi căn bản của con người chứ không phải chạy theo bình đẳng giai cấp, bình đẳng tài phú.
Ví dụ tiền lương của một người giám đốc là một nghìn, của công nhân là tám trăm. Lẽ nào công nhân lại yêu cầu tiền lương của mình phải cao hơn giám đốc sao?
Có thể chỉ đạo giám đốc sao? Lại còn lợi dụng sự mê tín để lôi kéo tín đồ, khiến Âu Dương đã ghét lại càng thêm ghét. Âu Dương nói:
Thật ra vi thần đã dâng sớ từ mấy năm trước, xếp hội Hỗ Trợ vào hàng tà giáo để tiến hành trấn áp.
Uhm!
Triệu Ngọc suy xét rồi nói:
Người đâu, truyền Trương Huyền Minh vào yết kiến.
Triệu Ngọc cho rằng bản thân phải chú trọng đến vấn đề tôn giáo. Đặc biệt là khi người có tầm nhìn xa trông rộng như Âu Dương đây cũng nói không thỏa đáng, hội Hỗ Trợ quả thật không có nguyên nhân đáng nói nào để tồn tại. Nhưng cũng không vì mấy câu của người ta mà động thủ được. Phải chuẩn bị cái gì đó.
Khởi nghĩa nông dân chia thành mấy loại. Loại thứ nhất là do nhu cầu sinh tồn. Như Tống Giang đó. Vì sự tồn tại của Lương Sơn Bạc mà bị bắt làm công hữu, sống không bằng chết, không phản không được.
Âu Dương duy trì quan điểm tán đồng. Loại thứ hai là do sự áp bức của chế độ, vì địa vị quá thấp, bị pháp luật nghiêm khắc thúc ép, hoặc là chết, hoặc là làm phản. Như Trần Thắng, Ngô Quảng. Loại này Âu Dương duy trì thái độ ủng hộ dè dặt và cẩn trọng.
Loại thứ ba giống như Lý Sấm. Lợi dụng tâm lý đám đông của người nông dân thi hành chính sách chia đất, miễn thu thuế, lãnh đạo họ tạo phản để đạt được mục đích chính trị của mình.
Đây là loại Âu Dương căm hận nhất. Vì Âu Dương biết một quy tắc cơ bản, miễn thu thuế chỉ là một thủ đoạn ngụy trang để lừa gạt. Không nói đến những thứ khác, để nuôi dưỡng một nhánh quân đội thì không thể miễn thu thuế được.
Không thu thuế, lấy cái gì để sửa đường? Lấy cái gì để xây dựng cơ sở hạ tầng? Nếu trong loại tạo phản thứ ba mà có thêm sự xúi giục của mê tín dị đoan, thái độ Âu Dương sẽ không đơn giản là căm hận thôi đâu.
Âu Dương cho rằng sự phát triển xã hội sẽ dấn đến việc bất bình quân về tài phú, có thể thông qua sự điều tiết của xã hội, như là thay đổi đối tượng thu thuế, vv. Nhưng tuyệt đối không thể không thu thuế, vì một quốc gia cần có nguồn vốn cơ bản nhất để vận hành.
Điều quan trọng nhất là, nếu một mực đòi hỏi sự bình đẳng, dựa vào chính sách phân chia thứ bậc của con người sẽ tạo nên sự đả kích rất lớn đối với nhân sinh, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.
Âu Dương cho rằng dựa vào sự phân công lao động mới là chính sách thích hợp cho sự phát triển của Đại Tống. Đừng có thấy một tên tri huyện tham ô mà nghĩ mọi chuyện đơn giản.
Để có năng lực ngồi lên cái chức tri huyện, hắn phải khổ công ăn học cả n năm, sau đó phải xem vận khí của hắn có tốt hay không thì mới có thể làm quan được. Làm quan rồi còn phải xem có thực khuyết nào không, có khuyết mới có cơ hội tham ô.
Mặc dù thời đại mà Âu Dương đang sống có rất nhiều tham quan, nhưng Âu Dương thà chọn cách dẫn dắt, từ tham quan tiền dân, quốc khố đến việc quan thương câu kết thành một khối như thế kia.
Dù sao thì bây giờ cũng không phải là xã hội của luật pháp, không thể nói quét là quét cho sạch sẽ được. Vả lại, trong luật pháp Đại Tống việc truy bắt và xử lý các vụ án hình sự đều rất công chính, nếu tham ô mà dẫn đến nỗi căm phẫn trong dân chúng thì cũng sẽ có sự trừng phạt đích đáng.
Âu Dương thực thi các biện pháp: nâng cao giá cả lương thực, giải phóng sự chồng chất sức lao động ở nông thôn, thu hút quan viên tham gia vào việc buôn bán, vv. Đây là các biện pháp được thiết lập để giảm bớt mâu thuẫn xã hội.
Nói xong chuyện nhỏ này, Triệu Ngọc lại tiếp tục hỏi thêm nhiều vấn đề khác, ví dụ như ngôn ngữ nước ngoài, văn hóa, cây công nghiệp, nhân khẩu, binh sĩ, ngành nghề thuyền vận, phục trang, tập tục.