Trí Tuệ Đại Tống

Chương 14: Q.4 - Chương 14: Thương cổ đều tham lam (3)




Chỉ cần cao hứng là mục dẫn sẽ nhảy múa ca hát, bọn họ tôn sùng sự đơn giản, tác chiến đơn giản, sinh hoạt đơn giản, và cả trao đổi cũng đơn giản.

Cùng mục dân nắm tay nhảy múa ca hát nửa ngày, Vân Tranh toàn thân ướt mồ hôi, nhưng cực kỳ khoan khoái về lều, Lục quản gia cười tươi như một đóa hoa, cứ trao đổi như thế này chưa cần tới Tây Hạ bọn họ đã hết sạch hơn bốn nghìn thếp tơ lụa, còn da trâu và thảm lông cừu đã chất cao như núi, thế này sẽ nhanh chóng về nhà được rồi, mọi người đều đang đợi tiền về, năm nay tằm tốt chưa từng có, nhưng lương thực mất mùa, nên tơ tằm cũng không bán đi được.

- Cô gia, chúng ta nên nâng giá tơ lụa lên một chút, sao người không cho phép?

Cao hứng một hồi, Lục quản gia có chút xót của kiến nghị:

- Không được tăng giá, chúng ta đi tới đây là để khai thác thương đạo sau này còn tiếp tục mua bán chứ không phải hút máu họ, giữ giá cả hiện tại, mai rời khỏi nơi này tiếp tục đi sâu hơn vào thảo nguyên. Nhớ, giáo dịch phải công khai, đừng hám lợi, phải để mọi người trên thảo nguyên thấy chúng ta là thương nhân tốt, chỉ có như thế mới mở được thương đạo này.

Vân Tranh rất biết giá trị những món đồ mình đổi được, ở Thành Đô một tấm thảm lông cừu có giá gấp ba lần tấm lụa có cùng kích cỡ, nhưng ở đây ba tấm thảm lông cừu mới đổi được một tấm lụa cùng kích cỡ, đối diện với lợi nhuận như thế, đối diện với mục dân đơn thuần như thế, thật khó khiến cho thương nhân theo đuổi lợi nhuận không nảy sinh lòng tham, vì thế mà giao dịch giữa người Hán và Thổ Phồn xưa nay đều không duy trì được lâu dài.

Giác Tư La đứng trên ngọn đồi cao, nhìn xuống bãi cỏ đang dần héo tàn chạy dài tới tận chân trời, từng đàn bò dê đang cúi đầu gặm cỏ khô, nỗ lực tích góp thêm chất béo lên người, chuẩn bị cho mùa đông, chỉ có bò dê tráng kiện, địa vị của Thanh Đường mới không thể lay chuyển.

Giữa Tây Hạ và Đại Tống cần chọn một để kết minh, bản thân không đủ cường đại để ứng phó với hai kẻ thù, Lý Nguyên Hạo của Tây Hạ rõ ràng không phải minh hữu tốt, dù ông ta kiêu dũng thiện chiến, có thể xưng anh hùng trên thảo nguyên, nhưng hi vọng gì một kẻ giết cả mẫu thân và thê tử hoài thai có thể tuân thut minh ước.

Còn người Tống, bọn họ chỉ quan tâm tới cái danh nghĩa, không quan tâm tới lợi ích thực tế, cúi đầu xưng thần có vô số lợi ích, thứ tiến cống hàng năm không bằng một phần mười hàng hóa được tặng lại, để bảo vệ Thanh Đường, Giác Tư La không ngại cúi đầu.

Một tiếng huýt sáo từ đường chân trời truyền tới, ánh mắt Giác Tư La trở nên hiền từ, nhi tử ông ta yêu thương nhất đã về, bên cạnh nó hẳn là đứa nhỏ chấc phác Thanh Nghị Kết Quỷ Chương, một anh hùng cần ba người giúp, Giác Tư La thấy nhi tử của mình vẫn còn quá ít người hỗ trợ, có điều thằng bé này tầm mắt quá cao, cả hai ca ca đều không để vào mắt.

Nhìn nhi tử cưỡi ngựa phi nước kiệu như bay, Giác Tư La như thấy được bóng dáng của mình năm xưa, với một chủ nhân thảo nguyên mà nói người kế thừa tốt còn quý giá hơn cả bò dê.

- Phụ thân, con về rồi.

Đổng Chiên nhảy từ trên chiến mã xuống vui vẻ gọi, Quỷ Chương xuống ngựa sau một chút, làu bàu tức giận gì đó.

- Đua ngựa hả, ai thắng?

Giác Tư La cười ha hả, không hỏi Đổng Chiên làm việc ra sao mà hỏi Quỷ Chương trước, nếu như nhi tử mình giở trò gian lận, ông ta sẽ phán cho Quỷ Chương thắng, giữa bằng hữu với nhau công bằng rất quan trọng:

- A Chiên thắng rồi, đại thủ lĩnh, hôm nay có món ăn ngon lắm, muốn mang về cho ngài mà A Chiên không cho.

