Tiểu Lâu Truyền Thuyết

Chương 739: Chương 739




CHƯƠNG 395: THẦN TÍCH CHỚ HỎI

Trên người Dung Khiêm biến hóa cực lớn, chỉ sợ trực tiếp gặp lại sẽ quá chấn động Yên Lẫm, thế nên mới cho y một phong thư trước, để y có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Nhưng mà khi thật sự nhìn thấy Dung tướng của y, hoàn mỹ vô khuyết đứng trước mắt, Yên Lẫm vẫn không biết nguyên cớ, si mừng như cuồng.

Lúc ban đầu, y chỉ biết túm Dung Khiêm khóc rống, qua một khoảng thời gian rất dài, y mới nhớ, mình biết cười, mình hiểu được vui mừng, mới có một loại thoải mái và hạnh phúc dù lúc này lập tức chết ngay cũng không còn tiếc nuối.

Trong khoảng thời gian Dung Khiêm trở về kia, y vẫn giữ Dung Khiêm ở trong cung, không chịu thả đi. Mặc dù từ sau khi chứng mất ngủ của y dần dần khá lên, Dung Khiêm đã không còn cần đêm đêm ngủ chung, nhưng lần này trở về, vì trấn an cảm xúc của y, Dung Khiêm lại không thể không bồi y cả đêm. Mà y, cả đêm không ngủ, chỉ nắm tay Dung Khiêm, mãi xem xét tới lui những chỗ thương tàn khác trên người Dung Khiêm.

Qua nhiều ngày nữa, mới chậm rãi có thể ngủ bên cạnh y, rồi lại nhiều lần từ trong mộng giật mình tỉnh dậy, lại kéo gắt gao tay Dung Khiêm, xác nhận nó quả thật tồn tại, mới có thể an tâm.

Một lần lại một lần, luôn sợ hãi mộng tỉnh, mở mắt ra, hết thảy lại quay về ngày trước.

Vẫn là cánh tay tàn khuyết, vẫn là thân thể giày vò, vẫn là đau đớn y chính miệng hạ lệnh tạo thành, vẫn là y tùy hứng làm bừa rước lấy hậu quả.

May mắn, may mắn, hết thảy tốt đẹp đều là thật, những ác mộng khủng bố đó chưa từng thành thật. May mắn, may mắn, Dung tướng lấy sự bao dung và nhẫn nại cực đại, tiếp nhận y một khoảng thời gian rất dài, như vậy… hồ đồ hoang đường hết sức như vậy.

Dung Khiêm mặc y dây dưa, mặc y quấy rầy, mặc y lần lượt vĩnh viễn không ngừng nghỉ mà hỏi: “Ngươi thật sự khỏi rồi sao?” Sau đó lần lượt ôn hòa trả lời, thái độ bình tĩnh ôn nhu như lúc ban đầu.

Sau đó, Yên Lẫm chưa bao giờ tin thần tin phật tin vận mệnh, lén lút cảm tạ thiên địa, tạ hết mọi thần phật trong lòng biết. Y thậm chí vào thời điểm không ai nhìn thấy, một mình lặng lẽ hướng về không trung đại địa, bái sụp xuống. Quân vương có quyền lực và tôn quý tuyệt đối này, lấy một tư thái thấp kém, đội ơn, đem cả thân thể, phục bái mọp xuống. Cảm kích vận mệnh nắm giữ hết thảy trong minh minh kia.

Được chữa khỏi, kỳ thật không chỉ là thân thể Dung Khiêm, còn có bản thân y.

Sâu thẳm trong tim y, vẫn có một vết thương, sâu không thấy đáy, đau không thể chịu, năm qua năm, mưng mủ thối rữa, thảm không nỡ nhìn.

Nhưng mà, vì không để Dung Khiêm bởi y mà lo lắng nhiều hơn, cho nên y che ngực, mặc nó chảy mủ, sinh giòi, đêm đêm rên rỉ, không hỏi không nghe không ngó ngàng, chỉ làm như nơi đó không hề thương tổn.

