Tôi Cần Em, Cô Gái Nhỏ Bé Ạ!

Chương 27: Chương 27: Quá Khứ và Mẹ




(Vì tác giả khá bận nên ra chap mới chậm trễ xíu, định là sẽ ra 2 chap nhưng chap kia chỉ mới viết được một nửa. Nên thôi thì đăng trước một chap cho các bạn đọc trước. Chúc các bạn đọc chuyện vui vẻ!!!)

...-----.....

# Quán cafe#

Min đang ở đây đợi một người, vị ấy đang chậm rãi bước vào từ cửa. Dừng lại ở bàn Min và nhìn nhỏ mĩm cười. Min nhận ra ngay người đàn ông này chính là quý ông đã đi cùng mẹ tên Khang ở bệnh viện lần trước.

- Chào bác! – Min đứng dậy cúi chào.

- Chào cháu! Cháu ngồi đi! - Vị ấy ngồi diện Min.

Người đàn ông tần 50 tuổi, ông mặt trên mình một bộ vest lịch lãm màu đen huyền, tóc được vuốt keo kỸ càng và chải ngược về phía sau, nhìn phong thái là biết ngay người thuộc tầng lớp quý tộc.

- Xin lỗi vì đã đường đột gọi cháu đến đây. Ta thay bà nhà đến gặp cháu vì bà ấy không được khỏe. Đây là danh thiếp của ta. – Ông trao danh thiếp cho Min

Vị này chính là Vương tổng, giám đốc siêu tập đoàn FuShi vô cùng nổi tiếng.

- Không biết, bác tìm cháu có việc gì? - Rời danh thiếp Min nhìn ông ấy và hỏi.

- Ta muốn hỏi cháu một số chuyện về Duy Khang. Không giấu gì cháu ta là cha dượng của thằng bé.

Nghe đến đây Min không gì hơn ngoài vẻ mặt bất ngờ. ông ấy tiếp lời.

- Và cũng muốn xin lỗi cháu về chuyện Thiên Phong con trai ta đã gây ra. Sau chuyện xảy ra với Duy Khang, ta có cho người điều tra và biết được chính thằng Thiên Phong đã bày ra chuyện này. Vì vậy, hôm nay ta muốn thay mặt nó xin lỗi cháu. – Ông ấy đứng dậy cúi đầu.

Min cũng vội vàng đứng dậy.

- Bác ... Bác đừng làm vậy. Dù sao mọi chuyện cũng qua rồi. Cháu cũng chẳng bị thương tích gì cả.

Họ ngồi xuống và tiếp tục câu chuyện.

- Sức khỏe cháu thế nào rồi? Hôm trước lúc cháu ngất ở bệnh viện làm ta lo lắm.

- Cảm ơn bác, cháu đã khỏe hơn rồi! Hôm đó may mà nhờ có hai bác.

- Ta chẳng giúp được gì nhiều nên cháu không cần khách sáo. Ta có chuyện này không biết có nên hỏi không? – Ông ấy mỉm cười, cách ông ấy nói chuyện sao mà gần gủi quá. Nếu không cầm trước tấm danh thiếp chắc Min còn tưởng đây là một người đàn ông bình thường đó chứ.

- Có chuyện gì bác cứ hỏi ạ?

- Cháu và Thằng Khang nhà bác đã đến giai đoạn nào rồi. – Ông lại cười khì, những nếp nhăn hiện hữu trên mặt, nhưng nó không làm mất đi sự phong độ của ông.

- Cháu... cháu và anh ấy chỉ là bạn thôi.

- Vậy là ta đã hiểu lầm rồi sao? – Ông ấy có chút tiếc nuối và đổi chủ đề - Duy Khang khi nào thì xuất viện?

- Bác sĩ nói đợi vết thương lành hẳn rồi sẽ cho xuất viện. Chắc khoảng 3 4 ngày nữa bác ạ!

- Vậy phiền cháu chăm sóc nó dùm ta. ....Thật là ngại quá... - Giọng ông ấy buồn đi, có chút thở dài.

- Cháu xin lỗi, thật ra thì cháu rất tò mò, không biết tại sao hai bác không trực tiếp chăm sóc cho anh ấy mà phải nhờ đến cháu? Còn nữa, tại sao lại không cho anh ấy biết việc bác gái đã hiến máu để cứu anh ấy– Min thấy thật khó hiểu, nhỏ hầu như không biết gì về gia đình tên Khang. Bởi hắn chưa từng nhắc đến.

Ông nhìn Min cười buồn, rồi nói.

