Trọng Sinh Vi Quan

Chương 171: Chương 171: Bầu trời đêm




Hứa Lập và Phạm Ngọc Hoa nhìn nhau cười, nhận bưu thiếp, sau khi viết xong Phạm Ngọc Hoa tự đem thiếp của hai người dán bên cạnh nhau. Hứa Lập cầm theo chiếc đèn lồng đi tới bờ sông, cẩn thận thả đèn xuống sông.

Lúc này trên bầu trời đột nhiên có tiếng nổ lớn chói tai, Ngọc Hoa sợ đến nỗi bịt kín hai lỗ tai. Theo sau chỉ thấy một vệt sáng vọt qua bầu trời rồi nổ tung, chính là một viên pháo hoa, cả bầu trời đều thành một màu đỏ tươi vui.

Người phụ nữ vừa tặng đèn lồng cho Hứa Lập nói:

- Nhanh thả đèn lồng đi, đây là tín hiệu thả đèn lồng đó.

Hứa Lập vội bật lửa châm nến hình trái tim cho đèn lồng rồi kéo tay Phạm Ngọc Hoa, hai người cùng thả đèn lồng xuống nước. Lễ nguyên tiêu ở Tùng Giang lúc này chính thức mở màn tiệc pháo hoa.

Đầu tiên là màu đỏ rực rỡ, rồi đủ các loại hình, sắc thái đồng loạt phóng ra tạo thành các hình dáng khác nhau, cả bầu trời đêm hết sức diễm lệ. Đủ các màu sắc như hồng, vàng, lam, lục…như những cánh hoa màu sắc sặc sỡ diễm lệ bắn về phía chân trời, phá tan những đám mây đen. Ở giữa không trung những bông hoa ánh sáng đủ màu sắc biến ảo đến kỳ lạ và tuyệt đẹp.

Tiếp theo là những đợt bắn pháo hoa lên cao, một viên bay lên không trung phải đến hai trăm thước rồi nổ tung như vô số ánh sao trời tự nhiên buông xuống, như bức rèm che, màu sắc thấp thoáng trong một khoảng không. Trên trời một màn diễn xuất các loại pháo hoa, những vụ nổ mạnh còn làm sáng cả mặt đất, mọi người xem không ai không than thở. Bầu trời như một bức tranh đủ mọi màu sắc, lặp đi lặp lại từ bức tranh này hết lại tới bức tranh tuyệt đẹp khác.

Hứa Lập và Phạm Ngọc Hoa ngẩng đầu quan sát bầy trời tuyệt đẹp, họ chăm chú nhìn lên trên không, nhìn xuống dưới sông theo dõi chiếc đèn tình nhân đang trôi xa. Từng chiếc đèn lồng nhỏ đang được người dân Tùng Giang thả trôi trên sông. Đèn lồng ngày càng nhiều, mặt sông như một chiếc gương soi lấp đầy đèn lồng, bây giờ hai người cũng không biết đâu là chiếc đèn lồng mà mình đã thả.

Lúc này trên mặt sông như một bông sen màu đỏ, ánh nến chiếu rọi xuống mặt sông, ánh trăng, ánh nến đan xen vào nhau, trên trời dưới đất như hòa vào nhau. Nó khiến dòng Tùng Hoa như một ngân hà từ trên bầu trời rơi xuống nước, trên mặt nước là hàng vạn chiếc đèn lồng tỏa ánh sáng đẹp mắt, trên không trung là màn pháo hoa, hai loại ánh sáng này đan xen vào và hội tụ thành một dòng sông vui vẻ.

Hứa Lập nắm chặt tay Phạm Ngọc Hoa, nhìn cảnh đẹp bốn phía, hai người như ở một thế giới khác, muốn ở thật lâu không muốn rời đi.

Lễ hội đèn lồng lãng mạn và náo nhiệt cũng qua đi, Phạm Ngọc Hoa từ Tùng Giang về Giang Ninh làm việc. Qua tết nguyên tiêu Hứa Lập hàng ngày phải ở lại cục Du lịch, hắn cùng các đồng chí ở cục Chiêu thương, cục Du lịch nghiên cứu phương án thu hút đầu tư. Xem phương án nào có thể đả động tới tập đoàn Kang, để họ đầu tư vào Tùng Giang với mức lớn nhất, để khai thác tài nguyên du lịch của Tùng Giang ở mức tối đa.