Trong sự giày vò dài dòng như thế, y nhìn Dung Khiêm chịu hết đau đớn không thể chịu, mà so với đau càng đau hơn, lại là sự bất lực của y. Bởi vì chẳng làm được gì cả, cho nên đành phải giả đò chẳng có chuyện gì. Thời gian dài, đã quen chết lặng, liền tựa như trong lòng chưa bao giờ có thương tích.

Chỉ có y biết, một mực, vẫn có, vết thương kia, vẫn một mực ở đó.

Rất nhiều năm trước, trước khi y quyết định phải thương tổn Dung Khiêm, y đã tự thương tổn mình trước. Khi y chính miệng ra lệnh phải lăng trì, đã lăng trì chính mình trước. Những năm gần đây, từng chút một, vết thương kia càng ngày càng nặng, càng ngày càng nặng, nặng đến mức ngay cả chính y cũng không còn trông mong có ngày thương khỏi.

Y trước giờ vẫn biết, mình sẽ vĩnh viễn không được giải thoát. Trừ phi là trời giáng kỳ tích, Dung tướng khỏi, y mới có thể nhìn thấy hy vọng. Mà kỳ tích ngay cả chính y cũng không dám mong đợi này, lại thật sự phát sinh ngay trước mắt.

Dung Khiêm đã trở về. Mỗi một ngày bầu bạn y, mỗi một ngày, Yên Lẫm kỳ thật đều có cảm giác đang trong ảo mộng.

Ngày ngày đêm đêm, Dung Khiêm thoải mái ở lại trong hoàng cung bồi Yên Lẫm, vừa không lẩn tránh người bên ngoài, cũng không che giấu tình hình thân thể mình khôi phục không thể tưởng tượng hiện tại này.

Đã quyết định phải về, y tự nhiên cũng không định trốn trốn tránh tránh, cả đời để Yên Lẫm bồi y che trái hở phải, giống như giữa hai người có hành vi gì không thể cho ai biết, có hoạt động gì không thể gặp quang.

Trong cung lắm người nhiều miệng, những người biết y lại nhiều, sự tình sớm muộn không thể giữ bí mật. Song Dung Khiêm không cho Yên Lẫm chính thức tuyên bố tin tức mình khôi phục như xưa, lặng yên trở về.

Dung Khiêm kỳ thật là người cực không thích nói dối, nhất là đối với bằng hữu, cấp dưới, người quen, càng không nguyện ý hư ngôn ứng đối. Chỉ là, kỳ tích phát sinh trên người y chấn tâm phách người như thế, cho dù nhìn ra Dung Khiêm không muốn nói rõ những việc này, chỉ sợ vẫn sẽ có người ỷ quen thuộc lẫn nhau, ỷ tình cảm ngày xưa, nhiều lần đến thăm dò ý tứ, đến nghe ngóng kết cục.

Y không có biện pháp nào nói rõ ràng, cũng thật sự không muốn giải thích với người hết lần này đến lần khác, dù sao không phải người người đều có thể như Yên Lẫm, hoàn toàn không để ý những giải thích hàm hàm hồ hồ đó, để y dùng một hai câu sư môn của Phong công tử quả có y thuật đoạt tạo hóa thiên địa, là có thể miễn cưỡng qua. Mà chỉ cần Yên Lẫm một ngày không chính thức tuyên bố, thần tử trong triều, hậu phi trong cung biết cũng chỉ có thể làm như không biết, không thể đến bái phỏng vấn an.

Chung quanh họ, luôn có đám cung nữ hạ nhân trong hoàng cung, nhất là các cung nhân trước kia từng hầu hạ Dung Khiêm bị thương nặng, dùng ánh mắt khiếp sợ, không hiểu, mê mang, nghi hoặc, thậm chí là nhìn yêu quái, lặng lẽ đánh giá Dung Khiêm. Bất kể Dung Khiêm đi đến đâu, luôn có người trốn xa tít, dòm y chòng chọc, đến cả Phong Trường Thanh và Sử Tịnh Viên cũng không tránh khỏi thỉnh thoảng mặt lộ dị sắc, vẻ mặt cổ quái.