- Đó là một câu chuyện dài, có một số chuyện xảy ra nên ta và bà nhà không thể quan tâm hay chăm sóc thằng bé đúng như trách nhiệm của người làm cha mẹ. Ta có thể kể cho cháu nghe nếu cháu muốn?

Chuyện về gia đình tên Khang, thật sự Min vô cùng muốn nghe. Min muốn biết thêm về hắn, muốn hiểu hắn nhiều hơn.

- Nếu bác không phiền cháu rất muốn nghe.

Ông cười với đôi mắt đuộm buồn vì câu chuyện ông sắp kể đây nó còn buồn hơn rất nhiều.

Ông ấy nâng cốc cafe nhấp môi một ít rồi bắt đầu câu chuyện.

(Nhiều năm trước, ta biết đến cha ruột của Duy Khang qua một lần kí hợp đồng làm ăn, lúc đó ta chỉ là một người mới bước vào nghề, còn ông ấy là chủ một tập đoàn lớn, ông ấy luôn giúp đỡ và tạo điều kiện để ta phát triển sự nghiệp, ta rất ngưỡng mộ cách làm việc và tính quyết đoán của ông ấy. Thế nhưng, người tài chẳng thể sống trọn vẹn cuộc đời, ông ấy vì lao lực quá mức nên đã lâm bệnh mà qua đời để lại Duy Khang và mẹ nó, lúc đó thằng bé chỉ 6 tuổi. Không lâu sau đó sự nghiệp ông ấy cũng không may rơi vào tay của những người mưu cầu quyền quý, mẹ Duy Khang là bà nhà ta bây giờ cũng bị đuổi đi không cần đến một lý do. Chồng mất, cha mẹ cũng chẳng còn nên bà ấy chỉ biết ôm con tìm đến họ hàng xa nhờ giúp đỡ, nhưng chẳng mấy ai quan tâm, chẳng những vậy họ còn xua đuổi bà ấy chẳng khác gì xua đuổi một kẻ ăn mài.

Cũng may ông trời không tuyệt đường người, bà ấy thuê được một căn nhà trọ sụp xệ tồi tàn tại cái khu mà người ta gọi là ổ chuột với số tiền ít ỏi từ mớ trang sức do mẹ bà ấy để lại. Cuộc sống vô cùng khó khăn, gạo còn chẳng có đừng nói đến một bữa cơm ngon, một bát cháu với bà ấy lúc này thật là quá xa vời. Bà ấy khổ thì cũng chẳng sao, quan trọng là thằng Duy Khang nó quá nhỏ và không đủ sức để chịu cái khổ này cùng bà ấy.

Vậy nên bà ấy đã cố gắng tìm cho mình một công việc, nhưng không dễ gì, vì trước giờ bà chưa từng làm chúng. Hơn 2 tháng thử đủ mọi công việc nhưng chẳng lần nào suôn sẻ, cuối cùng bà ấy được nhận làm người giúp việc cho một gia đình giàu có. Niềm vui chưa trọn vẹn thì khó khăn lại ập đến vì công việc chẳng dễ dàng, khi người chủ chưa hề đối tốt với bà dù chỉ một ngày. Công việc không biết từ đâu cứ bày ra thành núi, làm từ sáng đến chiều cũng chẳng xong, không những vậy bà ấy còn chịu nhiều lời cay nghiệt, mỉa mai,.... Thế mà, chẳng sao cả bà ấy chấp nhận điều đó, người chủ ấy có nói gì bà ấy cũng mỉm cười cho qua.

Cuộc sống ổn định hơn, nhưng để Duy Khang tiếp tục đến trường, bà ấy nhận công việc phụ hàng vào buổi tối, tuy có vất vả nhưng nhìn Duy Khang được cuộc sống như bao đứa trẻ khác, được lớn lên khỏe mạnh từng ngày bà cũng vui lòng. Ấy vậy mà niềm vui ấy chưa được bao lâu thì chuyện không mong muốn cũng xảy ra. Năm Duy Khang tròn 7 tuổi, thằng bé mắc bệnh suy đường hô hấp và lỵ amip, bà ấy phải ngưng công việc để chăm sóc cho thằng bé. Viện phí, thuốc men ngày một nhiều vì bệnh của thằng bé ngày càng nặng hơn, vét hết số tiền dành dụm vẫn không đủ, bà ấy phải chạy đi vay mượn, nhưng cũng chẳng đủ được bao nhiêu ngày. Lúc này, bà ấy được một người quen chỉ một công việc lương cao, tiền liền nên bà ấy rất mừng và ký hợp đồng để lấy tiền chửa trị cho Duy Khang. Thật không may tờ hợp đồng đó đã đẩy bà vào con đường mà xã hội chán ghét, khinh bỉ là cái nghề làm gái. Hợp đồng chính tay bà ấy đã ký nên chẳng thể làm gì, cũng chẳng biết tìm ai giúp đỡ. Nước mắt chan cơm, bà ấy lo cho Duy Khang từng ngày. Cuối cùng thằng bé cũng khỏe mạnh về nhà. Nói ra thì cũng lạ ,ai cũng kêu cái nghề của bà ấy nó thấp hèn nhưng nghĩ ra nó không quay lưng với bà ấy như những người mang tiếng người thân, bạn bè,.. nó còn cứu sống cả con bà ấy đó chứ. Chỉ mỗi tội cái tên của nó xã hội không chấp nhận.

