Thương Hải

Chương 60: Chương 60: Tầm cơ (Tìm cơ hội)






Thấy dáng Lục Tiệm thẫn thờ đi như người mất hồn, lòng Cốc Chẩn càng thêm quặn thắt, gã càng thấy ân hận thêm.

Mọi người nản chí, lẳng lặng cất bước rời khỏi Phong Huyệt. Về đến nhà, thấy Ôn Đại đang bận dìu Tiên Thái Nô chập chững bước ra ngoài cửa. Hai hố mắt Tiên Thái Nô trống huếch hoác, không thể phục hồi thần thông, ông từ giờ trở đi thành người tàn phế, nhưng ánh mắt Ôn Đại nhìn ông vẫn chứa chan dịu dàng, thương nến. Người trở về, tâm tư nặng trĩu, thấy quang cảnh đó, đều có được chút cảm giác ấm áp trong lòng.

Trông thấy đoàn người, Ôn Đại hỏi:

- Tình hình sao rồi? Thái Nô vừa nghe tin có biến, đòi ra đấy xem sao, bất ngờ hai ta vừa ra khỏi cửa đã gặp được các người đây!

Cốc Chẩn lắc đầu, buồn bã, gã đem toàn thể sự việc thuật lại. Nghe nói Hoa Kính Viên hợp táng cùng Phong Liên một mộ huyệt, mọi người đều ngạc nhiên, rồi lại được biết "Hắc Thiên thư" do chính tay Lương Tư Cầm đem về Tây Thành, lưu truyền cái độc hại đó đến đời sau, ai nấy đều thấy sự việc ra ngoài óc tưởng tượng, cùng nhau bàn tán râm ran.

Tiên Thái Nô bỗng bảo:

- Tổ sư gia lưu truyền bộ sách đó, đúng là gây họa, nhưng trong một ngàn cái suy nghĩ hành sự, thể nào cũng có một lần lầm lỡ. Người đời chẳng phải ai cũng là ông thánh, làm sao tránh khỏi va vấp!

Bản thân làm kiếp nô, khi ông phát biểu như vậy, mọi người đều thấy lòng bớt ưu tư, cùng gật đầu tán thành.

Tiên Thái Nô lại gọi:

- Cốc Chẩn ...

Cốc Chẩn thưa:

- Tiền bối có điều muốn chỉ giáo?

Tiên Thái Nô chậm rãi nói:

- Vạn Quy Tàng tuyệt đại kiêu hùng, lão là người đầy trí mưu, tham vọng, dĩ nhiên cũng hiểu biết như người bình thường cái đạo lý "Muốn chế ngự người ta, trước hết, tự mình đừng nề hà, đừng tự kiềm chế mình!" Đánh cuộc với lão, chuyện đó đã rất khó chiếm thượng phong, chưa kể không phải lúc nào mình cũng thuận chèo mát mái. Cậu là người thông tuệ hiếm thấy, ắt hiểu biết cái đạo lý, trong cái rủi có cái may, gặp may thể nào cũng có lúc rủi. Vạn Quy Tàng lấy thịt đè người, chưa hẳn đã là chuyện dở. Cái khẩn yếu đệ nhất bây giờ, là đừng để cảm tình người thân làm rối loạn tâm trí, thua một keo, chưa phải là thua toàn bộ, nếu để tâm trí rối loạn, khó kiếm đủ sức đối địch nơi bước kế tiếp.

Những lời khuyên đó thật sáng suốt, làm Cốc Chẩn nhanh chóng tỉnh ngộ, gã chắp tay, thưa:

- Vừa rồi vãn bối vừa rối ren, vừa bực tức, đã hồ đồ một lúc. Thật hết sức cảm ơn tiền bối đã dạy bảo cho.

Tiên Thái Nô vui vẻ hỏi :

- Vậy bây giờ, cậu có đã đối sách gì chưa?

Cốc Chẩn đáp:

- Vạn Quy Tàng đoạt được đầu mối đó, thể nào cũng chẳng chần chừ, sẽ đi thẳng đến chỗ chỉ dẫn của bước kế tiếp. Hiện thời, số đệ tử Đông đảo đang ở trên đại lục cũng khá nhiều người, vãn bối lập tức cho phi cáp truyền thư, sắp đặt bọn chúng âm thầm canh chừng các vùng ven biển, xem Vạn Quy Tàng sẽ đi về hướng nào?

Tiên Thái Nô không vui, nói:

- Cách thức đó, cậu nghĩ ra, ắt Vạn Quy Tàng cũng phải có cùng dự kiến.

Cốc Chẩn đáp:

- Theo tình hình trước mắt, vẫn bối không có biện pháp nào khác, mà khổ vì thương thế Diêu Tình lại không cho phép mình chần chừ, nếu chẳng may Vạn Quy Tàng gặp thuận lợi, và mình không tìm được manh mối kế tiếp, cái đó mới cực kỳ tệ hại!

Ngu Chiếu cau mày, bảo:

- Lão đệ, đệ nói câu đó nghe sao thấy nản quá!

http://4vn/showthread.php?p=153635#post153635

Cốc Chẩn đáp:

- Ngu huynh yên tâm, trừ phi Cốc mỗ chết đi, đệ không khi nào chịu thua lão tặc!

Ngu Chiếu cười, nói:

- Nói vậy ... cũng không khác gì lắm!

Cốc Chẩn cáo biệt mọi người, vào nhà thay áo khác, rồi hỏi thăm đường hướng Lục Tiệm, cùng Thi Diệu Diệu đi tìm gặp gã.

Đi một quãng, ra đến bờ biển, từ xa, thoáng thấy Lục Tiệm đang choàng vai Diêu Tình, hai người cùng trông ra khơi, đứng bất động tựa hai pho tượng đá. Nhìn hai người, Thi Diệu Diệu chợt thấy cay cay nơi mắt. Hiểu tâm tình nàng, Cốc Chẩn đưa tay nắm chặt vào tay nàng, tay trái nhẹ vuốt mái tóc mây, gã dịu dàng bảo:

- Diệu Diệu à, đừng lo rầu quá, thể nào cũng có cách chữa trị khỏi bệnh thôi!

Thi Diệu Diệu gục đầu vào ngực gã, nghẹn ngào:

- Huynh .... Huynh chỉ nói toàn hứa hẹn, coi họ kìa ... họ đứng im lìm như thế, thiệt đúng là khổ quá đi!

Nói xong, nước mắt đã lã chã tuôn rơi!

Cốc Chẩn nắm chặt tay nàng, nhưng gã không biết làm sao an ủi dỗ dành, bất chợt từ đuôi mắt, gã thấy xa xa, trong đống loạn thạch, thấp thoáng một bóng người. Cốc Chẩn chú tâm, nhận ra đấy là Ninh Ngưng. Nhưng khi cô vừa lọt vào tầm mắt Cốc Chẩn, Ninh Ngưng cũng có cảm giác đã bị nhìn thấy, cô uốn mình, nhanh chóng bỏ đi, đã mất dạng.

Cốc Chẩn than thầm:

- Đại ca cùng Diêu Tình tâm đầu ý hiệp, sống chết có nhau! Lúc này họ đang trong cơn khó khăn, đang vất vả, khổ sở đương đầu biết bao nhiêu khốn đốn cực lớn. Nỗi niềm đau khổ đó không nói ra được thành lời, họ không muốn gặp bất cứ ai khác, ôi, làm sao nghĩ được cách giải quyết mối tình si của Ninh cô nương cho vẹn toàn!

Trầm ngâm hồi lâu, gã đưa tay gạt nước mắt cho Thi Diệu Diệu, cười, bảo nàng:

- Xọa Ngư nhi, sao mà cứ khóc lóc hoài, thiệt chẳng giống muội hồi trước chút nào!

Nghe gã nói vậy, Thi Diệu Diệu chợt nhận ra rằng từ khi tái hội cùng gã, nàng trở thành mềm yếu quá đỗi, bất cứ chuyện gì không vừa ý, là nàng nổi cơn buồn rầu ỉ ôi, muốn trông vào người trong mộng cuả mình đoái hoài tới. Nàng bỗng vừa bực tức, vừa xấu hổ đến mặt mày đỏ ửng, bèn đưa tay đấm nhẹ một quyền vào ngực Cốc Chẩn.

Cốc Chẩn cười hì hì, kéo nàng đến trước gành đá, gọi nhỏ:

- Lục Tiệm.

Lục Tiệm quay lại. Cốc Chẩn leo lên gành đá, đem những lời của Tiên Thái Nô thuật một hồi, rồi nói:

- Lúc này, không phải lúc thất chí. Truy đuổi Vạn Quy Tàng mới là cái chính.

Lục Tiệm còn do dự chưa quyết, Diêu Tình đã nhoẻn miệng cười, bảo:

- Xú hồ li, đó là những câu nói ta rất thích thú được nghe! Lục Tiệm, ngươi nghĩ sao?

Hỏi xong, đôi mắt đẹp của nàng ngời sáng lạ thường.

Lục Tiệm suy nghĩ một chút, rồi chậm chạp đáp:

- A Tình, cô hãy yên tâm, tôi quyết không chịu thua lão tặc Vạn Quy Tàng đó đâu!

Diêu Tình mặt hoa sáng rỡ, nói:

- Câu đó mới có khí thế làm người!

