Thiên Tống

Chương 404: Chương 404: Tập kích bất ngờ (3)




Âu Dương hỏi:

Ta nghĩ, nếu ta xông vào trong, thì các ngươi có chém chết ta không?

Nội thị vệ vội nói:

Đương nhiên là không, nhưng Âu đại nhân chắc chắn sẽ không làm khó đám huynh đệ chúng ta, đúng không?

Âu Dương hỏi:

Rốt cuộc là ai đã đề nghị Hoàng Thượng đến nơi này vậy?

Nội thị vệ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

Hình như là ý kiến của Lý Cương.

Lý Cương?

Âu Dương cả kinh, cái tên Lý Cương này sẽ không ngốc đến vậy chứ.

Không đúng, là Lý Bang Ngạn - Lý hữu tướng.

Hả? Cái tên tiểu tử đó cũng sẽ không ngốc như vậy đâu. Âu Dương đột nhiên nghĩ tới chuyện của lô hàng hóa kia, linh cảm lóe lên, lẽ nào chuyện đó là do Lý Bang Ngạn làm? Lẽ nào hắn còn muốn làm chuyện xấu? Động cơ nhất định là có, Hoàng Thượng tín nhiệm Lý Cương, còn hắn căn bản chỉ là một trong hai hữu tướng không có quyền lực.

Âu Dương nói:

Ta có chuyện cần gặp Hoàng Thượng.

Nội thị vệ lắc đầu:

Nếu Âu đại nhân cố chấp muốn vào, huynh đệ chúng ta cũng chỉ có thể dùng sức mạnh để cưỡng chế. Đả thương đại nhân chúng ta cũng khó lòng ăn nói với Bệ hạ, xin đại nhân đừng làm khó chúng ta.

Ôi chao.......

Âu Dương chỉ có thể thở dài rồi nhấc chân rời khỏi.

........

Thái Hư Tử vừa nghe tin Hoàng Thượng bị Lý Bang Nhạn giựt dây bế quan tu luyện thì nhảy dựng lên:

Nhất định là có âm mưu.

Âm mưu gì?

Rất đơn giản.

Thái Hư Tử nói:

Hoàng Thượng lệnh cho Lý Cương làm tổng lĩnh, nghĩa là có chuyện gì đều sẽ gửi đến Chính Sự Đường. Nếu là gửi cho Hoàng Thượng, từ thái giám đến cấm quân, đến nội thị vệ ai dám làm loạn? Nhưng Chính Sự Đường thì khác, người nhiều, việc thì phức tạp, công văn Lý đại nhân phải xử lý không phải kiểu nhiều thông thường. Nếu có một trong hai phần tư liệu quan trọng bị rút ra, Hoàng Thượng vừa ra tới, lập tức sẽ tìm Lý đại nhân làm phiền. Lấy một ví dụ đơn giản: Đồng Quán tọa trấn ở trung lộ có quân Vĩnh Hưng đột nhiên vì yêu cầu mà phải thay đổi chiến lược, vậy thì tất nhiên sẽ gửi công văn đến kinh thành cho Hoàng Thượng xem qua. Nếu không có sự phê chuẩn của Hoàng Thượng, thì kế hoạch đã định từ trước không được phép thay đổi. Suy đi tính lại, có thể phải tới một tháng mới phát hiện ra công văn không được gửi tới, đây chính là làm lỡ thời cơ chiến đấu.

Âu Dương lắc đầu:

Cũng chưa chắc đã có chuyện trùng hợp như thế.

Thái Hư Tử nói:

Thực ra cũng chẳng trùng hợp như thế, Lý Bang Ngạn cũng không phải là kẻ tính toán như thần, Nhưng vì sao tên tiểu tử này đột nhiên lại thuyết phục Hoàng Thượng đi vái thần vậy chứ?

.........

Âu Dương hít một hơi lạnh, hỏi:

Ngươi biết tên Lý Tử treo cổ tự tử kia chứ? Thân quyến của hắn đáng lẽ hai ngày này phải đến rồi mới đúng.

Ý của ngươi là có người xúi giục thân quyến của hắn gây chuyện?

Ngươi nghĩ mà xem, dù sao thì người ta cũng treo cổ tự tử ngoài cổng của phủ Lý. Dân gian vốn dĩ là có đủ loại bình luận. Không cần cái khác, một hồi náo loạn như vậy, Lý Cương tất nhiên sẽ không chuyên tâm mà xử lý chuyện này. Có vài người xấu thậm chí còn có thể lấy danh nghĩa của Lý Cương để xuất công văn. Ví dụ một công văn viết: Vật tư, hàng hóa chưa đến nơi, bảo quân Tây Bắc và quân Vĩnh Hưng không được phép tiến công. Sau khi sự việc diễn ra Lý Cương có trăm cái miệng cũng không giải thích được. Mà chuyện này nghiêm trọng ở chỗ, nếu không giết Lý Cương thì khó mà xoa dịu được sự căm phẫn của bách tính.

Thái Hư Tử nghi ngờ:

Có khi nào có người lấy tính mạng của ba vạn tướng sĩ ra đùa giỡn?

Tạp Mao, ngươi ở Kim quốc lâu quá, giờ thiên hạ khá là đoàn kết. Ngươi đi đọc lịch sử mà xem, có bao nhiêu người vì hãm hại kẻ thù chính trị mà không thèm quan tâm đến lợi ích quốc gia.

Không cần nói chi xa, Âu Dương biết Nhạc Phi, tuy Nhạc Phi có chút hứng thú với cái gọi là ủng binh tự trọng*, nhưng ai không biết không có Nhạc Phi thì sẽ có phiền phức như thế nào chứ.

Còn nữa, Tần Cối mượn danh tiếng của quân tiên phong chủ lực phản tham, đánh chết một đống kẻ địch. Còn nữa, ở đời Đường đã hình thành học thuyết: đấu tranh chính trị tất phải học thuật giấu kín.

*Ủng binh tự trọng: Là những người nắm giữ binh quyền trong tay rồi lấy binh quyền gây sức ép với vua.

Thái Hư Tử cũng hiểu, giữa Lý Cương và Lý Bang Nhạn chỉ có một người có thể tồn tại, lý niệm và cách đối nhân xử thế của hai người có rất nhiều điểm khác biệt. Lý Bang Nhạn có nhiều thủ đoạn rất đen tối với kẻ thù chính trị.

Ví dụ, lúc Tống Huy Tông tại vị, Vương Phủ đã có mối bất hòa với Lý Bang Nhạn. Lý Băng Nhạn trực tiếp dựa thế Thái Kinh, nhân lức mắt của Thái Kinh có vấn đề, lén lút cấu kết với Thái Du, con trưởng của Thái Kinh, Lý Sư Thành hại Vương Phủ mất đi chức quan, cách chức làm thứ dân.

Cho nên Lý Bang Nhạn luôn là người tập trung thực quyền của Tống Huy Tông sau Thái Kinh. Kiểu tàn nhẫn của người này khá là hiếm thấy trong các quan viên đại Tống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.