Vì cái nghề mà người ta gọi là “nhục nhã” này, nên bà ấy luôn lo sợ, sợ một ngày mọi chuyện lộ ra, sợ một ngày thằng Khang phát hiện. Nhưng cây kim trong bọc cũng có ngày lồi ra, ngày Duy Khang biết chuyện thằng bé đã hét ầm lên “tại sao bà lại làm cái nghề đó? Tôi chán ghét bà, Bà không phải mẹ tôi”, có lẽ đó là những lời nói làm tim bà ấy đau như chết đi sống lại, dù mọi người xì xầm to nhỏ “bà Ta là Gái” “Con đó là gái”, cũng chẳng sao, bà ấy chịu được. Nhưng bà ấy chỉ xin là đứa con trai mà bà ấy dứt ruột đẻ ra đừng nói về mẹ mình như vậy. Hàng nước mắt lăn dài bà chẳng thể nói gì ngoài xin lỗi “Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi... xin con hãy tha thứ cho mẹ”, thằng bé chẳng nghe nó lao ra đường mà không cần biết gì, rồi lao vào đầu xe ô tô, cũng may lúc đó bà ấy kịp chạy đến ôm thằng bé vào lòng che chở.

Cháu có biết chiếc xe đó ai đã lái không? Là Ta. Đó là lần đầu ta gặp bà ấy, tình huống thật trớ trêu. Lúc đó ta vội vàng bước xuống xe, chạy đến đỡ bà ấy. Máu chảy ra rất nhiều nhuộm đầy khuôn mặt hóc hác của bà ấy. Bà ấy rơi vào tình trạng hôn mê nên ta cố gọi “Cô không sao chứ? Cô gì ơi!”, cuối cùng bà ấy mở mắt và đưa bàn tay gầy trơ xương nắm chặt lấy tay ta, “ Xin hãy cứu con tôi.... Cứu.... thằng bé”, ta đưa mắt nhìn thằng bé rồi nói với bà ấy “Con cô không sao cả, thằng bé ổn”, “Thật tốt quá” bà ấy mĩm cười rồi ngất đi. Lúc đó ta mới thấy, tình yêu của người mẹ dành cho con lớn đến nhường nào, bao la biết nhường nào, dù đang đứng trước bờ vực sống và chết, chỉ cần con bình an họ vẫn mỉm cười.

Sau vụ tai nạn, sức khỏe bà ấy yếu đi, vì thấy thương cho số phận bà ấy và cũng để đền đáp sự giúp đỡ của chồng bà ấy trước đây, nên ta tiếp tục chăm sóc bà ấy. Một khoảng thời gian dài gắng bó, ta đã đem lòng ngưỡng mộ bà ấy, bà ấy không mang một sắc đẹp nghiêng nước nghiên thành, nhưng bà ấy có một tâm hồn trong sáng và thánh thiện. Ta nhiều lần thổ lộ nhưng bà ấy chưa một lần đồng ý, ta biết rằng bà ấy ngại về quá khứ của mình, ngại về cái nghề đang bám víu bà ấy. Nhưng nói thật ta chẳng ngại gì cả, cái nghề nó cũng chỉ là một cái tên thôi cháu à! Cách người ta sống, cách người ta cố gắng nó mới là điều quan trọng. Bởi, đâu phải ai cũng muốn bước chân vào con đường đó, cuộc sống quá khó khăn, số phận qua nghiệt ngã, con người quá vô tình nên đã đẩy con người ta vào đám bùn nhơ nhuốc. Ta hi vọng có thể chìa bàn tay yếu ớt của mình kéo bà ấy ra khỏi nơi đó. Vì thế, dù bị từ chối bao nhiêu lần ta vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng, và rồi bà ấy cũng mềm lòng. Sau đó không lâu ta và bà ấy đi đến hôn nhân.

