Tứ Mạc Hí

Chương 17: Chương 17: Chương 16




Vì sao tôi phải rời bỏ gia đình mình. Từ khi bỏ nhà ra đi, tôi đã cố gắng không nghĩ tới vấn đề này nữa, không nhớ tới Nhiếp Diệc, không nhớ tới Vũ Thì, không nhớ tới ba mẹ tôi, không nhớ tới bất kì người bạn nào của tôi nữa, chỉ có như vậy tôi mới có thể không chùn bước mà tiếp tục chạy trốn. Lần chạy trốn này cũng không phải là vì chuyện gia đình, chỉ là trước sau gì tôi cũng phải ra đi, chẳng qua là sớm hay muộn mà thôi, chậm nhất là một tháng sau, mà cũng có thể chỉ còn nửa tháng nữa.

Tôi mang bệnh trong người, bệnh rất nặng, vì nó tôi đã vật lộn gần mười tháng trời. Trong cuộc nói chuyện nửa tiếng đồng hồ trước, tôi đã kể cho Nguyễn Dịch Sầm nghe về kĩ thuật ướp lạnh di thể, anh ta nói đó là chuyện không thể tin được. Đúng vậy, trước khi sinh bệnh, tôi cũng cảm thấy cái cụm danh từ đó chỉ được tìm thấy ở trong tiểu thuyết viễn tưởng mà thôi. Thật là thú vị, cho tới bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi những đề tài nghiên cứu khoa học của Nhiếp Diệc, mãi cho đến khi bị bệnh tôi mới hiểu thêm về sự nghiệp của anh, rốt cuộc thì chúng tôi cũng có một đề tài chung để nói chuyện với nhau rồi.

Căn nguyên bệnh tình của tôi là vì khiếm khuyết gene. Đến lúc này tôi cũng không thể cắt nghĩa được cụm từ “Khiếm khuyết gene”, sao nó có thể làm cho cơ thể tôi suy yếu thế này, ngay cả nguyên lý cơ bản như vậy tôi cũng chỉ hiểu biết nửa vời. Bằng kiến thức nông cạn của mình, tôi chỉ biết rằng gene giống như là nền móng trong cơ thể, nhờ nền móng này mà một tòa Trường Thành mới được xây dựng, trong cơ thể mỗi người đều có một tòa Trường Thành, sau Trường Thành lại có một đội quân chống lại virus cùng vi khuẩn muốn tấn công gây hại chúng ta. Theo thừ ngữ khoa học thì đó chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nhưng bẩm sinh gene của tôi có chỗ bị khiếm khuyết, nền móng bất ổn, tháng hai năm nay, tường ngoài của Trường Thành đã bị sụp đổ lần đầu. Nguyễn Dịch Sầm hỏi tôi kết hôn với nhà khoa học có gì tốt. Chỗ tốt của việc gả cho một nhà khoa học đó là ngay khi sinh bệnh thì có thể lập tức mời các chuyên gia cao cấp nhất đến tiến hành hội chẩn. Mỗi lần hội chẩn, Nhiếp Diệc đều tham dự từ đầu tới cuối, bọn họ rất nhanh chóng tìm ra chỗ thiếu hụt nhưng lại không có cách nào khắc phục được, bọn họ thậm chí còn không tìm được một cái từ ngữ thích hợp để đặt tên cho căn bệnh này. Tổ chuyên gia phát triển từng bước từng bước một nhưng cũng không cản nổi tốc độ sụp đổ của Trường Thành, hệ thống miễn dịch cứ hết lần này tới lần khác bãi công khiến cho virus tấn công hàng loạt, đoạn ký ức này thực sự đau đớn tới mức không muốn nhớ lại. Muốn sống sót thì chỉ có cách dùng các loại thuốc sát trùng và bổ sung lực miễn dịch, dùng thuốc kháng sinh thì phải từ từ mới có hiệu quả, nhưng bản thân thuốc kháng sinh cũng thương tổn các cơ quan nội tạng cùng cơ thể của tôi, khiến cho hệ thống miễn dịch lại càng bất ổn. Đây là một vòng tuần hoàn lấy độc trị độc.

