Đã quá giờ Thìn, ánh mắt trời phủ khắp cả thành Khai Phong. Ánh nắng giữa thu không gay gắt như cái nắng mùa hè, mang tới cho người ta một thứ cảm gi thoải mái.
Trên ngã tư đường, dòng người qua lại hối hả, tấp nập. Trong một quán trà bên cây cầu tạm, có mấy người nhàn rồi đang ngồi nói chuyện.
- Các ngươi có tới ngõ Quan Âm không?
- Có chuyện gì?
- Ha ha! Hôm qua ta lén tới đó. Tiểu Ất ca bỏ ra một khoản lớn bày tiệc rượu... Tất cả các món ngon do đầu bếp của lầu Phan nấu nướng. Chỉ riêng Hoàng Đô Xuân cũng phải tới ba chục bình, uống thật là sướng.
Người đó tên là Ngưu Nhị, vốn là lưu mạnh ở đây. Có điều từ khi Ngọc Doãn tới làm chủ lò mổ Liền Kiều, Điền Vũ bị hắn đuổi đi nên Ngưu Nhị đứng đầu ở đây. Chỉ có điều, với sự có mặt của Ngọc Doãn, y cũng không dám làm loạn. Lúc Điền Vũ bị bắt, vùng Liền Kiều thật sự yên tĩnh hơn nhiều. Thêm vào trong thời gian gần đây, có nhiều cấm quân tới tuần tra trong phủ Khai Phong khiến cho đám lưu manh lại càng thêm cẩn thận. Ngày thường, đám lưu manh sẽ ngông nghênh đi ngoài đường. Nhưng hiện tại, cả đám đều ngoan ngoãn không dám phóng túng. Có trời mới biết Quan gia bị chạm phải cái gì. Chẳng may bị vạ lây thì đúng là khổ.
Ngưu Nhị cũng quen thuộc với quán trà này cho nên mới trốn tới đây. Nhưng người xung quanh nghe thấy vậy thì hứng trí:
- Ngưu Nhị! Nghe nói hôm qua tiểu Ất ca còn đánh đàn?
- Đương nhiên! Không chỉ chơi đàn mà còn hát nữa... Ta còn nhớ mang mang bài hát đó. Để ta hát lại cho các ngươi nghe...: Thương hải nhất thanh tiếu...na cá thập yêu lưỡng ngạn triều..."
Có thể nói âm thanh khàn khàn của Ngọc Doãn trong lúc nửa tỉnh nửa say nhưng vẫn giữ được cung bậc. Tuy nhiên Ngưu Nhị mới rống lên khiến cho người trong quán trà sợ quá vội vàng ngăn gã lại.
Ngưu Nhị vừa ăn bánh bao vừa uống trà, rồi cười nói:
- Ta hát không hay. Có điều Tiểu Ất ca lại hát rất hay. Mặc dù không trong trẻo nhưng lại có phong cách. Lời của bài hát cũng hết sức đơn giản. Nhưng do hôm qua ta uống nhiều rượu nên không nhớ rõ lắm. Có điều ta thấy được chẳng lâu nữa, bài hát này sẽ lan truyền ra khắp nơi.
Đúng lúc này, chợt thấy người hầu trà kích động chạy ra ngoài.
- Tiểu Ất ca! Sao tới muộn vậy?
Ngưu Nhị nhìn ra thấy Ngọc Doãn đang đứng ở cửa liền co đầu lại. Đối với đám lưu manh bọn họ thì quan phủ không sợ mà sợ nhất là động tới Ngọc Doãn. Nên nhớ rằng hiện nay vùng Liền Kiều, người đứng đầu thực sự là Ngọc Doãn. Nhưng hắn cũng chưa bao giờ gây rối ở đây.
- Ngươi lại vất vả rồi. Lúc nữa nhớ mang năm mươi cái bánh bao, hai chén cháo tới lò mổ.
- Được được!