Nếu đổi lại là Yên Lẫm, bị hạ nhân nhìn lén như thế, chỉ sợ đã sớm phải trở mặt giết người, giết gà dọa khỉ. Nhưng Dung Khiêm càng có thể thông cảm cái tâm kinh nghi của thế nhân với việc không thể lý giải, tận lực nhẫn nại bao dung hết thảy.

Dung Khiêm không để ý nhưng Yên Lẫm lại rất để ý. Y không thể chịu được, về sau vô luận Dung Khiêm đến đâu cũng bị người ta trước mặt người dùng ánh mắt nhìn quái vật mà đánh giá, sau lưng người dùng các cách nghĩ cách nhìn vớ va vớ vẩn để suy đoán nghị luận. Kích động ban đầu vừa qua, y lập tức ý thức được, chuyện này nhất định phải có lời giải thích. Dung tướng của y tuyệt không thể cứ tránh không gặp những người khác, Dung tướng của y nên có thể quang minh chính đại dưới ánh mặt trời đi bất cứ nơi nào.

Chuyện này đương nhiên không cách nào giải thích, nhưng không cách giải thích, lại không làm khó được Hoàng đế Yên Lẫm này.

Trong dân trong triều trong cung, nhanh chóng bắt đầu truyền lưu một cách nói kỳ quái.

Yên quốc là cường quốc thiên mệnh đã chọn phải nhất thống thiên hạ, tất cả các nhân vật trọng yếu của Yên quốc, cũng đều được thần linh trên trời bảo vệ phù hộ. Dung quốc công do là cột chống trời của Yên quốc, vì nước vất vả nhiều năm, đến nỗi bệnh cốt rời rạc, được thần phật bảo hộ, bệnh đi thương tiêu, phục kiện như xưa.

Yên quốc trên dưới, điềm lành cũng đến dồn dập. Dưới sông gì gì đó có rùa trắng nổi lên, trên mai có nét chữ trời sinh mà thành, tuyên bố thần linh phải bảo hộ lương thần Yên quốc. Sau sấm sét gì gì đó, trên núi cao bỗng nhiên xuất hiện bia đá, trên bia có khắc thiên thư, viết trời cao phải bảo hộ quân thần Yên quốc thế nào thế nào… Bao nhiêu cao tăng danh đạo của chùa chiền danh sơn, cũng đều trước sau tự xưng biết thiên cơ, thần linh đã ra tay cứu hộ trị liệu cho công thần lớn nhất của Yên quốc!

Lời kiểu này, bất kể ngươi tin hay chăng, ngươi cũng tuyệt đối không cách nào phủ nhận. Cả sự việc đều đã nâng lên đến độ cao Yên quốc phải chăng được trời cao chiếu cố này, trong Yên quốc, lại có ai còn dám mạo lỗi lầm to tày trời, nhất định phải chạy đến gọi nhịp với Hoàng đế, nói trời cao kỳ thật không hề ưu ái Yên quốc thế nào?

Mà tình trạng thân thể Dung Khiêm hiện giờ, lại quả thật làm cho tất cả những người biết thương thế, tàn tật trước kia của y đều không thể không thừa nhận đây là thần tích. Bởi vậy, cho dù là địch quốc muốn viết văn trên đây, cũng chẳng kiếm được sơ hở.

Một đến hai đi như vậy, cảm xúc dân gian liền tăng vọt hơn bao giờ hết. Về thần linh thích ý Yên quốc như thế nào, định phù hộ Yên quốc thống nhất thiên hạ như thế nào, lại cứu chữa cho Dung Khiêm như thế nào. Đủ loại cố sự đều bị người truyền đến huyền càng thêm huyền, ngay cả chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng nói rất có thanh có sắc.

