Trọng Sinh Vi Quan

Chương 167: Chương 167: Văn miếu Tùng Giang




Lên xe Hứa Lập gọi điện cho người phụ trách Văn miếu Tùng Giang, hy vọng bọn họ phối hợp tiếp đám người Karl. Người phụ trách Văn miếu nghe nói là đồng chí lãnh đạo văn phòng thị ủy muốn dẫn khách người nước ngoài tới Văn miếu, bọn họ đâu dám từ chối, lập tức đáp ứng là nhất định sẽ tiếp đón thật tốt, phối hợp công việc của thị ủy.

Văn miếu Tùng Giang nằm bên bờ sông Tùng Hoa, xe chạy hơn chục phút là tới nơi. Karl không nghĩ tới nhanh như vậy cũng đã đến. Đến lúc xuống xe thấy trước mặt là quần thể kiến trúc Văn miếu Tùng Giang do 21 công trình kiến trúc đơn thể tạo thành, y mới rốt cuộc tin Hứa Lập không lừa mình. Chẳng qua y không khỏi than thở.

- Lịch sử Trung Quốc đúng là đã có từ lâu, nền tảng văn hóa quá phong phú. Ngay cả kiến trúc cổ như thế này cũng có thể thấy ở khắp nơi, còn nằm trong cả khu đô thị hiện đại, đúng là làm người ta rất ngạc nhiên.

Hứa Lập mỉm cười. Trung Quốc với 5000 năm lịch sử đương nhiên nền tảng văn hóa cũng phong phú rồi. Chỉ riêng Văn miếu này, mỗi một công trình kiến trúc đều có những hàm nghĩa riêng, đến ngay cả Hứa Lập cũng không biết hết, hắn có nói cho đám người Karl thì đối phương cũng không thể hiểu nổi.

Hứa Lập dẫn theo đám người Karl đi tới cửa tây chuẩn bị tiến vào Văn miếu. Nhưng một người Đức đột nhiên hỏi Hứa Lập.

- Hứa tiên sinh, tôi nhớ phần lớn công trình kiến trúc Trung Quốc đều là từ bắc tới nam, mà cổng chính càng mở ở phía nam. Nhưng sao Khổng Tử - nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc lại phải đi cửa phía tây.

Hứa Lập nghe xong không khỏi chau mày, mình dẫn những người này đến đây vốn chỉ là kéo dài thời gian một chút, làm bọn họ ấm người không ngờ lại thành người giải thích các câu hỏi của bọn họ.

Chẳng qua nhìn vẻ mặt chờ mong của mọi người, Hứa Lập không tiện từ chối. Hơn nữa lúc này Karl ở bên cũng giải thích:

- Xin lỗi Hứa tiên sinh, đây là chuyên gia kiến trúc Daniau của tập đoàn chúng tôi. Daniau này mỗi khi tới đâu đều rất chú ý nghiên cứu kiến trúc địa phương. Dù là kiến trúc cổ hay hiện đại đều khiến y si mê. Hy vọng Hứa Lập tiên sinh không cảm thấy phiền.

- Không sao, Daniau tiên sinh, thực ra Văn miếu Tùng Giang chúng tôi cũng là theo hướng bắc nam, cổng chính cũng là ở mặt nam.

Không đợi Hứa Lập nói xong, thư ký của Karl – Schmidt ở bên đã xen vào.

- Hứa tiên sinh, chúng tôi nhận lời mời của lãnh đạo thị xã Tùng Giang các vị nên mới tới, anh sao lại muốn chúng tôi đi cửa phụ? Đây là đạo đãi khách của các anh sao?

Mấy vị khách còn lại nghe Schmidt nói đều hơi sầm mặt lại. Hứa Lập trừng mắt nhìn Schmidt, hắn vội vàng giải thích.

- Mọi người không nên hiểu lầm. Văn miếu này quả thật có cửa chính ở phía nam nhưng từ lúc xây dựng xong tới nay cửa chính chưa bao giờ được mở ra.

- Tại sao lại như vậy? Chẳng lẽ làm cửa chính cho có ư? Tại sao không cho mọi người đi qua?

Daniau là một kiến trúc sư nên muốn hỏi tới cùng. Y không hy vọng về sau mình thiết kế công trình ở Trung Quốc nhưng không phù hợp với phong tục Trung Quốc đến mức làm cửa không có ai đi.

- Nói vậy mọi người chắc cũng hiểu đôi chút về Trung Quốc chúng tôi.

