Tống Y

Chương 408: Chương 408: Tiền nhiều cứ đốt






Ngay khi hai người ngồi xuống. Tể tướng Vương Giai chắp tay về phía Hoàng cung, cất giọng khàn khàn nói: "Chư vị. Hôm qua tân đế kế vị. Thái Hoàng Thái Hậu buông rèm nhiếp chính, cũng đã qua thời gian xử lý việc tang của tiên đế và cao tổ Thái Hoàng Thái Hậu. Thái Hoàng Thái Hậu ý chỉ cho Thái đại nhân và bản tướng cùng giải quyết việc quân chính với nhị vị Vương gia. Tạm thời áp dụng biện pháp xử lý nhưng có rất nhiều sự tình không thể kịp thời xử lý vì vậy có rất nhiều chuyện xử lý chậm trễ. Vì vậy hôm nay mời các vị dự hội nghị này xử lý gấp gáp một số chuyện. Những chuyện còn lại sẽ xử lý ở hội nghị thường kỳ. Chương trình hôm nay…" Vương Giai nhìn lướt qua tờ giấy trên bàn nói tiếp: "Sẽ xử lý sáu công việc".

Hạng mục thảo luận thứ nhất là do bộ Hộ đưa ra. Tân Đế mới đăng cơ, đề nghị miễn trừ các khoản thuế ruộng trong sau năm, bày tỏ Hoàng ân. Hạng mục thảo luận thứ hai cũng do bộ Hộ đưa ra để cùng nhau thương nghị. Năm trước nạn đói ở Hà Đông, lũ lụt ở Hà Bắc, phá huỷ vô số nhà cửa tài sản của trăm họ. Lương thực cứu giúp thiên tai vẫn không đủ. Bộ Hộ đề nghị cấp thêm gạo tiền để cứu giúp nạn thiên tai.

Vương Giai nói: "Hãy gọi người bộ Hộ vào đi".

Viên ký lục ( giống như thư ký ) ngồi ở cạnh cửa trả lời rồi đứng dậy đi ra ngoài. Một lát sau Thượng thư bộ Hộ cùng hai viên quan tiến vào, thi lễ và ngồi xuống.Tân Hoàng Đế mới đăng cơ, đại xá thiên hạ chỉ là một cách làm thông thường. Nội dung của đặc xá bao gồm đặc xá hay giảm bớt tội cho những người phạm tội, miễn cả thu thuê lao dịch vì vậy vấn đề thứ nhất không có gì cần phải thảo luận, nhanh chóng được thông qua.

Tiếp đó Thượng thư bộ Hộ trình bày đơn giản tình hình thiên tai sau đó hai viên quan đọc kế hoạch cứu giúp tiền và lương thực.

Sau khi nghe đọc xong Vương Giai nói: "Chư vị hãy cho ý kiến".

Chiếu theo quy củ, ngoại trừ hai vị Tể tướng, sau người còn lại phát biểu ý kiến không cần theo trình tự. Sau khi Thái Xác phát biểu xong, Vương Giai sẽ tổng kết lại các ý kiến. Đỗ Văn Hạo không muốn lên tiếng trước. Hắn nghĩ trước hết phải nghe xem những người khác nói gì.

Phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi lên tiếng trước tiên. Sau một hồi xúc động, ông ta tỏ vẻ đồng ý. Sau đó tới tả thừa Thượng thư Thái Biện, hữu thừa Thượng thư Hoàng Lý tất cả trước tiên lên giọng rồi cuối cùng tỏ vẻ đồng ý. Thượng thư bộ Hộ định lên tiếng, lúc này Đỗ Văn Hạo mới phát biểu. Hắn nói đơn giản, nông dân dựa vào ông trời kiếm miếng cơm, một khi bị đại nạn như vậy nên ít nhất một năm không có lương ăn, đương nhiên nên phải giúp đỡ nạn dân sau đó cũng theo những người trước, hắn lên giọng quan trên mấy câu rồi cũng đồng ý. Cuối cùng Thái Xác mới lên tiếng, Vương Giai tổng kết lại, nhất trí kế hoạch bổ sung cứu giúp nạn dân thiên tai.

