Yến Nô biết Hoàng Thường.
Chỉ có điều nàng hiểu người này thông qua đôi câu vài lời của Chu Đồng còn cụ thể hơn thì không rõ lắm.
- Ngọc gia và Hoàng Thường hình như là đó giao tình ba đời, lúc a Ông còn sống từng biết Hoàng Thường.
Sau khi a Cậu sinh ra, nghe nói lúc ấy Hoàng Thường vừa đậu tiến sĩ đệ nhất, từng có ý muốn a cậu sau này lớn lên sẽ theo Hoàng Thường đọc sách. Nhưng sau này a ông mất, a cậu lại ham mê đô vật, rời khỏi Đông Kinh đi giao đấu với các cao thủ khắp nơi khiến Hoàng Thường cực kỳ bất mãn. Cộng thêm Quan gia đăng cơ nên rất nhiều việc cần làm phải gác lại, Hoàng Thường lại ra khỏi kinh thành nên đã ít liên hệ với a cậu.
Sau khi Ất ca ra đời, Hoàng Thường quay về kinh làm việc
Lúc ấy a cậu liền tìm ông ta, khẩn cầu ông ta ban tên cho Tiểu Ất ca, Hoàng Thường liền đặt tên Ngọc Doãn cho Tiểu Ất ca.
Nghe cha nói, lúc ấy Hoàng Thường vẫn còn trách cứ a cậu.
Chỉ có điều ván đã đóng thuyền không thể thay đổi, nên bảo a cậu đi vào Ngũ Long Tự làm Nội Đẳng Tử.
Sau khi a cậu qua đời, Hoàng Thường rất hay tự trách, từng nói với cha: Là ông đã hại a cậu. Nếu không phải ông lúc ấy nhất định bắt a cậu phải vào Ngũ Long Tự làm Nội Đẳng Tử thì sẽ không có biến cố tranh phong trên Hiến Đài. Sau này, ông từ quan rời khỏi Đông Kinh, không rõ tin tức nữa.
Yến Nô kể lại khiến Ngọc Doãn vô cùng kinh ngạc.
Hắn thật sự nghĩ mãi mà không hiểu, sao mình lại có quan hệ thân cận với Hoàng Thường như vậy?
Tuy nhiên từ Yến Nô mà hắn biết, Hoàng Thường này là trưởng bối của hắn, cho nên hẳn là cũng không gây bất lợi với hắn.
- Tiểu Ất ca có thể bái nhập làm môn hạ Diễn Sơn tiên sinh là một chuyện tốt.
Khi cha còn sống từng nói Diễn Sơn tiên sinh tài học rất giỏi, hơn nữa lại đọc rộng hiểu nhiều, không gì là không biết, chính là danh sĩ đương thời.
Ngọc Doãn sau khi nghe xong thì rất yên lòng.
Nói như thế, mình đã gặp quý nhân rồi.
Chỉ có điều có một vị trưởng bối như vậy, hắn muốn ở trong thư viện Quan Kiều phát huy ý tưởng cũng sợ là khó mà thực hiện.
***
Cứ như vậy, Ngọc Doãn bắt đầu kiếp sống học trong trường sau khi tái sinh.
Ngày hôm sau Ngọc Doãn tới thư viện đến ra mặt Hoàng Thường, coi như chính thức làm môn hạ của ông. Giao tình ba đời, có thể nói duyên phận giữa Hoàng Thường và Ngọc Doãn rất sâu. Lúc trước khi ông đến Đông Kinh cầu học thì vừa lúc gặp phải Vương An Thạch biến pháp, các đảng mới cũ tranh giành, có thể nói là xung đột không ngừng. Đối mặt với hoàn cảnh phức tạp ấy, Hoàng Thường cũng có chút khó khăn.
Mà khi đó, ông đã tá túc tại ngõ Quan Âm, trong nhà Ngọc Doãn.