Nửa tháng trước tôi lại phát bệnh, tôi nhận được khuyến cáo đặc biệt là không được sử dụng thuốc kháng sinh với số lượng lớn thêm được nữa, nếu lại bị lây nhiễm vi khuẩn thì các loại thuốc tôi dùng trước giờ sẽ quay ngược lại làm tổn thương cơ quan nội tạng, nếu tiến hành phẫu thuật thì tôi có thể bị phơn nhiễm mà chết mất. Đối mặt với tình huống như vậy, cho dù là Nhiếp Diệc cũng bó tay hết cách, mà kỳ thực giờ đây anh đã bó tay hết cách. Khuyến cáo đặc biệt kia là một nhà khoa học lão làng, người duy nhất có thể khiến Nhiếp Diệc cúi đầu trong lĩnh vực này, nói xong câu kia ông ấy liền trở về nước Mỹ. Thực ra hai tháng trước khi khuyến cáo đặc biệt về Mỹ tôi đã tự dự liệu được kết quả này, chuyên ngành cao cấp của bọn họ tôi có thể không hiểu nhưng tôi chắc chắn biết rõ thân thể của chính mình, giống như một ngọn đèn dầu, có thể thấy được ngọn đèn đến hồi u ám, có thể dự tính khi nào thì nó sẽ lụi tàn.

Sau lần phát bệnh đầu tiên, tôi phải đợi trong phòng bệnh vô trùng rất lâu, nhưng phòng bệnh vô trùng hiện có cũng không phải là vô trùng trăm phần trăm. Nhiếp Diệc một mực đưa tôi vào phòng thủy tinh hoàn toàn vô trùng. Năm ngày trước khi trốn đi tôi nhận được điện thoại của khuyến cáo đặc biệt, lược bớt chuyện hàn huyên, ông ấy nói: “Chắc cô cũng hiểu rõ tình trạng cơ thể mình, Nhiếp Diệc muốn thực hiện đông lạnh cấp tốc đối với cô, đây là phương án cuối cùng, cho nên sắp tới cậu ta muốn tới Mỹ một chuyến. Nhưng tôi rất lấy làm tiếc, với các chỉ tiêu thân thể hiện giờ của cô, khả năng đông lạnh thành công gần như bằng không. Xin lỗi, tôi không cứu được cô, Nhiếp Diệc cũng không thể, tuy rằng cậu ta còn chưa chịu thừa nhận.” Ông ấy cho tôi ba giây để tiêu hóa sự thật này rồi mới tiếp tục nói: “Kết luận này khiến tôi rất áy náy, cả về mặt tình cảm và công việc. Nếu như cô còn điều gì muốn làm thì hãy nhanh chóng hoàn thành đi, nếu cần tôi giúp đỡ điều gì thì cứ nói, tôi sẽ hết sức trợ giúp cô.” Tôi cầm điện thoại một lúc lâu mới thốt nên lời, tôi hỏi ông ấy: “Vì sao ông lại điện thoại cho tôi, nói cho tôi biết chuyện này.”

Ông ấy trầm mặc một lát, nói: “Trước lúc bà xã tôi qua đời tôi cũng nghĩ mình có thể cứu được bà ấy nên giam bà ấy trên giường bệnh, cuối cùng bà ấy ra đi trong lòng tôi, nói câu cuối cùng là thật tiếc vì không đi xem cây sam đỏ mới hoàn thành ở California năm ấy.” Trước khi tôi nói chuyện với khuyến cáo đặc biệt, tôi cũng đã quyết định, nếu như hành trình đời người đã sắp đến trạm cuối cùng, Nhiếp Diệc có ý kiến của anh ấy, tôi cũng có ước nguyện của riêng mình. Chuyện cuối cùng mà tôi muốn làm có chút trở ngại, nếu có sự giúp đỡ của khuyến cáo đặc biệt sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hai ngày sau tôi đặc biệt gọi điện cho khuyến cáo đặc biệt, nói với ông ấy, tôi muốn đến Bạch Hải lặn xuống nước đóng băng một lần để chụp ảnh cá voi trắng dưới băng. Tôi vẫn muốn lặn dưới băng một lần, nhưng vì quá nguy hiểm nên hồi thân thể còn khỏe mạnh Nhiếp Diệc nhất quyết không đồng ý. Đây là tiếc nuối duy nhất đời tôi, nếu như sinh mệnh sắp kết thúc thì tôi chỉ vọng nó sẽ kết thúc tại biển khơi. Tôi cùng khuyến cáo đặc biệt hẹn gặp nhau ở đảo Trường Minh gần nước R, đây là nguyên nhân khiến tôi khăng khăng đến đảo Trường Minh.

