Thịnh Đường Tiểu Nữ Quan

Chương 34: Chương 34: Nam kim phục sinh (4)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Làm sao Tam Nương biết được Chung Thiệu Kinh này thích nhất là gây khó dễ cho người khác, thế nên thấy ông ấy còn mời mình đi qua xem thơ thì nàng lập tức cảm thấy quả nhiên là không thể “trông mặt mà bắt hình dong“. Ông lão này cũng là một người cực tốt cực tốt đấy chứ!

Nàng không hề chú ý đến gương mặt tràn đầy căng thẳng của tổ phụ nàng mà trực tiếp đứng thẳng dậy chạy tới bên người Chung Thiệu Kinh, tò mò ló đầu vào xem đoạn thơ mới mà Hạ Tri Chương vừa viết xong.

Chung Thiệu Kinh cười hỏi nàng: “Mấy chữ này ngươi đều biết hết cả chứ?”

Tam Nương cố gắng phân biệt một hồi mới dùng chất giọng nhỏ non nớt của mình đọc lên câu thơ đầu tiên: “Táp lũ ngân bàn thịnh cáp lợi!” . Sau khi nàng đọc xong mới quay đầu lanh lợi dò hỏi Chung Thiệu Kinh: “A Hàm đọc có đúng không?”

Chung Thiệu Kinh cau mày, cuối cùng nhìn thẳng vào Tam Nương.

Đôi con ngươi của đứa bé này trong suốt lấp lánh, trên gương mặt nhỏ tròn trịa tràn đầy vẻ nghiêm túc, trong lòng hắn không tránh được thầm nói: Không ngờ lão già lỗ mãng Quách Kính Chi này lại có thể sinh ra được đứa tôn nữ thông minh lanh lợi nhường này, đây quả thực là “trúc xấu mọc măng tốt”* mà!

(*: Trúc xấu mọc măng tốt (歹竹出好笋): bình thường được hiểu là cha mẹ tồi mà sinh được con ngoan, mặt khác có ý chỉ nếu muốn măng phát triển tốt, nhất định phải chặt đứt những nhánh tạp, vậy thì măng mới có đầy đủ chất dinh dưỡng.)

“Đọc tiếp đi.”

Chung Thiệu Kinh vừa cười vừa liếc nhìn Tam Nương, thúc giục nói.

Tam Nương bèn đọc hết cả bài thơ lên.

Câu thứ hai là “Kính hồ thuần thái loạn như ti”, canh ngao nấu rau rút là một món ăn mới phổ biến trong những năm gần đây ở kinh thành, nhưng nguyên liệu lại là những loại phải vận chuyển từ phương nam tới, dân thường căn bản là không thể ăn được, chỉ có quý nhân quan lại mới có thể chịu bỏ công bỏ sức ra mà mang món ăn đó lên bàn ăn để biểu lộ tài lực hơn người của nhà mình.

Tuy Tam Nương chưa từng được ăn món canh đó nhưng đã từng nghe bát thúc của nàng - người vô cùng yêu thích đi tham dự các loại yến tiệc để ăn ké uống ké nhắc tới, vì vậy mà nàng cũng biết con ngao và rau rút kia rốt cuộc là thứ gì.

Hai câu trước của bài thơ giới thiệu tới những món ăn nổi tiếng được lan truyền tới từ phương nam, còn hai câu sau lại nêu rõ nội dung chính của toàn bài: Hương khúc cận lai giai thử vị, Già cừ bất đạo thị Ngô nhi!

Đại ý là “Gần đây không phải là mấy người các ngươi đều vô cùng thích ăn mấy món phương nam này hay sao? Sao lúc ăn thì không thấy các ngươi chê bai mà đụng mặt những người có khẩu âm vùng phía nam như chúng ta thì các ngươi lại bắt đầu chỉ chỉ trỏ trỏ?”

Lúc Tam Nương đọc thơ thì không một ai nói cười gì nữa, cả không gian chỉ còn sót lại giọng đọc non nớt giòn giã của nàng. Sau khi nàng đọc xong hết cả bài thơ mới phát hiện xung quanh đã trở nên vô cùng yên tĩnh, không nhịn được mà quay đầu hỏi người mà hiện giờ nàng cho rằng là một người cực tốt - Chung Thiệu Kinh: “Có phải ta đọc sai chữ nào đấy rồi không?”

Lúc này cuối cùng Tam Nương cũng hơi có chút khẩn trương.

Tại sao mọi người nghe xong đều không nói lời nào vậy?

Chung Thiệu Kinh cười ha ha không ngừng, đáp: “Không đọc sai, chỉ là ngươi đọc thơ lên nghe đặc biệt có khí thế, ai dạy ngươi thế?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.