Mặc dù đời sau trong tiểu thuyết Thuyết Nhạc nói Kim Ngột Truật là nhân vật chính. Nhưng trên thực tế, Kim Ngột Truật lại kém hơn Tông Hàn rất nhiều. Sách sử ghi lại, Kim Ngột Truật tính tình thô cuồng. Nói một cách khác, đây là một mà không phải là Thống soái.
Tài cán của Tông Hàn so sánh với Kim Ngột Truật không chút thua kém, hơn nữa còn trầm ổn hơn.
Chỉ có điều lần này, bất kể như thế nào gã cũng không trầm tĩnh được nữa, cả người trở nên luống cuống bất an. Cũng khó trách Tông Hàn, một trăm ngàn lương thảo bị thiêu hủy, khiến cho cục diện Nước Kim vốn chiếm thế thượng phong lập tức thay đổi.
Người Nữ Chân thiện chiến, nhưng điều kiện tiên quyết là phải no bụng.
Mười ba bộ tộc Tháp Lĩnh, người Bạch Đạt Đán và người Niêm Bát Cát nguyện ý xuất binh tương trợ, nhưng không có lương thảo, cũng khó có thể lâu dài.
Tông Hàn mang người điên cuồng đuổi theo hướng đông, ý đồ tìm được hành tung quân Tống.
Chỉ có điều băng tuyết ngập trời, chiến mã người Nữ Chân dù là hãn huyết bảo mã, cũng không thể phát huy ưu thế tốc độ tại trong thời tiết băng tuyết ngập trời. Ngược lại, ngựa Nữ Chân chạy như điên trên đống tuyết, càng hao phí nhiều khí lực. Quân Tống đã bỏ chạy một hai canh giờ, nếu đổi lại bình thường, Tông Hàn có mười phần nắm chắc đuổi theo. Nhưng hiện tại...sau khi truy kích một canh giờ, ngựa liền chống đỡ không nổi. Mà đám người Ngọc Doãn sử dụng ngựa Ba Châu, người tuy nhỏ, tốc độ tuy rằng không nhanh, nhưng đi lại ở trong đống tuyết lại chịu đựng được nhiều hơn. Chớ đừng nói chi là, một người ba ngựa, thay phiên cưỡi, nên tốc độ rút lui của quân Tống càng nhanh.
Nhìn cánh đồng tuyết trống trải, Tông Hàn ghìm ngựa ngửa mặt lên trời thét dài...
Tháng 12 Nguyên niên Tĩnh Khang, quân Tống đánh lén Hồ Lô khẩu.
Lương thảo quân Kim bị thiêu đốt sạch, khiến trận cước quân Kim đại loạn. Ngày thứ ba, viện binh mười ba bộ Tháp Lĩnh đến, nghe nói lương thảo bị đốt, cũng quá sợ hãi. Binh mã đến Phụng Thánh Châu liền giẫm chân tại chỗ, có vẻ do dự.
Cùng lúc đó, Hoàn Nhan Lâu Thất cũng được biết tin tức lương thảo bị hủy.
Y tập trú Nho Châu đã cố hết sức rồi.
Mà nay lương thảo bị hủy, thế cục sẽ càng thêm ác liệt.
Một tòa Nho Châu tan hoang căn bản không cần lại đi lo lắng. Hoàn Nhan Lâu Thất sau khi do dự, liền hạ lệnh từ Nho Châu lui về hướng bắc trăm dặm, xây dựng cơ sở tạm thời, ổn định đầu trận tuyến. Đồng thời. Hoàn Nhan Lâu Thất suốt đêm phái người đến Trung Kinh cầu viện. Tả Nguyên soái Hoàn Nhan Cốc Thần đóng giữ tại Trung Kinh nước Kim nghe nói tin tức, vội vàng sai người vận chuyển lương thực đến Phụng Thánh Châu, ổn định thế cục.
Hoàn Nhan Tông Hàn cũng hạ lệnh, từ Đại Đồng khẩn cấp điều vận lương thảo, giảm bớt cục diện thiếu lương thực của Định An.
Trong lúc nhất thời, Yến Sơn phủ thay đổi bất ngờ, thế cục lập tức chuyển quay lại.
Ngày 15 tháng 12, viện binh Hà Gian phủ tiến vào chiếm giữ Yến Sơn, chủ tướng Quan Thắng dẫn con trai độc nhất lĩnh tám ngàn binh mã đến Linh Tiên.
