Lúc Âu Dương vẫn đang trầm tư suy nghĩ, thì Vương chưởng quỹ mở miệng nói:
Vương nương nói rất có lý.
Không có lý, nhưng rốt cuộc là không có lý ở điểm nào chứ? Âu Dương vẫn còn chưa nghĩ rõ thì Hồ Vạn Tam đã nói:
Tự cổ chí kim, quên chiến đấu tất sẽ nguy nan. Như người Kim đấu với Nữ Chân, cho dù có đại quân trăm vạn cũng không làm gì được Nữ Chân. Hiện nay cấm vệ quân của Đại Tống đều đã ra trận rồi. Tùy Văn Đế binh hùng thế mạnh, người đời đều biết. Nhưng sau khi bốn biển thanh bình, tố chất của binh sĩ đã giảm xuống một cách nhanh chóng trong vòng chưa đầy hai mươi năm. Ta đồng ý với cách nói của đại nhân, không thể chiến đấu hấp tấp được.
Triệu Ngọc suy nghĩ một lát rồi hỏi:
Ý của Hồ chưởng quỹ là nhìn không thấy bờ bến?
Hồ chưởng quỹ lắc đầu, trầm tư một lát rồi nói:
Sau khi Nhạc Phi lên làm chủ tướng của hạm đội Hàng Châu, chưa từng vì chuyện không có chiến tranh mà lơ là việc luyện binh. Nếu các quan đại thần trong triều đều có thể trong thời bình nghĩ đến thời loạn thì việc tăng thuế bốn phần cũng có thể suy xét được.
Triệu Ngọc gật đầu:
Hồ chưởng quỹ nói rất có lý. Âu Dương, ngươi nghĩ sao?
Âu Dương cũng không biết phải nói thế nào, chiến tranh vốn là con dao hai lưỡi. Đành bất đắc dĩ nói:
Ngọc nương nói thế nào thì sẽ là thế đó.
Triệu Ngọc gật đầu mãn nguyện. Hồ Hạnh Nhi ở bên cạnh liền hỏi:
Âu Dương, ngươi có quan hệ gì với Ngọc nương.
Bằng hữu.
Âu Dương đáp.
Vậy ta sẽ nói vài câu, nếu không đánh trận, hỏa dược của Âu Dương ngươi không thể bán đi, quân mã ở hành lang Hà Tây sẽ sụt giá, lương thực cũng sụt giá, áo gấm áo bông đều sụt giá hết. Những thứ này một khi đã sụt giá thì sẽ bán không được hoặc là bán được rất ít, các chợ sẽ phải sa thải công nhân, công nhân đương nhiên sẽ có ý kiến, một bộ phận sẽ quay về làm nông dân, chưa kể có thu nhập thấp mà còn chia mỏng đất đai.
Hồ Hạnh Nhi nói:
Thu nhập từ thuế của Dương Bình sẽ giảm, Âu Dương ngươi sẽ thiếu tiền để có thể lấy ra mà sửa đường, sửa cầu, đường cầu không tốt, khiến buôn bán với thị trường ngoài nước gặp khó khăn, lại phải sa thải nhân......
Âu Dương lắc đầu:
Đây là vấn đề xã hội, có tranh luận cũng không có kết quả.
Thôi quên nó đi, mọi người đừng nói đến vấn đề này nữa.
Triệu Ngọc cười và nói:
Tối hôm nay mọi người cứ ở đây dùng bữa, ta làm chủ.
Vậy thì bọn ta sẽ không khách sáo.
Hồ Vạn Tam vui vẻ nhận lời.
......
Âu Dương có chút không hiểu, vì sao Triệu Ngọc lại mau chóng muốn kết thúc chiến tranh như thế. Hắn hiểu Triệu Ngọc muốn mưu cầu sự hưng thịnh, mang dã tâm diệt sạch bốn biển. Vì không chỉ có Triệu Ngọc, mà rất nhiều Hoàng Đế đều có mộng tưởng như vậy. Nhưng người có thể làm được điều này không nhiều. Tùy Văn Đế làm được rồi, Đường Thái Tông chỉ làm được một nữa. Nhưng rất đáng tiếc, họ chưa tiêu diệt tận gốc đối thủ của mình. Theo suy nghĩ của Âu Dương, hoàn toàn có thể làm một cách từ từ, với quốc lực trước mắt của Đại Tống, căn bản không có ai có khả năng ngăn cản bước tiến của đất nước này. Vì Đại Tống đã đem năng lực sản xuất gắn liền với năng lực chiến tranh.
Bữa tới diễn ra rất yên ả, Hồ Hạnh Nhi không sợ chết, liên tục tán dóc với Triệu Ngọc, xem ra nàng ta rất có cảm tình với Triệu Ngọc, ít nhất là nhiều hơn so với Âu Dương. Triệu Ngọc rất có hứng thú với sự vận hành của nội bộ tổng hội thương nghiệp, tiện thể giúp các vị khách đang ngồi ở đây giải tỏa khúc mắc trong lòng họ:
Âu Dương, vì sao ngươi không làm chủ tịch nữa.?