Họ đã đồng lòng, đồng ý, Lục Tiệm lập tức cho sửa soạn thuyền bè, ngay hôm đó lên đường về Trung thổ.

Thi Diệu Diệu tiễn chân đến bến tàu, bịn rịn không rời nổi, tay níu vào áo Cốc Chẩn, nàng gắng kềm giữ nước mắt:

- Muội thèm được như Diêu cô nương, cùng Lục đại ca một trận sinh tử bên nhau. Cái gã khốn nhà huynh đây, sao không dẫn muội theo?

Cốc Chẩn vừa đưa tay áo lau mắt nàng, vừa vui vẻ bảo:

- Phải đem Diêu Tình theo, là chuyện bất đắc dĩ! Muội vẫn khoẻ mạnh, bình thường, muội đi theo quấy nhộn làm chi? Nam là ở ngoài, nữ làm chủ, lo nội trợ trong nhà, đó là thiên kinh địa nghĩa mà!

Thi Diệu Diệu chu mỏ, đáp:

- Nói hết sức vớ vẩn! Muội muốn ra ngoài làm chủ! Nói như huynh, Tiên Bích tỉ tỉ cũng khoẻ mạnh bình thường, sao lại được đi cùng?

Cốc Chẩn nhướng mày, nghiêm giọng đáp:

- Diệu Diệu, đừng làm trò trẻ con! Ta đã không giải thích rồi sao? Hiện thời, trong ngũ tôn Đông Đảo, chỉ còn có hai người! Hiệp Phạm đã phải lo áp giải Địch Hy về đảo trại giam rồi! Nếu muội khăng khăng đi theo, toàn Đông Đảo không ai làm chủ, sẽ không hay! Muội hãy ngoan ngoãn ở nhà, chờ bọn ta trở về!

Thi Diệu Diệu muốn nói, nhưng nàng dằn lại, nước mắt tuôn ra như suối.

Cốc Chẩn quay nhìn xung quanh, thấy Cốc Bình Nhi đang cúi gằm, đôi mắt đẹp của cô cũng đang đỏ ửng, gã bèn nói:

- Bình Nhi nè, Diệu Diệu lòng dạ mềm yếu, khó làm chủ quần hùng, em hãy giúp tỉ ấy, ta trông cậy nơi em lắm đấy!

Cốc Bình Nhi gật gật đầu, nghẹn ngào nói:

- Ca ca, em sẽ hết sức giúp Diệu Diệu tỉ, ca ca nhất định phải trở về đấy!

Cốc Chẩn trong lòng chua xót, trên mặt gã lại đưa ra vẻ ít quan tâm, gã cười nụ, đáp:

- Cái đó, lẽ đương nhiên! Ta không những sẽ trở về, mà còn muốn trở về trên lưng con Tiềm Long nữa kia!

Cốc Bình Nhi muốn cười, nhưng cô không sao mỉm miệng được!

Thi Diệu Diệu ngẫm nghĩ một lúc, bỗng lấy từ trong bọc ra một tấm khăn tay, nàng dùng một vẩy Thiên Lân cắt nơi đầu ngón tay, đem máu bôi vào tấm khăn, mầu đỏ tươi của máu trông đến phát sợ. Hoảng hốt, Cốc Chẩn chụp vào cánh tay nàng, giọng đầy hối hận, gã hỏi:

- Xọa Ngư nhi, muội sao lại làm thế?

Thi Diệu Diệu tha thiết dõi trông Cốc Chẩn, đáp:

- Máu chảy từ tim, dấu máu này xuất phát từ tâm ý của muội, khi huynh nhìn thấy nó, dù nơi chân trời góc biển nào, là huynh đang thấy con tim muội vĩnh viễn ở sát cạnh bên huynh!

Cốc Chẩn nhận tấm khăn, ánh mắt tập trung lên nó một hồi lâu, rồi gã cũng lấy từ trong người ra một cái khăn vuông, cũng trích máu nơi đầu ngón tay cho thấm ướt khăn, gã đặt vào trong tay Thi Diệu Diệu, miệng thì thầm đôi câu vào tai nàng.

Thi Diệu Diệu cười qua làn nước mắt, nàng hầm hừ đấm cho gã một đấm đích đáng, mắng:

- Xấu xa gì đâu! Lúc này nào phải lúc nói chuyện thiếu đứng đắn!

Cốc Bình Nhi thắc mắc:

- Ca ca, huynh thầm thì cái gì thế?

Cốc Chẩn cười:

- Muội cứ hỏi Diệu Diệu tỉ thì biết!

Gã cười ầm, xếp kỹ tấm khăn tay lại, cất đi, rồi rảo bước lên thuyền.

Buồm bọc gió, thuyền rời bến, đi xa dần. Đột nhiên, Thi Diệu Diệu cùng Cốc Bình Nhi sóng đôi chạy vù vù xuống làn nước biển, mắt hướng về chiếc thuyền, tay hối hả vẫy chào từ biệt.

Thuyền đã xa bờ lắm rồi, những vẫn còn thấy hình ảnh hai cô gái, trong tiếng gió ù ù, tưởng chừng nghe tiếng khóc bất tận ... Cốc Chẩn đứng nơi đầu thuyền, dõi mắt nhìn hòn đảo đang nhạt nhoà mỗi lúc một xa, trong lòng gã trống vắng, pha lẫn bùi ngùi, mất mát. Cùng lúc ấy, Ngu Chiếu đến bên, cười ha hả, bảo:

- Đứng đấy nhìn ngó cái gì? Còn chưa chịu đi uống rượu chơi?

Hai người vào khoang trong, rượu được ba tuần, thấy Cốc Chẩn rầu rầu không vui, không mấy hứng thú với nhậu nhẹt, Ngu Chiếu vỗ mạnh mặt bàn, nói:

- Lão đệ, chẳng phải vi huynh muốn lên lớp đệ! Bữa nay, hình dạng của đệ thiệt làm cho người ta coi mà hết sức thất vọng! Đối phó mấy ả, đệ phải lòng dạ cứng rắn, đệ xử nhũn với họ, họ sẽ bám theo khóc lóc, nhì nhằng ... Hãy làm hung lên, cho họ thấy ngán, hết còn đeo theo mà mè nheo!

- Xem ngươi hung hăng với ai đây cho biết - Hắn đang cười ha hả, chợt nghe tiếng Tiên Bích vọng tới, "Uống cạn hai chung miêu niệu ( nước đái mèo) rồi, lớn tiếng hung hăng kìa!"

Ngu Chiếu biến sắc, lập tức biến thành một cái bầu hồ lô chưa khui nắp, gã lẳng lặng cúi gằm mặt, uống cạn chén sầu!

Cốc Chẩn chẳng nín được cười, gã nhủ thầm: "Rõ ràng là vật nào cũng có khắc chế hết! Ngu huynh bình thường cứng cỏi, đụng vô Tiên Bích cô nương, hệt như chuột đụng phải mèo một nước!"

Gã còn đang ngẫm nghĩ, đã thấy Tiên Bích vào đến nơi, nàng dòm dòm Ngu Chiếu, thần sắc hết sức bực bội, bảo:

- Lúc này là lúc nào, mà còn có hứng ở đó nhậu?

Ngu Chiếu hắng giọng:

- Uống dăm ba chén đâu có làm chết người đâu? Cho dù uống mà bị chết, người chết là ta đây, ăn nhặp gì tới cô?

Tiên Bích chắm chăm ngó vào gã, khoé mắt đã thấy rưng rưng, bỗng nàng ngồi phịch xuống, rót cho mình một chén đầy, uống một hơi cạn sạch, rồi rót thêm chén khác, nàng nhìn nhìn vào cái bóng phản chiếu của mình trên mặt rượu trong chén, nước mắt bỗng chảy tong tỏng, rơi xuống chén rượu!

Ngu Chiếu cảm giác tim đập một trận loạn lạc, gã nhướng mày, nói:

- Cô sao đã nổi cơn điên rồi? Uống rượu là chuyện hào hứng, cô đến khóc một chặp, làm người ta cụt hứng!

Tiên Bích đặt chén rượu xuống, đôi mắt đỏ au, hỏi:

- Tên họ Ngu kia, ngươi quen biết ta như vậy được bao lâu rồi?

Ngu Chiếu đáp:

- Hai mươi chín, ba mươi năm .. đâu đó!

Tiên Bích nghiến răng, bảo:

- Hai mươi chín năm, bẩy tháng lẻ bốn ngày!

Ngu Chiếu "ủa" một tiếng, hỏi lại:

- Sao cô tính sít soát hay vậy?

Tiên Bích đáp:

- Ba mươi năm rồi! Râu ria ngươi mọc rậm khắp, ta ... ta cũng sớm già đến nơi rồi!

Ngu Chiếu ngơ ngác, liếc nàng một cái, gã cãi lại:

- Hết chuyện nói tầm xàm rồi! Cô chưa có lấy nột nếp nhăn, già đâu mà già?

Tiên Bích đưa tay chống cằm, u uẩn thở dài.

Cốc Chẩn giữ ý, gã biết giữa hai người họ có chuyện riêng tư cần thổ lộ, gã bèn cười cười, uống cạn chỗ rượu trong chén của gã, vui vẻ bảo:

- Đệ lên trên sàn tàu ngắm phong cảnh một lúc!

