Trùm Tài Nguyên

Chương 11: Q.2 - Chương 11: Lần đầu gặp gỡ Miyamoto






Phụng Nguyên năm 88, muốn có một nơi thích hợp để đàm phán kinh doanh thật là khó. Những con phố lớn, ngõ nhỏ, quán trà, quán rượu, quán cà phê ngày nay đối với thời đó đều như những nơi hiếm lạ. Cho nên Phương Minh Viễn và Miyamoto cũng chỉ có thể gặp nhau ở một góc nhỏ ở đại sảnh của khách sạn. Tiếng Trung của Miyamoto không tồi, còn tiếng Nhật của Phương Minh Viễn cũng không xoàng, việc hai người nói chuyện với nhau chẳng có trở ngại gì cả.

Lần đầu gặp mặt, Miyamoto không thể tin được cái cậu bé 14 tuổi này lại là tác giả của “U Du Bạch Thư”, cho dù nhiều lần cam đoan, thậm chí Phương Minh Viễn còn vẽ lại tóm tắt nhân vật trong hai chương của “U Du Bạch Thư” ngay trước mặt ông ta, Miyamoto cũng vẫn khó lòng mà tin được.

- Cậu Phương đây quả thật đúng với câu nói cổ quý báu của quốc gia - Từ xưa anh hùng xuất thiếu niên! Lúc bằng tuổi của cậu bây giờ, tôi cũng chỉ ở trong trường mơ mơ hồ hồ để qua ngày. Đừng nói là có thể vẽ ra những bức tranh hoạt hình xuất sắc như vậy mà ngay cả tiếng Trung còn không biết.

Miyamoto thốt lên lời thán phục tự đáy lòng. Những lời khen như vậy tuy hắn đã nghe nhiều rồi nhưng hôm nay nghe Miyamoto nói như vậy lại cảm thấy có chút nóng tai.

- Ông Miyamoto nói quả không sai, lúc tôi bằng tuổi hắn, cả ngày cũng chỉ chạy nhảy nghịch ngợm trong sân mà thôi. Sự nghiệp như thế này đối với tôi lúc đó mà nói thì quá xa vời.

Tô Ái Quân rất đồng ý với lời ca ngợi của Miyamoto.

Phương Bân và Phương Nhai chỉ đứng một bên yên lặng mà nghe, trong lòng tự hào khó kìm nén được.

- Cậu Phương, không thể không nói, cậu tuy là người Hoa Hạ ,nhưng trên phương diện hoạt hình này, cậu với hoạt hình Nhật Bản của chúng tôi có phong cách giống nhau, như vậy thật là tốt. Tôi tin là độc giả Nhật Bản khi xem hoạt hình của cậu sẽ không cảm thấy có gì không thoải mái.

Nhìn thấy vẻ mặt mơ hồ của Tô Ái Quân, Phương Nhai và Phương Bân, Miyamoto phải giải thích một chút cho ba người hiểu.

Về cơ bản, hoạt hình Nhật Bản do cách làm, nhân vật, bối cảnh, chữ, ẩn dụ, lời thoại và các kỹ xảo khác tạo nên. Trình tự đọc bình thường là từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, giống với cách đọc chữ Hán trong cùng một vòng cầu là đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Điều này giống với trình tự sắp xếp của tiếng Nhật truyền thống. Mà nội dung lời nói và những suy nghĩ của nhân vật trong vòng cầu thì lấy hình thức chữ viết tay để mô phỏng từ tượng thanh. Ký hiệu dùng để thể hiện tâm lý và động tác của nhân vật. Ví dụ ở trán hay sau gáy của nhân vật, vẽ có giọt mồ hôi biểu thị sắc thái kinh ngạc, oán giận hoặc hoang mang; khi nhân vật nắm tay hiện lên gân xanh thể hiện sự phẫn nộ. Hắn đã quen với kiểu cách của hoạt hình Nhật Bản rồi cho nên ở điểm này rất là tự nhiên.

- Mặc dù tình hình chung, đa số các nhà xuất bản khi xuất bản bản nước ngoài của hoạt hình Nhật Bản vẫn giữ nguyên phong cách này. Nhưng cũng có một vài nhà xuất bản nước ngoài thay đổi hướng đọc từ trái sang phải, điều này có thể làm thay đổi ý đồ của tác giả, có lúc cũng sẽ tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh, như bao trùm tình huống ở phần ngăn của hai trang. Nhưng tác phẩm của cậu Phương thì lại hoàn toàn phù hợp với thói quen thưởng thức của người dân nước tôi.

Sự giải thích của Miyamoto làm cho mấy người Tô Ái Quân nhìn Phương Minh Viễn như là quái vật. Không thể ngờ ngay cả những chi tiết này hắn cũng đều suy nghĩ đến rồi?

