Tư Mỹ Nhân

Chương 19: Chương 19




Editor: Tây An

Thiên Mạch nhìn cái người tính tình vô thường này, đành phải đi qua, ngồi xuống bên cạnh y, vươn tay thử nhiệt độ cơ thể cho y.

Vừa chạm vào, trán của y có hơi lạnh, một tay khác của Thiên Mạch thử trán mình, một lát sau, xác nhận không có khác biệt, buông ra.

“Đại vương không có hiện tượng sốt, nếu cảm thấy nặng đầu, có lẽ là bệnh dậy người yếu, lại lo công việc.” cô theo cách hiểu của mình, bịa chuyện.

Sở vương hừ nhẹ một tiếng, không biết là tỏ vẻ khinh thường, hay là cho thấy biết rồi.

Thiên Mạch nhìn y nhắm mắt lại, nói là y phải nghỉ ngơi, đoạn, nhẹ nhàng dịch người một chút, muốn đứng dậy.

“Tổ phụ tổ mẫu của cô, một người hiểu phải trái, một người biết trị bệnh, thật là thú vị.” Sở vương bỗng nhiên nói, “Các người ở cùng nhau?”

Thiên Mạch thấy y lại mở mắt, chỉ đành nói, “Đúng vậy, họ nuôi tôi lớn.”

“Cha mẹ cô đâu?”

Thiên Mạch dừng lại một lát, nói, “Mỗi người tự có gia đình riêng.”

Sở vương kinh ngạc, có chút hứng thú.

“Cha mẹ cô bất hòa, tự mình lập gia đình. Phụ thân cô ngay cả cô cũng không nuôi, giao cô cho ông bà cô?” y hỏi.

“Cũng không phải không nuôi.” Thiên Mạch nói, ” chỉ là không ở cùng nhà.”

“Ông ta không thích cô?”

“Không phải.” Thiên Mạch nói, “ông ấy lại kết hôn, cũng có con cái, tôi không thích ở cùng họ.”

Sở vương càng thêm kinh ngạc, nhìn Thiên Mạch, càng thêm không hiểu nổi. Chư hầu Trung Nguyên nói người Sở bọn họ không có lễ pháp, y từng cảm thấy đây thật sự là điểm yếu, không ngờ, giờ lại gặp người càng không có lễ pháp.

“Trông cô cũng không giống thứ dân, phụ thân cô hẳn là một người được phong tước, lại cho phép con cái tùy hứng như vậy?” y nhíu mày, “Tổ phụ cô cũng không dị nghị ư? Tôn thất cũng không hỏi?”

Thiên Mạch dở khóc dở cười, nói, “Không, tổ phụ và tổ mẫu tôi đều rất thích tôi, người khác cũng sẽ không quan tâm nhiều.” cô không có ý định giải thích thêm với y, nói, “Đại vương, phong tục bên chúng tôi như thế nào, sinh hoạt như thế nào, cũng không giống ở đây.”

Sở vương thần sắc quái dị, đoạn, thu hồi ánh mắt.

“Lui ra đi.” Y thản nhiên nói, nhắm mắt lại.

** ***

Sở vương sai Đấu Tiêu, Tử Bối dẫn binh xa cùng đại quân ra đại lộ, một đến Thạch Khê, một đến Nhận, những người còn lại, thì theo Sở vương trú trong rừng sâu tại Câu Phệ.

Bốn phía núi non xa ngút ngàn dặm không có người ở, cây cối cao lớn có thể che đậy tất cả tung tích, người Sở vốn sinh ở nơi sơn lâm thủy trạch, cũng không ngại hoàn cảnh nguyên thủy thế này.

Bọn họ đóng trại, đốn cây dựng nhà tạm thời, lều gỗ giản dị, giống như ở Đồng Sơn đã từng thấy. Họ thiếu hụt lương thực, cánh rừng này lại như cái kho lúa thiên nhiên. Mỗi ngày, binh lính ra ngoài săn thú đều sẽ khiêng các loại con mồi về, hươu, lợn rừng còn có các loại tên động vật gọi không ra. Thiên Mạch ăn thịt nướng chín, trong lòng đoán đây là động vật được bảo hộ cấp mấy.

Sở vương mặc dù vừa trải cơn bệnh, nhưng cũng có thể ra tay. Thiên Mạch nhìn thấy y cầm cung tiễn đi ra hồ một chuyến, khi trở về, tòng nhân mang theo mấy con vịt hoang to béo.