Thấy đám người Karl đều gật đầu, Hứa Lập mới dẫn mọi người đi tới trước bức bình phong đối diện cổng chính Văn miếu.

- Đây là bức bình phong thường thấy trong các công trình kiến trúc cổ Trung Quốc chúng tôi.

Daniau tiếp lời.

- Tôi biết bức bình phong này có tác dụng là che chắn.

Nhìn đồng nghiệp đều hướng ánh mắt về phía mình, Daniau có chút đắc ý nói:

- Ở Trung Quốc cổ đại, các gia tộc lớn khi xây dựng nhà nhất định phải có bức bình phong nhằm đề phòng người khác nhìn trộm tình hình trong nhà. Hứa tiên sinh, tôi nói có đúng không?

Hứa Lập gật đầu nói:

- Daniau tiên sinh quả thật là chuyên gia kiến trúc học, cũng nghiên cứu khá rõ về kiến trúc Trung Quốc chúng tôi.

Daniau cười nói:

- Đương nhiên rồi, nếu như không nghiên cứu kiến trúc cổ Trung Quốc thì sao có thể đưa ra phương án xây dựng khách sạn 5 sao phù hợp với văn hóa Trung Quốc?

Hứa Lập ngẩn ra nói:

- Daniau tiên sinh muốn xây dựng khách sạn 5 sao ở Trung Quốc? không biết là ở đâu?

Daniau vừa định lên tiếng lại bị Karl ở bên cắt ngang.

- Hứa tiên sinh, anh nên tiếp tục giới thiệu Văn miếu này cho chúng tôi.

Nếu Karl không muốn để Daniau nói tiếp, Hứa Lập đương nhiên không tiện hỏi thêm. Hắn không thể làm gì khác hơn là tiếp tục giới thiệu.

- Theo tập tục Trung Quốc chúng tôi thì ở địa phương không có trạng nguyên vậy bức bình phong ở Văn miếu này sẽ mãi chắn ở cửa. Bởi vì sau khi Văn miếu Tùng Giang chúng tôi được xây dựng xong, ở địa phương không có ai đỗ Trạng nguyên, về sau chế độ khoa cử bị hủy bỏ nên càng không thể có Trạng nguyên. Vì thế cổng chính Văn miếu vẫn không được mở một lần nào, về sau càng không thể mở. Cho nên vào Văn miếu Tùng Giang chỉ có thể đi cửa phía tây.

Hứa Lập nói xong đám người Karl mới hiểu, cũng không ai truy cứu vấn đề này nữa. Mọi người đi ra xung quanh thưởng thức những gì mình thấy hứng thú.

Hứa Lập thấy mọi người đã tản đi, hắn không có thuật phân thân nên không thể đi giải thích cho từng người. Hắn chỉ có thể theo Karl đi qua bức bình phong, bước vào cầu Trạng nguyên, tiến vào Đại thành điện.

Đại thành điện là chủ điện trong Văn miếu Khổng Tử, bốn phía là các bức phù điêu bằng Bạch ngọc, từ tây sang đông dài 3m, nam tới bắc rộng 25m, cao 19,46m, sâu 5m với 9 gian, sâu 6 gian, đây là kiến trúc hình cung điện điển hình. Đặc biệt trong điện có rất nhiều câu đối do các vị vua triều Thanh viết, ví dụ như của vua Khang Hi, vua Ung chính, vua Càn Long, vua Gia Khánh …

Các bức đối này có thể nói rất hấp dẫn ánh mắt đám người Karl. Chẳng qua mấy thứ này không hấp dẫn với vị chuyên gia kiến trúc Daniau bằng bản thân Đại thành điện. Cho nên khi tất cả mọi người tiến vào Đại thành điện xem cảnh vật bên trong, Daniau lại đi vòng quanh Đại thành điện, thi thoảng y lại gật đầu đầy hài lòng.

Hứa Lập thấy người khác đã rời đi, Karl cũng đi xem cảnh quan, hắn liền đi tới Daniau rồi chỉ vào chín cột trạm khắc rồng, chín cột chạm khắc phượng nói:

- Số 9 có ý nghĩa rất lớn trong truyền thống Trung Quốc, cũng là con số cao nhất ở trong cơ số cổ Trung Quốc. Long Phượng lại tượng trưng cho may mắn, đặc biệt nền gạch Đại thành điện là màu vàng tím, đây là loại gạch chỉ sử dụng ở Hoàng cung.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.