Trọng Sinh Vi Quan

Chương 429: Chương 429: Phái hệ tranh đấu




Phạm Kiệt rất hài lòng với thái độ chăm chú của Hứa Lập. Ông nói tiếp.

- Có hai điểm đột xuất có thể khái quát gồm trung tâm và trụ sở. Trung tâm chính là vị trí địa lý của đông bắc. Tỉnh ta là tỉnh nằm ở gần biên giới và gần các tỉnh phía biển. Phía đông và đông nam tiếp giáp với Nga, Triều Tiên. Về địa lý tỉnh Cát Lâm nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Bắc Á giữa khu đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ cùng với Sibiri phía đông nước Nga, đặc biệt là đi thông với biển Nhật Bản, thông với Triều Tiên, Nga, Hà, Nhật. Có thể nói tỉnh Cát Lâm chúng ta có vị trí, điều kiện, tiềm lực lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia khu vực Đông bắc á.

- Hai là trụ sở, chính là trụ sở sản xuất công nghiệp và lương thực trọng điểm của nước ta. Là trụ sở công nghiệp, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh ta khá phát triển. Các ngành sản xuất ô tô, hóa chất, sản phẩm nông sản, y dược, điện tử là sản nghiệp ưu thế và trụ cột của tỉnh ta, chiếm vị trí khá quan trọng trong ngành toàn quốc. Là trụ sở sản xuất lương thực, ngành sản xuất nông nghiệp cũng gặp ưu đãi trời ban. Tỉnh ta chiếm 1/25 diện tích canh tác toàn quốc, chiếm 1/10 tổng sản lượng lương thực toàn quốc. Cứ mỗi 6 cân gạo toàn quốc có một cân sản xuất ở tỉnh ta, sản lượng lương thực, chăn nuôi của tỉnh Cát Lâm chúng ta nhiều năm đứng đầu ả nước. Đặc biệt còn nổi tiếng là có nền sản xuất nông nghiệp xanh, sản phẩm gia súc gia cầm chất lượng.

Phạm Kiệt nói xong lời này rồi nhìn Hứa Lập.

- Đúng là vì thế cho nên tỉnh ta có vị trí khá quan trọng trong cả nước. Càng huống chi ngọn lửa chiến tranh giải phóng cũng khởi phát từ đông bắc chúng ta, vì thế khu vực đông bắc cũng xuất hiện nhiều lãnh đạo Đảng, chính phủ và quân đội. Hiện nay mặc dù phần lớn các lãnh đạo này đã mất nhưng tỉnh Cát Lâm là quê của bọn họ, con cái bọn họ vẫn hết sức quan tâm, tưởng niệm tới tỉnh ta, đương nhiên có không ít con cháu các lãnh đạo phát triển ở tỉnh Cát Lâm chúng ta. Cho nên lãnh đạo tỉnh Cát Lâm chúng ta cung tạo thành vài vòng tròn.

- Trong 11 vị thường vụ tỉnh ủy có mấy phái hệ. Hơn nữa đến cấp bậc như bọn họ đã không có phân chia lợi ích cá nhân mấy nữa, nhưng chiến tranh không khói còn tàn khốc, kịch liệt hơn chúng ta rất nhiều.

- Phạm thúc, bí thư Trương và bí thư Văn Thiên hẳn là cùng một phái chứ? Chúng ta cũng có thể xem như người ở phái này?

- Đương nhiên, bí thư Văn Thiên là người được bí thư Trương Văn Đạt trọng điểm bồi dưỡng làm người kế nghiệp. Về phần chú thì muốn dựa vào bên đó thì chỉ sợ người ta cũng không dễ gì tiếp nhận. Chú vốn cho rằng có thể lên một bậc rồi làm ở Tùng Giang, tới khi về hưu lên được cấp giám đốc sở đã là may mắn. Không ngờ nhờ cháu mà dựa được vào bí thư Văn Thiên, chẳng những thuận lợi được làm phó thị trưởng thường trực, bây giờ mới chưa đầy hai năm đã được điều tới Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, chức vụ cấp giám đốc sở về cơ bản đã chắc trong tay. Cho nên nói chú giúp cháu không bằng là cháu giúp chú.

- Phạm thúc, chúng ta đều là người một nhà đây cần nói như vậy.

Phạm Kiệt vui mừng cười nói:

- Không sai là người một nhà, không cần phải khách khí!

- Chẳng qua chúng ta mặc dù dựa vào được bí thư Văn Thiên nhưng muốn đứng dưới gốc cây an toàn hưởng mát lại không dễ dàng. Đừng nhìn bây giờ trong tỉnh biểu hiện rất đoàn kết, yên ổn nhưng trên thực tế đây là bởi vì có bí thư Trương Văn Đạt bảo bọc chúng ta. Thế nhưng một hai năm nữa bí thư Trương Văn Đạt sẽ lui, mặc dù ông đã sớm lựa chọn bí thư Văn Thiên làm người kế nghiệp nhưng hiện nay có không ít người đỏ mắt về vị trí này. Chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng chính là trở ngại lớn nhất khiến bí thư Văn Thiên muốn tiếp nhận chức vụ của bí thư Trương Văn Đạt gặp khó khăn không ít.

