Tiên Sinh Nhà Ta Biết Bắt Quỷ

Chương 24: Chương 24: Tế Tổ




Edit: GramK

Hôm nay có người đưa tới một cái hộp gỗ tinh xảo, Ngộ Tịnh nhận được thì trực tiếp mang vào phòng Từ Chi Ngôn.

Lê Duệ Bạch và Ngộ Trừng đang ở trong sân luyện bùa, nhìn thấy hộp gỗ đó thì tò mò hỏi: "Hộp gỗ kia là gì thế?"

Ngộ Triệt nói: "Bên nhà tổ phong thủy gửi thiệp mời tới."

Ngộ Trừng dường như đã sớm biết chuyện này, vẻ mặt chờ mong nói: "Năm nay bọn em có được đi không?"

Ngộ Triệt nhìn cậu một cái: "Để xem thầy sắp xếp thế nào. Trước kia toàn là Ngộ Tịnh và Ngộ Minh đi cùng thầy thôi." Nói những lời này xong, anh liếc nhìn Lê Duệ Bạch một cái. Mọi năm đều là Ngộ Tịnh và Ngộ Minh đi nhưng năm nay lại có Lê Duệ Bạch, anh có dự cảm lần này nhất định thầy sẽ mang cô đi.

Dựa vào trực giác của ba lần yêu đương, Ngộ Triệt dường như thấy Từ Chi Ngôn đối xử với Lê Duệ Bạch có chút khác biệt.

Ngày mười bốn tháng bảy là tết Trung Nguyên, còn gọi là lễ Quỷ, lễ Mạnh Lan. Trong phong thủy, ngoại trừ ngày trừ tịch, trung thu thì tết Trung Nguyên là dịp đặc biệt nhất. Mỗi lần tới tết Trung Nguyên, nhà tổ phong thủy sẽ phát thiệp mời cho phong thủy sư mà họ cho là đủ tư cách. Mời họ tới tham gia lễ tế tổ mỗi năm một lần.

Trước đây Lê Duệ Bạch đã đọc qua giới thiệu về nhà tổ phong thủy trong ghi chép.

Nhà tổ phong thủy là nơi thờ bảy vị tổ sư được coi là ông tổ của phong thủy, do đại tộc trưởng đứng ra làm lễ tế.

Tám họ được công nhận trong giới là Ngân thị, Trầm thị, Trương thị, Miêu thị, Lâm thị.

Sau khi ông cụ Từ thị rời đi, nhà tổ phong thủy vẫn luôn được thờ ở đó.

Phong thủy sư được mời trong tết Trung Nguyên là người được công nhận trong giới. Còn người không được mời, dù có thiên phú cực kì cao hay nhiều kỹ thuật thần kì thì ở trong mắt ngời khác cũng chỉ ở hàng thứ đẳng.

Năm ngoài, những tộc khác dìu dắt già trẻ lớn bé đi tham gia tế tổ, hận không thể dọn cả nhà mình qua. Nhưng Từ Chi Ngôn lại khác, anh chỉ mang theo hai đồ đệ tới. Ngộ Triệt tốt xấu gì cũng đã đi mấy lần, nhưng Ngộ Trừng từ khi vào cửa tới nay chưa từng đi lần nào.

Dự cảm của Ngộ Triệt quả nhiên chuẩn xác, sau khi Ngộ Tịnh quay lại, nói với Lê Duệ Bạch: "Mấy ngày này chuẩn bị đồ đạc, vài hôm nữa tới nhà tổ với thầy."

Nhưng khiến Ngộ Triệt ngoài ý muốn chính là Từ Chi Ngôn lần này dẫn tất cả bọn họ theo, làm cho Ngộ Trừng vui muốn chết.

Hai ngày trước khi xuất phát đã bắt đầu sửa soạn, còn đặc biệt ra ngoài cắt tóc.

Lê Duệ Bạch thì không có gì nhiều để chuẩn bị. Lúc xuống núi chỉ có vài bộ quần áo và một cái balo Từ Minh Sương đưa cho.