Nói xong, gã đi ra ngoài, bỏ mặc Ngu Chiếu ngồi ì ra đấy, tay chân thừa thãi, mặt mày ỉu xìu, hắn ngồi mấp mé nơi cạnh bàn, tựa hồ một pho tượng thổ địa bằng đất!

Lên đến chỗ cuối tàu, bỗng Cốc Chẩn thấy Ninh Ngưng đang một mình ngồi trên be thuyền, gã cười, nói:

- Ninh cô nương, cô coi chừng ... Thuyền lắc mạnh, cô sẽ bị bắn ra bên ngoài, rơi tõm xuống nước đấy!

Ninh Ngưng nhạt giọng trả lời:

- Rơi xuống nước thì sẽ chết đuối thôi? Càng tốt!

Cốc Chẩn bị sựng sờ, gã chẳng vui gì, nói:

- Ninh cô nương, cô hà tất phải tự mình dằn vặt mình ...

Ninh Ngưng ngắt lời gã:

- Ngươi đừng có khuyên răn ta! Ta không có ý tự vẫn đâu! Nói về sự khóc lóc, người sống ở đời, cái nhọc nhằn tất phải chịu nhiều, mấy lúc sau này, ta cũng đã quen rồi!

Cốc Chẩn không sao đáp trả, gã đành đứng nơi sau cô, nhìn quanh quất trên biển, thấy hơi sóng nước càng lúc càng dầy đặc, mặt trời đang xuống dần nơi phương tây, sau lưng gã, tít cao trên nền cột buồm, một bóng hình trăng trắng như tuyết đang vật vờ trong gió, mường tượng một cánh chim hải âu cô đơn lạc loài!

Sáng sớm hôm sau, Cốc Chẩn nhận được truyền thư, báo tin Vạn Quy Tàng rời thuyền lên bộ ở Định Hải, nấn ná ở đấy độ nửa thời thần, rồi mất tung tích. Đọc tin, lòng Cốc Chẩn khẩn trương, gã truyền lệnh cho thuyền tăng tốc độ tối đa.

Đến giữa trưa, lại được truyền thư mới, báo tin thấy bầu đoàn Vạn Quy Tàng xuất hiện ở thành Nam Kinh. Thọat đầu, được biết tung tích cuả địch thủ, Cốc Chẩn mừng rỡ, nhưng nghĩ lão đến Nam Kinh, sẽ có thể gây chuyện không hay cho mẫu thân, khiến gã càng thêm lo lắng, bèn cho giương hết các cánh buồm đến mức tối đa, gấp rút hành trình.

Chiều tối, thuyền cập bến, có đệ tử Đông Đảo đến nghênh đón. Cốc Chẩn hỏi tin, mới hay Vạn Quy Tàng lại thất tung, gã lập tức phát nghi ngờ, gã đã không đoán được ý địch thủ, không hiểu lão tặc nhiễu loạn, khi ẩn khi hiện, rốt cục gây tình hình mù mờ. Gã bàn với mọi người:

- Tình hình trước mắt lù mù, tạm thời hãy về trú tại Đắc Nhất sơn trang, dò xét diễn biến, rồi sẽ tính bước kế tiếp.

Mọi người nặng trĩu ưu tư, buộc lòng phải miễn cưỡng chấp thuận ý đó.

Về đến Đắc Nhất sơn trang, Thương Thanh Ảnh thấy hai con vô sự, lại hay tin Cốc Bình Nhi lành bệnh và đã trở về ở tại Đông Đảo, bà mừng rỡ khôn xiết. Nhưng bà không dè Cốc Chẩn đã nói ngay:

- Mẹ à, lần này tụi con không ở lâu đâu, mẹ đừng làm ồn ào quá.

Thương Thanh Ảnh nghe giọng gã, thấy thần sắc mọi người, lại nhìn Diêu Tình thoi thóp sắp chết, bà hiểu đã xảy ra biến cố lớn, và bà cũng biết khó lòng hỏi hết sự thật nơi Cốc Chẩn. Bà bèn kéo Lục Tiệm sang một bên, kín đáo tra vấn cặn kẽ. Lục Tiệm không dám giấu giếm gì, đã thuật lại sự việc từ đầu chí cuối. Nghe xong, bà Thương Thanh Ảnh sắc mặt tái mét, bà bủn rủn, không ngồi vững trên ghế, thần thái vô hồn. Vừa định khuyên bà, Lục Tiệm chợt nghe Yến Vị Quy đến gọi, bảo Cốc Chẩn đang muốn gặp gã nơi sảnh đường. Lục Tiệm đành kiếu từ mẫu thân, đi vội ra trước, thấy trong khách sảnh có thêm một người. Lục Tiệm nhận ra đấy là người đã đem "Thiên Tôn cẩm" trưng bày hôm trước, chính là thương gia ở Đồng Thành, tên Triệu Thủ Chân. Gã lập tức chắp tay chào.

Cốc Chẩn vui vẻ nói:

- Đại ca, Triệu huynh đã đem nhân sâm đến rồi đấy!

Lục Tiệm ngoảnh trông, thấy trên mặt bàn có bày dàn hàng độ chục cái hộp dài. Triệu Thủ Chân lần lượt mở nắp từng hộp, thấy các chi nhân sâm trong hộp màu sắc hồng hào, bốc mùi thơm thoang thoảng, trong số có nhiều chi lớn cỡ bắp tay, hình dạng tựa đứa trẻ.

Triệu Thủ Chân tươi cười nói:

- Tôi được tin Lục gia cần nhân sâm tốt, mấy bữa rồi, tôi khua động khắp chốn, tìm được bây nhiêu đó. Những nhân sâm này, ít ra cũng từ hai trăm tuổi trở lên, chỉ tiếc thời gian cập rập, những sâm trên tám trăm năm, loại sâm vương, rất khó tìm, chỉ được có ba chi, sâm ngàn năm chỉ được có nửa chi, tất cả đều xuất xứ từ phủ đệ của Ninh Vương.

Lục Tiệm vừa ngạc nhiên, vừa mững rỡ, lòng cảm kích, gã chắp tay vái một vái thật dài, thưa:

- Đại ân đại đức của Triệu tiên sinh, Lục Tiệm vĩnh viễn ghi nhớ.

Triệu Thủ Chân vội vàng đáp lễ, nói:

- Lục gia đã quá lời rồi.

Cốc Chẩn hoan hỉ nói:

- Hai người chớ khá khách khí như thế! Nầy ông Triệu Thủ Chân, ta muốn hỏi ông về tình hình lương thực tại các tỉnh giờ ra sao?

Triệu Thủ Chân cười, đáp:

- Sáu ngày sau khi điều hai thương thuyền đến vùng Chiết, giá thóc giảm mạnh, mười ngày sau, giá cả ổn định. Hiện thời giá lương thực thấp, dễ mua, các nạn dân lần lượt kéo nhau hồi hương. Chỉ có bọn đại gian thương đầu cơ tích trữ thóc gạo là đang khóc ròng. Nhà tù thành Nam Kinh đang giam giữ hơn trăm tên gian thương, tội mượn tiền đầu cơ gạo, giờ vỡ nợ. Trong số có một tên họ Trầm, không hiểu do đâu đã biết Cốc gia là nguyên nhân gạo thóc giảm giá, ở trong tù, hắn rủa xả, đổ thừa mọi chuyện lộng quỷ hí thần, chẳng ai khác hơn là Cốc gia.

Ông nói xong, cười ha hả.

- Họ Trầm? - Cốc Chẩn liếc sang Lục Tiệm, hỏi, - Có phải nó tên Tú họ Trầm không?

Triệu Thủ Chân đưa tay vỗ đùi, đáp:

- Đúng! Đúng là tên Trầm Tú. Trong số gian thương, tên này còn trẻ lắm, nhưng thủ đoạn thì rất ngoan độc. Hắn đã cầm cố tất cả điền thổ, mượn nợ đâu hơn bốn mươi vạn lạng bạc, đem thu mua lương thực trữ trong thành. Đâu ngờ, khi tôi tải lương về, giá thóc gạo nội một ngày giảm đi mấy chục lần. Mà cái bất hạnh rủi ro nhất cuả hắn, bữa hôm đó, hắn vắng mặt, hổng biết lạc lõng chốn nao. Lúc hắn về đến nơi, bốn mươi vạn lượng bạc lương thực giờ trị giá không còn tới bốn vạn lạng! Hắn thấy tình thế bất diệu, định cuốn gói bỏ trốn, đâu dè bị chủ nợ chặn cừa thành, trước hết đập cho hắn một trận, rồi thấy hắn không tiền trả nợ, đã đem kiện lên quan phủ, rồi còn lo lót quan phủ, phạt hắn hai trăm trượng côn Thuỷ Hoả. đem giam xuống địa lao. Vậy mà tên Trầm Tú đó hãy còn ương ngạnh, vô tù rồi còn chửi bới Cốc gia suốt. Chửi trọn một đêm, tới sáng hôm sau, thấy im re, bọn gian thương đồng lao lúc tỉnh giấc, nhìn đến hắn, phất giác hắn đã trợn trừng hai mắt mà chết lâu rồi.

