Triệu Hoán Thần Binh

Chương 936: Chương 936: Vào di tích (hạ).




Có thể tưởng tượng trận pháp trong di tích ma pháp viễn cổ nhiều khủng khiếp, Vu Nhai thấy nghi ngờ chỉ dựa vào những người trẻ tuổi này có thể thăm dò hết di tích sao?

Không ai biết di tích ma pháp viễn cổ lớn bao nhiêu, có người nói là khắp Thiên Long sơn mạch, có người bảo lớn một nửa. Có người bảo làm gì có thứ to kinh khủng như thế? Theo lịch sử tư liệu ghi chép thì di tích ma pháp viễn cổ siêu khổng lồ.

Nhưng ghi chép thường không thực tế, trong tư liệu của Ma Pháp đế quốc, Huyền Binh đế quốc không ghi chép nhiều về Ma Pháp đế quốc.

Một lão nhân hét to với các thiên tài trẻ:

- Tất cả người thăm dò di tích xuất phát đi!

Xuất phát theo đội không chỉ có những thanh niên mà còn có người hộ tống, thậm chí cao thủ thánh giai sứ đoàn Huyền Binh đế quốc cũng theo tới. Còn có một số người chấp pháp hay đúng hơn là trọng tài, xem chuyến thăm dò di tích ma pháp viễn cổ là cuộc so tài.

Khi ngàn thanh niên vào khe nứt thì bên ngoài còn lại gần ngàn người, bọn họ dựng lều chờ đợi những người trẻ tuổi trở về. Ma pháp sư không gian bắt đầu bày ra truyền tống trận để nhận những thanh niên thất bại hoặc gặp nguy hiểm.

Đạo cụ ma pháp truyền tống chuẩn bị cho các nữ nhân trẻ bị thương hoặc vì lý do gì đó rút khỏi cuộc thăm dò.

Không ai biết trong di tích ma pháp viễn cổ có gì nguy hiểm không.

Dù lý do gì khi bị truyền tống ra thì nghĩa là cuộc thăm dò kho báu thất bại, không được vào nữa.

Đạo cụ ma pháp truyền tống không chỉ bảo đảm thiên tài trẻ không chém giết nhau mà còn ghi chép các loại nguy hiểm trong di tích ma pháp viễn cổ, có lẽ ngàn người này chỉ là đội thăm dò tiên phong.

Bên ngoài đang bạn rộn, ngàn người bay nhanh trong khe hở. Chậm rãi ngàn người tách ra thành từng đội.

Đoàn thể lớn của công chúa Nguyệt Lâm Sa. Pháp Thần Điện chia thành hai đoàn thể Quang Minh thần điện, Nguyên Tố Thần Điện. Đoàn thể chính phủ. Tuy Huyền Binh đế quốc có một đoàn thể nhưng nội bộ chia rẻ. Cuối cùng là hai đoàn thể của hai hoàng tử Ma Pháp đế quốc.

Một đống rối nùi, tât cả trước tiên lấy đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc làm chính. Bên sứ đoàn Huyền Binh đế quốc đi theo đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc, khởi đầu cần được dẫn đến nơi giải mở phù văn trận.

Đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc lấy được quyền lực thăm dò di tích từ tay Nguyệt Lâm Sa, nàng không còn đại biểu cho chính phủ. Vì vậy đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc chiêu đãi Huyền Binh đế quốc, khi bước vào di tích ma pháp viễn cổ có một số chuyện cần phía chính phủ chỉ huy.

Dù thế nào thì Huyền Binh đế quốc đến là khách nên phải do chính phủ chiêu đãi.

Thiếu tướng quân đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc nói với mọi người:

- Được rồi, mọi người đã tìm hiểu ngoài cùng di tích, hiểu chút ít về di tchs. Tiếp theo mời phù văn sư trong sứ đoàn Huyền Binh đế quốc bắt đầu giải mở mấy chỗ phù văn trận vừa rồi đã nói.

Bọn họ vừa chui ra khe hở tiến vào di tích ma pháp viễn cổ, Ma Pháp đế quốc đã thăm dò mấy lần nên nắm rõ ràng tình hình vùng ngoài. Mọi người mới vào di tích ma pháp viễn cổ nên đoàn thể chính phủ Ma Pháp đế quốc dẫn cả đám làm quen hoàn cảnh sau đó mới chính thức bắt đầu.

Nhị hoàng tử nói với hai người trong đội sứ đoàn Huyền Binh đế quốc:

- Liễu Mị Nhi đại sư, Ngũ Thanh đại sư, mời.

Nhị hoàng tử, Thất hoàng tử cũng vào trong. Nếu công chúa Nguyệt Lâm Sa, hoàng tử Ma Pháp đế quốc đều vào mà Nhị hoàng tử, Thất hoàng tử đường đường là hoàng tử của Huyền Binh đế quốc không phải chẳng phải là yếu hơn người ta?