Mà Giáp cũng tài, có thể bắt một con rắn trên tàng cây, thuần thục lột da, ném vào nồi gốm làm canh. Cậu hào phóng bưng tới mời Thiên Mạch uống, Thiên Mạch khuôn mặt sợ hãi nhảy ra, Giáp kỳ quái mà nhìn cô, có vẻ hơi tổn thương.

Trong quân Sở, yếu nhất, có lẽ chính là Thiên Mạch.

Cô không có bất kỳ kỹ năng đi săn nào, mà lại sợ tất cả các loài côn trùng và động vật lưỡng cư, đã từng bị một đám người giơ xác ếch xanh thối rữa đầy kiến dọa đến thét lên.

Người chung quanh thấy cô như vậy thì trêu không thôi, một binh lính nghịch ngợm, còn cố ý đặt sâu róm lên y phục của cô, đến khi Thiên Mạch phát hiện, đã bò tới cổ áo, dọa cô cơ hồ khóc lên.

Sở vương nghe tiếng, đi tới từ trong trướng, thấy ánh mắt cô đỏ đỏ trốn ở sau Giáp, vừa bất đắc dĩ vừa buồn cười. Tên lính kia không ngờ sẽ kinh động Sở vương, bị ánh mắt của y đảo qua, vội vàng quỳ xuống đất cầu xin tha thứ. Sở vương nói câu “Lần sau không được làm thế nữa”, bảo đám người xem náo nhiệt tản đi hết.

“Cô không phải nói cô đến từ phương nam sao, sao còn sợ sâu hơn người Sở?” Trở lại trướng, y hỏi.

Thiên Mạch không biết giải thích thế nào cho phải, chỉ có thể giương mắt nhìn.

Sở vương đã quen rất nhiều chỗ giải thích không rõ ở cô gái này, cũng mặc kệ cô, bảo cô đi bưng chút nước đến, mình ngồi lên giường. Cũng không bao lâu, khi y lại liếc mắt qua, lại phát hiện cô đang gãi cổ.

“Sao thế?” y hỏi.

“Không sao.” Thiên Mạch nói, dừng lại động tác.

Sở vương không để ý, bỗng nhiên đưa tay, nâng cằm cô lên.

Thiên Mạch giật mình, đương muốn né tránh, Sở vương nói thật nhỏ, “Chớ động.”

Một bàn tay y nhẹ nhàng kéo cằm cô, một bàn tay khác đưa ra lật cổ áo rộng của cô một cái. Quả nhiên, nơi đó có chỗ hơi sưng đỏ.

Ngón tay kia khô ráo, mang theo hơi ấm. Thiên Mạch ngẩn người một lát, nghiêng ánh mắt đi, thấy thần sắc y chuyên chú, ánh nắng xuyên thấu đỉnh trướng, rơi vào giữa cặp lông mày mười phần nhuệ khí kia, lại có chút ôn hòa.

“Cảm thấy ngứa?” y hỏi.

Thiên Mạch gật gật đầu.

Sở vương không nói gì, hô, “Tự nhân Cừ!”

Tự nhân Cừ nghe gọi, vội vàng đi vào, “Đại vương.”

“Ngươi mang theo thuốc côn trùng phải không? Lấy ít tới đây.”

Tự nhân Cừ nhìn Thiên Mạch, đáp, đoạn, trình một cái hộp nhỏ lên.

Sở vương mở ra, dùng ngón tay lấy một hít dược cao, đang muốn xoa cho cô, Thiên Mạch vội nói, “Tôi tự làm.”

“Không được, trên tay cô không chừng cũng dính trùng độc.” Sở vương thản nhiên nói, đoạn, bôi dược cao lên trên mảng da kia.

Thiên Mạch chỉ cảm thấy lành lạnh, một lát sau, cảm giác ngứa kia biến mất đi nhiều.

Sở vương thu tay lại, nhận khăn tự nhân Cừ đưa tới, lau lau ngón tay.

Thiên Mạch nhìn y, đoạn, nhỏ giọng nói, “Đa tạ đại vương.”

Sở vương không trả lời, sau một lát, mang tới môt cây đoản kiếm từ bên cạnh giường, đưa cho cô.

Thiên Mạch kinh ngạc, nhận lấy, phát hiện chính là thanh Sở vương đã lấy lại kia.