Vấn đề thứ ba là Thượng thư bộ Lễ báo cáo, dự tính tổ chức "Khôn thành tiết" mừng sinh nhật của Thái Hoàng Thái Hậu. Vấn đề này tất nhiên không có bất kỳ dị nghị nào, nhanh chóng được thông qua.

Vấn đề thứ tư là bộ Lại đưa ra. Dự thảo lựa chọn người cho hai vị trí Công bộ thị lang và Hình bộ thị lang. Vấn đề này gây ra tranh luận rất lớn. Đỗ Văn Hạo thờ ơ lạnh nhạt, Vương Giai một phái, Thái Xác một phái. Nhưng vấn đề là phe Thái Xác chiếm đa số, phe Thái Xác đồng ý với ý viên do bộ Lại đưa ra. Cuối cùng số ít phục tùng đa số, đồng ý với lựa chọn cho hai vị trí mà bộ Lại đưa ra.

Vấn đề thứ năm là quân sự Hoàn Khánh Kinh lược ti báo cáo việc quân tình khẩn cấp. Kỵ binh Tây Hạ nhiều lần xâm chiếm vùng biên giới Hoàn Khánh, cướp phá, giết người cướp của, mấy ngàn dân chúng vùng biên giới bị giết, tuy bị quân Đại Tống đánh lui nhưng chúng rút rồi quay lại, binh lực của chúng lại đa số là kỵ binh. Quân Tống mấy lần bố trí mai phục nhưng đều không thể tiêu diệt, thỉnh triều đình phái đại quân đánh dẹp.

Nói đến quân sự cả Tể chấp đều trầm mặc, hoàn toàn khác với việc đỏ mặt tía tai tranh cãi với nhau về nhân sự của hai vị trí thị lang. Tất cả đều bưng ché trà, chậm rãi uống tựa hồ như đang suy nghĩ nhưng thật ra lại đang nhìn hướng gió.

Hai lần Vương Giai lên tiếng yêu cầu mọi người cho ý kiến nhưng không ai lên tiến, ông ta đành chỉ định: "Hàn đại nhân, Xu Mật viện của đại nhân trong coi việc quân sự. Trước tiên xin mời cao kiến của đại nhân".

Lúc này Hàn Chuẩn mới ho khan một tiếng nói: "Việc Tây Hạ xâm phạm biên giới chúng ta cũng không phải là chuyện hiếm có gì chỉ có điều lần này quy mô khá lớn, thiệt hại nghiêm trọng, giết hại mấy ngàn dân chúng vùng biên giới của ta. Nếu không đánh dẹp, dân chúng vùng biên không thể nào an cư lạc nghiệp, cũng làm Tây Hạ coi thường Đại Tống chúng ta. Nhưng sau trận chiến thành Vĩnh Nhạc, nguyên khí quân ta tổn thượng nặng nề, tới nay vẫn chưa hồi phục. Nếu như lúc này tuỳ tiện phái binh chinh phạt, chưa nói tới chuyện hoạ vô đơn chí, cũng khó có thể nói tới chuyện chắc thắng hay không. Chỉ e khi quân Tây Hạ nghe tin đại quân chúng ta tiến tới liền bỏ chạy. Chờ khi quân ta rút về, chúng lại quay lại tập kích quấy rối. Vòng đi vòng lại cuối cùng cũng thế mà thôi".

phó Sứ Xu Mật viện Lâm Hi cũng phụ hoạ: "Không tới lúc vạn bất đắc dĩ không nên phát động can qua. Đại Tống ta cùng Tây Hạ chiến tranh mười năm, quân ta liên tiếp thất bại. Đặc biệt cuộc chiến thành Vĩnh Nhạc, quân ta đại tổn thương nguyên khí. Ty chức cho rằng với tình hình trước mắt của Đại Tống ta, thực sự không thể tái chiến".

Gương mặt Thái Xác lộ vẻ buồn bực nói: "Ý của nhị vị là Đại Tống chúng ta để mặc cho quân Tây Hạ cướp bóc giết người dân chúng vùng biên cương sao?"

Hàn Chuẩn, Lâm Hi liếc nhìn nhau. Hàn Chuẩn cười nói: "Ty chức không có ý này".

"Vậy theo ý kiến của Hàn đại nhân chúng ta phải làm thế nào?'