Ông đang thích thú lớn giọng kể chuyện, bỗng nghe "xoảng" một tiếng lớn, ba người ngoái trông, thấy bà Thương Thanh Ảnh đang bíu vào khung cửa, mặt trắng bệch thảm hại, dưới đất là các mảnh vụn vỡ tan của bình trà, nước nóng đổ thấm ướt cả váy áo, bà dường như không hay biết, không cảm giác gì!

Lục Tiệm vội vàng chạy đến đỡ bà, đưa bà vào chỗ ngồi. Thương Thanh Ảnh ngơ ngẩn một hồi, nước mắt tuôn trào khoé mắt, bà kêu rên:

- Tú Nhi cuả ta chết rồi à? Sao ta không hay biết gì hết vậy?

Cốc Chẩn đáp:

- Mẹ ... Mẹ suốt ngày ở trong trang, làm sao mẹ biết chuyện xảy ra bên ngoài!

Thương Thanh Ảnh chợt nhỏm dậy, dòm vào Cốc Chẩn, nói:

- Ôi .. Trước lúc nó chết, đã ruả xả ngươi, vậy chẳng phải ngươi hại nó chết sao? Ta biết mà, ngươi oán hận ta bao nhiêu năm đó đã chăm sóc nó tốt, hững hờ, lạnh nhạt với ngươi, trong lòng ngươi mang hận, khăng khăng tìm cách hại chết nó! Ngươi cũng là con ta, sao mang tâm địa ác độc, đành lòng giết chết Tú Nhi cuả ta?

Trầm Tú dẫu chẳng trực tiếp do Cốc Chẩn giết, nhưng phế võ công hắn, phá nát tan tài sản của hắn, đều một tay Cốc Chẩn tác thành, soi về nguồn cội, cái chết đó đúng là chết trong tay gã. Nhưng gã bị Thương Thanh Ảnh nhiếc móc, Cốc Chẩn không biết phải trả lời bà như thế nào, mặt gã tối xầm, hừ lạnh một tiếng, rồi im lặng, ngồi xuống.

Triệu Thủ Chân là tay lão luyện, ông hiểu rõ tình hình, bèn góp lời khuyên:

- Lão phu nhân đừng hiểu lầm! Cái chết của Trầm Tú đó, đầu tiên là bị chủ nợ đánh cho một chặp, rồi bị quan phủ phạt trượng, bị hai thương thế đó phát ra mà chết, Cốc gia hoàn toàn vô can!

Chẳng dè, Thương Thanh Ảnh trừng mắt lườm ông, bảo:

- Ông là ai? Ông biết gì mà nói? Ta mà không hiểu chính con cuả ta hay sao? Mấy chủ nợ đó là do nó kêu tới, quan phủ cũng là do nó lo lót. Nó ... nếu nó không oán hận Tú Nhi, rõ ràng nó oán hận ta! - Bà dòm Cốc Chẩn, sụt sùi: - Ngươi làm vậy rõ ràng vì oán hận ta, sao chẳng một đao giết phứt ta đi cho rồi, lại đi hành hạ làm khốn khổ Tú Nhi như thế?

- Chính con của bà à? - Cốc Chẩn bỗng đập bàn, đứng dậy, lớn tiếng sừng sộ - Ta cũng là con bà? Trầm Tú đã là con bà rồi, ta với bà còn quan hệ gì nữa? Mẹ của nó à, Trầm Tú là do ta giết, hai trăm trượng hãy còn là ít, đáng lẽ phải đánh một ngàn trượng, đánh cho thịt nát xương tan đi kìa!

Nói rồi, chẳng chờ Thương Thanh Ảnh trả lời, gã phất tay áo rộng, chạy ào ào, mất tích ra ngoài!

Thương Thanh Ảnh bị mấy câu đó làm bà nghẹn họng, mắt trợn trắng, bà run rẩy, rồi ngất xỉu!

Lục Tiệm dang tay ôm lấy bà, không biết phải làm gì! Triệu Thủ Chân sượng sùng, xin lỗi, cáo từ.

Lục Tiệm dìu Thương Thanh Ảnh về phòng trong, gã truyền một chút nội lực, Thương Thanh Ảnh tỉnh dậy, níu vào tay áo gã, bà thổn thức:

- Tiệm Nhi, suốt cuộc đời này, ta chỉ còn mỗi mình con là con ... Chẩn Nhi ... Chẩn Nhi, ta không nhận nó làm con nữa!

Lục Tiệm lại nghĩ thầm: "Cái chết của Trầm Tú, là kết quả do chính hắn gây ra, sao mẹ lại vì vậy mà gây gổ với Cốc Chẩn, thật khổ quá!"

Gã không tiện nói ra miệng, chỉ đành ậm ừ cùng bà, rồi đi ra khách sảnh. Gã đi được chừng chục bước, đã gặp Cốc Chẩn đứng chắn đường, mắt toé lưả, giống như đang muốn sát nhân! Gã bèn cất tiếng khuyên răn đôi câu, Cốc Chẩn ngắt lời gã, bảo:

- Những câu nói của bà đó với huynh, ta đều nghe hết. Muốn huynh đi thu thập xác chết, nhưng huynh là anh em với ta, không được đi làm chuyện đó. Cái tên khốn kiếp vô loại ấy, chỉ đáng đem ném cho chó ăn, ta vừa nhờ Triệu Thủ Chân đi lo liệu rồi!

Lục Tiệm ngơ ngác, đớ lưỡi hỏi:

- Sao lại làm vậy?

Cốc Chẩn nghiến răng kèn kẹt, lạnh lùng nói:

- Sao không được? Bà ấy không nhìn ta làm con, phì ... ta cũng không coi bà là mẹ nữa! Ta là không có mẹ, quá khứ không, tương lai cũng không luôn. Lão tử là do đá trên núi nứt ra!

Gã nói đến đấy, mắt đỏ quạch, quày quả bỏ đi.

Lục Tiệm đuổi theo, hỏi:

- Ngươi đi đâu?

Cốc Chẩn cũng không nói gì, nhanh như gió, gã ra ngoài trang, đi thẳng lên đỉnh núi sau nhà, đến bên dưới một gốc đại thụ. Cốc Chẩn phủ phục xuống, đào từ dưới đất lên một cái hộp gỗ nam cẩn ngọc, gã tha thiết ôm chặt vào lòng, nước mắt chan hoà như mưa, đọng đẫm ướt mặt hộp.

- Đây là?- Lục Tiệm thấp giọng hỏi.

Cốc Chẩn đưa tay gạt lệ, sụt sịt đáp:

- Cốt hôi của bố ta!

- Là tro xương của Cốc Đảo vương?

Lục Tiệm hết sức kinh hoàng, vội vàng quỳ cúi rạp xuống, hướng chiếc hộp cung kính lạy ba lạy. Rồi gã đứng lên, hỏi:

- Cốc Chẩn, sao ngươi lại đem chôn cốt hôi nơi đây?

Cốc Chẩn tâm tình dần dần bình ổn, gã thở dài, đáp:

- Huynh hãy nhìn về phía dưới núi!

Lục Tiệm đưa mắt nhìn, toàn bộ Đắc Nhất sơn trang hiện ra trong tầm mắt.

Chỉ nghe Cốc Chẩn rầu rầu nói:

- Nguyên, ta vốn muốn đem tro tàn của người về an táng tại Đông Đảo, nhưng sau ta nghĩ, có khi chôn ông nơi đây, ông lại thấy có phần thích thú hơn! Từ chỗ này, có thể nhìn bao quát toàn sơn trang, ông có thể nhìn thấy nữ nhân của ông. Để ông dưới chốn ấy, nếu hay biết điều đó, ông sẽ ngày ngày trông bà, dang tay ôm lấy bà, ông sẽ không bao giờ muốn rời bước nữa!

Không khỏi bị cảm khái trong lòng, Lục Tiệm thở dài:

- Vậy sao ngươi lại trở về đây làm kinh động Đảo vương?

Cốc Chẩn hằn học đáp:

- Bà không nhận ta nữa, vậy ta để bố ở lại đây làm gì?

Lục Tiệm đáp:

- Hệt những câu tức bực mà mẹ đã nói vừa rồi!

Cốc Chẩn khoé mắt ửng đỏ, hỏi:

- Nếu bà ấy cũng nói với huynh cùng câu đó, huynh có buồn lòng không?

Lục Tiệm chẳng khỏi ngớ người, gã vốn không giỏi mồm mép, bây giờ đụng vào tình cảnh này, gã thấy khó quá, thật không biết phải nói năng ra sao, phải làm sao ứng đối cho đẹp. Đúng lúc đó, từ nơi xa xa trên con đường, thấy một cỗ ngựa đang hối hả chạy vào trang. Cốc Chẩn buột miệng kêu "ồ" một tiếng, gã đứng dậy, cất cao giọng bảo:

- Có tin tức của Vạn Quy Tàng kia rồi!

Gã lập tức đè nén nỗi đau thương trong lòng, vội vàng cất bước chạy xuống núi đón đầu cỗ ngựa.

Lục Tiệm cũng chạy theo sau, không ngờ Cốc Chẩn bỗng dừng bước, gã nhìn vào chiếc hộp trong tay, rồi day nhìn về phía sơn trang, gã thở dài, quày bước về phía gốc cây, chôn cái hộp xuống trở lại.