Những cung nữ thái giám trong hoàng cung đó, lại nhìn thấy Dung Khiêm, ánh mắt cũng đã dần biến thành tôn kính hâm mộ hướng về, ánh mắt làm người khá thoải mái kiểu này.

Song ngươi thiên hạ có lẽ đều có thể không hỏi nhiều nữa, nhưng Yên Lẫm có thể không nghĩ nhiều nữa sao?

Đối mặt với Dung Khiêm khôi phục như xưa, y là người duy nhất trong mọi người có thể không hề đổi thái độ, thân mật như xưa kia, hoàn toàn không hoài nghi với lời Dung Khiêm nói.

Nhưng mà, y không truy hỏi, là bởi vì Dung Khiêm đã không chịu nói rõ, vậy nhất định là không thể nói. Y không suy nghĩ hoài nghi sâu xa, là bởi vì trong hạnh phúc tựa như ảo mộng đó, y không dám nghĩ quá nhiều, chỉ sợ chân tướng kia đụng chạm quá sâu, hết thảy nháy mắt sẽ tan tành hết.

Nhưng y vốn thông minh, thân là người đứng đầu Yên quốc, những năm gần đây càng lịch luyện được lòng dạ thâm trầm hơn, suy nghĩ chu đáo chặt chẽ hơn. Cho dù trên tình cảm cảnh báo mình không được nghĩ nhiều, thế nhưng theo thời gian từng ngày qua đi, cuối cùng vẫn không tự giác đi tự hỏi, đi phân tích.

Rốt cuộc là y thuật thế nào, có thể làm đến bước này.

Y biết Dung Khiêm không cách nào cho ra một giải thích làm người ta tin phục, y cũng không thể, nhưng y có thể bịa một lời giải thích, dùng thủ đoạn buộc mọi người không tin cũng phải tin, cho dù trong lòng không tin cũng chẳng ai dám đi phiền Dung Khiêm nữa.

Thế nhưng, liệu có phải y bịa ra biết đâu mới là giải thích chân chính duy nhất.

Trừ thần tích, còn điều gì có thể giải thích kỳ tích trước mắt?

Nhưng thần tích vì sao mà xuất hiện? Chí ít Yên Lẫm tuyệt không tự luyến đến mức cho rằng thật sự là trời cao đang chiếu cố Yên quốc.

Yên Lẫm không tin thần phật, không tin hết thảy những lực lượng không thể biết mà mọi người tin trong ảo tưởng.

Yên quốc có thể có hôm nay, không phải bởi vì y là người của thiên mệnh, mà bởi vì nỗ lực của Dung Khiêm và cố gắng của y. Trong đây có vô số huyết lệ, vô số mồ hôi, vô số bỏ ra và hy sinh của thần dân Yên quốc, không hề có bóng dáng thần linh gì.

Yên Lẫm không tin thần phật, bởi vì sách sử rõ rệt, bao nhiêu minh quân anh chủ một đời anh hùng, cuối cùng lại bởi vì mong đợi trường sinh mà làm vô số việc ngu ngốc, trở thành đồ ngu cho những ác tăng tà đạo đó lừa bịp.

Nhưng mà, sự trở về của Dung Khiêm, lại lật đổ hết thảy thường thức y biết.

Hơn nữa Dung Khiêm sau khi trở về, lại từng đưa ra một yêu cầu có chút kỳ lạ với y.

Đừng tiếp tục phái người đi thăm dò Vạn Sơn nữa, mà còn do Yên Lẫm ra mặt, cùng mấy quốc quân khác đạt thành hiệp nghị, cùng với không ngừng dùng mạng người đi lùng tìm một thế giới không biết và khả năng cực nguy hiểm, chẳng bằng mọi người đều lui một bước, không ai thăm dò nữa, chỉ phái người canh gác chặt chẽ. Cứ như vậy, tuy rằng mọi người chẳng ai được lợi, ít nhất quốc gia khác cũng không kiếm được lợi.