Nguyên nhân sâu xa với Ngọc gia bắt nguồn từ đó.
Lúc Ngọc Phi sinh ra, Hoàng Thường đã đỗ tiến sĩ đệ nhất bắt đầu nhập sĩ, ý chí hăng hái.
Vì thế ông liền ước định với ông nội Ngọc Doãn, đợi khi Ngọc Phi trưởng thành sẽ để Ngọc Phi bái Hoàng Thường làm thầy, tương lai thi lấy công danh, làm rạng rỡ tổ tông.
Ai ngờ, Ngọc Phi lại là người không thích đọc sách mà một lòng ham mê đô vật, thậm chí còn dối gạt Hoàng Thường, đi giao đấu khắp nơi.
Sau này bị Hoàng Thường biết sự thật, đã giận giữ đoạn tuyệt quan hệ với Ngọc Phi, từ đó về sau không qua lại, coi như người xa lạ.
Nguyên niên Thiệu Khánh, Hoàng Thường đến Hàng Châu.
Đó cũng là năm mà Tô Đông Pha bị giáng chức tại Huệ Châu.
Hoàng Thường ra đi thì đi suốt tám năm, nguyên niên Sùng Ninh, nhân Tống Huy Tông lệnh cho Đồng Quán ở Tô Châu, Hàng Châu mở cục Chế tạo, lúc đó Hoàng Thường làm tri phủ Tô Châu, sau khi nghe tin tức này thì lập tức dâng tấu với Hoàng đế Huy Tông, nói cục Chế tạo hao tài tốn của, không phải là việc thiện. Quan gia lại đăng cơ không lâu đang gặp loạn trong giặc ngoài, sao có thể làm vậy?
Huy Tông bởi vậy mà nảy sinh sự bất mãn với Hoàng Thường.
Nhưng lúc đó Hoàng Thường lại là danh sĩ nổi danh thiên hạ, Tống Huy Tông lại đăng cơ chưa lâu nên không dám thẳng tay xử lý.
Vì thế sau mấy tháng, Hoàng đế Huy Tông chiếu lệnh Hoàng Thường về kinh báo cáo công tác.
Khi Ngọc Doãn sinh ra, Ngọc Phi nghe nói Hoàng Thường hồi kinh, nghĩ khi còn nhỏ Hoàng Thường từng dạy bảo mình nên đã vô cùng hối hận, liền đến nhà thỉnh tội. Hoàng Thường về kinh không lâu liền bị bãi chức tri phủ Tô Châu, đảm nhiệm Thái Thường Thiếu Khanh, đây chính là một hư chức, gọi là thăng nhưng thực tế là giáng chức. Hoàng Thường ở Tô Châu quản lý một phương, nhưng sau khi về Đông Kinh thì trong tay lại không có chút thực quyền gì.
Đáng hận nhất chính là, Hoàng Đế Huy Tông vừa điều Hoàng Thường đi đã lập tức lệnh cho Đồng Quán mở cục Chế tạo ở Tô Châu, Hàng Châu.
Lúc ấy Hoàng Thường vô cùng nản lòng thoái chí.
Ngọc Phi đến nhà tạ lỗi, Hoàng Thường liền nhớ lại tình nghĩa lúc trước với cha Ngọc Phi, vì thế đã tha thứ cho Ngọc Phi.
Sau đó, Hoàng Thường liền đặt tên cho Ngọc Doãn, lại bảo Ngọc Phi đầu nhập Ngũ Long Tự.
Nào ngờ...
Hoàng Thường nói xong mắt đỏ lên.
- Đại Lang đi rồi, ta thật sự hối hận.
Cộng thêm Quan gia cuối cùng quyết ý muốn liên Kim diệt Liêu khiến ta vô cùng nản lòng thoái chí.