“Kiếm này cô vẫn nên cất kỹ.” y ý vị thâm trường, “Quả nhân phát hiện, ngoại trừ trị chướng dịch, cô chẳng biết làm gì.”

Lời này quả đúng, Thiên Mạch ngượng ngùng, đành phải cảm ơn, nhận lấy thanh kiếm.

Mới định đi ra ngoài, tiểu thần Phù vào trướng, thi lễ với Sở vương, “Đại vương, xe chuẩn bị xong rồi.”

Sở vương đáp một tiếng, bảo tự nhân Cừ lấy khôi giáp đến, mặc vào cho y.

Thiên Mạch nhìn, hơi kinh ngạc. Đợi đến khi ra ngoài trướng, cô nhịn không được hỏi tùy tùng, “Đại vương muốn đi săn ư?”

Tùy tùng kia cười cười: “Đúng vậy đấy, đi săn, đi săn người Dung!”

Thiên Mạch lúc này mới phát hiện, đám lính đã chuẩn bị, tựa hồ sẽ xuất phát ngay.

Việc này tới đột nhiên, Thiên Mạch nhớ, hôm qua Sở vương mang người đi săn, đại khái bị lạnh, có hơi cảm mạo. Giờ, y sẽ xuất phát đi đánh Dung luôn sao?

Đương xuất thần, Sở vương từ trong trướng đi ra, một thân khôi giáp, hông đeo trường kiếm, nom uy phong lẫm liệt. Y bàn giao cùng Tiểu Thần Phù mấy câu, quay đầu, phát hiện Thiên Mạch đứng ở đó.

“Cô không cần đi theo, ở đây là được.” Sở vương nói.

Thiên Mạch vốn là muốn nhắc đến việc này, nghe y nói như vậy, lòng buông ra, vội vàng đồng ý.

Sở vương nhìn cô một cái, đang muốn đi ra, lại dừng bước, quay đầu.

“Quả nhân nhớ, cô còn muốn quả nhân phái người đưa cô về Thư, đúng không?” y nói.

Thiên Mạch sững sờ, liền vội vàng gật đầu, “Vâng.” Trong lòng không khỏi mừng rỡ, không ngờ y sẽ chủ động nhắc…

Sở vương lại cong cong khóe miệng: “Vậy, tốt nhất cô mỗi ngày cầu xin Đại tư mệnh, để người Sở thắng, chớ mang quả nhân đi.” Dứt lời, ngẩng đầu quay người, nhanh chân mà đi.

** ***

Màn đêm buông xuống, trong Phương Thành nước Dung, nến cháy sáng tỏ.

Trên điện, Dung bá tự mình ban thưởng rượu ngon cho người có công xuất chiến. Ca nhạc lả lướt, các thần tử còn ngồi trên điện, vừa thưởng thức ca múa, vừa đàm luận chiến sự, nói cười vang vọng.

Người Sở đánh Dung, Lư Tập Lê lĩnh quân Sở tiến đánh Phương Thành, nhiều ngày không hạ được, còn có tả tư mã bị người Dung bắt làm tù binh. Sau đó, người Sở triệt binh, người Dung đuổi theo, gặp nhau bảy lần, người Sở đều không đánh, hốt hoảng mà chạy, khiến người Dung chí khí lên cao, đắc ý mười phần.

“Người Sở chẳng cần lo!” Một vị thượng khanh cười nói, “Người Sở đói to, ngàn dặm mà tới, sớm đói đến bất lực, lấy gì đánh Dung!”

“Ta nghe nói, Sở tử còn nhiễm chướng dịch?”

“Chính vậy đấy, Thiên Đế cũng giúp người Dung diệt Sở!”

“Mấy tên Sở chạy trốn như chuột đồng, có khi chính là muốn vội về chịu tang Sở tử!”

Đám người cười ha ha.

Dưới tay, lại có một người không cười, ngồi trên ghế uống rượu, như có điều suy nghĩ.

“Thương Tắc, ” người bên ngoài bưng rượu đến cười nói, “Ngài truy kích người Sở, đuổi ba đi ba, nào uống một chén!”

Thương Tắc không trả lời, nhìn về phía Dung bá, bỗng nhiên đứng dậy.

Dung bá đang cùng các thần tử đàm tiếu, thấy Thương Tắc đi tới, cười nói, “Thương Tắc, ngươi lập công lớn, quả nhân thưởng ngươi thế nào đây?”