Về phần Duy Khang từ hôm đó, chưa bao giờ nó gọi bà ấy bằng mẹ, nó chỉ luôn miệng nói rằng “Tôi chán ghét bà”, và tất nhiên nó cũng chưa từng gọi ta bằng cha. Thằng bé sống khép kín hơn hầu như nó không trò chuyện hay có bất cứ bạn bè nào cả. Năm 15 tuổi nó bắt đầu cuộc sống tự lập, ta đã chìu theo ý thằng bé và chu cấp cho thằng bé hằng tháng. Một năm sau đó, thằng bé trở nên ngỗ nghịch, phá phách, bắt đầu vào việc ăn chơi, đàn đúm,... lúc đó ta thật sự rất lo nhưng ta chẳng có cách nào can thiệp, vì càng can thiệp thằng bé càng nổi loạn hơn, nó không mong sự có mặt của mẹ nó hay ta và nói rằng “hãy tránh xa tôi càng xa càng tốt”. Dù rất thương thằng bé nhưng ta và bà ấy chỉ có thể đứng nhìn từ xa, thỉnh thoảng đến thăm nó nhưng chưa bao giờ nó thật sự vui vẻ. Người làm cha như ta thật vô dụng phải không? (Thở dài một chút ông nhìn min trìu mến). Nhưng bây giờ thì khác rồi, tất cả là nhờ có cháu, từ lúc quen cháu cuộc sống của nó đã khác hơn, ta thấy nó cười và vui vẻ hơn rất nhiều.

Ông ấy đặt tay lên đùi ngồi thẳng dậy.

- Thật ngại quá... Bắt cháu phải nghe một lão già như ta kể chuyện.

- Không đâu ạ! Cảm ơn bác đã kể cho cháu câu chuyện này. Cháu mong mình có thể giúp được cho hai bác. Nếu bác không phiền cháu có thể kể cho bác nhiều hơn về cuộc sống của anh ấy vào lần tới.

- Cháu nói thật sao?

- Vâng ạ!

- Vậy lần sao ta nhất định sẽ nói bà ấy đi cùng. Biết chuyện này chắc bà ấy sẽ vui lắm.

- Giờ cháu xin phép đi trước.

- Được rồi.... Cháu cứ về để thằng bé lại trông – Ông cười giòn và làm vẻ mặt trêu Min. - Nhớ là chuyện chúng ta gặp hôm nay là.... bí mật.

- Vâng ạ! Chào bác.

Bước chân ra về Min thật sự khó hiểu, tại sao tên Khang lại chán ghét mẹ mình, bà ấy đã làm tất cả vì hắn cơ mà. Tại vì hắn không hiểu hay cố tình không hiểu, Min muốn làm rõ chuyện này.

.........Hết chương.........

* Trải lòng*

Ai trên đời cũng sẽ mắc một “khoản nợ lớn” từ khi sinh ra, nhưng chủ nợ sẽ không bao giờ đòi hay siết nợ. Ấy thế mà có người còn chẳng qua tâm mình nợ bao nhiêu nhưng lại luôn hỏi rằng “chủ nợ đã cho họ được những gì?”.

Ba mẹ là một món quà vô giá, nên đừng so sánh họ với ai cả, dù họ nghèo nàn hay giàu có thì có một điều không bao giờ thay đổi là họ luôn cố đem cho con mình những điều tốt đẹp nhất khi họ có thể.

Giàu nghèo chỉ khác nhau ở cách viết, cách phát âm, nó chẳng nói lên điều gì cả.

Con người phải đối mặt với cuộc sống quá khó khăn, đôi khi nó làm ta quên đi 2 chữ gia đình. Chạy theo những lo toan cuộc sống ta quên đi đắng sinh thành, để một ngày nhìn lại và thấy thèm cái cảm giác thời thơ bé. Thèm ở trong vòng tay mẹ, thèm được làm nũng với cha, thèm được nghe lời mắng từ họ, thèm sà vào lòng họ khóc lóc kể lễ rồi lăn đùng ra ngủ,... Nhưng nó có quá muộn để nhận ra ta cần “cha mẹ”, không lúc nào là trễ cả gia đình luôn giang rộng vòng tay đón ta trở về.

Đối với người khác ta có thể là giám đốc tập toàn siêu khủng, là một người quyền cao chứ trọng, hay một kẻ thấp hè,.... thì trong mắt họ, ta vẫn là một đứa trẻ, là ngọc ngà châu báu.

.......

(“Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá! Sao đông đầy 2 tiếng: Mẹ cha” Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể đừng để mai này ta phải dùng đến hai chữ “Giá như”)

~ Tác giả không giỏi viết về vụ này lắm, không gieo vào lòng người, mong các bạn thông cảm ~

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.