Sau khi vào Từ trạch, đồ dùng sinh hoạt và những thứ phụ kiện, quần áo bốn mùa đều do Từ Minh Sương chuẩn bị giúp.

Đối với cô, Từ Minh Sương không chỉ đơn giản là sư phụ mà thôi.

Sáng sớm hôm tết Trung Nguyên, trừ Từ Minh Sương, mọi người đều lên xe xuất phát. Lần này Lý Tri Mệnh, Từ Minh Thủy và Từ Chi Ngôn đi chung một xe.

Lê Duệ Bạch và mấy người Ngộ Trừng ngồi xe sáu chỗ, cô thở dài nhẹ nhõm, trong lòng lại có chút mất mát.

Lên xe một lát, Ngộ Triệt lâu lâu lại nhìn Lê Duệ Bạch.

Lần đầu tiên gặp Lê Duệ Bạch, anh đã cảm thấy cô rất xinh đẹp, vẻ ngoài đoan trang, cặp mắt kia lúc nhìn người khác thì long lanh sinh động như dòng mặt hồ trong suốt.

Mà điều đặc biệt hơn cả là khi cô cười rộ lên làm cho người ta cảm thấy cực kì thoải mái. Hôm nay cô mặc một bộ sườn xám, có thể dùng hai từ 'kinh diễm' để hình dung.

Trên người Lê Duệ Bạch có khí chất ôn nhu giống như Từ Minh Sương, nhưng thêm sự linh động, hoạt bát của tuổi trẻ.

"Sao thế?" Lê Duệ Bạch phát hiện Ngộ Triệt thường xuyên nhìn mình nên hỏi.

Ngộ Triệt nói: "Lễ phục đẹp lắm."

Dường như Ngộ Triệt còn muốn nói gì đó nhưng Ngộ Trừng đột nhiên chen vào, ngồi trên ghế trước quay đầu lại nói: "Em cũng cảm thấy thế. Hôm nay phải khiến cho đám đàn ông, đàn bà hung thần ác sát nhà Miêu thị, Ngân thị kia nhìn xem thế nào mới là nữ nhân."

Lê Duệ Bạch đã nhận ra, chỉ cần không có Từ Chi Ngôn trước mặt, trừ Ngộ Tịnh ra thì ai cũng lộ bản tính của mình.

Ngộ Trừng từng nói với Lê Duệ Bạch, nếu không làm ra sự tình quá đang thì Từ Chi Ngôn sẽ không để ý.

Nhà tổ phong thủy ở rừng cây phía Bắc núi Tê Hà, là một chỗ hoàn hảo để nghỉ dưỡng.

Ngoài cửa chính nhà tổ có hai người đàn ông trung niên đứng đó, trên mặt trang điểm như người hát hí kịch, nói: "Rửa tay."

Lê Duệ Bạch theo bản năng nhìn về phía Từ Chi Ngôn, thấy anh bước tới trước cột đá. Ngay khi anh đến gần thì cột đá xuất hiện một khe lõm chứa đầy nước bên trong.

Từ Chi Ngôn nâng tay lên, chạm ngón tay xuống nước trước rồi mới thả cả lòng bàn tay vào.

Lê Duệ Bạch học theo mọi người, vừa làm vừa khẩn trương.

Sau cửa chính là một hành lang bằng đá kéo dài tới trong sân viện. Lúc mấy người Lê Duệ Bạch tiến vào thì đã có rất nhiều người ngồi chờ bên trong. Lê Duệ Bạch len lén quét mắt nhìn một vòng, nhận ra vài tộc trưởng trong quyển ghi chép giới phong thủy.

Đại sảnh có tám cái ghế chủ tọa đặt song song hai bên, mỗi bên bốn ghế. Dãy ghế bên trái đã ngồi kín chỗ, dãy ghế bên phải còn thừa hai chỗ trống.