Lục Tiệm vẫn lặng yên, bất động, đứng quan sát. Cốc Chẩn chôn xong cái hộp, đứng lên, nói:

- Đi lần này, chuyện may rủi còn chưa rõ, để khi ta xong việc, trở lại đây, sẽ mau chóng cải táng. Lục Tiệm, huynh không biết đấy thôi, làm việc này, ta đã cả gan nhận chịu một trách nhiệm quan trọng cực lớn. Bọn đệ tử trên đảo ai nấy đều chất chứa đầy một bụng nghi ngờ, nếu để họ biết, sẽ không hài lòng thấy ta đã táng ông ở đây, không bia, không mộ, cẩu thả như vầy!

Lục Tiệm nói:

- Theo tâm tình của Cốc Đảo vương, ta chỉ e ông lại ưa thích nhất cái chỗ tuyệt diệu này!

- Chắc thế! - Cốc Chẩn cố một nét cười, - Nhưng một ngày nào đó, rồi cũng phải đưa ông trở về đảo, vong linh các vị Đảo Vương đời trước đang đẳng đẵng chờ ông!

Hai người trầm ngâm suy tư trăm ngàn mối hồi lâu, rồi vừa trở về đến sơn trang, gã đệ tử đưa thư đang sốt ruột chờ đợi, hắn đã vội vàng tiến đến đệ trình một phong thư.

Cốc Chẩn mở thư, đọc thoáng qua, gã nhíu mạnh hàng lông mày, truyền lệnh cho mời người Tây Thành đến thương nghị.

Lục Tiệm hỏi:

- Có tin tức gì về Vạn Quy Tàng không?

Cốc Chẩn đáp:

- Có! Có đến ba cơ!

Lục Tiệm hết sức quái lạ, nhưng vừa hay Lan U đến tìm gã, báo tin Diêu Tình mới tỉnh giấc. Lục Tiệm đành tìm cớ thoái thác, trở về phòng.

Vừa tách khỏi Cốc Chẩn, Lục Tiệm cấp tốc cho đòi Yến Vị Quy, sai hắn phải hỏa tốc chạy đến nội thành Nam Kinh, cố gắng đến trước Triệu Thủ Chân một bước, đem thi hài Trầm Tú về, không để lọt vào tay Cốc Chẩn. Rồi sẽ đưa thi hài đó cho Thương Thanh Ảnh lo liệu ma chay.

Lục Tiệm nghiêm giọng bảo:

- Người chết là hết! Bất kể Trầm Tú tội nợ đến đâu, khi nhắm mắt rồi, mọi chuyện đều xoá sạch! Cốc Chẩn việc này làm không đúng, gã quyết chẳng chịu đổi ý, ta cũng không để mặc gã tác hại! Gã có mắng mỏ gì ngươi, ngươi cứ bảo là đã làm mọi chuyện theo lời ta yêu cầu!

Yến Vị Quy nhận lệnh, ba chân bốn cẳng thi triển cước lực chạy đi như gió.

Nhìn bóng hắn đã khuất xa, Lục Tiệm chuyển mình đi về phòng Diêu Tình.

Diêu Tình lúc tỉnh giấc không thấy Lục Tiệm, nàng đang bực bội, vừa thoáng thấy gã bước tới, nàng trong lòng giận hờn pha lẫn mừng vui, khoé mắt ửng đỏ lên, mà rằng:

- Ngươi ... Ngươi đi đâu mất vậy? Ta chết đi rồi, chắc ngươi khoan khoái lắm hẳn?

Lục Tiệm tự nhiên bị khoác cho một cái tội, gã kinh ngạc cùng cực, nói:

- Tôi vưà rồi có chút việc phải ra ngoài, sao cô lại nói là tôi mong cô chết đi vậy?

Diêu Tình bảo:

- Ngươi lại còn lý sự nữa! Ngươi bỏ mặc ta một mình ở đây, thây kệ ta lo lắng bồn chồn, ta còn muốn sống làm chi nữa!

Lục Tiệm thở dài, đến ngồi bên mé giường, đưa tay nắm vào tay nàng, nhìn khuôn mặt Diêu Tình, vừa mới chỉ có ba ngày thôi, nàng thếu nữ trước mắt đã gầy tọp đi quá nhiều! Trong lòng chua xót, Lục Tiệm tự nhủ: "Nàng bị bệnh đến thành hình dạng như thế, bất kể nàng cau có, bẳn gắt, bất kể nàng mắng mỏ ra sao, đánh đập ta thế nào đi nữa, ta cứ cố nhẫn nhịn là được ..."

Gã cố nặn một nụ cười, nói:

- A Tình, cô trách móc tôi đúng lắm! Toàn là tôi đã không tốt, tôi sẽ không xa rời cô nữa đâu, chỉ là ...

Diêu Tình hỏi:

- Chỉ là cái gì?

Lục Tiệm đáp:

- Chỉ vì tôi là một tên thô hào, trong số mấy tâm sự của bọn con gái các cô, tôi cuối cùng cũng phải né tránh một vài chỗ!

Diêu Tình nghe được cái lý lẽ bí ẩn đó, hai má nàng rộ lên một chút huyết sắc, nàng lườm gã một phát, bảo:

- Cái đó lại là chuyện khác nữa, ngoài mấy điều đó ra, nếu không được ta bằng lòng, ngươi một bước cũng không được phép rời xa ta!

Lục Tiệm đáp:

- Được!

Diêu Tình ánh mắt vẫn rọi thẳng vào gã, nàng hỏi:

- Coi bộ ngươi nhăn nhăn nhó nhó như vậy, chuyện làm bạn cạnh ta là một cái gì ép buộc ngươi lắm, phải không?

Lục Tiệm gượng cười, đáp:

- Được ở cạnh cô, tôi vui mừng còn chưa thấy thoả ...

Diêu Tình nhoẻn miệng cười,

- Cái đó thì không sai lắm! - Nàng ngừng một lúc, rồi hỏi - Có tin tức gì về Vạn Quy Tàng chưa?

Lục Tiệm đem lời Cốc Chẩn thuật lại, rồi thêm:

- Thật lạ! Sao lại có đến ba nguồn tin khác nhau về lão tặc!

Diêu Tình thoáng trầm ngâm một chút, nàng kêu lên:

- Hỏng to!

Lục Tiệm hỏi:

- Gì mà hỏng to?

Diêu Tình bảo:

- Nếu có ba nguồn tin, tức là đã có xuất hiện tới ba lão Vạn Quy Tàng ...

Lục Tiệm kì lạ:

- Ở đâu ra tới ba Vạn Quy Tàng lận?

Diêu Tình vừa định trả lời, nhưng khí huyết nàng hư nhược, nàng vừa rồi cố gắng dùng sức một chút, đã thấy váng vất, nàng lập tức xua tay, mặt không huyết sắc, miệng không nói ra lời!

Thanh Nga nhìn thấy, vội vàng bưng sâm thang tới.

Diêu Tình uống xong, nàng nhắm mắt dưỡng thần một lúc, rồi nói:

- Cốc Chẩn cho triệu tập bàn luận, ngươi hãy đem ta theo đi cùng, cái trò gây rối loạn này, ta đến xem qua một chặp chắc sẽ rõ!

Lục Tiệm lẳng lặng gật đầu. Trong khi chờ Diêu Tình thay đổi trang phục, gã ra đứng ngoài bao lơn, đưa mẳt trông vào muôn hoa đang tàn tạ trong vườn, rơi rụng đầy đất, mỗi lần có cơn gió nhẹ thoảng qua, nghe tiếng rì rào, tựa hồ có một mũi dao cùn nhụt nào đấy đang xoay xoáy trong tim gã. Đứng ngẩn ngơ hồi lâu, nước mắt gã bỗng ứa ra, theo gò má chảy xuống, thâm thấm ướt, tựa vô tình làm héo uá một cánh hoa tàn! Bỗng từ trong phòng vọng ra tiếng gọi, gã đành thu vén tâm tình, gắng tạo nét vui tươi trên mặt, gượng một nụ cười, đi vào phòng.

Đưa Diêu Tình đến hậu đường, đã thấy mọi người tụ tập, đang chuyền tay nhau đọc tờ thư báo tin tức. Mọi người đều thần sắc ngưng trọng,

Tiên Bích nhìn vào mảnh giấy thư từ trong tay, rồi nàng ngẩng đầu, nói:

- Cái này nghĩa là sao? Ba hướng tây, bắc và nam đều thông báo đã thấy tung tích Vạn Quy Tàng, rõ ràng lão đang lập nghi trận.

Cốc Chẩn đáp:

- Xem tình hình, Vạn Quy Tàng cũng đã biết mình cử người theo dõi, lão bèn bầy trò đốt một lá bùa thỉnh ra ba ông tổ Tam Thanh, rồi chợt làm biến mất tức thì, người ta thấy mà không biết hành tung lão ra sao! Thấy rõ, trước mắt, người của ta rối tay rối chân, không thể cùng lúc thẩm tra cả ba phương hướng khác nhau.

Ôn Đại lắc đầu,

- Vạn Quy Tàng dĩ nhên cũng hiểu, mình không có cách bám sát theo lão được, ngoài ra chỉ còn bỏ theo dõi, lão tất sẽ quật ngược lại mà đoạt mệnh.

