Tống Thì Hành

Chương 15: Chương 15: Đại Tướng Quốc Tự (hạ)




Thạch Tam biết khó bỏ Ngọc Doãn được.

Hơn nữa Ngọc Doãn lại cãi nhau với Yến Nô, chút nữa thôi chắc sẽ đồng ý trở về. Lại tiếp tục theo hắn vào tiệm Cước uống rượu sao? Gây chuyện không tốt đúng là phiền toái. Có chuyện thì hắn và Chu Lương trông chừng y, ít nhất cũng có thể chăm sóc lẫn nhau. Tránh không bị giết, cũng không hiểu được tình hình sao đây.

Nhìn Chu Lương gật gật đầu, Thạch Lam giúp Ngọc Doãn nói:

- Được rồi, chúng ta sẽ để ngươi qua đó.

Nhớ kỹ, không được uống rượu nữa, cũng không cho gây chuyện. Nếu không…

- Ta biết, ta biết các ngươi không bảo vệ được ta.

Ngọc Doãn mỉm cười ngớ ngẩn, còn ợ một hơi rượu, làm cho hai người Chu Lương cảm giác dở khóc dở cười.

Ba người trong tiệm Cước ăn no căng bụng, trả tiền rồi chầm chậm bước ra khỏi tiệm Cước.

Xuyên qua đường lớn Biện, đi thẳng đến Đại Tướng Quốc Tự.

Rất xa, chỉ thấy phía ngoài Đại Tướng Quốc Tự, đèn đuốc sáng trưng, tiếng người ồn ào, nhìn sơ qua cảnh sắc rất đồ sộ.

Chắc chắn nhiều người đổ về đây đều vì Phong Nghi Nô.

Thỉnh thoảng ven đường lại thấy xe ngựa tiến lên, kèm theo những âm thanh hô hào, liên tiếp huyên náo không ngừng.

Quả nhiên Ngọc Doãn như lời hắn nói không có gây chuyện.

Rất là nghe lời đi theo Chu Lương và Thạch Tam, vào Đại Tướng Quốc Tự.

Đại Tướng Quốc Tự này rất lớn!

Nhưng mà có chút chật chội…

Khiến cho người ta cảm thấy Khai Phong phủ có trăm vạn nhân khẩu thì một nửa đã tụ tập trong Đại Tướng Quốc Tự này. Người kề người, người chen chúc với người, rất náo nhiệt. Chu Lương và Thạch Tam rất vất vả mới có thể chui ra từ đám người, mồ hôi đổ ướt cả người.

- Nhị ca, là Phong Hành Thủ hiến nghệ trong này ư?

- Ta nghe nói hình như là điện Bát Giác Lưu Ly…

Chu Lương vỗ trán một cái, nhịn không được nói:

- Còn muốn đi vào trong không, đã phí không ít khí lực rồi…

Tiểu Ất ca cứ ở phía trước mở đường!

- Tiểu Ất ca? Tiểu Ất ca?

Đột nhiên Chu Lương và Thạch Tam phát hiện không thấy tung tích của Ngọc Doãn.

Nhìn trái phải tất cả đều là người, chỉ có điều không thấy Ngọc Doãn… Hỏng rồi, vừa rồi lo nhìn ra bên ngoài, lại không để ý đến tình hình của Ngọc Doãn. Nếu là bình thường, chắc hai người cũng sẽ không lo lắng. Dựa vào bản lĩnh của Ngọc Doãn chắc chắn không thể xảy ra chuyện. Vấn đề ở chỗ hiện giờ thằng nhãi này đang uống nhiều rượu.

Nếu chẳng may gặp phải chuyện thì nên làm sao cho phải?

- Tam ca, làm sao bây giờ?

- Ta làm sao biết!

Thạch Tam cũng có chút bối rối, nhìn chung quanh để tìm kiếm bóng dáng Ngọc Doãn. Nhưng người đông nghìn nghịt thì làm sao tìm ra Ngọc Doãn.

- Nếu không thì tìm Yến Nô lại đây?

- Ừ?

- Nếu chẳng may Tiểu Ất ca nổi cơn điên, ta với ngươi đều ngăn không được.

- Ta nghĩ chỉ có Yến Nô mới có thể khiến hắn ngoan ngoãn… Vậy thì, ta ở trong này tiếp tục tìm hắn, ngươi mau về dẫn Yến Nô đến đây. Chúng ta đừng có ngồi không nữa, phải nhanh lên tìm hắn mới được.

Chu Lương lườm một cái:

- Vì sao không phải ngươi đi tìm Yến Nô, ta ở lại tìm Tiểu Ất?

Thạch Tam không có suy nghĩ nhiều như Chu Lương, nghe hắn vừa nói thế lập tức gật đầu nói:

- Cũng tốt, vậy ta đi tìm Yến Nô, ngươi ở đây tìm Tiểu Ất. Sau khi tìm được hắn thì đừng có để lạc nữa, hội họp trong đình ở phía đông.

- Được!