Áp lực Tùng Tử Khẩu theo đó giảm bớt.
Đánh, hay là nghị hòa?
Trên triều đình nước Kim cũng lâm vào việc tranh luận không ngừng nghỉ.
Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi sau khi nghĩ kỹ, hạ lệnh tiếp tục tăng binh cho Phụng Thánh Châu, duy trì áp lực đối với nước Tống. Đồng thời phái sứ giả đi tới Khai Phong, nghiêm lệnh Da Luật Dư Đổ nghĩ cách nghị hòa với nước Tống, mặc kệ dùng phương pháp và thủ đoạn gì, cũng phải làm cho lão Triệu quan gia cúi đầu.
Chiến tranh, cho tới bây giờ cũng không phải một sự kiện đơn thuần.
Khi cỗ máy chiến tranh nước Kim ù ù mở ra, Tổng quản Thái Nguyên Vương Bẩm liên kết tổng quản Chân Định Vương Uyên suất bộ bắc tiến, công phá Ứng Châu.
Tướng phòng giữ Ứng Châu A Điển nơi đó gấp gáp ứng chiến, bị quân Tống đánh bại.
Cùng lúc đó, Thống Chế Ngô Lân Thân quân Thái tử sau khi tấn công Linh Khâu đã hội hợp với sở bộ Mã Khuếch, thẳng tiến Ứng Châu.
Ngày 18, A Điển Na Lý bị quân Tống phục kích, chết trong loạn quân.
Khai Phong, nơi dừng chân của sứ đoàn nước Kim.
Da Luật Dư Đổ nhìn Nhâm Trọng ở trước mặt gã:
- Lần này người Nam hưng binh, là vì Thục Quốc?
Nhâm Trọng không trả lời, chỉ cười.
Da Luật Dư Đổ là người thông minh, sao không hiểu hàm nghĩa trong nụ cười này của Nhâm Trọng?
Ánh mắt không khỏi híp lại thành một đường nhỏ, nhìn Nhâm Trọng, sau một lúc lâu đứng dậy, khe khẽ thở dài:
- Thục Quốc có thủ đoạn như thế, sao dễ bị bắt nạt? Cũng bởi vậy, ảo diệu trong đó, ta không biết, cũng không muốn biết.
Ta chỉ hỏi ngươi, nếu ta trở về Đại Liêu, thì Thục Quốc sẽ đối đãi như nào?
Nhâm Trọng lắc đầu:
- Tâm tư của bệ hạ, nô tài không đoán được.
Bệ hạ chỉ nói, mời Đại tướng quân trở về, nhưng bố trí Đại tướng quân như thế nào, đến lúc đó bệ hạ sẽ cùng tự nói với Đại tướng quân.
Nếu Da Luật Dư Lý Diễn đảm nhiệm nhiều việc an bài, Da Luật Dư Đổ chưa chắc sẽ tin tưởng.
Nhưng đối với câu “Tự mình sẽ nói” khiến Da Luật Dư Đổ lập tức yên tâm.
- Vậy Thục Quốc muốn ta hành động như thế nào?
- Bệ hạ chưa từng nói, nhưng trước khi lão nô đến, bệ hạ từng nói, hết thảy nghe theo an bài của Đại tướng quân.
Nói xong, Nhâm Trọng lấy ra một phong thư.
Bệ hạ còn nói, chỉ cần Đại tướng quân đồng ý trở về, thì mới có thể giao thư này cho Đại tướng quân xem.
Da Luật Dư Đổ ngẩn ra, chợt mỉm cười.
- Nha đầu kia, lại có tính kế như thế.
Gã nhận thư, cũng không nóng lòng mở ra xem, mà hỏi Nhâm Trọng tình huống Tây Liêu. Từ năm đó Da Luật Dư Lý Diễn ra Mưu Na Sơn, tây tiến Tây Châu, đến việc nàng làm sao đứng vững gót chân ở Tây Châu và rất mau mở ra cục diện như hiện nay...
Da Luật Dư Đổ hỏi vô cùng tỉ mỉ, Nhâm Trọng cũng đáp vô cùng tường tận.
Bất giác, sắc trời đã tối.
Nhâm Trọng thấy thời gian không còn sớm, liền cáo từ Da Luật Dư Đổ.
Tiễn Nhâm Trọng đi, lúc này Da Luật Dư Đổ mới trở về phòng, lấy thư kia ra, mở xem.