Cốc Chẩn nhướng mày, đáp:

- Cái đòn phép này của Vạn Quy Tàng thật là độc, buộc mình phải lựa một trong ba hướng, nếu lựa sai, sẽ kéo dài thì giờ ra ...

Gã nói đến đấy, quay nhìn sang Diêu Tình, ánh mắt lo âu. Vừa chạm vào ánh mắt đó, mặt Lục Tiệm bỗng tái nhợt, gã ngoảnh trông lên rui kèo trên trần nhà, ngẩn ngơ, xuất thần.

Sau một hồi lặng yên, Tả Phi Khanh bỗng nói:

- Vạn tặc giảo hoạt khôn cùng, nói không chừng lão chẳng đi về hướng tây, cũng không về hướng nam, vậy là đi về hướng đông rồi!

- Không đúng - Cốc Chẩn bẻ lại - Vạn Quy dẫu giảo hoạt, nhưng Tư Cầm tiên sinh cũng chẳng phải người không ý tứ, đã giấu đầu mối thứ nhất ở hướng đông rồi, nếu lại để cái thứ nhì cũng tại phương đông nữa, chẳng là vô vị lắm sao?

Nối đến đấy, gã đan mười ngón hai bàn tay vào nhau, chìm đắm vào suy tư.

Mọi người ai nấy đều suy nghĩ, chẳng ra manh mối. Qua một lúc lâu, bỗng Cốc Chẩn chậm rãi nói:

- Hành sự của những người thông tuệ, trong bốn giai đoạn, từ nhập đề, khai triển, chuyển tiếp và kết luận, thể nào cũng có mối liên lạc ràng buộc, chẳng phải để nó phát triển lung tung bất định. Ta đoán là Tư cầm tiên sinh lưu lại năm đầu mối, thể nào trong năm mối đó cũng có tương quan, tìm ra được cái tương quan đó, tất là sẽ tìm ra được phương hướng hiện tại của Vạn Quy Tàng. Câc vị, nếu ta là Tư Cầm tiên sinh, tại sao đã đem giấu cái mối thứ nhất trên đảo Linh Ngao vậy?

Chúng nhân nghe nói đều ngơ ngấc, Tiên Bích nói:

- Chẩng phải đệ đã có nói là tiên sinh muốn đặt nó ra ngoài ý liệu của người thường sao!

Cốc Chẩn vịn vào mặt bàn, đứng thẳng lên, đi qua đi lại vài bước, lắc đầu, nói:

- Lúc đầu, ta cũng cho là thế, nhưng bây giờ, nghĩ lại, cái khuynh hướng đó chỉ quy vào lần thứ nhất thôi, không dùng vào lần thứ hai. Đảo Linh Miết có bao nhiêu là văn bia bằng đá, cớ sao Tư Cầm tiên sinh lại đi chọn cái bia đá vuông vức đó của tổ sư Hoa Kính Viên mà ghi dấu vào? Tại sao không khắc thẳng hai chữ "Phong Huyệt", mà lại đặt thêm câu đố, dẫn đến "Chúng Phong chi Môn"? Giữa những sự kiện ấy, có cái gì mập mờ bên trong?

Tiên Thái Nô bàn:

- Kính Viên tổ sư cũng vậy, mà Công Dương tổ sư cũng thế, cả hai đều quan hệ cực sâu đậm với Tư Cầm tổ sư. Theo ý ta, có khi cái mối thứ hai này cũng có cùng thứ quan hệ máu huyết như vậy chăng?

Cốc Chẩn nói:

- Chưa hẳn đã là quan hệ máu huyết, nhưng có quan hệ mật thiết với Tư Cầm tiên sinh. "Mã Ảnh"? "Mã Ảnh"! .. Liệu có chỗ nào vừa thấy tuấn mã, vừa dính dáng sâu sắc tới Tư Cầm tiên sinh không?

Gã chưa dứt lời, mắt Ôn Đại loé sáng lên, đáp:

- Cần dính dáng như vậy, ta thấy có chút manh mối. Theo chỗ ta biết, đích thực có một nơi vừa liên quan tới Tư Cầm tiên sinh, vừa liên hệ tới ngựa nữa!

Mọi người đều không khỏi hết sức ngạc nhiên. Tiên Bích mừng rỡ, hỏi:

- Chỗ nào vậy?

Ôn Đại thong thả đáp:

- Miếu Oanh Oanh!

Tiên Bích nín thở, hỏi lại:

- Miếu đó chẳng phải ở Tây Thành sao?

Ôn Đại nhẹ gật đầu:

- Chỗ ây có di tượng của Oanh Oanh tổ sư, bên cạnh bức tượng để bộ yên cương hồi xưa dùng thắng vào ngựa quý của người.

- Miếu Oanh Oanh? - Cốc Chẩn thoáng cau mày, đưa mắt nhìn mông lung ra ngoài xa, gã thở ra, rồi chìm đắm trong suy tư.

Đằng đông chớm ửng hồng, mặt trời còn chưa mọc, trên đường đã nghe đặc biết nổi rất rõ tiếng vó ngựa bước chầm chậm, .

Một cơn gió rét thổi qua, Lục Tiệm toàn thân ớn lạnh, gã buột miệng hỏi:

- A Tình, cô có bị lạnh không?

Diêu Tình đang tựa đầu vào vai gã, nàng ngẩng mặt, hơi thở nhè nhạ phả vào gò má gã, nàng vui vẻ nói:

- Ở kế bên một cái lò lửa bự là ngươi, chẳng thấy lạnh một chút nào hết!

Nàng còn chưa dứt lời, con anh vũ đậu trên vai trái của Lục Tiệm đã kêu lên:

- Lò lửa bự, lò lửa bự! Lục Tiệm là lò lửa bự!

Lục Tiệm mặt mày đỏ au, Diêu Tình thấy con chim kêu nhắc loạn những câu lẩm cẩm hai người từng trao đổi chốn phòng the, nàng phát bực mình, đưa tay đập nó một cái, thét mắng:

- Câm mồm!

Con Bạch Trân Châu vụt bay tránh ra, đến đậu cạnh con cự hạc, nó nghiêng nghiêng cái đầu bé nhỏ, dòm dòm Diêu Tình, ra dáng đã bị trách mắng hết sức oan ức.

Diêu Tình hỏi:

- Mày còn không chịu à?

Nàng đang muốn vươn mình đánh tiếp, bỗng cảm giác toàn thân kiệt quệ, đành phủ phục trên lưng Lục Tiệm, hơi thở phì phò.

A Tình! - Ôn Đại tiến lại gần, bảo:

- Bịnh hoạn của con đó, con phải hết sức giữ cho tâm tình bình ổn mới được!

Diêu Tình mắt ửng đỏ, nhìn bà, hỏi:

- Sư phụ, lão nhân gia không cùng đi à? Người nỡ bỏ con sao?

Ôn Đại gượng cười, đáp:

- Ta cũng đâu muốn bỏ mặc con, nhưng từ khi hai mắt bị mù, sức khoẻ Thái Nô ngày một xuống. Ta phải ở lại đây, thứ nhất để chăm sóc Thái Nô, kế đó là lo toan cho cả nhà Thương muội tử, để cho hai đứa Lục, Cốc chúng nó yên tâm đi lo công chuyện.

Lục Tiệm thưa:

- Ân đức của tiền bối, Lục Tiệm không biết làm sao đền đáp!

Ôn Đại bảo:

- Đệ đừng quá khách khí, chuyến đi miền tây này, xa xôi vạn dặm, núi non hiểm trở, gió khi lạnh như cắt da, khi nóng như thiêu đốt, cơ thể Tình Nhi sẽ chịu muôn vàn khổ cực. Mấy bữa rày, kinh mạch toàn thân của nó thấy có triệu chứng co rút, thật đáng ngại. Bắt đầu từ hôm nay, đệ mỗi ngày sáng, trưa, chiều, nhớ vận nội lực lên đưa vào giúp kích thích trăm kinh mạch trong người nó. Mỗi lúc, đều mỗi không được lơ là, Đại Kim Cương thần lực của đệ chí đại chí cương, hàm chứa cái lực từ bi của nhà Phật, rất tốt để dùng vào trị liệu cho thương thế của Tình Nhi, ngoài ra, những chuyện khác, may là có Tiên Bích cùng đi, có nó trông nom cho Tình Nhi, ta cũng thấy yên tâm được một chút.

Diêu Tình dẩu mỏ, nói:

- Con không thèm tỉ ấy trông nom cho!

Ôn Đại cười cười, bà đang dịnh khuyên răn nàng vài câu, nhưng khi thấy ánh mắt quật cường của Diêu Tình, bà không biết phải bắt đầu như thế nào! Bà dõi mắt nhìn một vòng, thấy Tả Phi Khanh, Tiên Bích, Ngu Chiếu, Cốc Chẩn, Ninh Ngưng, năm kiếp nô, Lan U, Thanh Nga, cả đoàn đều đã chuẩn bị ngựa, hành trang, áo quần tề chỉnh, tóc tai gọn ghẽ. Trong lòng thoáng bồi hồi, mắt Ôn Đại bỗng dưng nhoà đi.