Ngọc Doãn và người hầu trà kia chắp tay rồi quay về lò mổ. Sau khi hắn vào lò mổ cũng không theo thói quen đi giết lợn mà gọi Cao Sủng và Dương Tái Hưng tới.
- Thập Tam Lang! Thêm chút thời gian nữa, ngươi hãy theo Liễu đại quan nhân tới phủ Thái Nguyên. Nghe nói La Đức ở phủ Thái Nguyên rất phất. Nếu có chuyện gì có thể tới nhờ gã giúp đỡ. Ta có một phong thư. Nếu có dịp phiền ngươi hãy giao nó cho một người họ Dương tên Nhâm. Mấy thứ hàng hóa này cứ để cho y tự quyết định giá cả. Mặt khác, ta sẽ tìm vài người đi cùng ngươi, trên đường có thể quan tâm tới nhau. Liễu đại quan nhân tới Mạc Bắc chắc là muốn dẫn lão Ngưu theo. Ngươi cứ giao lưu với y. Cái tên đó là người có tài, lại khéo đánh trận, đối với ngươi rất có ích.
Cao Sủng nghe xong thì gật đầu.
- Ca ca yên tâm! Thập Tam hiểu rồi.
- Còn nữa! Trong hai ngày tới ngươi không cần phải tới đây...ở nhà chăm sóc cho mẫu thân. Chuyến này đi ít nhất cũng phải hai, ba tháng mới về được. Chuyện trong nhà ngươi không phải lo. Ta sẽ để cho vợ của Vương Mẫn Cầu tới chăm sóc. Sau ba ngày, ngươi tới Ngự Doanh tìm Lăng thúc phụ lấy số hàng kia, đưa tới bên cạnh đồi Mưu Đà. Sau đó cứ ở đấy, không được đi đâu. Cứ như vậy, Liễu đại quan nhân cho ngươi công việc, cũng có thể giảm bớt rắc rối.
- Cẩn tuân theo lợi dạy của ca ca.
Cao Sũng cũng không nói nhiều, chỉ nói thế là đủ.
Dương Tái Hưng nhìn Cao Sủng đầy hâm mộ, chỉ muốn được đi cùng với y tới phủ Thái Nguyên.
Nhưng mới đây, Ngọc Doãn có sự sắp xếp khác, thứ hai là gã không xa được Từ Bà Tích vì vậy mà cố gắng nhịn.
Ngọc Doãn liếc nhìn Dương Tái Hưng cũng chỉ cười mà không nói gì.
Một lúc sau, tiểu nhị của quán trà cũng mang bánh bao nóng hổi tới. Ba người ngồi ăn với nhau một lúc, Ngọc Doãn mới rời đi.
Trước cửa lò mổ hơn mười cái xe đỗ thành hàng dài.
Trên xe thịt tươi đã được chất lên, chuẩn bị đưa tới các tửu lâu.
Đây là thời điểm bận rộn nhất trong ngày của lò mổ. Ngọc Doãn gọi Vương Mẫn Cầu tới, ghé vào tai y nói vài câu. Vương Mẫn Cầu không nói hai lời liền gật đầu đồng ý.
Ngọc Doãn phái Vương Mẫn Cầu sắp xếp mười lăm người theo Cao Sủng tới Thái Nguyên.
Xe ngựa hắn không cần lo vì có Liễu Thanh nghĩ cách giải quyết.
Vương Mẫn Cầu là một người thô kệnh nhưng hết sức tinh tế. Y hoàn toàn khác với Hoắc Kiên. Hoắc Kiên thuộc loại người lỗ mãng nhưng phần lớn thời gian, Vương Mẫn Cầu đều giữ được sự tỉnh táo. Có y đi theo, Cao Sủng cũng bớt nhiều rắc rối.
Tới Thái Nguyên còn phải chuẩn bị rất nhiều thứ.
Ngọc Doãn cũng chẳng nói nhiều, chỉ nói rằng Vương Mẫn Cầu tự mình quyết định.
