Trùng Sinh Thế Gia Tử

Chương 360: Chương 360: Nhiếp lão qua đời




Nhân trung long phượng, đánh giá một cách trực tiếp, đây là chỉ người này là nhân tài kiệt xuất. Bởi vì, rồng phượng trong thần thoại và truyền thuyết cổ đại, đó là sự tồn tại mà vạn người kính ngưỡng. Lấy cái này để hình dung một người, chỉ có thể là cho thấy, mọi mặt của người đó đều vô cùng xuất sắc và ưu tú.

Nhưng lúc này, từ trong miệng của Lý lão nói ra lại là có chút đáng để nghiền ngẫm, rốt cuộc là thật lòng khen ngợi hay là có dụng tâm khác, hoặc là nhắc nhở Nhiếp Chấn Bang, làm việc ở thành phố Lương Khê không nên quá đáng.

Giờ phút này, câu này của Lý lão lại khiến người của Nhiếp gia đều yên lặng. Sau một lúc, Nhiếp Chấn Bang lấy lại tinh thần đầu tiên, âm thầm bấm bác cả Nhiếp Quốc Đống bên cạnh một cái. Đời thứ hai Nhiếp gia mặc dù có chút khiếm khuyết về năng lực, nhưng đó là nguyên nhân thiên phú, về phản ứng Nhiếp Quốc Đống vẫn là không chậm. Lập tức, Nhiếp Quốc Đống cũng kịp phản ứng, mỉm cười nói:

- Quá khen rồi, quá khen rồi. Lý lão, ngài là đánh giá cao rồi, khen ngợi đứa trẻ như vậy đuôi còn không vểnh lên tận trời rồi. Chút thành tích này cũng là kết quả do lãnh đạo cùng với trưởng bối quan tâm, không đáng nhắc tới.

Nghe được lời nói của Nhiếp Quốc Đống, Lý lão nhìn Nhiếp Chấn Bang một cách thâm sâu, lập tức cười rồi rời đi.

Trong suốt một ngày kế tiếp, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương nhiệm, không ít lão cán bộ đã nghỉ hưu, lão đồng chí, các cán bộ quân đội đến từ các quân khu toàn quốc lần lượt đều đến thủ đô thăm hỏi Nhiếp lão.

Cho đến tận lúc này, Nhiếp Chấn Bang mới thấy rõ toàn bộ thực lực khổng lồ của Nhiếp gia. Ở kiếp trước, toàn bộ Nhiếp gia chỉ trong một đêm liền sụp đổ. Người phía dưới đều có tương lai riêng. Có người đơn độc chiến đấu, có người chuyển hướng dựa vào cửa khác. Có phân tán, có chèn ép, cũng có bị chèn ép. Nhiếp Chấn Bang đối với toàn bộ hệ thống mạng lưới của Nhiếp gia không có bao nhiều nhận thức trực quan, tuy nhiên bây giờ Nhiếp gia đang như mặt trời lúc giữa trưa.

Ông cụ là nguyên lão. Đời thứ hai Nhiếp gia mặc dù không được tốt lắm, nhưng Nhiếp gia cũng có người phát ngôn trong Ủy viên Bộ Chính trị. Trưởng tử của Nhiếp gia lại nhận được sự yêu mến sâu sắc của Tổng bí thư, ủy thác trọng trách Tổng Tư lệnh quân khu thủ đô. Như vậy, nhân mạch của Nhiếp gia có thể nói là đồng tâm đồng đức.

Hôm nay chỉ là quan quân cấp Trung tướng trở lên, Nhiếp Chấn Bang đã thấy không dưới mười người. Cả nước hiện nay có bao nhiêu Trung tướng chứ? Nhiếp Chấn Bang không thống kê cụ thể, nhưng Nhiếp gia có nhiều như vậy, thế lực không cần nói cũng biết.

Cùng với đó, trong lòng Nhiếp Chấn Bang cũng dâng lên một sự tự tin phóng khoáng. Nhiếp gia có nhiều người như vậy, trên có sự ủng hộ của Trang Ái Quốc, có Tổng Bí thư Viên và Thủ tướng Vân chiếu cố, có nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội giúp đỡ như vậy, cho dù ông cụ không còn, Nhiếp gia cũng không phải là thứ mà con chó con mèo gì có thể ức hiếp.