Chết đi rốt cuộc là 1 chuyện thế nào. Tôi có hơn 9 tháng để suy nghĩ. Tôi đã từng sợ hãi, đã từng e ngại, đã từng nức nở bao đêm. Đó cũng cũng là một khoảng thời gian không dễ dàng gì. Thực ra bây giờ nhớ lại, khi đó Nhiếp Diệc chịu đựng đau khổ còn nhiều hơn cả tôi, thế mà tôi lại còn ngu ngu ngốc ngốc nói với anh: “Nếu như em chết, anh hãy đem thi thể em đốt thành tro, đặt trong một cái bình sứ trắng, lưu lại ở nhà có được không? Vì nếu người chết đi mà có linh hồn, bị chôn trong bùn đất lạnh lẽo đen kịt, em sẽ sợ, em sẽ sợ lắm.”

Lúc đó trong tòa nhà chuyên biệt có một phòng bệnh vô trùng, tôi nằm ở trong đó, ai đến thăm tôi đều phải tiến hành tiêu độc toạn thân. Khi đó anh ôm tôi, không nói gì cả nhưng lại lấy tay che mắt tôi. Tôi không biết anh ấy có khóc không. Có thể anh đã khóc, động tác kia đích thị là không dám để nước mắt rơi trên người tôi, vì nước mắt cũng chứa đựng vi khuẩn. Sau đó anh lập tức ra ngoài, lúc đó không biết anh ra ngoài làm gì, giờ đây ngẫm lại, chắc là đi tiêu độc. Đây là cái kiểu gia đình gì thế này, hằng đêm người chồng phải tiêu độc khử trùng mới có thể ngủ cùng vợ mình.

Thậm chí chỉ một nụ hôn môi giản đơn chúng tôi cũng không thể trao nhau. Rốt cuộc thì sau khi rời khỏi nhà tôi mới được sinh hoạt như người bình thường lần nữa, để níu kéo cơ thể với hệ thống miễn dịch đã hoàn toàn tan vỡ, để đương đầu với bất cứ sự va chạm nào, để ăn được tất cả các loại thức ăn, mỗi ngày tôi phải uống rất nhiều rất nhiều thuốc. Lần vui chơi hết mình cuối cùng của đời người. Vì sắp phải ra đi mãi mãi.

Chết rốt cuộc là một chuyện như thế nào. Tôi đã suy nghĩ suốt chín tháng trời, tuy rằng cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy nó không chân thực nhưng dù sao đi nữa tôi cũng đã có một đáp án trong lòng. Chết tức là chia lìa, là sự chia lìa vô vọng nhất thế gian. Nếu người chết đi mà không có linh hồn, sự chia lìa đó đối với tôi mà nói cũng không có gì thống khổ cho lắm. Nhưng nếu người chết có linh hồn, tôi cảm thấy những người còn sống không có cách nào nhìn thấy được tôi, vậy thì họ chắc chắc thống khổ hơn tôi nhiều. Tôi chợt nghĩ tới “Dữ thê thư” (Thư từ biệt vợ) của Lâm Giác Dân, “Dữ sử ngô tiên tử dã, vô trữ nhữ tiên ngô nhi tử... Cái vị dĩ nhữ chi nhược, tất bất năng cấm thất ngô chi bi, ngô tiên tử lưu khổ dữ nhữ, ngô tâm bất nhẫn, cố trữ thỉnh nhữ tiên tử, ngô đam bi dã.” “So với việc để tôi chết trước, chi bằng cứ để mình chết trước tôi thì hơn, bời vì với thân thể mình gầy yếu, chắc chắn sẽ không thể chịu đựng được nỗi bi thống vì mất đi tôi, nếu như tôi chết trước, đem hết sự bi thống để lại cho mình, thì tôi không đành lòng, cho nên thà rằng mình chết trước, cứ để cho tôi gánh chịu nỗi bi thống này.” Chết đi là một tai họa. Nhưng người còn sống phải chịu tai họa lớn hơn.

Hai ngày sau, tôi cùng Nguyễn Dịch Sầm đúng hẹn chia tay nhau tại đảo Trường Minh. Chúng tôi nói lời từ biệt với nhau. Thuyền của khuyến cáo đặc biệt sẽ tới vào lúc chạng vạng tối. Tôi mua một cây bút ghi âm, lại đến siêu thị mua một chiếc bình thủy tinh. Cô gái thu ngân rất dễ thương, gương mặt tươi cười, nói chuyện phiếm với tôi: “Trời âm u cả một tuần, đến hôm nay rốt cuộc cũng nhìn thấy mặt trời, ăn xong bữa trưa chị có thể ghé quán Waiting uống cà phê, phơi nắng tại quán đó là tuyệt nhất.

Chạng vạng tối, tôi đem cây bút ghi âm đặt trong bình thủy tinh, lặng nhìn sóng biển bạc đầu cuốn nó đi xa mãi. Biết đâu nhiều năm sau sẽ có ai đó vớt được nó, bật nguồn lên họ sẽ nghe được một đoạn ghi âm, ẩn chứa một câu chuyện cũ. Tôi đã nói gì trong cây bút ghi âm?