Trong đại sảnh có tổng cộng gần trăm người, vẻ mặt ai cũng nghiêm túc. Xung quanh lặng ngắt như tờ, yên tĩnh đến mức Lê Duệ Bạch có thể nghe rõ tiếng di chuyển của bọn họ.

Từ Chi Ngôn vừa bước vào, ánh mặt mọi người ngay lập tức đều nhìn về đây. Lê Duệ Bạch thấy vài vị tộc trưởng đang ưỡn ngực, tay vốn gác trên thành ghế bỗng chuyển xuống để lên đầu gối.

Lê Duệ Bạch bám sát Từ Chi Ngôn tới trước mặt các vị tộc trưởng, thấy mấy người Ngộ Tịnh quỳ xuống, cô cũng tính làm theo. Trước khi đầu gối khuỵu xuống thì Từ Chi Ngôn như mọc mắt sau lưng, hơi quay người ra sau giữ tay cô, nói: "Em không cần quỳ, khom lưng được rồi."

Lê Duệ Bạch không dám nói hay thắc mắc gì, chỉ gật đầu.

Từ Chi Ngôn và Lê Duệ Bạch khom lưng, chắp tay, anh nói: "Tộc trưởng Từ thị bái lạy đại tộc trưởng."

Bảy vị đại tộc trường cùng nói: "Đứng dậy đi."

Sau đó vị đại tộc trưởng ngồi ở giữa lên tiếng: "Nghe nói gần đây cậu vừa mới nhận một đồ đệ?"

Từ Chi Ngôn đáp: "Đúng vậy."

Lê Duệ Bạch nghi hoặc, từ khi nào tiên sinh đã thành sư phụ cô rồi?

Từ Chi Ngôn nói: "Duệ Bạch, tới gặp đại tộc trưởng."

Lê Duệ Bạch đầu óc trống rỗng, bước lên một bước sóng vai với Từ Chi Ngôn, khom lưng cúi đầu lần nữa: "Gặp qua đại tộc trưởng."

Đại tộc trưởng cười nói: "Là một hạt giống tốt, vận khí không tồi."

Từ Chi Ngôn hơi gật đầu, sau dó tới ghế thứ ba bên phải ngồi xuống. Lê Duệ Bạch theo mấy người Ngộ tịnh tới sảnh bên.

Ngồi được một lát, Lê Duệ Bạch thấy trên bàn bày khay trà Thạch Mặc* tinh xảo và ba đĩa điểm tâm.

*Mình không rõ luôn á, tra thì nó ra than chì, mà than chì...đen thui sao làm được nhỉ?



Cô nhìn chằm chằm nửa ngày, nghe Ngộ Tịnh nói: "Ăn được."

Không ngờ Ngộ Trừng cũng đang đợi lời này, Lê Duệ Bạch còn chưa phản ứng thì cậu đã di chuyển vị trí của ba đĩa điểm tâm kia tới trước mặt mình.

Mấy đĩa đó gần tới đáy thì Ngộ Triệt như vị chúa cứu thế, đoạt lại điểm tâm trong tay Ngộ Trừng đưa tới trước mặt Lê Duệ Bạch.

Đây là điểm tâm truyền thống của Giang Nam, bên ngoài có lớp vỏ bằng ngô, bên trong làm bằng gạo nếp. Tầng tầng lớp lớp bao lấy nhân đậu đỏ nghiền nhuyễn bên trong, không quá ngọt nhưng đủ để kích thích vị giác.

Trà này là trà Vân Vụ mới sản xuất ra, tuy trà này quý giá nhưng Lê Duệ Bạch cảm thấy sau khi uống xong còn lưu lại mùi hương cây cỏ, nên uống một ly là thôi.

Lê Duệ Bạch hỏi: "Tại sao lúc nãy tiên sinh không cho em quỳ lạy?"

Ngộ Tịnh nói: "Trong nhà tổ phong thủy có quy định từ thế hệ trước, nữ giới không thể làm lễ quỳ lạy."

Lê Duệ Bạch gật đầu, tập tục này cô không nhìn thấy trong ghi chép giới phong thủy kia.