Xem một chút, Da Luật Dư Đổ không kìm nổi bật cười.
Gã gấp thư lại, ngẫm nghĩ một chút, liền ném vào trong chậu than, nhìn ngọn lửa hừng hực nuốt cắn lá thư thành tro.
- Người tới!
- Có nô tài.
- Đi tìm Tuần san Thời đại Đại Tống, ta muốn ngươi bắt đầu thu thập từ tuần san đầu tiên đến Thiên Hội năm thứ 2, tất cả tìm đủ cho ta, không được thiếu một bản nào. Chính ngọ ngày mai ta phải có.
Thiên Hội năm thứ 2, tức là năm Tuyên Hòa thứ 6.
15 tháng 8 năm này, Tuần san Thời đại Đại Tống ra đời phát hành.
Trước đây, Da Luật Dư Đổ cũng xem qua tờ báo này, nhưng bởi vì đủ loại nguyên nhân, chỉ có thể đứt quãng, không thể đọc đầy đủ được.
Hợp Trát ngoài cửa vội vàng đáp ứng, khom người lui ra.
Mà Da Luật Dư Đổ thì ngồi xuống, ngón tay nhẹ nhàng gõ mặt bàn, lâm vào trong trầm tư...
Ngay tại nơi dừng chân của sứ đoàn Da Luật Dư Đổ, trong một tòa nhà xa hoa phường Trấn An, thái độ Triệu Cấu đang nghiêm trọng, nhíu mi trầm tư.
Tòa nhà này là sản nghiệp đứng tên Lý Sư Sư.
Hoàng đế Huy Tông truyền ngôi, Hoàng đế Khâm Tông đăng cơ, lại vừa gặp quân Kim xuôi nam. Lý Sư Sư vì cầu tự bảo vệ mình, ngoại trừ hiến ra một trăm ngàn quan ngân lượng, còn tặng cả khu trạch viện này. Sau đó, Lý Sư Sư ở Quan Âm viện xuất gia, thoát khỏi hồng trần.
Mà tòa trạch viện xa hoa này được Triệu Hoàn tặng cho Triệu Cấu làm lễ vật.
Có thể nói, trước khi Triệu Cấu bị phế truất Khang Vương, quan hệ giữa y và Triệu Hoàn vô cùng thân thiết, có thể nói là tâm phúc của Triệu Hoàn.
Nhưng từ lúc địa vị Triệu Hoàn được củng cố, thì Triệu Cấu lại trì trệ không tiến.
Sau khi trận chiến vây thành Khai Phong chấm dứt, Triệu Cấu vốn có hi vọng đảm nhiệm chức Đại nguyên soái binh mã Hà Bắc, nhưng do nguyên nhân một số người không muốn, nên chức vụ này cuối cùng bị Thái tử Triệu Kham đoạt được. Triệu Cấu đến nay vẫn không rõ, vì sao y lại mất đi chức vụ này, trong lòng tồn tại bao oán niệm. Mà minh ước Yến Sơn bị tiết lộ, Triệu Hoàn lại đẩy Triệu Cấu ra làm người chịu tội thay, còn bãi tước vị Khang Vương của y, làm cho Triệu Cấu vốn bất mãn trong lòng, cũng theo đó mà càng phát ra mãnh liệt.
Nghĩ tới ta cực cực khổ khổ, bôn ba vì ngươi.
Kết quả là, ngươi làm Hoàng đế, ta lại bị giáng chức làm Tề quốc công.
Tuy nói đãi ngộ này cũng không thay đổi quá lớn, nhưng...
Minh ước Yến Sơn, là ngươi một tay thúc đẩy. Kết quả lại muốn ta chịu thay ngươi...Chuyện tốt không tới phiên ta, chuyện xấu là ta đến gánh trách nhiệm.
Sự bất mãn của Triệu Cấu càng ngày càng nhiều, thậm chí diễn biến thành sự căm hận đối với Triệu Hoàn.
Thái Thượng Đạo Quân Triệu Cát về đô, làm Triệu Cấu thấy được hy vọng.
Vốn tưởng rằng trải qua trận chiến Khai Phong, lực lượng Triệu Cát đã suy yếu. Trên thực tế, Triệu Cát lần này sở dĩ về kinh, là bị Triệu Hoàn bức bách, có chút bất đắc dĩ. Theo suy nghĩ của Triệu Cát, tốt nhất là ở Kim Lăng thành lập một tiểu triều đình. Nào biết được Triệu Hoàn dao sắc chặt đay rối, tru sát Chu Miễn Đồng Quán, làm cho Triệu Cát cũng không khỏi không ngoan ngoan về kinh.