"Ty chức cho rằng. Đại Tống ta từ lúc khai quốc đã chinh chiến hai mươi năm với Đại Liêu, không thể đánh thắng. Chân Tông hoàng đế với hiệp ước Thiền Uyên, dùng hai mươi vạn tiền một năm đổi lấy sự bình an trên trăm năm của biên cương, cũng tiết kiệm được rất nhiều quân phí. Bốn mươi năm trước, Đại Tống cùng Tây Hạ cũng vốn kết chuyện Tần Tấn, tiền tiến cống hàng năm đổi lấy sự bình yên biên giới trong hơn hai mươi năm. Trước khi gây chiến lại, tại sao không thương nghị với Tây Hạ, dùng tiền tiến cống hàng năm đổi lấy bình an?"

Thái Xác cười âm trầm, ông ta nghiêm nghị nhìn lướt qua mấy văn thần bên trái hỏi: "Ý của ba vị thế nào?'

Môn hạ thị lang Chương Hoàng chắp tay nói: "Ty chức cho rằng Hàn Xu Mật cùng Lâm phó sứ nói tuy có uất nghẹn nhưng cũng chỉ là hành động bất đắc dĩ. Nếu như có thể dùng hơn mười vạn bạc mỗi năm đổi lấy sự bình yên nơi biên cương, tránh việc phải động binh đao, đó chính là thượng sách".

"Ty chức cũng cho rằng ba vị đại nhân nói rất đúng" Tả thừa Thượng thư Thái Biện liếc nhìn Đỗ Văn Hạo, thản nhiên nói: "Quân ta yếu, không đánh lại kẻ thù vậy còn biện pháp nào không? Chỉ trách bản thân không có bản lãnh, quân đội không thể đánh trận thì không nên gây chiến tranh tránh cho việc tiêu hao một lượng lớn vật tư, mồ hôi và máu của dân chúng. Hãy để dùng cho việc khác".Hoàng Lý nói: "Đúng vậy quốc khố hao tổn mà không giải quyết được việc gì. Hoạ nhũng binh, quân đội suy nhược lâu ngày".

Thái Xác cau mày nói: "Thương nghị chuyện có dụng binh hay không với Tây Hạ, kéo theo những chuyện kia làm gì?'

Hoàng Lý vội nói: "Dạ dạ. Ty chức cũng đồng ý với cao kiến của mấy vị đại nhân. Không đánh mà có thể khuất phục người khác chính là thiện chi thiện giả vậy ( ý muốn nói đánh trăm trận, thắng cả trăm trận khuất phục người khác vẫn không được coi là cao minh nhất. Không đánh trận vẫn khuất phục được kẻ thù mới được coi là cao minh trong cao minh). Dùng tiền tiến cống hàng năm đổi lấy việc lui binh của Tây Hạ, không hẳn đã là thượng sách. Có lẽ Tây Hạ không vừa lòng với số lượng hơn mười vạn lượng, muốn nhiều hơn số đó. Ty chức cho rằng chỉ cần làm cho Tây Hạ một lần nữa lui binh, dân chúng biên cương lại được an cư lạc nghiệp vậy cũng không thể không làm. Dù sao hơn mười vạn lượng đối với Đại Tống chúng ta mà nói chỉ như là chín trâu mất một sợi lông mà thôi. Hàng năm chinh chiến hao tổn lương tiền còn vượt xa số lượng này".

Thái Xác quay đầu lại nói với Vương Giai: "Vương Tể tướng, ý của bản tướng cũng như vậy. Không bằng chúng ta thỉnh Hoàng Thượng, không thỉnh Thái Hoàng Thái Hậu cử sứ thần sang hoà đàm, dùng hai, ba mươi vạn lạng đổi lấy việc Tây Hạ bãi binh".

Vương Giai nhìn Thái Xác cười nhạt nói: "Hình như Đỗ tướng quân còn chưa phát biểu cao kiến".