Đợi Thạch Tam đi rồi Chu Lương liền nhăn mặt.

Ngọc Tiểu Ất đã uống rất nhiều rượu, đây chính là điều đáng sợ!

Y hơi hối hận, biết vậy để Thạch Tam ở lại. Nhưng lại nghĩ, nếu chẳng may Phong Nghi Nô xuất hiện, chẳng phải là sẽ bị tuột mất cơ hội? Thôi đi, hay là đừng nghĩ lung tung, tìm được Tiểu Ất nói sau.

****

Gió nhẹ nhàng thổi qua, rượu của Ngọc Doãn dâng lên.

Theo dòng người đi vào Đại Tướng Quốc Tự, bất giác hắn đã rời xa hai người Chu Lương và Thạch Tam…

Đợi khi hắn phát hiện, đã đến trước một toà đại điện.

Đại điện này, gọi là La Hán điện, cũng được gọi là điện Lưu Ly Bát Giác. Trong đại điện thờ cúng chính là Quan Âm nghìn tay, ở trước đại điện có một quảng trường rất trống trải, nhưng mà lúc này không thấy người.

Dưới quảng trường biển người mênh mông.

Quảng trường La Hán điện này, cuối cùng đã thành một đài sân khấu.

Đợi trong chốc lát sẽ có Thượng thính hành thủ (người đứng đầu trong nghề ca múa) Phong Nghi Nô ca hát nhảy múa trên quảng trường. Mà lúc này còn không thấy bóng dáng Phong Nghi Nô. Cho nên bốn phía quảng trường rất náo nhiệt. Nào là xiếc, ảo thuật rất hấp dẫn du khách. Mà dưới bậc thang trong lối thoát còn có rất nhiều nhạc sư cầm nhạc cụ trong tay.

Những nhạc sư đó đa số đều là nghệ nhân dân gian chưa lên trên đài.

Mà giờ tụ tập ở dưới quảng trường để diễn tấu nhạc khí, vất vả kiếm chút tiền cũng là để thử vận may.

Ví dụ như dàn nhạc của Phong Nghi Nô, nếu chẳng may thiếu người bọn họ cũng có thể tạm thời lên sàn.

Nếu có thể được Phong Nghi Nô đánh giá cao, vì nàng diễn tấu một khúc, cho dù không thể nổi bật, về sau cũng có vốn liếng riêng. Với lại ai mà được nhạc đệm cho Thượng thính hành thủ (người đã từng đứng đầu trong nghề ca múa) Phong Nghi Nô, đó cũng là một chuyện khó lường trước. Chỉ cần diễn tấu bình thường cũng có thể kiếm thêm chút tiền, chẳng phải rất tốt sao.

Trước kia đã từng có tiền lệ này.

Lúc đó Đông Kinh Thượng thính hành thủ Lý Sư Sư ca hát ở lầu Bạch Phàn, tạm thời thiếu người. Vì thế liền tìm một nhạc sĩ bình thường thế thân, nào biết nhạc sĩ kia như cá gặp nước, giá trị của bản thân đã được nâng lên gấp đôi.

Có điều lệ này, đương nhiên sẽ khiến nhiều người có chút mơ mộng xa vời.

Ngọc Doãn không vội tìm người mà đi bộ loanh quanh bốn phía của quảng trường. Hoặc là dừng chân để xem xiếc, ảo thuật, hoặc là nghe nhạc sĩ diễn tấu. Có đầy đủ nhạc khí, có chút gì đó đã thất truyền ở hậu thế, Ngọc Doãn cũng chỉ nghe nói qua tên lại không thấy qua người diễn tấu. Mà nay coi như đã được mở rộng tầm mắt.

Trong lòng hậm hực đã bị xua đi rất nhiều.

Liên tiếp nghe tiếng nhạc giống như đang đưa hắn trở về thời kiếp trước còn nhỏ, cùng cha đến mọi nơi để thăm hỏi tình hình danh gia.

Phụ thân thường nói: hận không thể tái sinh đến thời Tống.

Ngọc Doãn cũng có nói qua: Nếu có thể trở về thời cổ đại chắc là chuyện rất may mắn.

Mà nay, thật sự hắn đã trở về thời cổ đại hơn nữa còn tái sinh về thời Tống. Mặc kệ hai năm sau, phủ Khai Phong có gặp phải cuộc chiến hoả tàn sát nào, nhưng thời khắc này hắn đã hoàn thành giấc mộng hai đời người giữa hắn và phụ thân.

Rượu dần dần cũng đã tan, Ngọc Doãn hứng trí bừng bừng quan sát mọi nơi.

Bỗng nhiên hắn dừng bước.

Thấy bậc thang bên dưới quảng trường có một lão già mặc áo vải, tay đang kéo đàn nhị có vẻ rất thích thú.

Ở đời Tống, đàn nhị gọi là Kê Cầm.