Sáng sớm ngày hôm sau, thủ đô đột nhiên mưa như trút nước, dường như trời xanh cũng cảm nhận được danh tướng một thời đã qua đời, ông trời cũng phải lên tiếng khóc thảm.

Năm giờ sáng, trong phòng bệnh nặng của Bệnh viện tổng quân đội, do hệ thống hô hấp và trái tim suy kiệt không cách nào cứu chữa, Nhiếp lão cuối cùng cứu giúp vô hiệu và đã từ trần.

Trong phòng bệnh, giọng nói và khuôn mặt của ông cụ, như ngừng lại mãi mãi ở trong sự bình thản. Người vệ sĩ trung thành của Đảng và Nhân dân, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản, nhà quân sự, nhà chính trị, lãnh đạo của Đảng và nhà nước - đồng chí Nhiếp Hoa Đình, do bệnh nặng không thể chưa trị được, đã từ trần tại Bệnh viện quân đội trung ương, hưởng thọ xx tuổi. Đây là tin tức được phát đi sớm nhất trên đài truyền hình Hoa Hạ và trong các báo sáng.

Lúc này, thi hài của ông cụ cũng đã được sửa sang lại. Trong phòng bệnh, mọi người trong Nhiếp gia đều ngồi bên cạnh, một cảnh khóc thảm thương. Người cầm lái của Nhiếp gia đi rồi, không giống với niềm tiếc thương của nhân dân toàn quốc, cái mà người Nhiếp gia phải chịu là nỗi thống khổ mất đi người thân, và sự mịt mờ của Nhiếp gia trong tương lai.

Bà cụ quá đau buồn, thậm chí nhiều lần ngất đi. Cô lớn Nhiếp Quốc Bình và cô thứ Nhiếp Quốc Dung lúc này cố nén đau thương, ở bên cạnh bà cụ không rời nửa bước.

Đoạn đường cuối cùng của ông cụ là cô đơn. Từ sau khi hôn mê, ông cụ cũng không hề tỉnh lại một lần nào, thậm chí đến lời dặn dò cuối cùng cũng không có. Có lẽ trong lòng ông cụ vẫn có một số niềm tiếc nuối, ít nhất ông cụ vẫn chưa nhìn thấy ngày Nhiếp Tử Ngư kết hôn, cũng không đợi được ngày bốn thế hệ cùng sum vầy (tứ đại đồng đường). Tuy nhiên, hiện thực mãi mãi là sự tàn nhẫn vô tình như vậy.

Ông cụ, cuối cùng vẫn là ra đi.

Chín giờ sáng, Tổng Bí thư Viên cũng từ chối một cuộc hội đàm quốc tế để vội vã tới. Sau khi lần lượt bắt tay với thân nhân của Nhiếp gia, thể hiện niềm tiếc thương và an ủi, Tổng Bí thư Viên lập tức dặn dò nhân viên công tác bên cạnh, lập tức tổ chức Ủy ban lo việc tang lễ cho đồng chí Nhiếp Hoa Đình, trù bị lễ truy điệu cho Nhiếp lão.

Căn cứ theo di chúc của ông cụ, lễ truy điệu không công khai với bên ngoài. Thi hài được chở tới khu nghĩa trang cách mạng công cộng ở núi Bát Bảo. Trong linh đường rộng lớn, trải qua sự chỉnh trang lại về trang phục lẫn dung mạo của nhân viên khâm liệm, ông cụ với thần thái an tường nằm trong quan tài kính, bên trên phủ cờ Đảng màu đỏ thắm, đây là sự khẳng định đối với một đời của ông cụ.

Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Hoa Hạ, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Hoa Hạ, nội các Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Hoa Hạ, Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Hoa Hạ, Hội nghị Hiệp thương chính trị (Mặt trận Tổ quốc) toàn quốc và các đơn vị đều kính dâng vòng hoa. Lãnh đạo Đảng và nhà nước đương nhiệm, chín Ủy viên đứng đầu Bộ Chính trị cũng đều gửi vòng hoa và đích thân đến tang lễ phúng viếng.