Thái Xác ngẩn người, lúc này ông ta mới nhớ ra Tể Chấp còn một vị tam nha Đô Kiểm Điểm. Từ trước tới giờ người này vẫn một mực không lên tiếng. Ông ta xấu hổ, cười áy náy nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Đỗ tướng quân, tướng quân có cao kiến gì không? Khụ khụ, đúng rồi. tướng quân mới vào Tể chấp, năm nay tuổi nhược quán, chỉ e không hiểu nhiều lắm về mười năm chinh chiến trước đây giữa Đại Tống và Tây Hạ. Chắc tướng quân cũng hiểu phân tích lúc trước của mấy vị đại nhân. Hy vọng tướng quân cẩn thận cân nhắc, tránh hành động theo cảm tính. Tướng quân cho rằng Đại Tống chúng ta có nên dùng tiền tiến cống hàng năm để đổi lấy việc lui binh của quân Tây Hạ không?"

"Tiền nhiều cứ đốt" Đỗ Văn Hạo hừ nhạt một tiếng nói.

Lập tức sắc mặt mọi người có vẻ tức giận, lắp bắp kinh hãi.

Xu Mật viện Hàn Chuẩn lên tiếng chất vấn: "Đỗ tướng quân, chỉ e những lời này của tướng quân không ổn. Tiền tiến cống hàng năm đổi lấy bình yên chính là do Chân Tông hoàng đế là người mở đầu. Việc này đã duy trì sự bình an trăm năm của biên giới Tống Liêu. Nhân Tông hoàng đế cũng noi theo Chân Tông hoàng đế dùng tiền tiến cống hàng năm đổi lấy sự bình an mấy chục năm của biên giới Tống Hạ. Chẳng lẽ hai tiên đế có nhiều tiền nên đốt sao?"

Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Hôm qua, Thái Hoàng Thái Hậu truyền hỏi ty chức về chiến tranh Tống Liêu và chiến tranh Tống Hạ, có bình luận về việc tiến cống hàng năm đổi lấy hoà bình, người còn gọi đây là nỗi nhục của nước mất chủ quyền.Thái Hoàng Thái Hậu từng chất vấn: Hai nước giao chiến. Hai bên đều cần hoà bình. Tại sao lần nào cũng là Đại Tống chúng ta dùng tiền đổi lấy hoà bình để đối phương bãi binh? Vì sao không phải bọn họ dùng tiền đổi lấy hoà bình để chúng ta bãi binh? Hay ít nhất cũng bình đẳng là hai bên cùng bãi binh. Hàng năm chúng ta dùng hai, ba mươi vạn lạng tiến cống cho chúng. Đây không phải là nhiều tiền đốt đi thì là cái gì? Điều ước đó có tính là ngang hàng không? Không phải là nỗi nhục nước mất chủ quyền là gì?"

"Ngươi!" Môn hạ thị lang Chương Thận đứng dậy, chỉ tay vào Đỗ Văn Hạo nói: "Ngươi lại dám nói xấu Chân Tông, Nhân Tông ký hiệp ước với Liêu, Hạ. Đây là nỗi nhục nước mất chủ quyền sao? Hay hay hay. Bản quan không thể không vạch tội ngươi tội đại bất kính".

Đỗ Văn Hạo cười ha hả nói: "Tại hạ cho rằng Tể chấp là thảo luận chính sự. Mọi người vốn có thể thoải mái phát biểu ý iến của mình, thì ra vẫn còn có người núp ở đây, đánh bằng gậy, chụp mũ, bắt thóp người khác, nịnh bợ. Ha ha ha. Thật sự được mở rộng tầm mất. Ha ha ha".

Chương Hoàng tiến lên một bước, chỉ tay vào mặt Đỗ Văn Hạo lạnh lùng nói: "Tể chấp thảo luận chính sự, tất nhiên có thể nói thoải mái nhưng không thể làm nhục tiên đế. Ngươi không phải mắc tội đại bất kính thì là cái gì?"

Đỗ Văn Hạo vẫn ung dung ngồi tại chỗ nói: "Chương đại nhân hãy bình tĩnh, chớ nóng vội. Đại nhân hãy nghe rõ những lời này không phải tại hạ nói, là Thái Hoàng Thái Hậu nói. Thái Hoàng Thái Hậu cũng chỉ nói hai hiệp ước này là nỗi nhục nước mất chủ quyền, chưa nói gì về tiên đế. Những lời tại hạ mới nói chẳng qua là truyền đạt lại lời của Thái Hoàng Thái Hậu mà thôi. Nếu như đại nhân không phục, muốn chất vấn, sao không tới chất vấn Thái Hoàng Thái Hậu?'