Sứ đoàn Huyền Binh đế quốc không chỉ mang một phù văn sư là Liễu Mị Nhi, còn có phù văn sư trẻ thứ hai. Phù văn sư này thuộc thế lực Nhị hoàng tử lôi kéo, tức là không thể xem thường Nhị hoàng tử.

Mọi người tụ tập giữa đại điện khắc đầy phù văn, phù văn trận vòng quanh ba mặt. Trừ cánh cửa lối vào ra ba cửa khác trong đại điện đều bị phù văn phong tỏa. Đại điện có sáu hàng kệ binh khí, bên trong bày đầy huyền binh, phù văn phát ra từ những huyền binh này.

- Như thế nào? Ngươi không xem hiểu những phù văn trận này?

Người lên tiếng là công chúa Nguyệt Lâm Sa, sau khi vào đại điện nàng thấy Vu Nhai nhíu mày.

Vu Nhai tán thán:

- Không phải, chẳng qua lần đầu tiên trông thấy phù văn trận, thì ra có thể bày như thế này.

Vu Nhai rất kinh thán, lúc trước hắn có nghĩ đến long văn của Đế Long tộc có thể bày ra long văn trận đáng sợ như vậy thì tại sao phù văn không thể? Là thất truyền hay thật sự không được? Bây giờ Vu Nhai trông thấy phù văn trận, là kiểu lợi dụng phù văn huyền binh.

Học tập, phải học mới được.

- A? Ngươi hiểu được? Vậy có phải rất khó giải không?

Vu Nhai lắc đầu, nói:

- Ta cảm thấy đại sảnh này rất dễ, dễ hơn phù văn trên cánh cửa bên trái lúc trước rất nhiều.

Khi tham quan vùng ngoài di tích ma pháp viễn cổ Vu Nhai có xem mấy chỗ cần giải mở phù văn trận nên thật ra hắn đã kinh thán từ lâu. Vu Nhai nhíu mày không phải vì phù văn trước mắt.

Nguyệt Lâm Sa lấy làm lạ hỏi:

- Nếu không khó thì ngươi cau mày làm chi?

Có vẻ nàng hỏi sai hướng?

- Ta chỉ cảm thấy lạ. Tại sao di tích ma pháp viễn cổ có nhiều thứ của Huyền Binh đế quốc? Tại sao Huyền Binh đế quốc không tiếc bỏ vốn gốc phái hai phù văn sư trẻ đến? Vì khiến Huyền Binh đế quốc phái hai phù văn sư đến các ngươi trả giá cái gì? Là đưa ai đi Huyền Binh đế quốc làm con tin?

Lý do Vu Nhai nhsiu mày không phải vì phù văn mà là Nhị hoàng tử kêu phù văn sư trẻ thứ hai. Vu Nhai luôn cho rằng chỉ có Liễu Mị Nhi đến, cô nương này ham chơi không có gì lạ, nhưng thêm một phù văn sư thì thật lạ.

Tại sao Huyền Binh đế quốc ra quyết định quan trọng như vậy?

Như Vu Nhai nói, Huyền Binh đế quốc phái ra trận thế cường đại như vậy, Ma Pháp đế quốc phải trả giá điều gì? Chỉ đưa danh ngạch một trăm năm mươi người vào di tích ma pháp viễn cổ sao?

Nên biết mỗi phù văn sư rất quý giá không thua gì thần binh, huống chi là hai phù văn sư trẻ tương lai vô hạn? Còn là đưa người vào Ma Pháp đế quốc, lỡ hai phù văn sư trẻ bị bắt rồi nghiên cứu cái gì thì sao?

Huyền Binh đế quốc không lo lắng sao?

Nếu Huyền Binh đế quốc lo lắng thì chắc chắn Ma Pháp đế quốc phải trả giá cái gì đó.

- Biết ngay ngươi sẽ tò mò, di tích này không chỉ là di tích ma pháp. Lúc thời đại viễn cổ, khi Thần Huyền đại lục còn hỗn loạn, thuở ấy không chia Ma Pháp đế quốc, Huyền Binh đế quốc.

Nguyệt Lâm Sa cười nói:

- Nhưng với dân gian thì chúng ta phải nói đây là di tích cổ của Ma Pháp đế quốc, dù có thấy đồ vật của Huyền Binh đế quốc thì mọi người sẽ cho rằng năm xưa Huyền Binh đế quốc dựa vào Ma Pháp đế quốc, dân chúng sẽ thấy vinh diệu hơn chút. Ngươi hiểu không?

- Cái này chỉ giải đáp được câu hỏi thứ nhất của ta.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.