Sau khi xử lý xong mấy việc này, Ngọc Doãn liền rời khỏi lò mổ.
Đứng trên Liền Kiều, tắm ánh nắng giữa thu, hắn đột nhiên nhớ tới một chuyện liền đi thẳng xuống phố Ngưu Hành.
Từ Ngưu Hành đi vào trong nội thành, rẽ sang là tối ngõ Lâm.
Có điều, Ngọc Doãn cũng không đi về nhà mà tới thẳng viện Quan Âm.
Trần Hi Chân từng nói rằng trong viện Quan Âm có một cao thủ có thể chỉ điểm cho công phu của hắn.
Lúc trước vì nhiều nguyên nhân nên hắn vẫn chưa có thời gian để ý tới chuyện nay. Hôm nay, nhân lúc rảnh, hắn liền tới đây tìm hiểu một chút.
Trong phủ Khai Phong, việc tuần tra vẫn hết sức nghiêm ngặt. Thi thoảng có thể thấy một tốp binh lính chặn một đám lưu manh lại hỏi.
Từ phía trước có một đội cấm quân đi tới. Người dẫn đầu chính là Phong Huống. Từ xa y đã lên tiếng chào hỏi Ngọc Doãn.
- Tiểu Ất ca định đi đâu?
Ngọc Doãn nở nụ cười, chắp tay nói với Phong Huống:
- Đang định tới viện Quan Âm.
- Tới viện Quan Âm làm gì?
- A! Sư thúc ta nói ở trong đó có một vị trưởng bối có thể giúp ta luyện công cho nên định tới đó thỉnh giáo, xem có đột phá được bức tường trước mắt không. Sau Ngũ Lang vẫn còn phải đi làm? Cái chuyện kia đã có tin tức gì chưa?
Ngọc Doãn và Phong Huống là huynh đệ với nhau đã lâu, nên nói chuyện không có gì phải khách sáo. Phong Huống liếc mắt nhìn xung quanh rồi nói nhỏ:
- Có lẽ còn phải thêm chút thời gian nữa... Có điều ta nghe người ta nói, dường như triều đình cố ý mở rộng phạm vi ra ngoài. Có lẽ thêm chút thời gian nữa, trong thành sẽ lỏng hơn một chút nhưng ngoài thành sẽ nghiêm mật hơn. Trong thời gian này, ca ca nên cẩn thận một chút... Có điều với danh vọng của ca ca có ai dám gây khó xử? Nếu ta nhận được tin tức gì sẽ nhanh chóng báo cho ca ca biết.
Ngọc Doãn gật đầu tỏ vẻ đã hiểu. Hắn nói chuyện phiếm với Phong Huống thêm một chút rồi cáo từ.
Phong Huống tiếp tục công việc tuần tra còn Ngọc Doãn thì bước vào viện Quan Âm.
Vừa đi, Ngọc Doãn vừa thầm nhủ:" Thoáng nhìn thì chuyện này đúng là hơi lớn... Lần tuần tra, giới nghiêm này đã được nửa tháng nhưng vẫn chưa dừng. Có lẽ cần phải thúc giục Liễu Thanh khởi hành sớm hơn mới được. Mấy thứ tang vật kia ở lại Ngự Doanh thêm một ngày là thêm nguy hiểm.”
Ngọc Doãn thật sự không dám nghĩ nếu chuyện này mà nổ tung thì sẽ có hậu quả gì. Vừa đi vừa nghĩ, thoáng cái, hắn đã tới bên ngoài viện Quan Âm.
Diện tích của viện Quan Âm cũng không rộng lắm. Nghĩ lại thì cũng là chuyện bình thường, trong phủ Khai Phong tấc đất tấc vàng. Viện Quan Âm cũng không phải là Đại tướng quốc tự, Hưng quốc tự hay Khai Bảo tự. Nó chỉ là một trong số rất nhiều chùa chiền trong phủ thì làm sao mà có được diện tích rộng? Nghe nói nơi này được xây dựng từ thời Thái Bình hưng quốc, cũng không mất nhiều phí lắm. Với diện tích hơn mười mẫu như vậy, nếu vào thời điểm này thì cũng phải từ ba tới năm vạn quan.