Lập tức Chương Hoàng hoảng sợ. Ông ta suy nghĩ một chút. Quả thực vừa rồi Đỗ Văn Hạo có nói đó là lời của Thái Hoàng Thái Hậu. Nhưng ông ta lại nghe như chính là Đỗ Văn Hạo nói ý kiến của mình. Chương Hoàng nóng lòng không lắng nghe cẩn thận, liền làm khó dễ nên bây giờ ở vào thế cưỡi lưng cọp.

"Chương đại nhân bớt giận. Có chuyện gì cứ từ từ nói" Hữu thừa Thượng thư Hoàng Lý đứng dậy, kéo Chương Hoàng ngồi xuống ghế của mình, ông ta nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Thái Hoàng Thái Hậu nói đương nhiên là có lý. Việc nhục quốc thể hay không vẫn còn chưa nói được nhưng thật ra trong lòng mọi người đều hiểu rõ. Tiền tiến cống hàng năm đổi lấy bãi binh ở một mức độ nào đó quả thật có làm tổn hại tới sự uy nghi của Đại Tống. Nhưng còn biện pháp nào khác không? Tướng quân muốn Đại Liêu và Tây Hạ xuất tiền ra sao? Đại Liêu và Tây Hạ là hai nước man di, cũng chỉ bởi vì nghèo hèn, không có tiền, thấy Đại Tống chúng ta phồng hoa thì tối mắt, xuất binh xuôi nam đánh cướp. Bọn chúng nguyện ý xưng đệ, nguyện ý xưng thần, ngược lại chúng ta bỏ ra một ít tiền, cũng không hẳn là không được. Cần gì phải phóng đại tới mức nỗi nhục nước mất chủ quyền?"

Tả thừa Thượng thư Thái Biện ở bên cạnh cười nhạt nói: "Tiền tiến cống hàng năm đổi lấy bình an quả thực là làm nhục sự uy nghiêm của Đại Tống. Nhưng vấn đề là trăm vạn đại quân chúng ta đánh không lại chúng. Không tốn tiền thì phải làm gì đây? Tiếp tục đánh sao? Tất cả quốc khố thu được đều ném vào đó để cho suy sụp sao? Tất cả tiền thuế đều là tiền mồ hôi nước mắt của dân chúng đều quẳng vào cái túi không đáy đó sao?"

Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Tại hạ đã được nghe nhiều chuyện hai nước giao chiến, thất bại đầu hàng, chuyện cắt đất, bồi thường tiền bạc cũng nghe rất nhiều. Trong lòng mọi người cũng hiểu rõ tiền tiến cống hàng năm chính là đền tiền. Lấy nỗi nhục quốc thể đổi lấy hoà bình, cũng chỉ như so với người vong quốc không còn nơi đi. Tại hạ nghĩ rằng đại đa số người trong hàng ngàn hàng vạn con dân Đại Tống chúng ta đều nguyện ý chết đứng còn hơn sống quỳ. Vấn đề chỉ là trong số đó có chư vị đại thần hay không?"

"Ngươi! Ngươi chỉ là một tiểu nhi hoàng mao sao dám ăn nói lỗ mãng?" Mấy người Thái Biện, Hoàng Lý giận tím mặt, đứng bật dậy như muốn gây sự.

Tể tướng Vương Giai đập tay xuống bàn quát: "Thôi được rồi. Ầm ĩ cái gì?"

Vương Giai là Tể tướng đầu triều, ai dám chống lại. Hai người Thái Biện lập tức phẫn nộ ngồi xuống ghế, cười nhạt, dáng vẻ lạnh nhạt.

Vương Giai liếc nhìn mọi người nói: "Chúng ta sẽ không thảo luận chuyện dùng tiền tiến cống hàng năm đổi lấy bình yên có phải là nỗi nhục nước mất chủ quyền hay không. chuyện này Thái Hoàng Thái Hậu đã nói, chúng ta vẫn còn nghị luận đúng sai thì chính là đang bất kính".

Vương Giai vừa mới nói mấy câu này,. sắc mặt mấy người Thái Biện, Hoàng Lý đều thay đổi.