Giác Tư La cười rất hài lòng, vỗ vai Quỷ Chương bồm bộp:

- Đứa nhỏ ngốc, chỉ là món ăn mà thôi, trong lòng ngươi có đại thủ lĩnh, cho dù ta không ăn cũng thấy ngọt rồi, người Hán luôn biết làm những món ăn khó quên, có điều đợi khi tuổi ngươi nhiều hơn một chút sẽ biết thế giới này còn nhiều thứ quan trọng hơn ăn uống. Người Hán đó mời các ngươi ăn hả, y có giữ quy củ trên thảo nguyên không?

- Phụ thân, y cực kỳ quy củ, khi con tới thì y đã ở Thanh Đường ba ngày, trong ba ngày đó y không tiến hành bất kỳ một giao dịch nào.

- Hàng hóa của y có gì, trà, muối, gạo trắng hay vải vóc?

Giác Tư La chỉ hỏi vậy thôi, thương đội tới Thanh Đường không ít, nên ông ta không quá quan tâm, mấy năm nay đều giao cho đứa con này quản lý để tích lũy kinh nghiệm:

Đổng Chiên có phần nghi hoặc:

- Người đó là quan viên Đại Tống trẻ, quan cấp không cao, con lấy làm lạ, y mang theo trà, muối, vải và gạo, những thứ đó không có gì đáng nói, nhưng y mang theo rất rất nhiều tơ lụa.

- Cái gì, tơ lụa?

Nụ cười trên mặt Giác Tư La tức thì biến mất:

- Y bán tơ lụa ra sao, muốn mục dân mặc tơ lụa mà đi chăn thả gia súc à?

- Không ạ, tơ lụa y bán không phải để làm y phục mà là làm lễ vật tôn quý nhất tặng khách.

Đổng Chiên lấy ra một tấm khăn cáp đạt trắng muốt đeo lên cổ cha mình, dùng lời chúc phúc thành kính nhất:

Giác Tư La cầm tấm lụa xem, chợt ngửi thấy một mùi hương thoang thoảng, rất đặc biệt, như muốn chui vào não, đầu óc trở nên tỉnh táo, thoải mái, đây tuyệt đối không phải là vật ô uế được.

Trong lúc ông ta còn đang nghi hoặc không thôi thì Đổng Chiên lấy ra một nắm tiền bị chém làm hai:

- Tên đó còn nói rất nhiều điều mà con không hiểu, nên về thỉnh giáo phụ thân.

Giác Tư La chỉ nhìn qua một cái là thở dài:

- Đồng tiền này là đáng giá nhất, còn đồng tiền này kém nhất, đó là nỗi đau của Thanh Đường, biết rõ ràng Đại Tống giở thủ đoạn, nhưng không có cách nào ứng phó, tiền Đại Tống không chỉ tiêu ở Thanh Đường mà còn Liêu, Tây Hạ, thậm chí là Đại Thực xa xôi cũng chấp nhận thứ tiền này. Nếu như tên người Tống đó muốn dùng thứ tiền kém này mua đồ thì chúng ta tăng giá, hoặc tăng thuế.

- Y không mua bằng tiền, mà muốn dùng đồ đổi đồ, còn giá cả ra sao do y và mục dân tự thương lượng, đồng ý thì đổi, không đồng ý thì thôi, khi nào đạt được cái giá mà cả hai bên cùng hài lòng mới tiến hành. Con thấy cách này cũng công bằng cho nên đồng ý cho y giao dịch, trừ chiến mã, đao kiếm và giáp trụ ra thì đều được, nhưng kết thúc giao dịch phải nộp thuế bằng tiền đồng hoặc bạc.

Giác Tư La hài lòng với sự cẩn trọng của nhi tử:

- Con không cứ thế mà về chứ?

- Không ạ, con phái người giám thị chúng giao dịch, theo như báo về y còn ngồi cùng với mục dân ca hát, nhảy múa rất lâu, thương cổ người Tống không ai làm thế. Chặn mấy người giao dịch thành công lại hỏi, ai nấy đều vui vẻ, nói rằng số hàng hóa họ đổi được còn nhiều hơn là dùng tiền đồng giao dịch.

- Có một số mục dân thích ăn một thứ gọi là bánh rán do chính tay y làm, còn muốn lấy thảm lông cừu ra đổi, nhưng y từ chối hết, nói cái bánh này không đáng giá, thậm chí không bằng cả một tấm da dê, mục dân cứ muốn đổi, cuối cùng y không làm nữa, đem hết bánh còn lại cho đám trẻ con.

- Phụ thân nói thương cổ đều tham lam, nhưng con thấy y rất chân thành, y đối xử với mục dân như người mình vậy, thậm chí còn hơn, chẳng lẽ y là ngoại lệ?

Giác Tư La ngồi xuống đất, nghiêm túc nói từng chữ một:

- Nhi tử, nhớ thật kỹ, thương cổ đều tham lam, câu này không sai một chút nào. Bọn chúng cực kỳ tham lam, còn tham lam hơn cả sói, càng tỏ ra chân thành tức là chúng càng muốn lợi nhuận lớn hơn mà thôi, chúng ta không bao giờ lơ là cảnh giác với chó sói, càng không bao giờ mất cảnh giác với thương cổ, nhất là thương cổ người Tống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.