Thương Tắc cúi đầu với Dung bá, nói, “Thần xin quốc quân phái quân, chia ra ba đường, một giữ Tây Bắc, một giữ Đông Nam, một đuổi người Sở, dọn sạch hậu hoạn.”

Dung bá và mọi người kinh ngạc.

“Người Sở đã lui.” Dung bá nói.

“Người Sở mặc dù lui, nhưng lực còn.” Thương Tắc nói, “Lần này người Sở đến đánh, lúc kịch chiến mãnh liệt nhất, chính là lúc công thành, theo thần thấy, quân cũng không trọng thương. Sau đó, người Sở bỏ chạy, mấy lần gặp nhau, đều không giao phong cùng ta. Trải qua giao chiến, quân Sở cũng không tổn thương, quốc quân cần cẩn thận mới phải.”

“Đại phu quá lo, ” một người nói, “Người Sở nếu không phải không địch lại, sao lại trốn?”

“Đúng đấy, đại phu chưa từng nghe nói, Sở tử đã phải chướng dịch, nói không chừng đã chết rồi!”

Dung bá nhìn Thương Tắc, để tòng nhân mang một chén rượu tới.

“Khanh vì nước vất vả, trung tâm đáng khen.” Ông ta nói, “Bây giờ người Sở đã lui, cũng có người Bì, người Thúc, người Ngư truy kích, khanh không cần ưu phiền, uống rượu xem múa đi thôi.”

Thương Tắc thấy Dung bá không muốn nghe tiếp, đành phải nhận rượu, hành lễ cám ơn, ngửa đầu uống vào.

** ***

Sở vương dẫn lính, từ trong rừng cây mà ra. Đường đi chật hẹp, không thể cho vương xa to lớn đi qua, nhật xa* lại là vừa hay.

*Nguyên văn đây ạ [驲车], tra thì nó ra xe ô tô mới chết

Lúc ở Câu Phệ, Lư Tập Lê truyền tin đến, người Dung cho rằng quân Sở tan tác, kiêu ngạo mà thư giãn, thời cơ phản công đã đến. Theo kế sách thương nghị lúc trước, Sở vương lập tức lĩnh quân xuất phát, chạy tới Lâm Phẩm cách đó trăm dặm. Người Sở quen đi giữa sơn lâm xuyên trạch, không mất nhiều thời gian, đã đến chỗ ước định.

Lư Tập Lê phong trần mệt mỏi, thấy Sở vương đến, bước lên trước nghênh đón.

Trên dốc cao, hắn bẩm báo với Sở vương nói, “Ba mươi dặm phía trước, quân ta và địch giằng co cách một dòng nước.”

“Địch đến từ phương nào?” Sở vương hỏi.

“Người Bì, người Thúc, người Ngư, người Dung, quân địch hỗn tạp không thống nhất.”

Sở vương nhìn qua núi sông xa xa, trên mặt nở nụ cười lạnh.Số là hôm nay đọc được một bài viết, thế là lại cảm thấy càng kiên định hơn với cách edit của mình:

“Cháu Mộ La,

Đã nhận được thư cháu, Chú cảm ơn. Biết cháu to nậy, mạnh khỏe, tiến bộ, chú mầng. Nhưng cháu viết hơi “văn nghệ” quá, Chú ngại. Ví dụ: Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, thì nên dùng tiếng ta, như rứa phổ thông hơn, phải không cháu?

Hôn cháu

Chú Minh.”

Đây là một bức thư Bác Hồ gửi cho Hồ Mộ La, nguyên là Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Trường Nghệ thuật Quân đội. (Nguồn: Page Lạc Khởi@Facebook)

Vậy có thể thấy, người Việt ta trước, xa hơn đến thời quân chủ, có cách gọi huynh, thúc, đệ,… trong văn, có thể là cả viết và nói. Ví dụ có hai anh học trò họ Nguyễn và họ Trần cùng nhau lên kinh dự thi nên làm quen, thì hai người sẽ gọi nhau là Nguyễn huynh và Trần huynh, thể hiện sự tôn trọng và có phần “văn nghệ”, có thể chuyện này phổ biến hơn ở tầng lớp tri thức, vì văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã sau lũy tre, nên toàn gọi tên nhau cho nó dễ, như anh họ Nguyễn tên A, thì làng gọi là thằng A con nhà…, bao giờ anh đỗ Trạng Nguyên thì chúng tôi gọi quan Trạng [:>].

