5 năm sau, ở đảo Lam Sơn, có một ngôi nhà nhỏ trong nông thôn, có một người con gái đang nấu cơm.
Cô ấy đang vò gạo, với những hạt gạo trắng và thơm ngon, trong thời khắc này, có lẽ đây là hạnh phúc trong cuộc đời của cô.
“Thảo, ra giúp lặt hành.”
Một tiếng gọi vang lên gọi cô gái nhỏ đó tới, cô gái nhỏ có tên là Thảo.
“Vâng!”
Thảo chạy vào trong nhà sau khi vò xong và đặt nồi cơm trên bếp lửa.
Trước mặt cô ấy là một người đàn bà với thân hình gầy gò nhưng lại rất cân đối, người đàn bà ấy đang gọt củ cải bằng con dao cùn và thật nhẹ nhàng.
Những cử chỉ thanh thoát và đầy sự điêu luyện đến từ người đàn bà đó.
Thảo chạy tới chỗ người đàn bà đó và ngồi xuống bên cạnh bà ấy rồi cầm những cọng hành và lặt từng cọng.
Sau khi lặt xong thì cô đứng lên và lại đi vào bếp.
“Con đi nấu cơm tiếp đây ạ.”
Thảo nói với vẻ mặt vui tươi rồi chạy thật nhanh vào phòng bếp.
“Ừm, cẩn thận.”
Người đàn bà đó nói một cách nhẹ nhàng.
Vài chục phút sau, một mâm cơm được bày ra từ một cái bàn gỗ cũ kỹ và hao mòn, một mâm cơm chỉ có hai chén cơm, một dĩa củ cải trắng và một bát canh hành.
Ngay trước khi ăn, người đàn bà đã nói một câu.
“Chúc mừng sinh nhật, Thảo!”
Phải, đây là một bữa tiệc sinh nhật của cô ấy, vì cơm trắng quá đắt, vậy nên đây đã là một món ăn xa sỉ đối với những người nông dân bần hèn.
“Con cảm ơn mẹ!”
Thảo nói với người đàn bà với vẻ mặt vui tươi, dù vậy, cho dù người đàn bà ấy có mỉm cười thì hai hàng nước mắt vẫn tuôn rơi.
“Mẹ à.”
Ngay khi Thảo nói với vẻ mặt quan tâm thì bà ấy chỉ quay mặt đi và nói.
“Đừng để ý, đây chỉ là nước mắt của hạnh phúc thôi.”
Dù rằng người đàn bà đó nói vậy, nhưng Thảo vẫn không tin.
Đây là lần thứ 5 mẹ khóc rồi, chắc chắn mẹ đang khóc vì đã không cho mình cuộc sống đầy đủ. Thảo nghĩ thầm.
Thảo biết chắc chắn hai hàng nước mắt của người đàn bà đó không phải là vui sướng, mà là đau khổ, đau khổ ở đây không phải là vì sự khổ cực của bà ấy, mà là vì Thảo.
Dẫu Thảo biết rằng người đàn bà ấy không phải là mẹ ruột của mình, nhưng say lại rất quý người đàn bà này.
Vì vậy, cho dù không phải là người mẹ ruột, dẫu cho đây chỉ là một cuộc sống nghèo nàn, dù vậy, Thảo vẫn không ghét nó, vì ở đây có hai người nương tựa vào nhau sống qua ngày.
“Đừng để ý nữa, mau ăn đi.”
Người đàn bà đó mau thúc giục Thảo ăn cơm.
“Vâng.”
Thảo cầm bát đũa lên và ăn rất nhanh, người đàn bà đó cứ nhìn vào bàn tay của Thảo, bàn tay của người lao động với vết chai sờn và đầy bụi bẩn.
Cứ nhìn vào đôi bàn tay đó, người đàn bà lại không thể kìm lòng mà oán hận bản thân mình, chỉ luôn tự trách trong lòng rằng mình thật vô dụng.
“Mẹ, sao mẹ chưa ăn cơm?”
Thảo nhìn vào người đàn bà đó khi đang cầm bát đũa.
“À à, ăn ngay đây.”
Người đàn bà đó ngay lập tức cầm bát đũa lên và ăn thật nhanh, vì đây là dịp chỉ có 1 năm 1 lần.
......................
Ngày hôm sau, khi mà Thảo đang ra ngoài làm ruộng cùng với người đàn bà đó thì có một viên đá ném trúng người cô thật đau.
Khi mà Thảo quay đầu lại nhìn thì thấy những đứa trẻ nhỏ đang cầm những viên đá đang nhảy nhót và cười cợt khinh thường trước mặt cô.
“Lêu lêu cái đồ có vết bớt kỳ dị trên trán.”
Những đứa trẻ cứ cười cợt cho tới khi một tiếng hét vang lên.
“Này, mấy đứa nít ranh kia!!”
Người đàn bà đã xuất hiện và đi tới với khuôn mặt hung dữ.
“A, bà chằn tới rồi, chạy thôi!”
Những đứa trẻ nhanh chóng chạy nhanh như tên bắn để lại Thảo đứng nhìn.
“Này, đứng lại đó!”
Khi mà bà ấy định tiếp tục đuổi theo thì lại bị Thảo kéo áo lại.
“Con không sao đâu, mẹ hãy dừng lại đi.”
Thảo cầu xin người đàn bà đó với khuôn mặt đáng thương làm bà ấy mềm lòng.
“Con không cần làm thế đâu, ta đau lòng biết bao.”
Bà ấy khuỵu gối xuống nhìn Thảo với khuôn mặt buồn bã.
Người đàn bà ấy lấy đôi tay thô ráp của mình và xoa nhẹ lên khuôn mặt của Thảo với biết bao tình thương.
“Con chỉ cần sống tốt thôi.”