Nói thật lòng.
Âu Dương ngừng gắp thức ăn, nói:
Ta cảm thấy sớm muộn cũng có ngày ta không đủ sức để đảm nhiệm chức vụ này nữa. Cho dù ta thật sự có cách và có thể làm đến chết, vậy sau khi ta chết thì sao? Ví dụ như để Tô Thiên tiếp quản, biết đâu hắn có thể làm được tới mười năm, hai mươi năm, nhưng chỉ cần hắn hồ đồ một năm, thì có thể sẽ đưa tiễn luôn tương lai của hiệp hội thương nghiệp. Thay vì như thế, chi bằng để mọi người chọn người khác lên thay thế. Làm như vậy ít nhất cũng có cái lợi. Ví dụ: nói Vương chưởng quỹ đi, Vương chưởng quỹ là đại diện tiêu biểu người dùng sự mềm mỏng để giữ vững thành tựu của người đi trước, phải làm cho mọi người cảm thấy nền thương nghiệp hiện nay phải giữ vững thành tựu của người đi trước cái đã, thì mọi người mới có thể bầu Vương chưởng quỹ làm chủ tịch. Cũng chính là nói trong tương lai, không phải là chủ tịch tác động đến những người khác mà yêu cầu của người khác đòi hỏi phải có một chủ tịch tương ứng.”
Ví dụ như Đương Huyền Tông?
Sau khi hỏi một câu, Triệu Ngọc nói:
Nửa đời trước Khai Nguyên* thịnh thế, nửa đời sau vì tín nhiệm kẻ tiểu nhân mà binh hoang mã loạn. Không chỉ khiến cho quốc lực của triều đại mình bị tổn thất, mà còn kéo theo sự phá hoại rất lớn cho quốc lực của Triều Đường sau này, mãi mãi không thể phục hồi.
*Khai Nguyên: niên hiệu của vua Đường Huyền Tông tức vua là Lý Long Cơ công nguyên 713-741
.....
Âu Dương và Vương chưởng quỹ liếc mắt nhìn nhau.
Hán Vũ Đế cũng giống như vậy.
Triệu Ngọc nói:
Thời sau trở thành kẻ tiểu nhân, tính tình độc đoán, ngang ngược, giết Thái Tử, trung thần, chìm trong mỹ sắc, lại lo lắng nữ nhân loạn chính, lại giết chết mẹ của tân Thái Tử. Tùy Dạng Đế cũng có sự nghiệp vĩ đại...
Triệu Ngọc liệt kê mười mấy vị Hoàng Đế nổi danh, trừ Tùy Văn Đế ra, hoặc là tầm thường không có chí tiến thủ, hoặc là trước tài đức sáng suốt, sau ngu ngốc, đần độn. Cho dù là Lý Thế Dân, Triệu Ngọc cũng có rằng người này cũng có một trách nhiệm nhất định trong chuyện vì tranh giành với Lý Võ mà tạo nên sự suy yếu của nhà Đường.
Vương chưởng quỹ thấy Triệu Ngọc nói liền một lèo như vậy, vội vàng đứng dậy, nói:
Uống nhiều quá nên có chút mệt rồi.
Mẹ ơi, hôm nay mình phải nghe cái gì vậy trời.
Âu Dương cũng phối hợp với Vương chưởng quỹ, đứng dậy nói:
Ta tiễn các ngươi.
....
Âu Dương trở về, ngồi trước mặt Triệu Ngọc và nói:
Bệ hạ, sao vậy?
Sau khi bảo những người khác rời khỏi, Triệu Ngọc cầm lấy chén rượu, bước đến bờ hồ và nói:
Một mình ở chốn thâm cung, có quá nhiều thời gian để suy nghĩ lung tung. Trẫm lo Trẫm sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một hôn quân. Thân ở trong cung, rất khó biết được cái gì là đúng, cái gì là sai. Đây cũng là lý do vì sao Trẫm thường xuyên bảo ngươi vào cung. Như chuyện của Thái Kinh chẳng hạn, Trẫm chính là một kẻ đại ngốc. Vốn dĩ tưởng rằng sẽ có một thần tử trách móc trẫm giống như Ngụy Trưng, nhưng họ đều không dám, ai dám trách Trẫm? Họ chỉ biết ở sau lưng Trẫm mà cười trộm. Cái mặt này Trẫm mất cũng được, nhưng tương lai có người không chỉ tham ô giống như hắn mà còn tạo phản nữa thì sao? Duy chỉ có khanh, chỉ có khanh mới có thể mang Vương Phủ tới cho trẫm khai đao.”