Vậy là trong một số trường hợp, ta vẫn gọi có chữ thúc, huynh, đệ, rồi trưởng tỷ, lệnh muội… nhưng là trong trường hợp tôn trọng và có phần kiểu cách. Mình nhìn qua các tác phẩm từ Hoàng Lê nhất thống chítuy do Ngô gia văn phái là người Việt viết nhưng lại được viết bằng chữ Hán rồi lại được dịch ra tiếng Việt, hay truyện thơ Quan Âm Thị Kính, rồi Nhị độ mai, Bích câu kỳ ngộ là khuyết danh tác giả, đặc biệt là Truyện Kiềucủa cụ Tố Như và Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, những tác phẩm đó đều có các cách gọi nhau là trượng phu, tiểu thư, công tử,… rồi cực nhiều từ Hán Việt, nhưng riêng về cách xưng hô thì vẫn là chị, em, anh, tôi,…Rõ ràng, quy chuẩn ‘cổ’ hay không là phải dựa vào bối cảnh và lời văn. Vậy, trước kia cách xưng hô ‘tỷ’, ‘muội’, ‘huynh’, ‘đệ’ không hề tồn tại trong tiếng Việt (mình cho rằng là thế, các bài viết về vấn đề này mà mình được đọc cũng nói vậy, có để link trong phần Về tớ, và xưng và gọi là khác nhau), chỉ khoảng mấy chục năm gần đây không hiểu sao lại xuất hiện, được đông đảo mọi người chấp nhận và thành ‘quy chuẩn ngôn từ cho bối cảnh cổ trang’ ([?], nói đúng không nhỉ, vì khá nhiều người cho rằng như thế mới “cổ trang”). Trước mình cũng cho là thế, nhưng sau khi tham gia các group Cổ phong nước nhà và tìm hiểu, đặc biệt là hai chiếc link mình gắn trong Về tớ, thì cũng vỡ ra đó là sai, ít nhất trong nhận thức của mình thì nó không chuẩn. Lấy dẫn chứng ra như vậy, mình chỉ muốn nói rằng, những ai trước giờ cho rằng không xưng hô ‘tỷ’, ‘muội’, … thì không có chất cổ (ai cũng một thời như thế, tuổi thơ cày nát phim kinh điển trên VTV cũng toàn xưng hô kiểu vậy), mong mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, vì nói thế thì chẳng hóa nói Kiều hay Lục Vân Tiên không có chất cổ, sai quá sai [:>]. Đương nhiên là sở thích của mỗi người mỗi khác, mình sẽ không và không có quyền phán xét chuyện mọi người lựa chọn bản chuyển ngữ nào hay phải công nhận cách nào là hợp lí hơn, vì dù sao nó cũng tồn tại bao nhiêu năm nay và được tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng, đặc biệt là phim truyền hình trên TV, chỉ là mình muốn góp chút gì đó về vấn đề này, và muốn mọi người hiểu hơn ngày xưa các cụ nói chuyện thế nào từ hồi xa lắc xa lơ và khiến mình lựa chọn để áp dụng vào bản edit trong nhà [:>].

Nói thật là bản edit của mình không thể nào chỉn chu, đúng hết với các chuẩn tắc đó và tuân thủ mọi điều mà mình viết ra trên kia, vì trong quá trình edit có thể bị xót, hoặc mình không biết phải để ra sao (đâu có đọc được bẻ đôi chữ Trung nào, tính lại còn chảy thây ra lười không beta), hay có những từ đặc biệt của riêng thì vẫn phải để nguyên văn. Ví dụ như, trước kia ta dùng từ “Lệnh bà”, “Đức bà” có thể gọi là tương đương với từ “Nương nương” và “Phu nhân”; hay “Đức ông” để gọi những người đàn ông thân phận trên, mình thấy nó hay cực nhất là từ “Lệnh bà” khiếp nghe sang đọc dã sử Việt vô cùng thích từ này, nhưng đâu thể để được [:<].

(Mình sẽ để cả đoạn này ra phần Về tớ luôn, viết cả buổi chiều chứ có ít đâu hihi.)

Lắm khi bảo ngu quá đâm đầu cổ đại làm gì vừa dài vừa khó, làm truyện hiện đại sủng ngọt nhàn hơn lại hợp gu nhiều người. Bắt đền bà Hải Thanh viết nam chính hay ho quá.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.