Vương Giai ho nhẹ hai tiếng, ông ta quay đầu nhìn Thái Xác nói: "Thái Tể tướng, Đỗ tướng quân đã nghĩ việc dùng tiền tiến cống hàng năm không ổn. Tại sao chúng ta không nghe cao kiến của Đỗ tướng quân?"

Thái Xác nói: "Đúng vậy. Nếu Đỗ tướng quân không đồng ý với ý kiến của chúng ta, tướng quân hãy nói cao kiến của mình".

Đỗ Văn Hạo không nóng mà cũng chẳng lạnh nhạt, hắn chắp tay nói: "Cao kiến thì không có, chỉ có thấp kiến. Tại hạ không nói đạo lý lớn. Dù sao Đại Tống chúng ta cũng là một nước lớn, cũng không nên phải chủ động cầu hoà với Tây Hạ. Không phải Tây Hạ dùng chiến thuật du kích vận động chiến sao? Không phải chúng ta không thể đối phó với chiến thuật đó. Tại hạ nói có đúng không? Đại Tống ta dân giàu nước mạnh, muốn đối phó với loại xung đột biên giới quy mô nhỏ này, căn bản là không khó. Còn Tây Hạ thì sao? Cụ thể về năng lực nhân lực của Tây Hạ tại hạ không rõ lắm nhưng tại hạ dám khẳng định tuyệt đối Tây Hạ còn lâu mới bằng chúng ta. Đánh kéo dài nhất định chúng sẽ suy sụp, thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về chúng ta. Chiến thuật này gọi là đánh trường kỳ".

Lần đầu tiên mọi người nghe thấy cụm từ "đánh trường kỳ" nên ai cũng nhìn hắn vẻ dò xét.

Thái Biện ho khan rồi nói: "Đỗ tướng quân lại muốn dùng thời gian mấy chục năm chiến tranh cùng cảnh nhà tan cửa nát, chết chóc của dân chúng vùng biên để kiểm nghiệm việc Đại Tống có thể thắng Tây Hạ sao?"

Đỗ Văn Hạo nói: "Chúng ta không chọn chiến tranh nhưng chúng ta tuyệt đối không e ngại chiến tranh. Nếu như người khác mang chiến tranh áp đặt cho chúng ta, chúng ta chỉ còn cách nghênh chiến, tuyệt đối không thể quỳ gối đầu hàng, cũng không thể cắt đất, đền tiền nhục quốc thể. Có một việc tại hạ muốn tiết lộ sớm cho chư vị đại nhân. Hôm qua Thái Hoàng Thái Hậu đã trao quyền cho ty chức tiến hành điều tra kỹ lưỡng quân đội Đại Tống, tìm ra biện pháp cải cách chấn chỉnh quân đội. Thái Hoàng Thái Hậu cực kỳ thất vọng đối với tình trạng hiện nay của quân đội Đại Tống, người đã hạ quyết tâm chỉnh đốn".

phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi cười nhạt một tiếng nói nhỏ: "Việc chỉnh đốn quân đội không phải hôm nay mới bắt đầu làm".

Ánh mắt Đỗ Văn Hạo sáng như điện, hắn nhìn chằm chằm vào Lâm Hi nói: "Hình như Lâm đại nhân không tán đồng với chủ kiến chỉnh đốn quân đội của Thái Hoàng Thái Hậu?"

"Không dám!" Lâm Hi xấu hổ, ông ta chắp tay nói: "Ty chức chỉ bàn luận về sự việc. Quân đội Đại Tống có không ít tật xấu, đương nhiên phải chỉnh đốn. Tiên đế đã làm, Thái Hoàng Thái Hậu lại tiếp tục thực hiện điều này. Đây đương nhiên là chuyện tốt. Tại hạ không có ý kiến gì. Tại hạ chỉ nói…".

Vương Giai nói: "Thế này đi. Trước hết xin mời Đỗ đại nhân nói ra ý kiến của mình. Các chư vị đại nhân sẽ phát biểu ý kiến của mình sau".

Đỗ Văn Hạo nói: "Được. Ý kiến của tại hạ rất đơn giản. Địch nhân đang đè đầu cưỡi cổ chúng ta. Nếu chúng ta vẫn còn có thể nhẫn nhịn thì không còn là người. Nhất định phải đánh cuộc chiến này. Đây ót nhất là bày tỏ thái độ".