Trên linh đường, một biểu ngữ nền đen chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nhiếp Hoa Đình”. Hai bên của bức hoành phi là hai câu đối phúng điếu do đích thân Nam lão viết lên “Bích huyết sái biên thùy, thanh sơn mai trung cốt, trung thành nhi nữ trung thành chí; Đan tâm vệ tổ quốc, thúy bách bạn anh côi, anh hùng thời đại anh hùng nhân”. ( máu đào vẩy biên thùy, núi xanh an táng xương cốt người trung thành, con cháu trung thành đồng chí trung thành; tấm lòng son bảo vệ đất nước, thúy bách bạn anh côi, người anh hùng của thời đại anh hùng)

Chỉ là một câu đối phúng viếng của Nam lão đã đủ thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Điều này cũng khiến cho người của các gia tộc ở thủ đô đều không dám hành động thiếu suy nghĩ. Không sai, ông cụ của Nhiếp gia đã qua đời rồi, nhưng Nam lão vẫn còn, có thái độ này của Nam lão, ai muốn động Nhiếp gia thì cũng phải suy nghĩ một chút.

Bên ngoài, quần chúng nhân dân rộng rãi mặc dù không biết nội tình, nhưng đối với người của các gia tộc trong thủ đô mà nói, lễ truy điệu của Nhiếp lão tuyệt đối là long trọng.

Sau hai ngày lễ truy điện, thi hài của Nhiếp lão sẽ tiến hành hỏa táng, tám binh sĩ ăn mặc chỉnh tề thuộc đội quân danh dự nâng linh cữu, một đường đi về phía trước.

Lúc này, trên quảng trường nghĩa trang núi Bát Bảo, một chiếc hồng kỳ lớn màu đen tiến vào, biển số xe là số đầu tiên A (1), điều này khiến cho đại diện các gia tộc đưa đám tang và Chủ tịch Quách, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, đại diện quốc gia tham dự lễ tang đều chấn động.

Đừng nhìn dãy số này rất bình thường, nhưng, người quen thuộc đều biết rằng, xe này là xe chuyên dụng của Nam lão.

Lẽ nào, Nam lão hôm nay cũng đích thân đến? Chiếc xe dừng lại, ở vị trí ghế phụ, Chu Đại Vỹ đã xuống, mở cửa sau ra, Chu Đại Vỹ dìu một ông cụ đi xuống, trong tay còn chống quải trượng, thân hình không cao, ánh mắt sáng ngời có thần, ông cụ đã đi tới.

Lúc này, bà cụ cũng đi đến:

- Thủ trưởng, ngài sao lại đến đây, kinh động tới ngài, đây là lỗi của lão Nhiếp nhà tôi.

Nam lão, chính là Nam lão, cũng chỉ có Nam lão xuất hiện mới chấn động lòng người như vậy. Từ sau khi Nam lão đi thị sát phía nam năm năm trước, mấy năm nay Nam lão đã biến mất trong tầm mắt của mọi người, lần này tới đây, coi như là lần đầu tiên xuất hiện trong trường hợp công cộng của Nam lão sau lần thị sát phía nam. Năm ngoái, khủng hoảng kinh tế, Hồng Công trở về, Nam lão cũng chưa từng lộ mặt, bên ngoài thậm chí còn đồn thổi rằng, Nam lão đã qua đời, chỉ là phía chính phủ không công bố mà thôi.

Còn hiện tại, vì lễ tang của Nhiếp lão, Nam lão đích thân đến đây, điều này đối với Nhiếp gia mà nói là vinh dự vô cùng lớn.

Tinh thần của Nam lão rất tốt, khoát khoát tay, trầm giọng nói:

- Chị dâu, hãy bớt đau buồn. Tang lễ của ông anh Nhiếp, bất luận thế nào tôi cũng phải đến. Tình bằng hữu chiến đấu cách mạng mấy chục năm, về tình về lý tôi đều phải đưa tiễn ông anh đoạn đường cuối cùng này.

Nói rồi, Nam lão làm một hành động kinh người, bước đi loạng choạng, đi đến bên linh cữu, một tay đã đặt lên linh cữu, Nam lão đích thân đỡ linh cữu. Đây là chuyện vinh dự cỡ nào, thậm chí chỉ với hành động này Nhiếp gia cũng đủ để không phải lo lắng nữa rồi.