Từ đó về sau ta từ chức quan, rời khỏi Đông Kinh đi du ngoạn khắp nơi. Đầu năm nay khi ta trở về Đông Kinh, vốn muốn đi tìm ngươi nhưng lại nghe người ta nói, những năm gần đây ngươi chỉ biết ngày chơi bời lêu lổng, cùng người ta tranh giành đấu đá, trong lòng ta vô cùng thất vọng nên đã không tìm ngươi nữa. Tận đến sau này nghe người ta nói ngươi gây ra tai họa, ta không kìm được đã tìm Yến Anh nhờ trợ giúp.
- Yến Phủ Doãn là do thúc tổ nhờ vả?
Hoàng Thường trừng mắt:
- Không thì ngươi cho là ai hả!
Đánh nhau với người ta, lại còn tác phác nữa chứ... Sau này ta nghe người ta nói tiểu tử người đã thức tỉnh, hơn nữa còn dựa vào một khúc Kê Cầm có được thanh danh, làm việc đàng hoàng, coi như là lãng tử hồi đầu.
Nếu không phải như vậy, ta đã mặc kệ ngươi sống chết tự sinh tự diệt rồi.
Tuy nhiên Kê Cầm kia của tiểu tử ngươi là học được của ai? Sao ta nghe người ta nói kỹ cầm của ngươi hình như là phái Thục Sơn cầm truyền lại? Theo ta được biết, phái Thục Sơn cầm từ sau thời Đường thì đã dần dần xuống dốc, rồi sau này không còn xuất hiện nữa.
Biết ngay là Hoàng Thường sẽ hỏi việc này mà!
Cũng may Ngọc Doãn sớm đã có chuẩn bị, liền lấy lý do mà hắn đã định sẵn để giải thích.
Cái gì mà trước đây chơi đùa, ngẫu nhiên gặp một lão đạo sĩ, sau khi ăn một bữa chán chê, lão đạo sĩ đã truyền cho hắn kỹ cầm rồi bỏ đi, thậm chí còn không để lại tên họ.
Dù sao lý do thoái thác đã nói không dưới mười lần, nên Ngọc Doãn nói rất trơn tru. Ở Thành Khai Phong hòa thượng đạo sĩ không ít, ai có thể phân biệt được thật giả?
Hoàng Thường cũng chỉ là tò mò hỏi thôi, nên cũng không hỏi tỉ mỉ thêm.
Ông kiểm tra Ngọc Doãn về công khóa, Thiên tự văn, Bách gia tính, nhưng lại không hề làm khó được Ngọc Doãn.
Ngay cả đến Tứ Thư Ngũ Kinh, hắn cũng có thể nói được, khiến Hoàng Thường vô cùng kinh ngạc.
Ngọc Doãn cũng đem việc biết mấy thứ này đẩy hết lên người lão đạo sĩ kia, nên Hoàng Thường cũng không hỏi nhiều.
- Tiểu tử ngươi hiểu biết hơn cha ngươi đấy.
Lúc trước ta dạy nó, nó sống chết không chịu học, còn dối gạt ta, ra ngoài học đô vật với người khác. Ngươi có thể hiểu biết chữ nghĩa cũng là một chuyện tốt. Trước đây ngươi có thể sáng tác bài Đăng Đại, còn có thể giải từ cho Lý nương tử, chứng minh ngươi thật sự có bản lĩnh, tài học.
Chỉ có điều....
Công khóa của ngươi vẫn chưa vững, nếu ngâm gió ngợi trăng, lừa gạt người khác còn được, nhưng nếu như thi lấy công danh thì còn xa mới đạt. Tuy nhiên, coi như là ngươi có lòng, biết phân nặng nhẹ vào thư viện học tập. Nếu ngươi không đến, ta sẽ không thèm tìm ngươi, hai chúng ta sẽ không bao giờ gặp nhau. Như vậy đi, bắt đầu từ ngày mai, ngươi đến vào buổi tối, ta sẽ dạy ngươi hai canh giờ.