Do diện tích của nó nhỏ nên hương khói cũng không thịnh vượng. Lại thêm vị trí của nó hơi hẻo lánh cho nên nhìn cánh cổng có chút gì đó lạnh lẽo.
Có điều bước vào bên trong thì có thể thấy mặc dù diện tích của nó hơn nhỏ nhưng đủ tất cả mọi thứ. Đối diện với cổng là một tòa Đại Hùng bảo điện, bên trong thờ Quan Thế Âm bồ tát. Hai bên Đại h bảo điện là hai dãy phòng có tới mười mấy gian. Chính giữa sân có đặt một cái đỉnh ba chân dùng để đốt hương.
Ngọc Doãn cầm ba cây hương đốt rồi cắm vào trong đỉnh. Sau đó hắn lại đốt thêm hai xấp giấy tiền rồi mới kéo một vị tiểu tăng nhân tới hỏi nhỏ:
- Xin hỏi sư phụ! Trong chùa có một vị Mộc Ngư tăng đúng không?
Trần Hi Chân không nói pháp danh của Mộc Ngư tăng cho nên Ngọc Doãn cũng chỉ biết hỏi vậy. Vốn hắn nghĩ còn phải hỏi thêm một lúc nữa nhưng vị tăng nhân đó liền cười nói:
- Thí chủ muốn hỏi Trí Thâm trưởng lão?
- A?
- Trí Thâm trưởng lão ở trong chùa cũng chưa lâu. Ngày thường ngài hay cầm một cái mõ cho nên mới có tên là Mộc Ngư tăng. Lúc trước, cũng rất nhiều người mộ danh tới đây thỉnh giáo phật hiệu có điều Trí Thâm trưởng lão ăn nói không tốt cho nên phần lớn thời gian đều ngủ ở phía sau. Vì vậy mà từ từ không có ai hỏi tới. Nếu thí chủ muốn tìm thì cứ theo con đường này tới hậu viện. Tại góc Đông bắc có một cái vườn rau. Trí Thâm trưởng lão ở tại căn phòng bên cạnh đó.
Ngọc Doãn nghe được liền vội chắp tay tạ ơn, thuận tiện đút cho vị tăng nhân đó mấy tiền khiến cho y mừng tới mức hớn hở.
Như đã nói việc hương khói trong Quan Âm viện cũng không tốt lắm chỉ có thể cố gắng duy trì. Vì vậy mà ngày thường, đám tăng nhân hết sức kham khổ. So với Đại tướng quốc tự, viện Quan Âm thật sự không có gì đáng nói. Cho nên có được mấy chục tiền, đủ để cho vị tăng nhân đó cười vui vẻ.
Ngọc Doãn cũng không để ý tới suy nghĩ của người tăng nhân đó mà đi theo con đường y chỉ, xuyên qua hành lang vào trong hậu viện.
Trong viện, những cây cổ thụ vươn cao tỏa bóng mát khắp nơi. Một hàng cây hạnh sát tường đã héo rũ.
Ngọc Doãn phát hiện tại góc Đông Bắc sát với phía sau nhà của mình có một vườn rau. Đứng bên cạnh mảnh đất trồng rau, Ngọc Doãn có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng nhà mình.
Mang theo chút cảm giác quái dị, hắn cất bước đi vào căn phòng bên cạnh mảnh đất, giơ tay gõ cửa:
- Xin hỏi! Mộc Ngư tăng, Trí Thâm trưởng lão có ở đây không? Ngọc Doãn theo lời sư thúc Trần Hi Chân, Trần đại hiệp tới đây thỉnh giáo Trí Thâm trưởng lão.