Bỗng Lê Duệ Bạch nghe được thanh âm hát hí khúc phảng phất bên tai, sau khi nghe kĩ mới phát hiện là kinh kịch*, đang hát một đoạn trong [Hành Vân Lộ].

*Kinh kịch là thể loại ca kịch Trung Quốc hình thành và phát triền mạnh ở Bắc Kinh vào thời vua Càn Long. (Á à, anh tra Long.)

"Tiểu thư, người phải bảo trọng."

"Nhân duyên kiếp này khó khép lại, tay nâng ngọc bội mắt đẫm lệ."

Cô không khỏi tò mò hỏi: "Hình như em nghe có người hát hí khúc."

Ngoại trừ Ngộ Trừng ai cũng kinh ngạc nhìn cô, trong chốc lát chẳng người nào có thể cho cô câu trả lời.

Ngộ Trừng nghe xong nghi hoặc, hỏi lại: "Làm gì có tiếng hát hí khúc. Chị gặp ảo giác hả?"

Ngộ Minh nói: "Em nghe được âm thanh hát hí khúc?"

Nhà tổ phong thủy có tập tục diễn xướng quỷ. Bình thường dựng một sân khấu ở chỗ trống trong sân viện phía sau, nhưng hiện bọn họ đang ở phía trước, cách chỗ đó một viện trạch, làm sao mà Lê Duệ Bạch nghe thấy được.

Lê Duệ Bạch thấy bọn họ không ai nghe thấy được, sau lưng bỗng rét run: "Không ai nghe được sao?"

Ngộ Tịnh thấp giọng nói: "Trong nhà tổ đúng là có diễn xướng quỷ nhưng mà ở tận sân sau, em nghe được thì có hơi lạ."

Ngộ Trừng ngạc nhiên: "Chẳng lẽ chị có Thuận Phong Nhĩ?"

*Thuận Phong Nhĩ là một vị thần trên Thiên Đình, có tai nghe được âm thanh theo gió.

Ngộ Triệt thật chẳng muốn nhận mình quen biết người bên cạnh này, anh ghét bỏ liếc nhìn Ngộ Trừng nói: "Thuận cái đầu cậu, người có âm khí nặng nghe được diễn quỷ là điều bình thường."

Diễn quỷ là diễn xướng cho quỷ nghe, mỗi buổi sáng đều diễn một đoạn giống nhau, xem như thông báo cho các loại cô hồn dã quỷ. Buổi tối lại mới chính thức diễn xướng.

Thường bắt đầu lúc canh ba và kết thúc lúc canh bốn, tương đương với 11 giờ đếm và ba giờ sáng.

Gánh hát nhận diễn xướng quỷ không giống với gánh hát thường. Hí khúc nghiêm túc đều diễn ở nhà hát, còn những gánh đi khắp chốn, trừ những gánh không có danh tiếng và diễn xướng chẳng ra gì thì đa số đều là gánh diễn xướng quỷ.

Gánh diễn xướng quỷ không có nữ, toàn là nam nhân khỏe mạnh tráng kiện, sinh đán tịnh sửu*, mỗi thứ đều có một ít.

*Sinh đán tịnh sửu: tên của bốn vai có trong cái vở tuồng, kịch. (chú thích dài, không thích có thể lướt qua.)

- Sinh chỉ người chuyên thủ vai nam, nếu ông già có râu thì gọi là 'lão sinh' hoặc 'tu sinh'. Không đeo râu thì gọi là 'tiểu sinh'. Thanh niên, tráng niên có vũ công thì gọi là 'vũ sinh'.

-Đán chỉ người chuyên đóng vai nữ, nếu là vai đoan chính đàng hoàng, tính tình cương liệt thì gọi là 'chính đán' hoặc 'thanh y'. Nếu diễn vai hồn nhiên hoạt bán, tính tình táo tợn thì gọi là 'hoa đán'. Diễn các vai có vũ nghệ thì gọi là 'vũ đán'.