Cảnh này khiến cho đám người Nhiếp Quốc Đống đều chấn động. Nhiếp Chấn Bang phản ứng lại đầu tiên, tay rời ra, đời thứ ba Nhiếp gia, ba anh em cộng thêm Nhiếp Tử Ngư, bốn anh em đồng thời quỳ xuống, Nhiếp Chấn Bang cũng lên tiếng nói:

- Ông nội Nam, tình cảm này của ông, cháu tin rằng ông nội dưới cửu tuyền cũng có thể mỉm cười rồi. Sức khỏe của ông không tốt, gió ở đây lại lớn, ông vẫn là không cần đi qua đấy.

Chu Đại Vỹ cùng bác sĩ bảo vệ sức khỏe của Nam lão cũng đến, lần lượt khuyên bảo, nhìn thấy cảnh này, con ngươi của Nam lão toát ra sự hoài niệm vô hạn.

Bàn tay rắn chắc của Nam lão nhẹ nhàng vỗ vào linh cữu, dường như đang nói chuyện với người chiến hữu cũ, trong đáy mắt lóe lên làn nước mắt trong suốt, sau hồi lâu, Nam lão trầm giọng nói:

- Ông bạn già, hành trình cuối cùng, tôi đưa ông đến đây. Ông yên tâm, con cháu hậu bối của ông tôi sẽ giúp ông trông coi.

Thi hài của Nhiếp lão sau khi hỏa táng thì căn cứ theo di chúc của Nhiếp lão khi còn sống, một phần tro cốt để lại nghĩa trang cách mạng núi Bát Bảo, một phần do trưởng tôn Nhiếp Gia Lương, thứ tôn Nhiếp Gia Dân và người thừa kế đời thứ ba Nhiếp gia, Nhiếp Chấn Bang cùng lên máy bay đến tỉnh Thiên Phủ, tại quê nhà của ông cụ, dưới chân Thanh Sơn, ông cụ hồn về với quê cũ.

Hành trình lần này, Nhiếp gia cũng không kinh động đến Tỉnh ủy chính quyền tỉnh Thiên Phủ, cũng không kinh động Huyện ủy địa phương, chỉ có Nhiếp gia mấy người biết. Trong từ đường của Nhiếp gia, tiếp đón ba anh em Nhiếp Gia Lương, bài vị của ông cụ do Nhiếp Gia Lương đích thân đặt vào trong từ đường, coi như hoàn thành một cái nghi thức lá rụng về cội.

Sau đó, ba anh em cũng không ở lại lâu, tại sân bay Song Giang thành phố Thành Châu tỉnh Thiên Phủ ngồi máy bay trở về thủ đô.

Vừa xuống máy bay, bên ngoài cửa ra sân bay, Lưu Côn, Triệu Tinh Long và Lý Hoa ba người đã đợi ở đó.

Nhìn thấy ba anh em Nhiếp Chấn Bang đến, đám người Triệu Tinh Long cũng chạy đến đón. Triệu Tinh Long mỉm cười chào hỏi:

- Anh cả, anh Dân, Tam ca, đã trở về rồi.

Nhiếp Gia Lương cũng là quen biết với những người trong vòng tròn này của Nhiếp Chấn Bang, nhưng Nhiếp Gia Lương cũng không lăn lộn trong vòng tròn này. Nhìn Nhiếp Gia Dân và Nhiếp Chấn Bang bên cạnh, Nhiếp Gia Lương cũng cười nói:

- Mấy ngày nay cũng đủ áp lực rồi, hai chú cũng đi chơi chút, coi như giải sầu. Sau này chúng ta sẽ càng phải nỗ lực thêm nữa.

Ý tứ trong lời nói này, Nhiếp Gia Dân và Nhiếp Chấn Bang đều rất hiểu. Từ bây giờ bắt đầu, gánh nặng phục hưng Nhiếp gia đặt lên người của đời thứ ba Nhiếp gia. Sau mấy chục năm nữa, Nhiếp gia còn có thể có một vị trí trong các gia tộc ở thủ đô hay không, còn xem Nhiếp Chấn Bang và Nhiếp Gia Dân hai người!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.