Khúc nhạc mà Phùng Siêu đang đánh có tên là “Lưu Thủy”.
Đó là một khúc nhạc có từ rất lâu rồi, nhưng ở hậu thế được đặt cùng với một khúc nhạc khác nên có tên gọi là “Cao Sơn Lưu thủy”.
Cao Sơn Lưu Thủy này xuất phát từ trong “Thang vấn – Liệt Tử”.
Kể rằng thời cổ có một người tên là Bá Nhan rất giỏi cổ cầm, Chung Tử Kỳ giỏi về nghe cầm. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: “Hay thay! Vời vợi tựa Thái Sơn”; nếu Bá Nha chơi đàn, chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ sẽ nói: “Hay thay! Mênh mang như sông nước.”
Tóm lại Bá Nha có ý nghĩ gì, Chung Tử Kỳ đều lĩnh hội được ý tứ đó.
Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha cảm thấy trên đời này đã không còn tri âm, vì thế phá cầm tuyệt cung, cả đời không dùng đến nữa.
Hậu nhân thường dùng hình ảnh Bá Nha Chung Tử Kỳ để ví tri âm hoặc tri kỷ.
“Cao Sơn Lưu Thủy” vốn là một khúc nhạc nhưng sau thời Đường, “Cao Sơn” và “Lưu Thủy” được chia làm hai khúc nhạc độc lập. Khúc phổ này lúc ban đầu ở đời Minh là “Thần kỳ bí phổ”, tuy nhiên đến đời Tống thì hai khúc phổ này lại phổ biến rộng rãi, còn diễn xuất ra nhiều loại khúc phổ, được nhiều loại nhạc khí sử dụng.
Trong đàn ngọc cũng có một khúc “Cao Sơn Lưu Thủy”.
Trong Nhị hồ cũng có khúc phổ này.
Nhưng lúc ban đầu, “Cao Sơn Lưu Thủy” thuộc loại đàn tranh, cũng bởi vậy ở hậu thế mới dẫn ra ba trường phái.
Các khúc phổ này có sự chênh lệch về chỉ pháp và làn điệu.
Ngọc Doãn vừa nghe là biết Phùng Siêu đang tấu khúc phổ “Lưu Thủy”, hơn nữa còn là khúc phổ của phái Sơn Đông đời sau. Hoặc nói đúng hơn đây là hình thức ban đầu của phái Sơn Đông. “Cao Sơn Lưu Thủy” của phái Sơn Đông có phong cách Tề Lỗ Đại bản, sau khi khúc phổ chuyển sang Nhị Hồ thì vẫn không thay đổi điểm đặc biệt này.
Ngón cái như chỉ hoa sử dụng linh hoạt, mạnh mẽ có lực, gẩy lên xuống thật sự là nhất tuyệt, điều khiển mạnh mẽ, dây cầm tinh tế, tạo nên âm thanh cương như thâm trầm. Mà phong cách diễn tấu hòa quyện giữa truyền thống và tao nhã, là một khúc phổ cực kỳ lưu hành trong thời kỳ Bắc Tống, đồng thời cũng là mục khúc vận dụng hết kỹ xảo.
Đấu cầm!
Ngọc Doãn lập tức hiểu ý đồ đến đây của Phùng Siêu.
Cũng bởi sự xuất hiện của Phùng Siêu mà thu hút rất nhiều người đều dừng lại xem. Các chị em nhận ra Phùng Siêu đều xì xào:
- Phùng đại gia thật khinh người quá đáng! Ngọc ca nhi không phải là người trong Câu Lan, hắn làm vậy chẳng phải là ép buộc Ngọc ca nhi đấu với hắn sao?
- Đúng vậy, trước đó Tiếu Chi Nhi đã quá ngang ngược rồi, chẳng lẽ vẫn còn giở trò ép người tiếp sao?
- Quả đúng là trai lơ của Tiếu Chi Nhi, lần này Tiếu Chi Nhi bị Ngọc Doãn làm mất mặt, hắn không chịu nổi liền tới sinh sự...