Từ đời Đường cũng đã xuất hiện đàn nhị, lúc ấy tên là Hồ Cầm, còn gọi là Hề Cầm, là nhạc khí lưu hành ở phương bắc. Trong đa số trường hợp, loại nhạc khí này không tao nhã. Nhưng bởi vì âm sắc trầm thấp thích hợp để diễn tấu tình cảm đau buồn, cũng có thể tấu ra các trường hợp khác nhau, cho nên vẫn được hoan nghênh trong dân gian phương bắc. Cho tới đời Tống về sau, Nhị Hồ lại đổi tên là Kê Cầm. Lúc này Nhị Hồ dần dần xâm nhập vào cung đình vì đa số người đều yêu thích.

Trong “Bổ bút đàm nhạc luật” của Thẩm Quát có ghi, trong năm Hi Ninh, cơ quan quản lý âm nhạc từng có đào kép tên là Từ Diễn đã diễn tấu Kê Cầm trên Cung Yến. Nào biết mới bắt đầu uống rượu thì dây đàn đã bị đứt một cây. Từ Diễn này đích thật là đại gia Kê Cầm, không ngờ chỉ bằng một cây dây cung đã diễn tấu được một khúc nhạc.

Nếu không có kỹ xảo cực cao thì chắc chắn không thể làm được.

Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Kê Cầm trên cung yến cũng đại biểu cho địa vị của nó không ngừng nâng cao.

Lão già tài nghệ cũng không cho là cao minh.

Một khúc tấu xong vẫn chưa được nhiều người chú ý. Nhưng Ngọc Doãn cảm thấy ông lão kia chủ yếu tấu nhạc là vì bản thân , căn bảnkhông để ý có nhiều người chú ý đến ông ta diễn tấu hay không. Điều khiến cho Ngọc Doãn cảm thấy hứng thú chính là đàn nhị mà ông lão sử dụng, cảm giáckhá tương đồng với đàn nhị đời sau.

Chỉ có điều một số kỹ xảo diễn tấu đời sau vẫn còn chưa xuất hiện ở đời Tống.

Điều này làm cho việc diễn tấu của ông lão hơi khô khan, thiếu đi không ít thanh sắc…

Do dự một chút, cuối cùng Ngọc Doãn quyết định bước tới trước.

- Lão nhân gia, tiểu nhân có thể đánh cây cầm này không?

Tiểu nhân, là cách nói tại Khai Phong, đại khái ý muốn nói chính là “Tiểu tử”. Đây là cách nói chuyện thông thường giữa những người trẻ tuổi đối thoại người già, đây cũng là biểu hiện cho sự tôn kính.

Ông lão chùi mồ hôi trên trán, cười ha hả nói:

- Như thế nào, quan nhân cũng biết Kê Cầm? Vậy hãy cầm lấy đi.

Ngọc Doãn vội nói cảm ơn, tiếp nhận Kê Cầm từ trong tay lão.

Cây Kê Cầm này tuyệt đối là một cây đàn rất tốt. Hộp cầm được chế tạo bởi gỗ mun , có hình lục giác. Bề mặt cầm được chế tạo bởi da trăn, có thể tạo ra âm thanh trầm mượt mà, tính năng ổn định. Điều khiến Ngọc Doãn tò mò chính là dây đàn. Dây đàn của Nhị Hồ này thô hơn so với hầu hết các loại nhị hồ khác trong trí nhớ của hắn, cũng không biết là được chế thành từ chất liệu gì. Cái cung được chế tạo từ trúc tía thượng đẳng, còn lông cung cũng được tạo ra từ cọng lông rất chắc của Bạch mã.

Làm rất là tinh xảo cho thấy tay nghề phi phàm.

Thủ công tinh tế chế tạo Kê Cầm này cũng không có nhiều ở hậu thế.

- Xem điệu bộ này của quan nhân cũng là một người đàn rất hay.

Sao không đàn một khúc ở đây, có thể khiến tâm trạng người thư sướng. Lão đây chính là như vậy, mỗi khi phiền muộn đều dạo một khúc tâm trạng liền rất tốt.. Ha ha, sao tiểu quan nhân không thử một lần?

- Thử một lần?

Tim Ngọc Doãn đập thình thịch.

Hắn ngẫm nghĩ một chút liền ngồi xuống bên người ông lão.

Nhắm mắt lại, Ngọc Doãn cố gắng khiến tâm trạng mình bình tĩnh trở lại. Hồi tưởng đủ loại chuyện kiếp trước kiếp này đã gặp, đột nhiên một khúc nhị hồ hiện lên trong đầu rất phù hợp vớitâm tình giây phút này của hắn.

Có lẽ đã lâu không gảy hồ cầm, hoặc Kê Cầm và đàn nhị cũng có chút khác biệt.

Trước tiên Ngọc Doãn tấu một khúc nhạc đang lưu hành hiện nay để quen thuộc một chút tính năng của nhị hồ này.

Rồi sau đó hắn chỉnh dây đàn nhị hồ, bình tâm tĩnh khí, một lúc sau cái cung run rẩy, Kê Cầm phát ra một tiếng âm trầm thống khổ thở dài…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.