Tiên Bích trông thấy, nàng cười bảo:

- Mẹ ... Sao thế? Đường đường một bậc Địa mẫu, mẹ không khóc được đâu?

Ôn Đại nén thương tâm, rầu rầu nói:

- Mẹ già rồi! Ruột gan cũng yếu mềm đi nhiều, làm sao vô ưu, vô tâm được như con!

Bà còn đang định nhắn nhe đôi câu, bỗng ở bên cạnh, ông Tiên Thái Nô cất tiếng gọi:

- Cốc Đảo vương, xin mời tôn giá ghé lại đây một chút!

Cốc Chẩn bước lại gần, vui vẻ hỏi:

- Tiền bối có điều muốn chỉ giáo?

Tiên Thái Nô nói:

- Đôi mắt ta trước khi bị huỷ, tuy chẳng có được cái võ công xuất quỷ nhập thần của Cốc Thần Thông, nhưng so nhãn lực, ta tự phụ không kém ông ấy nhiều lắm.

Cốc Chẩn thưa:

- Tiên phụ cũng đã có dịp nói đến đại danh "Thái Hư nhãn", ngữ khí người cực kỳ bội phục.

Nói ra thì ngượng, - Tiên Thái Nô thở dài, - với nhãn lực hư danh đó, cuối cùng ta cũng không thoát khỏi độc thủ của Vạn Quy Tàng. Nhưng trong khi giao chiến, ta cũng có nhìn ra được đôi chút manh mối, nhược điểm của lão. Mấy hổm rày, ta nghĩ ngợi nhiều, thấy thần thông của lão vẫn chưa đạt đến mức độ "Không tịch huyền diệu, bất tử bất sinh", dù lão đã luyện hư, vì chưa hiệp đạo, thể nào cũng có chỗ nhược, tiếc thay, ta chưa ra thấy được chỗ nhược đó!

Nói ngang đấy, ông lấy từ trong ống tay áo ra một tập sách còn mới, đặt vào tận tay Cốc Chẩn, bảo:

- Đây là một ít tâm pháp mà ta đã lĩnh ngộ trong lúc tu luyện "Thái Hư nhãn", cậu dù không có kiếp lực, nhưng lại có ngộ tính, hoặc giả từ trong tâm pháp này, cậu có thể ngộ được thuật "Thiên Tử Vọng khí", tái lập thần uy của lệnh tôn.

Cốc Chẩn nhận tập sách, quá khích động, gã bất giác sững sờ.

Tiên Bích nửa cười đùa, nửa trách móc:

- Bố! Bố đúng là "bụt chùa nhà không thiêng", đem tâm pháp truyền cho người ngoài, không nhìn nhõi gì đến đứa con gái này của bố!

Tiên Thái Nô cười bảo:

- Bích Nhi, mỗi người đều có cơ duyên riêng, muốn miễn cưỡng cũng không xong! Theo ta thấy, trên đời này, duy nhất Cốc Đảo vương có khả năng ngộ thấu . . .

Tiên Bích cười, ngắt ngang ông:

- Được rồi ... Được rồi ... Nếu bố đưa cho con, chỉ tổ làm con nhức đầu! Con bình sinh ghét nhất động não, cái vụ phải lao tâm lao lực này, đưa cho tiểu tử họ Cốc gánh, thấy hay hơn!

Cốc Chẩn vui vẻ bảo:

- Tỉ chỉ giỏi đưa đẩy!

Rồi gã chắp tay, cất cao giọng thưa:

- Tiên tiền bối, Địa Mẫu nương nương, xin hai vị bảo trọng, hẹn sẽ có ngày gặp lại!

Gã nói ngang đấy, ánh mắt nhìn xéo, không hiểu vô tình hay hữu ý, đảo một vòng ngang rặng liễu, thoáng lộ thần sắc phức tạp, rồi tung mình ngồi lên yên, gã quất roi một cái, giục ngựa phóng đi.

Mọi người lần lượt chia tay, rồi cũng theo sau gã, những thớt ngựa đó được tuyển chọn trong ngàn con lấy một, phóng nhanh như gió. Thoáng một chớp mắt, bóng người và ngựa mờ khuất, chỉ còn thấy xa xa một vầng cát bụi bay mù.

Nhìn theo đoàn người đến lúc họ đi khuất, Ôn Đại quay mình về phía rặng liễu, buồn bã gọi:

- Thương muội tử ơi, ra đây đi thôi!

Bóng người lay động, Thương Thanh Ảnh vén cành liễu rủ chầm chậm bước ra, trên hai gò má trắng như hoa bách hợp rân rấn nước mắt, ánh mắt bà dõi trông về phía cuối đường hướng tây, châu lệ cứ lặng lẽ tuôn rtơi.

Ôn Đại than thầm trong lòng, đưa tay nắm lấy tay bà, chỉ thấy nó lạnh như băng giá, không một chút ấm áp hơi người, chẳng dằn được, Ôn Đại khuyên:

- Muội tử , đừng việc gì mà khổ não quá thế!

Thương Thanh Ảnh gượng một nụ cười buồn, bà chậm rãi rụt tay về, khoanh ra sau lưng, rồi từng bước một, bà đi vào trang.

Đoàn người kiêm trình ngày đêm, vượt ranh giới Hoài Hà tại Dự Hoàn, men theo bờ nam Hoàng Hà đi về hướng tây, trên đường chỉ toàn thấy dòng sông cuồn cuộn chảy, những chỗ xoáy, tiếng nước róc rách như hò như hát.

Trong thời Gia Tĩnh, nạn lũ lụt sông Hoàng Hà rất to tát, con sông đổi dòng chảy nhiều lần, cắt mảnh vùng đất rộng lớn của Trung nguyên rời rạc thành hình mai rùa, giống những vết sẻ da cắt thịt, rải rác những mảng cỏ cây xanh lục trên màu hoàng thổ, dưới làn gió tây thoáng thổi qua, ngọn cỏ lay động hiu hắt nom hoang lương khôn tả.

Hành trình gian nan, lữ khách không tránh khỏi khó nhọc, nhờ có năm kiếp nô theo đi, được Tần Tri Vị trổ tài bếp núc, thường xuyên đổi món, giúp tất cả tận hưởng ngon miệng. Các thức hương liệu Tô Văn Hương đem theo, được hắn pha chế giúp cho trong giấc nghỉ ngơi, tâm thần được thanh sảng, kỳ diệu khôn tả. Rồi lại còn Tiết Nhĩ, Thanh Nga góp tiếng tơ tiếng trúc giải trí, tiễu trừ nhọc mệt, cũng không phải không thiếu phần vui chơi phong phú.

Duy mình Cốc Chẩn không sa đà vào thú ăn uống, thưởng thức hương thơm, những lúc nhàn hạ, gã tập trung nghiên cứu sách "Thái hư ngọc điển" của ông Tiên Thái Nô,

Trừ khi được truyền theo huyết thống bố mẹ sang con cái, kiếp thuật không thể tự chế tạo, do đó sách không bàn đến pháp môn tu luyện nhãn lực, mà chỉ nói về lý thuyết, sách không dạy bí quyết thần thông, sách này kiểu như loại sách viết về binh pháp, chiến lược.

Pho sách bao gồm bốn đề mục: Nhận định thực hư, biện luận về âm dương, về công và thủ, về cách thức tiến thoái, rất nhiều ý nghĩa, có phần giông giống thương đạo. Cốc Chẩn chuyên trì suy ngẫm, có thể lĩnh hội, môn "Thái Hư nhãn" này cùng nguồn gốc với thuật "Thiên Tử Vọng khí", khi gã kết hợp tâm pháp nhập môn của "Thiên Tử Vọng khí" vào, đem đối chiếu qua lại, Cốc Chẩn thu luợm được khá nhiều ích lợi.

Tuy ích lợi làm vậy, pho sách "Thái Hư ngọc điển" chuyên giảng dạy đạo lý, đến khi vào trận đối địch, sự vận dụng chưa chắc đã là thích hợp, lúc ấy chỉ còn trông vào tuỳ cơ ứng biến.

Bát kình Chu Lưu đã luyện xong, công phu luyện khí của Cốc Chẩn coi như đạt đến đỉnh cao, nhưng vẫn còn cách xa cảnh giới "luyện thần" một cấp, rốt cục chưa so được với đẳng cấp của Cốc Thần Thông, Tiên Thái Nô.

Dự liệu nhiều gian khó trước mặt, Cốc Chẩn thẳng thắn đem diễn giảng những bí ảo của "Chu Lưu Lục Hư công" cho ba người Tả, Ngu và Tiên. Cả ba vốn biết phép hành công đó cực khó, nay được gã chỉ điểm bí quyết, họ hết sức mừng rỡ, nhưng lại có phần lưỡng lự đem tu luyện.

Trong ba người, có Ngu Chiếu lắm gan góc, gã lại rất tin tưởng Cốc Chẩn, đắn đo hồi lâu, gã liền đem áp dụng, đâu dè vừa hành công một chút, tám kình đã toán loạn, đưa gã gần đến mức độ tẩu hỏa nhập ma, may có được Cốc Chẩn hộ pháp, đã giúp kịp thời thu hồi được bát kình, đường đường một tay chủ bộ Lôi bộ, thiếu chút nữa là gã đã lãnh trọng thương.