- Đúng vậy đúng vậy, nếu không thế sao hắn phải ra mặt chứ?
Trong đám đông, Tiếu Chi Nhi cũng có mặt, mặc trang phục rất đơn giản, nghe vậy cũng không nói gì, chỉ nắm chặt tay lại, cắn chặt đôi môi mọng đỏ. Nàng cũng từng nghe Phùng Siêu muốn đòi lại thể diện cho nàng, nhưng nàng không ngờ Phùng Siêu lại đòi lại bằng cách này. Nếu hôm nay Phùng Siêu thua, e rằng không thể nào làm nghề này được nữa, thậm chí cả đời cũng không thể sử dụng cầm. Bởi vì Phùng Siêu dùng phương thức đập nồi dìm thuyền, y đang ép Ngọc Doãn ứng chiến, đánh cược danh tiếng của cả đời mình.
Thật ra Phùng Siêu cũng không muốn ép buộc ngang ngược như vậy, vấn đề ở chỗ Ngọc Doãn không phải là người trong Câu Lan, y không thể bắt ép Ngọc Doãn ứng chiến.
Chỉ có cách này mới có thể ép Ngọc Doãn ứng chiến. Mà đúng theo quy củ trong nghề, nếu y thua thì sẽ không bao giờ được dùng đến cầm nữa. Bởi y làm như vậy sẽ khiến người ta cho rằng y dùng thế ép người.
- Sao nhiều người như vậy nhỉ?
Yến Nô đêm qua mất ngủ nên thức muộn.
Lúc nàng tới cửa hàng Ngọc gia thì đã nghe tiếng cầm du dương.
Trong ngoài tầng tầng lớp lớp đều là người, căn bản không nhìn thấy gì. Ngay từ đầu Yến Nô còn tưởng rằng Ngọc Doãn đang cánh đàn, nhưng lúc nàng nghe mọi người thì thầm xì xào thì lập tức biết không phải.
Nàng cố chen vào trong đám đông, thấy Ngọc Doãn lấy hộp đựng cầm xuống, đang định đánh đàn.
- Tiểu Ất ca...
Yến Nô mở miệng muốn ngăn lại nhưng khoảng cách quá xa, Ngọc Doãn nghe không rõ.
Người đấu cầm đã tới cửa, Ngọc Doãn không thể không ứng chiến.
Kiếp trước hắn đã từng nghe nói về quy củ đấu cầm, xem ra đối phương đã quyết không cho hắn có cơ hội từ chối.
Thật ra đối với Ngọc Doãn mà nói ứng chiến hay không không quan trọng, hắn đã khiến Tiếu Chi Nhi không còn thể diện, nên không muốn tính toán gì với Tiếu Chi Nhi nữa.
Nhưng nếu đối phương đã tìm tới cửa, hắn đương nhiên không thể lùi bước.
Người học nhạc trong lòng có ngạo khí mà người khác không thể hiểu được, hơn nữa kỹ cầm của Phùng Siêu vô cùng cao minh, là khí thế tràn đầy Tề Lỗ Đại Bản càng khiến Ngọc Doãn bị kích động.
Tài nghệ nhị hồ của Ngọc Doãn là từ phái Hà Nam. Dù ở hậu thế khúc phổ phái Chiết Giang được phổ biến rộng nhất, nhưng lúc Ngọc Doãn học cầm, thầy dạy của hắn từng nói: " Khúc phổ phái Hà Nam, cổ điều Trung Châu được xưng là Trịnh Vệ Chi Âm, là trường phái truyền thống nhất, vượt xa cả trường phái Chiết Giang. Phái Triết Giang từ lúc phát triển tới nay hấp thu quá nhiều thứ, cho nên ý nghĩa ban đầu ẩn chứa trong cổ phổ đã bị phai nhạt đi rất nhiều, mang đặc thù âm nhạc cận đại nhiều hơn.”
Mà ý nghĩa cổ phổ chân chính được thể hiện ở khúc phổ phái Hà Nam và phái Sơn Đông.