Tôi nói: “Tôi không có thời gian viết hồi ký, nhưng cuộc đời này quá mức tươi đẹp nên tôi muốn tìm một phương thức nào đó để lưu lại. Thực ra, nếu như tôi viết hồi ký thì chỉ muốn một người xem, cho nên hiện tại tôi nói những lời này cũng chỉ muốn cho một người nghe thấy. Nhưng bậy giờ không thể để cho anh ấy nghe được, tôi hy vọng mình sẽ mãi là mối bận lòng của anh ấy, chứ không chỉ là một kết quả tàn khốc.

Còn bận lòng người ta vẫn sẽ phải sống. Tôi không muốn đem những lời này mang đi, để nó vĩnh viễn bị chôn vùi dưới biển sâu cùng tôi. Tôi hy vọng có một ngày nào đó anh ấy có thể nghe được, lúc đó anh ấy sẽ biết, trên đời này, tôi rốt cuộc để lại cho anh ấy thứ gì. Cho nên tôi lựa chọn phương thức lãng mạn này. Tôi không biết ai sẽ nhặt được chiếc bình trôi nổi này, nhưng xin hãy nghe tôi nói, hôm nay ngày 30 tháng 11 năm 2020, nếu như người nhặt được chiếc bình này chưa phải là mười năm sau, vậy xin giữ bí mật giúp tôi, chờ 10 năm sau hẵng giao cái này cho người mà tôi muốn nhắn gửi.

Mười năm là cần thiết cho một quẻ Khảm (nước). Nếu như là mười năm sau, cho dù anh ấy biết tôi đã yên giấc ngàn thu dưới đáy biển thì cũng đã có thể có dũng khí đối mặt với cuộc đời sắp tới. Bất kể bạn là ai, tôi cũng xin được cảm ta và chúc bạn hạnh phúc. Vậy thì tiếp theo, Nhiếp Diệc, giờ là thời gian của chúng mình.

Đúng vậy, em muốn nói cho anh biết, cho đến ngày cuối cùng trong sinh mệnh của mình, em vẫn nghĩ đến anh như trước. Em mua cây bút ghi âm này, còn có một chiếc bình thủy tinh, buổi chiều em nằm cạnh quán waiting vừa phơi nắng vừa hồi tưởng lại quá khứ của chúng mình. Bất kể nơi nào trên thế giới dường như cũng có một quán waiting, chờ đợi một người nào đó, hoặc có thể là một số kiếp không biết trước. Đúng vậy, là quá khứ của chúng mình, nhất định là anh không biết em bắt đầu thích anh từ lúc nào, khi đó anh chỉ mới 15 tuổi. Năm 15 tuổi anh có dáng vẻ như thế nào, em vẫn còn nhớ rõ. Em không tài giỏi được như anh, không có khả năng xem qua là nhớ, nhưng mỗi một việc liên quan tới anh, đều như là dùng bàn ủi in dấu trong đầu.

… … …

Lúc mới phát bệnh em thực sự rất khổ sở, nhưng Nhiếp Diệc, bây giờ nghĩ lại, cuộc đời này của em rất đáng giá, tuy rằng ngắn ngủi nhưng nó đã cho em rất nhiều, anh nói có phải không? Em còn gặp được anh. Thái Qua Nhĩ có một thơ, ông ấy nói, sinh mệnh giống như vượt qua biển rộng mênh mông, chúng ta gặp nhau trên con thuyền chật hẹp, khi chết đi, chúng ta cùng đạp lên hoa bỉ ngạn, hướng về thế giới khác nhau với tương lai riêng. Nhưng em không nghĩ vậy, em rất may mắn vì có thể tồn tại với anh trên cùng một con thuyền chật hẹp trong kiếp này, cho dù em sẽ cập bờ trước nhưng em sẽ mãi mãi đứng bên bờ chờ đợi anh.

Hôm nay mặt trời ló dạng, có thể đây là lần cuối cùng em được nhìn ngắm mặt trời lặn, em đã thấy con thuyền tới đón em đi. Đã đến lúc biệt ly rồi, Nhiếp Diệc. Anh biết em yêu biển rộng chỉ sau yêu anh. Đem sinh mệnh này kết thúc tại biển khơi, đây là cái kết đẹp nhất. Em sẽ ở chỗ sâu nhất, sâu nhất nơi biển rộng, dành tình yêu sâu đậm, sâu đậm nhất cho anh. Em yêu anh, Nhiếp Diệc.”

Hết hồi I.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.