Nhưng dù là thế, Triệu Cát vẫn nắm giữ lực lượng lớn.
Trường thái học bãi khóa, vạn dân phục khuyết!
Có lẽ ở trong mắt nhiều người, đây là hành vi tự phát của dân chúng, nhưng trong mắt Triệu Cấu, nếu như không có người ở sau lưng thao túng, sao có thể xuất hiện tình huống bực này được? Khi vạn dân phục khuyết, không ngờ phủ Khai Phong không có bất kỳ động tác gì...Chỉ có lực lượng sau lưng rất lớn, mới có thể tạo thành kết quả như vậy. Mà trong sự kiện này, được nhiều nhất đó là Triệu Cấu.
Chẳng những bài trừ sự cấm vận của Triệu Hoàn đối với ông, còn công khai trọng trèo lên triều đình.
Cho dù Triệu Cát ở trên triều đình không có bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng gần đây sự chỉ trích đối với Triệu Hoàn rõ ràng là có người sau lưng xui khiến.
Thái Thượng Đạo Quân rất có triển vọng!
Triệu Cấu sau khi giằng co, liền quyết định về phe Triệu Cát.
Nói thật, Triệu Cấu xuất thân cũng không quá tốt, mẫu thân gã là Vi thị ở trong lòng Triệu Cát cũng không bằng phi tần khác.
Nhưng gã dù sao cũng là con của Triệu Cát, ngay tại lúc này chạy về phe ông ta, sao Triệu Cát có thể cự tuyệt?
Triệu Cấu sau khi được Triệu Cát tiếp nhận, liền trong bóng tối lôi kéo quan to trong triều. Gã chủ trì minh ước Yến Sơn, còn gặp gỡ đám người Mai Chấp Lễ bị phế truất bãi miễn, cho nên rất nhanh chiếm được sự ủng hộ của phái nghị hòa trong triều.
Mai Chấp Lễ, Uông Bá Ngạn, Bạch Thì Trung...
Những người này đều là thủ lĩnh phái nghị hòa trong triều đều có tiếp xúc với Triệu Cấu, và nhanh chóng hình thành đồng minh.
Trận chiến Yến Sơn mở màn, phái nghị hòa gặp phải chèn ép cũng càng lúc càng lớn.
Mọi việc Triệu Cấu làm đều thuận lợi, càng lôi kéo một số người lớn về phía mình.
Bắt đầu vốn định thời cơ chín muồi sẽ tái thiết pháp lệnh Thái Thượng Đạo Quân trở về triều đình. Ai có thể lường được...
Trận chiến Yến Sơn, quân Tống liên tiếp thắng lợi, khiến cho những đại thần công khai phản đối khai chiến trong triều cũng trở nên câm lặng.
Trận chiến này nếu tiếp tục nữa, địa vị Triệu Hoàn sẽ càng củng cố.
Tuần san Thời đại Đại Tống ngày ngày trợ giúp, đang cố gắng tiêu trừ minh ước Yến Sơn tạo ảnh hưởng đối với Triệu Hoàn, tiếp tục như vậy, chỉ sợ thế cục không ổn.
Ngoài phòng, đột nhiên truyền đến tiếng bước chân!
Triệu Cấu từ trong trầm tư bừng tỉnh, ngẩng đầu nhìn lại, đã thấy một gã nội thị vội vàng chạy vào.
Nội thị này là thái giám Lam Anh, tâm phúc của Triệu Cấu, chỉ thấy y quỳ gối trước Triệu Cấu, rung giọng nói:
- Điện hạ, xảy ra chuyện lớn rồi!
Triệu Cấu mày nhăn lại:
- Xảy ra cái gì?
- Lúc nãy từ Thượng thư tỉnh truyền đến tin tức, binh Tây Liêu ra Mưu Na Sơn, cướp lấy thành Khả Đôn.
Uông Cổ và hơn mười bộ tộc Mạc Bắc đều thần phục Tây Liêu. Nghe nói, Nữ vương Tây Liêu đã tuyên bố khai chiến với Lỗ tặc.
- Cái gì?
Triệu Cấu giật nảy mình, quyển sách trên tay rơi xuống bàn, mà gã như chưa tỉnh táo.