-Tịnh: Tục gọi là "xướng hoa kiểm" chuyên đóng những vai nam tính tình thô lỗ, tướng mạo có phần kì quái. Mặt hóa trang dùng "kiểm phổ" (mặt nạ), giọng hát to cao, động tác chân tay vung mạnh, có thể phân làm mấy loại: "đại hoa kiểm" (chính tịnh), "nhị hoa kiểm" (phó tịnh), "vũ hoa kiểm" (vũ tịnh).

-Sửu: chuyên đóng những vai trong hài kịch. Vì trên mũi các diễn viên này có bôi một đám phấn trắng, cho nên các vai này cũng được gọi là "tiểu hoa kiểm". Trong số đó có những nhân vật thiện lương, hài hước, cũng có những nhân vật gian trá, nham hiểm, tính khí ti tiện. Có thể chia làm hai loại: "văn sửu và "võ sửu". Nếu diễn những vai thuộc loại này thì gọi là "thái đán" hay "sửu đán". (nguồn: https://kilopad.com/Tieu-thuyet-c42/biet-tat-tat-chuyen-trong-thien-ha-b3639/chuong-142-bon-vai-sinh-dan-tinh-suu-trong-cac-vo-tuong-dien-nhung-gi)

Lê Duệ Bạch thế mà lại nghe được hí văn (lời hát hí khúc) của quỷ, trong lòng không khỏi có chút e ngại.

Bọn họ ngồi ở sảnh bên từ sáng sớm tới giữa trưa, ăn cơm trưa xong lại có người bưng lên thêm một đợt trà bánh. Bọn họ lại ngồi tới hai giờ chiều, ngồi tới nỗi ê cả mông mới có người tới báo họ đứng dậy di chuyển về cửa chính.

Đến cửa chính, vốn bên ngoài cửa trống trải nhưng giờ bày rất nhiều bàn thờ. Trên mỗi bàn thờ đề có ba loại đồ ăn, ba trà năm rượu, một chồng tiền, và một lư hương.

Các vị tộc trưởng đứng thẳng trước lư hương, trong tay cầm một cây nhang thơm cao cấp đưa vào mồi lửa đốt lên. Sau khi ba quỳ chín lạy xong, mọi người cùng nhau đi bộ lên núi, đến nghĩa trang Minh Hiếu tế bái tổ sư.

Lê Duệ Bạch tới sau Từ Chi Ngôn, hỏi: "Tiên sinh, buổi sáng em có nghe được âm thanh hát hí khúc, nhưng Ngộ Tịnh bảo đó là diễn xướng quỷ, người không nghe được."

Từ Chi Ngôn nói: "Không cần để trong lòng, đó là thiên phú của em. Lúc ở thôn Sơn Tuyền em nghe thấy tiếng tôi gọi cũng là như thế. Cảm quan của em đối với những vật dơ dáy mẫn cảm hơn bọn Ngộ Tịnh đôi chút."

Bọn Ngộ Tịnh nghe xong thì trầm mặc.

Từ Chi Ngôn lại nói: "Không cần sợ, bao nhiêu người trong giới này muốn có thiên phú như em cũng không được. Vào thời điểm mấu chốt, nó sẽ giúp em rất nhiều."

Một giờ sau bọn họ lên tới đỉnh núi, tế bái tổ sư.

Bia mộ của những tộc danh môn giới phong thủy đều đặt ở đây.

Đi ngang của một cái bia một, Lê Duệ Bạch hơi ngẩn người. Trên tấm bia đó có khắc "Tổ tiên Từ thị Từ Quan Lĩnh", phía dưới còn có hai chữ 'con trai'-Từ Chi Ngôn.

Lê Duệ Bạch nhìn về phía Từ Chi Ngôn, thấy anh không có biểu cảm gì khác thường, hai tay chắp sau lưng, vẻ mặt vô cảm đi ngang qua. Hệt như chưa từng nhìn thấy bia mộ kia bao giờ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.