Edit by Triệu Viu
“Không được nhìn cái gì?” Ý cười trong mắt Ứng Thương Lâm càng đậm hơn.
“Tôi ăn nhiều quá, bụng phình cả lên, không được nhìn.” Cô nói, đến cuối câu giọng nói có chút cao ngạo, cùng với đôi má say rượu đỏ bừng và đôi mắt đẫm nước, thực sự vô cùng sinh động.
Đôi mắt đào hoa trời sinh của Ứng Thương Lâm lộ ra một ý cười, như có như không cong cong, trông vô cùng tình cảm, đột nhiên phá bỏ lớp ngụy trang lạnh lùng nhiều năm, dỗ dành: “tôi không nhìn, tôi bảo đảm sẽ không nhìn cái bụng nhỏ của em.”
Nếu còn tỉnh táo, cô có thể dễ dàng phát hiện ra vẻ dịu dàng không che giấu được trong lời nói của anh.
Tiếc là cô đã say.
Chuyện xảy ra sau đó, trí nhớ của Ứng Bạch đều mơ hồ cả, như bị một lớp nước sương ngăn cách, có thể nhìn ra đường nét đại khái, nhưng lại không nhìn rõ được nhiều chi tiết, thi thoảng hồi tưởng lại một vài cảnh tượng, cũng tựa như khoảng trống được mở ra từ những giọt nước ngưng tụ mà thành, thấp thoáng thấy được một manh mối nhỏ.
Ưng Bạch chỉ cảm thấy lúc nào cũng có một cánh tay mạnh mẽ giữ chặt cô, cô tựa vào vai người đàn ông, rộng lớn vững vàng, không hề làm cô đau một chút nào. Cô được dìu vào tận trong xe, yên ổn chìm vào giấc ngủ.
Nhiệt độ cơ thể quen thuộc khiến Ứng Bạch mất đi lớp phòng ngự cuối cùng, chìm vào trong giấc mộng cũ kỹ.
Khi Ứng Bạch mười sáu tuổi, cha cô tái hôn.
Nói đến đây, dù sao cha cô vẫn là người có tình có nghĩa, vì dù sao mẹ Ứng Bạch cũng đã thành người thực vật nhiều năm rồi. Cô đã sớm biết những ánh mắt mà đám người thỉnh thoảng tới thăm mẹ cô như nhìn người chết và giọng điệu khi họ nói đến bà ấy trong dịp Tết. Biết những đạo lý này, nếu là người chồng bị bại liệt thì việc nên làm của người vợ là chăm sóc anh ta nhiều năm, còn đổi lại nếu là người vợ bị thì người chồng chăm sóc một hoặc hai năm cũng được tổ tiên coi trọng.
Hơn nữa dù gia đình làm ăn kinh doanh, có tiền nhưng việc chăm sóc một người thực vật vẫn không hề đơn giản.
Bây giờ mẹ cô cuối cùng cũng đã chết. Tất cả mọi người cũng có thể thở một hơi cuối cùng thương hại sau đó thở phào nhẹ nhõm và nghênh đón cuộc sống mới.
Cho nên Ứng Bạch rất bình tĩnh chấp nhận việc tái hôn của cha mình.
Lần đầu tiên gặp mặt là ở trang trại bên ngoài thành phố. Cha cô Ứng Thiên Thường cố ý chọn một nơi như vậy chỉ vì sợ hai người xấu hổ. Bên trong khu trang trại còn có đủ loại tiện nghi và sinh hoạt khác nhau, muốn ngồi né tránh cũng có lý do.
Người tái hôn cũng không tồi, họ Đào, nhỏ hơn cha cô mấy tuổi, có một đứa con trai dáng vẻ thanh tú, trắng nõn, là một người phụ nữ miền Nam điển hình, tính cách thì hiền lành và ôn hòa như nước, lúc nói chuyện còn mang giọng điệu dịu dàng Giang Nam.
Ứng Bạch cũng không nhỡ nổi giọng nói của mẹ mình như thế nào, nhưng khi nhìn thấy ánh mắt dì Đào thỉnh thoảng chạm với ánh mắt cha mình, dì ấy sẽ cười nhẹ cho đến khi trên mặt xuất hiện một núm đồng tiền thì cô biết cha cô có lẽ thích kiểu người thế này.
Đứa bé trai kia nhỏ hơn cô hai tuổi, trông rất giống cô, da trắng nhưng hơi gầy, sống mũi cao, môi mỏng, cái cằm có đường cong như thủy mặc, gầy gò, giống như một thiếu niên chưa trưởng thành. Chỉ có đôi mắt kia là vô cùng sáng, tựa như ánh mặt trời xuyên qua màn mưa và sương mù.
Sau khi ngồi được một lúc, Ứng Thiên Thường mới nói một tràng: “Ứng Bạch, đây là dì Đào của con. Con dì ấy nhỏ hơn con hai tuổi. Sau này con nên chăm sóc nó, hai đứa ở chung thật tốt nhé.”