Nửa tháng trôi qua, Hứa Lập cùng cục Chiêu thương, cục Du lịch đã nghiên cứu ra mấy bộ phương án đầu tư nhằm đưa cho đoàn người Kang lựa chọn, bây giờ mọi chuyện đã sẵn sàng chỉ đợi tập đoàn Kang tới là xong.

Cát Binh thường xuyên hỏi Hứa Lập hành tung của tập đoàn Kang nhưng Hứa Lập cũng chỉ biết việc khảo sát của họ cơ bản đã hoàn thành. Giờ họ đang ở Hải Nam làm điều chỉnh cuối cùng. Theo lời của Karl qua điện thoại nói việc đầu tư vào Tùng Giang là rất quan trọng với họ, trong thời gian ngắn nhất họ sẽ trở về. Nhưng việc đầu tư nhiều hay ít còn phải xem điều kiện chính phủ Tùng Giang cung cấp như thế nào.

Hứa Lập báo cáo tình huống này với Cát Binh và Tằng Ích, qua nghiên cứu sơ bộ của thường vụ thị ủy, ủy ban thị xã quyết định toàn lực ủng hộ tập đoàn Kang đầu tư tại Tùng Giang. Bọn họ muốn đất cho đất, muốn có chính sách cấp chính sách, chỉ cần họ ở lại Tùng Giang, đầu tư nhiều vậy là Tùng Giang đã thắng lợi.

Người Đức làm việc rất nhanh, cuối tháng ba Karl lại dẫn người của tập đoàn quay về Tùng Giang. Lần này hắn không mang nhiều người mà chỉ có thư ký Schmidt cùng hai gã trợ thủ, tổng cộng là bốn người. Những người khác đều ở lại các thắng cảnh khác của Trung Quốc, và đồng loạt đàm phán về việc đầu tư ở các địa phương này. Bởi vì Karl rất yêu mến Tùng Giang nên hắn mới dẫn thư ký tự mình trở lại Tùng Giang, hy vọng như thế là thể hiện đu thành ý của mình trong vụ đầu tư này.

Với thành ý của Karl, chính quyền thàng phố cũng như đảng ủy thị xã Tùng Giang cũng nhanh chóng phản ứng. Cấp bậc của tổ lãnh đạo thu hút đầu tư bây giờ đã không còn thích hợp, Tằng Ích tự mình làm tổ trưởng đàm phám các thủ tục đầu tư với tập đoàn Kang.

Cả hai bên đều biểu hiện thành ý của mình cho nên tiến triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng ba ngày cả hai bên đã hoàn thành sơ bộ đạt được thỏa thuận đầu tư. Chủ tịch Karl của tập đoàn Kang thành lập chi nhánh công ty du lịch Kang ở Tùng Giang. Tổng công ty sẽ chia ra làm ba giai đoạn đầu tư, tổng tiền đầu tư là bốn tỷ tệ dùng để phát triển các khu du lịch thị xã Tùng Giang.

Giai đoạn đầu là năm trăm triệu theo như ký kết sẽ đầu tư trong một tháng, giai đoạn hai là một tỷ rưỡi sẽ đến trong vòng một năm. Cuối cùng là hai tỷ rưỡi tiền đầu tư sẽ được rót tới Tùng Giang trong ba năm.

Số tiền đó chủ yếu là để một khách sạn quốc tế tiêu chuẩn năm sao, sơ bộ chiếm 10 Km vuông. Trong đó không chỉ có toà kiến trúc 34 tầng mà còn hai tòa nhà 18 tầng cùng với 28 ngôi biệt thự với phong cách khác nhau cung cấp cho các du khách.

Hướng đầu tư chính là làm nổi bật quang cảnh hai bên bờ sông Tung Hoa, cung cấp cho du khách xem xét cảnh sắc Vụ tùng đặc biệt của Tùng Giang. Đồng thời dự án cũng sẽ tiến hành cải tạo hệ thống thoát nước ở nội thành Tùng Giang, cải thiện bảy bến tàu ven sông, mua 6 chiếc du thuyền để đưa du khách du lãm cảnh đẹp Tùng Giang.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.