Kỳ thật, nhìn từ quẫn cảnh quân đội mấy nước phái đi thăm dò Tiểu Lâu ở ngoài Vạn Sơn trước mắt rơi vào, đây quả thật xem như biện pháp xử lý tốt nhất lý trí nhất. Chỉ là do Dung Khiêm nói ra, thì rất là kỳ quái.

Dung Khiêm từ khi tái xuất hiện đến nay, chưa từng chủ động can dự chính vụ quốc gia, nếu không phải Yên Lẫm hỏi y, thảo luận với y, y luôn không mở miệng bày tỏ ý kiến.

Huống chi, phen này thân thể khôi phục như thường trở về gặp nhau, vui mừng khoái ý trong đó hơn xa bình thường, sao y lại còn phân ra tâm tư để quan tâm tốp quân đội nhỏ đang thăm dò trong một vùng núi rừng ngoài ngàn vạn dặm?

Yên Lẫm tiếp nhận ý kiến của Dung Khiêm, tự mình viết quốc thư cho mấy quân chủ khác, cũng phái Sử Tịnh Viên đi phụ trách chi tiết đàm phán thuyết phục, cùng mấy quốc gia hợp tác bố trí phòng vệ, mọi người giám thị lẫn nhau, lại hợp tác lẫn nhau, toàn lực phong tỏa Vạn Sơn.

Nhưng Yên Lẫm sao có thể không bởi vậy mà nhớ lại, lúc trước vị Phong công tử kia tự xưng sư môn y không sợ bất cứ cường quyền nào, cho dù mười vạn đại quân áp sát, cũng bảo đảm có đi không về…

Lúc ấy Sử Tịnh Viên từng giận dữ nói, trừ phi sư môn của ngươi là Tiểu Lâu trong truyền thuyết.

Một câu nổi giận năm đó thuận miệng mà ra, hiện giờ nghĩ đến, dường như vừa khớp truyền thuyết.

Trước mắt, Dung Khiêm tay cụt mọc lại, thân thể bình phục là thần tích, phương xa trời sụp đất nứt, Vạn Sơn đổ sập cũng là thần tích.

Tiểu Lâu vô số đại quân cũng có đi không về kia, Tiểu Lâu nháy mắt làm sông lớn đổi dòng, làm trời quang mưa to kia…

Khoảng thời gian mấy trăm năm, thần tích lúc ấy đã thành truyền thuyết. Người hiện thế, tận khả năng tự cho là đúng mà không tin truyền thuyết, chỉ cho cái gọi là thần tích là chuyện cười. Nhưng sự thật ở ngay trước mắt, dù không chịu tin tưởng cũng không thể bịt mắt làm như chưa từng thấy nữa.

Tiểu Lâu, rốt cuộc là nơi nào? Nếu Tiểu Lâu chính là sư môn Phong công tử nói, như vậy, có lẽ y thật sự chính là Phong Kính Tiết chết đi sống lại, mà Phương Khinh Trần cũng chết đi sống lại kia…

Chỉ là, Dung tướng… ngươi… ngươi là ai? Ngươi đến từ phương nào?

Ngươi tự xưng cực có uyên nguyên với sư môn Phong công tử, ngươi rốt cuộc là…

Yên Lẫm trước nay cho rằng mình là người thân cận nhất với Dung tướng, thế nhưng y chưa bao giờ hay biết, hóa ra y đối với Dung Khiêm, lại không lý giải như thế.

Bất kể có nguyện ý hay chăng, y rốt cuộc vẫn lặng lẽ liên hệ rất nhiều chuyện vào một chỗ, không chú ý suy đoán ra kết quả khó bề tưởng tượng.

Sau đó, y suy nghĩ rất lâu, rất lâu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.