Hàn Chuẩn lạnh lùng nói: "Liên tiếp thất bại, còn muốn đánh sao? Đánh chỉ chuốc lấy nhục mà thôi".

Giọng nói của Đỗ Văn Hạo càng thêm lạnh như băng: "Làm một người lính, liên tiếp thất bại cũng không đáng sợ. Điều đáng sợ nhất là thất bại rồi không dám đánh tiếp. Từ thời thượng cổ tới nay không có thường thắng tướng quân. Bách chiến bách thắng chẳng qua chỉ là một lý tưởng. Nên biết chuyện thắng bại là chuyện thường nhà binh. Chỉ có người có ý chí chiến đấu ngoan cường, thắng không kiêu, bại không nản mới có thể có chiến thắng cuối cùng. Lưu Bang thắng Hạng Vũ cũng chính ở điểm này".

"Đã hiểu" Hàn Chuẩn vuốt chòm râu bạc của mình, ông ta thản nhiên nói: "Người tuổi trẻ còn không hiểu thời thế, ngạo mạn khinh người, khó tránh khỏi xúc động. Chờ khi tới tuổi của ta đây".

Đột nhiên Đỗ Văn Hạo đập tay xuống bàn, hắn đứng bật dậy, lạnh lùng nói: "Nếu không chăm lo việc nước, chỉ sợ là bản thân ta không đợi được tới lúc râu hoa tóc bạc như đại nhân thì Đại Tống đã mất rồi".

Những lời này chẳng khác nào tiếng sấm. Tất cả mọi người đều sợ ngây người. "Mất nước" hai từ này không ai dám nói lung tung.

Nhưng Đỗ Văn Hạo hiểu rõ bốn mươi năm sau Bắc Tống sẽ bị Đại Kim tiêu diệt. Thời gian còn lại của Bắc Tống không còn nhiều lắm. Bây giờ hắn nhìn thấy đám quan văn này sợ hãi rụt đầu rụt cổ khi phải đối mặt với một cuộc xung đột quy mô lớn ở biên giới, chỉ nghĩ tới việc dùng tiền mua yên bình thì không thể nhẫn nhịn được, rốt cuộc hắn đã phát tiết, hắn nói như liên thanh: "Giết một vạn kẻ thù, tổn thất ba nghìn. Trận chiến thành Vĩnh Nhạc, quân ta đại bại, chết hai mươi vạn quân. Điều này ai cũng biết. nhưng Tây Hạ thì sao? Có ai biết chúng như thế nào không?"

Hàn Chuẩn cười nhạt nói: "Bọn chúng? Bọn chúng chiến thắng nên đương nhiên dương dương tự đắc".

"Sai rồi! Bọn chúng cũng phải liếm máu trên vết thương. Theo như tại hạ biết. Cuộc chiến thành Vĩnh Nhạc, tổng số chết của quân và dân Tây Hạ cũng tuyệt đối không ít hơn con số hai mươi vạn. Bởi vì ngay bên cạnh tại hạ có không ít tướng sĩ đã từng tây chinh Tây Hạ, kể cả tam nha phó Đô Chỉ Huy Sứ, Lý Phố Đại tướng quân, năm đó chính là tướng tiên phong đánh thẳng một mạch tới kinh thành Tây Hạ. Các vị có biết không? Năm đó quân ta tấn công đã sử dụng vũ khí truyền bá bệnh dịch. Loại vũ khí này có thể tạo thành dịch bệnh lưu hành trong phạm vi rộng vì thế quân dân Tây Hạ chết rất nhiều, thi thể ngổn ngang khắp nơi. Sau đó quân Tây Hạ chỉ có phòng thủ mà không chiến chính là vì lý do này. Quân ta có thể tấn công thần tốc tiến thẳng tới kinh thành Tây Hạ. Khi quân ta tiến tới một địa phương nào đó, cho dù là thành trấn hay nông thôn. Những gì có thể chở về thì đều chở về, những gì không thể chở về thì đều tiêu huỷ, đã tiêu huỷ rất nhiều thành trấn. Một nửa đất nước Tây Hạ vì trận chiến này mà bị phá huỷ tan hoang. Không biết chư vị đại nhân có biết điều này không?"


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.