Đặc biệt là khúc phổ phái Hà Nam, uyên thâm cao vời, kỹ năng cực khó, phải tỉ mỉ lĩnh hội mới có thể hiểu được.
Ngọc Doãn thấy Phùng Siêu đánh khúc Lưu Thủy vô cùng tinh diệu tuyệt luân thì trong lòng nảy sinh muốn phân cao thấp.
Trên thực tế, tại hậu thế phái Sơn Đông và phái Hà Nam chính thống cũng đấu tranh vô cùng kịch liệt. Thời kỳ dân quốc, truyền nhân của hai phái đấu tranh kịch liệt đến mức không thể điều hòa được, thậm chí đến mức một sống một chết.
Mà chính bởi vì hai phái tranh đấu lẫn nhau nên đã thúc đẩy phái Chiết Giang quật khởi.
Đến sau này hai phái muốn hòa hợp lại thì nguyên khí đã tổn thương nặng nề, có rất nhiều khúc phổ quý bị thất truyền.
Ngọc Doãn từng may mắn được học khúc phổ "Cao Sơn" của phái Nam Hà.
Hôm nay trường phái này chưa hưng khởi nhưng Ngọc Doãn đã không kìm nén được mà nảy sinh tâm trạng muốn làm rạng danh phái Hà Nam.
Phùng Siêu đã tới cửa, hắn đương nhiên không lùi bước.
Đây là sự kiêu ngạo của đệ tử cầm phái, cũng là nguyên tắc của bọn họ.
Hít sâu một hơi, khóe miệng Ngọc Doãn hơi nhướn lên thành một đường vòng cung, cái cung rung lên, tiếng đàn chợt vang lên. Cao Sơn phối với Lưu Thủy, có thể nói là bổ sung cho nhau, nhưng then chốt ở chỗ, Cao Sơn có thể trụ mãi mãi, hay là Lưu Thủy mãi trường tồn? Tay trái Ngọc Doãn trượt theo cây cung, động tác cọ xát run rẩy mở rộng khiến một khúc Cao Sơn tạo ra hiệu quả kịch tính.
Trong khúc mục phái Hà Nam, kỹ xảo này gọi là "Du diêu".
Vốn là kỹ xảo đàn tranh, nhưng hậu thế đơn giản hóa đi, hình thành kỹ nghệ đặc biệt. Tay trái Ngọc Doãn linh hoạt, mỗi một âm vị đạt tới, mỗi một động tác gẩy cung đều thu hút người khác, nghênh âm càng lúc càng trượt linh hoạt, nhanh nhạy dâng trào, điêu luyện tuyệt vời.
Ngay lúc Ngọc Doãn sử dụng kỹ xảo "Du Diêu", lòng Phùng Siêu lập tức rối loạn.
Y vô thức muốn ổn định, chỉ hoa loạn vũ, cố gắng thoát ra khỏi tiết tấu Cao Sơn của Ngọc Doãn.
Chính xác là bậc thầy!
Trong lòng Ngọc Doãn thầm tán thưởng.
Tài nghệ Phùng Siêu cao diệu ngoài dự liệu của Ngọc Doãn.
Có thể nhanh chóng thoát khỏi tiết tấu cho hắn tạo ra, chứng tỏ Phùng Siêu có kỹ xảo cao diệu, căn cơ bình ổn.
Mà mọi người đứng xung quanh để nghe thì hô vang.
Đấu cầm vốn đã thu hút sự hứng thú của mọi người, không chỉ vậy, ở phương diện này còn liên quan đến nhiều nhân tố như gút mắt ân oán, những tai tiếng, tin đồn...bên trong đó càng khiến mọi người nảy sinh hiếu kỳ.
Một người là nhạc sư có danh tiếng, sư phụ là Từ Diễn có danh xưng là Khai Phong đệ nhất kê cầm.
Một người là lãng tử đại tân sinh, từng làm lưu manh, thích đấu đá tranh đấu, một ngày đột nhiên bừng tỉnh ngộ, kỹ cầm trở nên cao siêu, không sợ quyền quý.
