Thiết Huyết Đại Minh

Chương 275: Q.1 - Chương 275: Tiến Quân Sơn Đông (2)




Vương Phác cười lạnh lùng.

- Quả là khéo mồm khéo miệng, bổn hầu sẽ cho triều đình, cho tất cả tướng lĩnh trung thành với Đại Minh trong thiên hạ câu trả lời thỏa đáng. Người đâu, lôi hai tên nghịch tặc này đi thị chúng, sau đó áp giải tới cổng chợ chặt đầu!

- Vâng.

Bốn gã thân binh xông tới áp giải Mã Đắc Công và Điền Hùng đi.

Mã Đắc Công chán nản, buồn rầu. Còn Điền Hùng thì vừa đập vừa kêu, cao giọng hét lên:

- Vương Phác, muốn vu tội cho ai? Vương Phác, tên cẩu tặc ngươi, ông mày làm ma cũng không tha cho ngươi đâu. Vương Phác, ông mày tới âm phủ cũng phải đi gặp Diêm Vương kiện ngươi ….

Thân binh giải Mã Đắc Công và Điền Hùng đi xa rồi, tiếng chửi rủa của Điền Hùng cũng dần biến mất.

Vương Phác tới đứng cạnh tổng binh 7 trấn, lạnh nhạt nói:

- Có phải các ngươi đang cảm thấy bổn hầu giết người như cỏ rác? Hãy ra ngoài đường xem xem, xem xem bách tính Mông Thành có bao nhiêu người căm hận hai tên nghịch tặc này, sẽ biết bổn hầu có giết nhầm người hay không? Các ngươi cũng nên nhớ một điều quân đội là để bảo vệ dân chúng, không phải là gây họa cho dân chúng!

- Vâng.

Lý Thành Đống phản ứng trước tiên, ưỡn ngực hét lớn:

- Cướp đoạt của dân chúng Đại Minh giết, giết! Kẻ gian dâm phụ nữ Đại Minh, giết!

Dụng ý của Vương Phác đã rõ ràng rồi. Ngay trước mặt tổng binh 7 trấn Giang Bắc đã giết chết Mã Đắc Công và Điền Hùng, chính là muốn dùng hiện thực bằng máu này cảnh cáo bọn họ. Những việc họ làm trước đây Vương Phác có thể bỏ qua, nhưng nếu sau này còn dám làm hại dân chúng Đại Minh, giết hết không tha!

Sáu vị tổng binh còn lại cũng đã bình tĩnh lại, lần lượt hô lớn.

- Rất tốt.

Vương Phác gật đầu, quay sang Mặt Sẹo nói:

- Truyền lệnh, toàn quân xuất phát … đi Hào Châu.

- Vâng!

Mặt Sẹo dạ vang, lĩnh mệnh đi ra.

Chờ cho các chư tướng đi hết rồi, Vương Phác dẫn theo Lã Lục và mười mấy gã thân binh rời khỏi dịch quán, đi thẳng tới khách sạn Duyệt Lai.

Ngay ở đại sảnh khách sạn Duyệt Lai, Vương Phác đã gặp Trương Hòa Thượng phong trần mệt mỏi. Trương Hòa Thượng ngày đêm chạy thẳng tới Lư Châu. Trên đường đi, khoái mã đã chạy chết mất 2 con, khi Vương Phác bước vào khách điếm, người này đang ngồi ăn một chậu lớn phở Sơn Tây, tiếng nuốt khiến cho mười mấy người khách ăn gần đó phải kinh ngạc.

Thấy Vương Phác, Trương Hòa Thượng liền đặt chậu mỳ xuống, tiến lên phía trước bái chào.

Vương Phác khoát tay, cười nói với Trương Hòa Thượng:

- Hòa Thượng, ngươi mau ăn đi, ta chờ ngươi ở phòng chính hậu viện.

Nói xong, Vương Phác liền đưa Lã Lục tiến thẳng vào hậu viện.

Trương Hòa Thượng đáp lời, 2 – 3 lần húp đã hết veo chỗ mỳ còn lại, lại nâng bát mỳ lên húp hết phân nửa nước mỳ. Lúc này mới tỏ ý thỏa mãn lau miệng, quay người đi thẳng tới hậu viện.

Hậu viện, Vương Phác đã chờ Trương Hòa Thượng ở sương phòng của Hồng Nương Tử.

Tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 16 (năm 1643), Liễu Như Thị hiến kế điệu hổ ly sơn, Vương Phác đã thành công dụ Mã Đắc Công và Điền Hùng ra giết chết, đã giải quyết vấn đề hai trấn Hào Châu mà không cần đụng tới binh đao. Hơn bốn vạn người già yếu bị đuổi về quê, hơn một vạn lính còn lại khỏe mạnh bị cưỡng ép đưa tới đại bản doanh Yên Tử Cơ huấn luyện.

Sau khi giải quyết được binh mã hai trấn Hào Châu rồi, Vương Phác tránh lo âu về sau, liền chỉ huy quân tiến về phía bắc.

Đầu tháng 12, quân Trung Ương suôn sẻ qua Hà Nam về Phủ Đức, tiến quân Tào Châu. Quân tiên phong do Mặt Sẹo thống lĩnh đã ép sát Bộc Chậu, cách Liêu Thành thủ phủ Đông Xương chưa đầy 200 dặm.

Kiến Nô đóng quân ở Liêu Thành chỉ có 500 Tương Hoàng Kỳ quân Hán và 2 ngàn quan quân cố Minh đầu hàng, chủ tướng tên là Đông Đồ Lại, là con trai thứ 3 của Hán gian đáng tin Đông Dưỡng Tính, cháu trai của Đông Dưỡng Tính. Nghe tin quân Trung Ương Đại Minh đánh tới, Đông Đồ Lại không dám chậm trễ, gấp rút báo cáo hỏa tốc cho thúc phụ Bắc Kinh Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn.