Hứa Lập trước do cấp bậc quá thấp nên không cảm nhận được mấy điều này. Mỗi lần tham gia hội nghị trên tỉnh, bí thư Văn Thiên và chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng tham gia nhưng nhìn bề ngoài rất khách khí, rất hòa thuận chứ căn bản không nhìn ra mâu thuẫn gì cả.

- Chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng nhìn qua cũng không phải người hai mặt, chẳng lẽ y ở sau lưng gây rối?

Phạm Kiệt lắc đầu nói:

- Đến cấp bậc như bí thư Văn Thiên và chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng thì không mấy khi nhằm vào một cá nhân nào đó, hầu hết bọn họ chính là nhằm vào việc không nhằm vào người. Mà bí thư Trương Văn Đạt phá cách đề bạt bí thư Văn Thiên tuy đối với chúng ta là việc tốt, nhưng lại là quá mức đối với chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng. Dù sao y vẫn là chủ tịch tỉnh, muốn lướt qua y đề bạt Văn Thiên thì không phải là coi thường y sao? Hơn nữa chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng có thể làm tới vị trí hôm nay ngoài có năng lực xuất chúng ra thì cũng không thiếu người ủng hộ ở trung ương. Cháu cũng biết đó, chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng là từ trung ương xuống, từng làm phó chủ nhiệm văn phòng ủy ban kinh tế trung ương, phó tổ trưởng tổ nông nghiệp; phó bí thư đảng ủy, phó bộ trưởng thường trực bộ Nông nghiệp. Sau đó y còn là phó bí thư đảng ủy, phó chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu Quốc vụ viện. Tỉnh Cát Lâm chúng ta là tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn, y chẳng những quen thuộc công tác kinh tế, tài chính còn rất quen thuộc với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời còn làm phó chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu Quốc vụ viện nên hiểu rõ về chính sách hơn người bình thường, cho nên nói y cũng là người có sức cạnh tranh lớn với vị trí bí thư tỉnh ủy tỉnh ta.

Hứa Lập nghe xong Phạm Kiệt nói cũng rốt cục biết tính phức tạp của chuyện này. Hắn thậm chí cảm thấy nếu bí thư Trương Văn Đạt lui, chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng đó tiếp nhận chức vụ kia mới là việc đương nhiên.

- Vậy bí thư Văn Thiên chẳng phải không có quá nhiều hy vọng sao? Chẳng qua nếu bí thư Văn Thiên có thể làm chủ tịch tỉnh thì cũng là lựa chọn tốt mà.

- Tiểu Hứa, cháu vẫn còn trẻ nên trải qua ít chuyện. Cháu cho rằng quan hệ giữa bí thư đảng ủy và người đứng đầu chính quyền toàn Trung Quốc này ai cũng hòa hợp như cháu và Lưu Hồng Đào sao? Đó là vì cháu cứu cháu Lưu Hồng Đào, hơn nữa Lưu Hồng Đào tuổi cao đã có ý muốn lui, nếu không cháu cho rằng sức ảnh hưởng của một thị trưởng như mình có thể vượt quá bí thư thị ủy Lưu Hồng Đào sao? Hơn nữa bí thư Văn Thiên là người đứng thứ ba trong tỉnh, lại có bí thư Trương Văn Đạt ủng hộ nên sớm có quan hệ căng thẳng với chủ tịch tỉnh Mã Tuấn Tùng. Nếu như thật sự có một ngày Mã Tuấn Tùng lên làm bí thư tỉnh ủy, Văn Thiên làm chủ tịch tỉnh thì dưới áp lực rất lớn của Mã Tuấn Tùng, Văn Thiên có thể tạo được sóng gió gì chứ? Càng huống chi Mã Tuấn Tùng thật sự làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm chúng ta thì y còn có thể lưu lại cây đinh trong mắt mình là bí thư Văn Thiên sao? Tới lúc ấy Ban tổ chức cán bộ trung ương cũng phải hỏi ý kiến y, chỉ cần y nói mình bất mãn với Văn Thiên, như vậy vì sự ổn định của tỉnh Cát Lâm thì bí thư Văn Thiên có thể làm chủ tịch tỉnh sao? Nếu như bí thư Văn Thiên bị điều khỏi tỉnh Cát Lâm thì bí thư Văn Thiên không biết phải cố gắng bao năm nữa mới có cơ hội tốt như vậy.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.