- Trong thời gian học tiếng Nhật, đã từng xem qua một số tác phẩm hoạt hình ở những thập niên 70 của nước ông, cho nên khi vẽ câu chuyện này cũng tự nhiên mà thuận theo thói quen của họ.

Phương Minh Viễn lấy lí do cho việc làm của mình, tuy nhiên mọi người cũng không có ai quan tâm đến điều này.

Hai bên lại thảo luận thêm một chút về chủ để thị trường hoạt hình Nhật Bản, Miyamoto vô cùng kinh ngạc, không ngờ hắn lại hiểu rõ về thị trường hoạt hình Nhật Bản như vậy và lại còn nói đạo lý rất rõ ràng.

- Theo tôi thấy, việc nước ông phát triển mạnh mẽ ngành nghề phim hoạt hình là một lựa chọn sáng suốt. Mặc dù hiện nay sản lượng ngành hoạt hình trong GDP của nước ông vẫn chiếm một vị trí có hạn nhưng tôi nghĩ trong tương lai, có thể là 20 năm sau, nó sẽ trở thành ngành nghề trụ cột vượt qua cả ngành ô tô của nước ông. Ngành hoạt hình có thể kéo sang các lĩnh vực kinh tế của Nhật Bản, trong đó bao gồm tranh động, trò chơi, quảng cáo, phim ảnh, du lịch, quần áo thậm chí là cả xây dựng, từ đó hình thành một dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh. Hơn nữa, ngành này yêu cầu ít tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thu hút được một lượng lớn nhân lực, có thể nói là phục vụ được nhiều việc.

Hắn nói vậy khiến cho Miyamoto liên tục gật đầu, như là gặp được tri âm.

Hắn nói vậy không phải là thổi phồng ngành hoạt hình Nhật Bản mà hắn thực sự biết rõ, sau này, sau năm hai nghìn, sản ngạch hàng năm của hoạt hình Nhật Bản sẽ đạt đến ngành đại công nghiệp đứng thứ 3, chiếm mấy chục % trong GDP của Nhật Bản. Theo số liệu công bố của Hội Xúc tiến thương mại Hưng Nhật Bản, năm 2003 tổng thu lợi từ việc buôn bán với Mỹ đạt 4.3-5.9 tỉ USD, gấp 4 lần thu nhập từ việc xuất khẩu gang thép từ Nhật Bản sang Mỹ. Ngành hoạt hình trở thành một ngành nghề trụ cột của Nhật Bản, hơn cả ngành ô tô.

- Cậu Phương nói rất đúng. Thật không thể ngờ được, ở Hoa Hạ lại có được nhân tài hiểu rõ về ngành hoạt hình của Nhật Bản đến như vậy. A…Xin mấy vị đừng hiểu lầm. Tôi không có ý coi thường nước của các vị.

Nói được một nửa Miyamoto mới phát hiện ra lời nói của mình có chút bất kính đối với Hoa Hạ cho nên vội vàng xin lỗi. Năm 88 được coi là tuần trăng mật sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao Hoa Trung, nhưng ở Nhật Bản Miyamoto cũng được coi là một nhân sĩ với tư tưởng cánh tả, lúc này đây sở dĩ cử ông ta đến Hoa Hạ là bởi vì trong số đông ông ta là người kiên quyết ủng hộ tác phẩm này, và cũng bởi vì ông ta rất có cảm tình với Hoa Hạ.

Mấy người Tô Ái Quân cười một cách xấu hổ, bọn họ cũng hiểu rõ ý của Miyamoto, chỉ là hiện tại ở Hoa Hạ, ngành hoạt hình không được coi trọng, nên người ta nói như vậy cũng không xem như là coi thường chính mình.

- Xin lỗi cắt ngang mấy vị. Xin hỏi vị nào là Tô Ái Quân?

Nhân viên phục vụ khách sạn đột nhiên đi tới và hỏi.

- A, là tôi đây, có chuyện gì sao?

Tô Ái Quân không hiểu gì hỏi lại.

- Ngài có điện thoại ở tổng đài, nói là có việc gấp tìm ngài.

Nhân viên phục vụ trả lời lại càng làm cho mọi người không hiểu gì.

Thì ra người gọi điện đến là vợ của Tô Ái Quân. Do không tìm thấy Tô Ái Quân ở trường, lại không biết Tô Ái Quân đang phải tiếp đón khách từ Nhật Bản đến nên mới vội vàng gọi điện đến đây.

Nội dung cuộc điện thoại Tô Ái Quân và Phương Minh Viễn là về việc biên tập của “Tuần san thiếu niên” không như họ dự đoán có thể ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba mới đến Phụng Nguyên, mà là đổi máy bay ở sân bay thủ đô, tối nay đã đến thành phố Phụng Nguyên rồi. Bạch Lâm gọi điện thông báo cho Tô Ái Quân phải đến sân bay đón họ


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.