Lúc này căn cơ của Kiến Nô ở Sơn Đông cũng chưa ổn định.

Tháng 9 năm Sùng Trinh thứ 16, Sấm tặc vào kinh, sau khi hoàng đế Sùng Trinh thắt cổ tự tử không lâu, tổng binh Sơn Đông Lưu Trạch Thanh liền dẫn theo quân bỏ chạy. Lúc này quan viên các phủ Sơn Đông vẫn tự cho mình là quan viên Đại Minh. Chỉ vài ngày sau, những quan địa phương này thoáng chốc đã biến thành quan địa phương triều Đại Thuận rồi.

Lý Tự Thành đã cử một cánh quân 5 vạn người tiến đến đóng ở Sơn Đông. Nhưng mười vạn tinh nhuệ đi theo ông ta đã bị thất bại. Cánh quân năm vạn người này cũng nhanh chóng bị điều về Bắc Kinh, Sơn Đông lại một lần nữa trở thành tỉnh không phòng bị.

Không lâu sau đó, quân Đại Thuận đã rút khỏi Bắc Kinh, Kiến Nô trở thành chủ nhân của thành mới Bắc Kinh.

Tuyệt đại đa số quan viên trong kinh thoáng chốc đã trở thành quan viên của Kiến Nô, trở thành “lão thần tam triều” về mặt ý nghĩa thực sự. Không lâu sau, tuyệt đại đa số quan địa phương ở các tỉnh Sơn Tây, Bắc Trực, Sơn Đông cũng lần lượt đầu hàng. Tỉnh Sơn Đông lớn như vậy chưa trải qua trận chiến nào đã biến thành lãnh địa của Mãn Thanh rồi.

Tuy nhiên chủ lực của Kiến Nô lúc này đang bề bộn với việc truy đuổi lưu tặc. Đa Nhĩ Cổn chỉ phái 2 ngàn Kiến Nô và 5000 hàng quân tàn Minh vào chiếm đóng Sơn Đông. Hai ngàn quân Kiến Nô và năm ngàn hàng quân tàn Minh lần lượt trú đóng ở hai vùng Liêu Thành, Tế Nam, một ngăn bởi Kinh Hàng Đại Vận Hà, một ngăn bởi thủ phủ Sơn Đông. Tượng trưng đóng quân khác xa với ý nghĩ thực tế quá nhiều.

Tử Cấm Thành, điện Văn Hoa.

Sau khi Kiến Nô chiếm đóng Bắc Kinh, điện Văn Hoa đã trở thành tẩm cung của Đa Nhĩ Cổn.

Lúc này Đa Nhĩ Cổn đang nằm trên ghế rồng mà hoàng đế Sùng Trinh đã ngồi, cau mày trầm tư. Một câu hỏi lớn đang luẩn quẩn trong đầu y, khiến y hết đường xoay sở. Hai tháng trước, Lý Tự Thành cũng đã từng tạm thời là chủ nhân của Tử Cấm Thành trong thời gian ngắn, cũng gặp phải câu hỏi khó tương tự. Câu hỏi này chính là thiếu thốn lương bổng!

Năm tỉnh phía bắc chiến loạn liên miên, nền kinh tế của các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông đã bị phá hoại cực lớn. Chỉ có Bắc Trực Lệ bởi vì là dưới chân thiên tử, tình hình khá hơn một chút, cộng thêm năm nay lượng mưa dổi dào, sau khi thu hoạch trong tay người dân Bắc Trực Lệ vẫn còn có rất nhiều lương thực.

Hoàng đế Sùng Trinh hi vọng số lương thực này dùng để nuôi dưỡng đại quân Kinh Doanh bảo vệ kinh thành. Tiếc là Sùng Trinh đế không thu thập ngân lượng đầu đủ. Quả thực ông ta không thể mua được số lương thực này, ông ta cũng không thể hạ quyết tâm cướp lương thực. Sùng Trinh đế bất đắc dĩ chỉ có thể trơ mắt nhìn lưu tặc phá hủy Bắc Kinh, sau cùng thắt cổ tự tử trên Môi Sơn.

Lý Tự Thành cũng mong muốn có được số lương thực này, nhưng tương tự như việc không có ngân lượng, mà Lý Tự Thành còn độc hơn Sùng Trinh đế. Ông ta không trực tiếp cướp bóc của dân chúng Bắc Trực Lệ, ông ta lại cướp đoạt của quan viên huân thích trong thành Bắc Kinh, đã đoạt được trên ngàn vạn lượng bạc trắng. Tiếc là không chờ Lý Tự Thành lấy số ngân lượng này đi mua lương thực, quân đội của ông ta đã tan rã rồi.

Bây giờ, vấn đề tương tự được trút lên đầu Đa Nhĩ Cổn. Mặc dù Triều Tiên dưới sự thống trị của Hồng Thừa Trù đã chuyển tới không ít lương thực. Nhưng số lương thực này xem ra đối với đại quân Kiến Nô hùng mạnh mà nói vẫn như muối bỏ biển. Nội tình Kiến Nô vốn là mỏng, sở trường của họ chính là giết chóc và phá hoại, làm ruộng và sản xuất lương thực đối với họ mà nói là chuyện rất khó. Năm trước quan ngoại bị mất mùa, thường xuyên có người bị chết đói.

Với khả năng sản xuất quá kém này của đội Kiến Nô, nếu muốn chống đỡ được đại quân hơn mười vạn người nhiều năm chinh chiến thì quả là điều không tưởng!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.