Trận tỷ thí này của Ngọc Doãn và Phùng Siêu bất giác đã thu hút rất nhiều người tới xem.
Yến Nô lặng lẽ đi vào trong cửa hàng, nằm trên án, chống cằm, kinh ngạc nhìn Ngọc Doãn, ánh mắt đầy mê ly. Trong đám đông,Tiếu Chi Nhi vô cùng căng thẳng, chỉ ước có thể chạy ào vào trong ngăn cản Phùng Siêu dừng cuộc tỷ thí này lại.
" Siêu Ca nhi, nô không đi tranh vị trí Thượng Thính Hành Thủ nữa!"
Tiếu Chi Nhi gào thét trong lòng, nhưng đồng thời lại có cảm giác hạnh phúc khó tả.
Vì sao Phùng Siêu lại phải ra mặt ép buộc Ngọc Doãn đấu cầm? Có thể nói Phùng Siêu đã dùng cả cuộc đời sau này của y để đánh cuộc chỉ để đòi lại thể diện cho Tiếu Chi Nhi. Về phần y, bất luận thắng hay bại cũng sẽ bị bêu danh.
Đôi mắt nàng đã ươn ướt....
Trên lầu Bạch Phàn, Mã Nương Tử đẩy cửa sổ ra, vẻ mặt đầy khó hiểu.
Nàng than khẽ một tiếng, xoay người lại nói:
- Sớm biết Tiểu Ất có bản lĩnh như thế thì đã trả khoản nợ kia cho hắn rồi, cũng rất đáng giá đó.
Chỉ dựa vào buổi đấu cầm hôm nay, cái tên Kê Cầm vô song sẽ được thừa nhận.
Đồng thời lại tiếc cho Phùng Siêu vì Tiếu Chi Nhi mà phá hủy danh hiệu này, nếu Từ Diễn sống lại, chắc chắn sẽ rất đau lòng.
Muội tử nghĩ ta có thể mời Tiểu Ất nhập Hành được không?
Trong phòng, Lý Thanh Chiếu đang nghiêng tai lắng nghe tiếng đàn, nghe Mã Nương Tử nói vậy thì lắc đầu, đáp khẽ:
- Tuy Ngọc Tiểu Ất xuất thân phố phường nhưng lại có ngạo cốt, bằng không sẽ kiên quyết không chấp nhận sự khiêu chiến hôm nay của Phùng Siêu. Tỷ muốn hắn nhập Hành, chưa chắc hắn đã để tâm.
Bằng không, hắn tự có thể đề cử mình rồi.
Ngay từ lúc tại Đại Tướng Quốc Tự, đã có nhiều người chú ý đến hắn.
Mã Nương Tử nghe vậy thì có chút thất vọng.
Nhưng sau đó nàng nhoẻn cười:
- Ta qua lại với cha hắn nhiều, mượn quan hệ này chắc cũng không tệ.
- Hì hì, tỷ tỷ không cần như vậy. Ngọc Tiểu Ất đánh đàn là vì yêu thích. Ngày ngày hắn có thể ở đó đánh đàn cũng có lợi cho việc làm ăn của hắn. Tỷ tỷ cần gì phải bắt buộc hắn nhập Hành chứ? Trong đó quy củ rất nhiều, chắc hắn không thích. Người như này thích tự do tự tại, không bị quản thúc mới có thể có thành tựu lớn, không nên hành nghề trong Câu Lan Ngõa Xá làm gì.
Lời lẽ Lý Thanh Chiếu mơ hồ toát lên sự say mê.
***
Cùng lúc đó, Ngọc Doãn và Phùng Siêu đã tranh đấu vô cùng kịch liệt.
Phùng Siêu trầm ổn mạnh mẽ không chút rối loạn, Ngọc Doãn thì kỹ nghệ kỳ diệu. So về cầm kỹ giữa hai người thì Phùng Siêu hơn một chút, nhưng sự hiểu biết của Ngọc Doãn thì Phùng Siêu lại không sánh bằng.