Tả Phi Khanh thấy Ngu Chiếu thất bại, cũng nổi máu cạnh tranh, thử qua một chút, tính gã nhiều kiên nhẫn, đã đi xa hơn Ngu Chiếu, đâu dè càng nhẫn nại lâu, thụ thương càng nặng, gã bị nạn bát kình nổi loạn, gần bỏ mạng.

Tiên Bích so với hai người đó, nàng bẩm sinh thiên phú trội hơn, nhưng vốn chẳng mấy ham chuộng vũ lực, lại không thiết tha gì lắm với võ công, một khi thấy không xong, nàng lập tức buông bỏ, thành thử trong cả ba, nàng là bị nhẹ nhất.

Thấy tình hình làm vậy, Cốc Chẩn rất đỗi nghi hoặc, gã hồi tưởng đến tình cảnh ngày gã ngộ đạo, cảm giác cách vận kình trước sau không khác là bao, nhưng tại sao khi đem áp dụng cho ba người thì lại gây hoạ quá mức.

Nghĩ tới nghĩ lui, Cốc Chẩn màng màng tự nhủ: "Bữa đó, tự mình sở dĩ luyện thành Chu Lưu bát kính; về mặt nhân hòa, đang lúc chính mình bị nguy cấp sinh tử quan đầu, rồi đã đột ngột bị bạn bè phản phúc tập kích, vào lúc kề cận cái chết, mò mẫm sao đó, khéo sao lại làm tiêu trừ được cái nhuệ khí của Chu Lưu bát kình".

Hơn nữa, cái lý "Tổn cường bổ nhược" cuả Chu Lưu Lục Hư công nhìn thấy đơn giản, nhưng vào áp dụng lại cực kỳ khó khăn. Cốc Chẩn đã có thể chế ngự bát kính, tìm được tân pháp, đều nhờ ở căn bản thương đạo. Đạo kinh doanh, cái quan trọng tối hậu là phải nắm bắt đúng thời cơ, nhưng làm sao nắm bắt, ngoài kinh nghiệm tích luỹ lúc lăn lộn thương trường, còn cần cái nhạy bén thiên phú nhiều hơn, nhạy bén đó chỉ tự cảm nhận được chứ không sao truyền dạy cho đươc. Nếu chẳng vậy, ai nấy đều vừa học qua đã hiểu, trên cái trần thế này, ai ai cũng thành phú thương cả, lấy đâu ra người nghèo khổ nữa?

"Đào Chu Công - Phạm Lãi" ba lần đổi đời, đều vinh danh cả ba, Lã Bất Vi đệ nhất phú thương quyền khuynh thiên hạ, thế nhưng xưa nay, hỏi đã có bao nhiêu người làm nên như Phạm, Lã?

Thiên tư Cốc Chẩn vốn đã đặc biệt, gã lại được Vạn Quy Tàng đích thân giảng dạy phép buôn bán, phần lớn những nguyên lý mà gã ngộ là chuyện tất nhiên. Tuy cũng cao thủ nhất lưu, ba người Tả, Ngu, Tiên chẳng có chất liệu kinh doanh, những chỗ mà Cốc Chẩn dễ dàng nắm bắt, khi đem giảng cho ba người, gã thật khó diễn đạt cho suông sẻ!

Được cái ba người đều hiểu Cốc Chẩn thực tâm giúp họ, và họn cũng biết món "Chu Lưu Lục Hư công" này ẩn chứa nhiều huyền cơ, luyện được thành công thật cả một chuyện lạ, nếu thất bại, thì cũng không có gì phải xấu hổ, nên dẫu bị nội thương. họ tịnh chẳng hề oán trách Cốc Chẩn một câu, nhưng xem ra như vậy lại càng làm gã thấy áy náy hơn.

Cả đoàn vượt Hoàng Hà tại vùng Ninh Hạ, nhắm hướng bắc đi về phía Hà, Sóc, nghỉ ngơi nửa đêm ở Nghi Lâm, rồi chuyển hướng về phía tây, hôm sau đã ra khỏi Sa Châu Vệ, ra khỏi cưong thổ Đại Minh, cảnh vật phía trước thấy cũng thay đổi hẳn.

Vùng cát trắng, nước đậm màu, mênh mông trời đất, thảo nguyên ngút ngàn, ngựa chạy mỏi vó không hết, dưới mắt Lục Tiệm, đường đi như vô tận, dễ làm buồn nản lòng người.

Lúc đi đường, Cốc Chẩn tựa hồ đã tận dụng sở năng, dựa vào những móc nối hồi gã còn làm kinh doanh, khiến mọi người phần ăn mặc đều được chu toàn tốt đẹp, đi hay dừng đều tuỳ ý, ngựa mỗi ngày mỗi đổi, rặt giống ngựa hay.

Nhưng đi liên tục như vậy, chỉ khổ cho Diêu Tình, từ khi vượt sông, do cưỡi ngựa bị dằn xóc nhiều, nàng không ngừng nôn mửa, thuốc thang khó dùng cho cạn, nếu chẳng nhờ tài năng cao siêu của Tần Tri Vị, nấu nướng canh, thang vô cùng ngon ngọt, Diêu Tình chưa chết vì bệnh, e rằng đã chết vì đã không ăn uống được!

Chẳng dè, khổ này chưa qua, nạn khác đà tới, càng đi về tây, phong cảnh hoang lương không nói làm chi, thời tiết mỗi lúc thêm khắc nghiệt, ngày nóng như thiêu đốt, đêm lạnh giá như băng hàn.

Lớn lên ở miền nam, Lục Tiệm có nằm mộng cũng không sao tưởng tượng nổi trên đời lại có thứ thời tiết tệ hại đến thế. Thân thể yếu ớt vì bệnh của Diêu Tình càng phải cố chịu đựng, nóng thì mồ hôi dầm dề, lạnh thì khắp mình như nước đá, nàng hầu như ngủ mê man suốt ngày, giờ còn sống sót được, toàn trông vào nhân sâm cực phẩm do Cốc Chẩn kiếm được, cùng phép Đại Kim Cương thần lực của Lục Tiệm.

Nhìn thân hình nữ tử trong lòng mỗi ngày mỗi gày còm đi, gương mặt kiều diễm ngày xưa giờ đâu còn nữa, lòng Lục Tiệm đau đớn xót xa vô ngần. Gã chỉ sợ nàng ngủ luôn rồi không tỉnh trở lại,rồi lại sợ lúc nàng tỉnh giấc, tự nàng thấy được dung nhan cuả mình, sẽ đau lòng, gã đã khẩn cầu các cô gái đồng hành giấu hết gương, kính đi. Nếu Diêu Tình có đòi soi gương trang điểm. thì cũng nói dối là đã để thất lạc cả rồi.

Một chiều nọ, đoàn người dừng chân nghỉ ngơi bên một giếng nước. đang lúc Lục Tiệm uống nước, thấy Lan U khóc lóc, chạy tới bảo:

- Lục đại hiệp, cái người đau ốm này, thiệt không còn cách nào chịu đựng được nữa!

Vì cách ly nam nữ, những lúc làm vệ sinh, thay đổi quần áo trên đường cho Diêu Tình, Lục Tiệm đều nhờ cậy Lan U và Thanh Nga lo liệu, khi thấy dáng vẻ Lan U như thế, Lục Tiệm biết thể nào cũng vì Diêu Tình bực bội mà nảy sinh, gã vội hỏi:

- Sao lại không chịu nổi nữa? Cô ấy cơ thể bệnh hoạn, khó tránh tức bực, xin cô hãy nể mặt tôi mà khoan thứ hộ cho!

Lan U tức tửi nói:

- Cô ấy đánh tôi, mắng tôi thì cũng cho qua ... Nhưng cô ấy nhất định không chịu ăn uống, thì tôi phải làm sao đây?

Lục Tiệm thất kinh, hỏi:

- Ngay cả các thức ngon của Tần tiên sinh cũng không chịu ăn à?

Lan U đáp:

- Thức ăn của Tần tiên sinh cũng không ăn!

Lục Tiệm hoảng hốt chạy đến, năn nỉ đủ điều, mà Diêu Tình chỉ toàn nhắm mắt, ngậm miệng, nhất định không ăn uống, vẻ như muốn tuyệt thực mà chết.

Lục Tiệm đang bó tay, vô phương, kinh hoàng tột độ, Cốc Chẩn hay tin đến xem, hỏi Lan U:

- Chuyện này tất có nguyên do, chắc cô đã nói năng gì đó, làm cho nàng ấy bực tức!

Lan U bị oan ức, nói:

- Tôi lúc nào cũng cẩn thận giữ ý, đâu có làm chuyện gì thất thố đâu?

Cốc Chẩn bảo:

- Cô hãy cố gắng nhớ lại xem!

Lan U ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói:

- Vưà qua, lúc đang thay áo, cô ấy đòi uống nước, tôi đã đem đến cho cô một chén nước đầy, kỳ dư, không có gì khác lạ!

Cốc Chẩn bảo:

- Đưa cho ta xem cái chén đi!

Lan U đưa cho Cốc Chẩn.

Nhìn thoáng qua, Cốc Chẩn thấy đó là loại chén sứ trắng sáng, phản chiếu long lanh.

Cốc Chẩ


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.