Vị Ương Trầm Phù

Chương 1: Chương 1: Dịch Đình




Ta đã ở đó 5 năm rồi.

Ngày ngày nhìn thấy cùng một bức tường vươn thẳng lên không trung. May mắn là có chút ánh sáng mặt trời.

Cô lập không đủ để hình dung chốn này. Mặt đất lầy lội, bông gòn bị gió thổi bám khắp nơi, một mùi hôi khó chịu xung quanh.

“Thức dậy, thức dậy, đến giờ làm việc!” Người đàn bà đẫy đà hét từ xa. Không có phòng ốc nên mọi người bị dồn vào ở chung, ngủ trên đống rơm, ngã lưng ở bất cứ nơi nào họ có thể thấy. Xung quanh tôi, mọi người đầu tóc rối bù, có vài người còn có cỏ dại bám lên tóc. Mọi người ăn mặc rách rưới, dơ bẩn do không được tắm gội, móng tay đầy đất, đủ để ai thấy cũng phải quay đầu.

Hẳn nhiên, ta cũng chẳng khá hơn, cũng cái hình dạng đáng tởm đó, gớm ghiếc nhất là những con rận.

Đây không phải là Lãnh cung, cái chốn đó là nơi chúng ta mơ ước. Cung nữ và các phi tần, những người nhan sắc đã tàn phai hay đã không còn được Hoàng thượng sủng ái chôn khoảng đời còn lại ở Lãnh cung, nhưng ít ra, họ từng được hưởng tình yêu hay phú quý. Còn chúng ta ? Chỉ là những đứa trẻ mồ côi, có gia đình bị xử tội chết hoặc đày biệt xứ. Cho dù tổ tiên chúng tôi có vĩ đại thế nào, một khi đã đến đây, chúng ta bị đối xử như nhau cả.

Ta tự cười vào cái suy nghĩ ấy. Hoàng thượng công minh, uy võ, cận thận của người thề chết trung thành nhưng lại âm thầm đấu đá liên tục. Người thắng thì có tất cả, kẻ bạn mất hết. Nhưng chúng tôi, những người phụ nữ vô tội, chỉ sống trong nhà lại mang cả cuộc đời để trả cái nợ mà những người đàn ông đó gây ra.

Ông nội ta, Tiêu Kình, là một vị anh hùng trong chiến tranh, người đã có công hộ giá lập quốc. Chiến công của người lớn lao đến nỗi được phong chức Tể tướng. Hoàng thượng có rất nhiều con trai nhưng Lữ hậu chỉ có một người, Lưu Doanh. Lưu Doanh vốn được ngợi ca là người ôn hòa, tử tế, nhưng không có những tính cách mà Hoàng đế Cao Tổ xem trọng, nên người chọn một Hoàng tử khác, con của ái phi Thích phu nhân - Lưu Như Ý - để phong ngôi Thái tử. Nhiều lần Hoàng thượng muốn tước ngôi Thái tử của Lưu Doanh, nhưng các vị đại thần dâng sớ phản đối, thậm chí Lữ hậu còn tìm ra một bức thiên thư nói rằng Lưu Doanh mới là lựa chọn của trời.

Hoàng thượng buộc phải từ bỏ ý định, và rồi trút hết giận dữ lên người ông nội ta. Người vu cho ông tôi tội âm mưu lợi dụng địa vị Thái tử và tịch biên tài sản cả gia tộc tôi. Ông nội, cha và đệ đệ bị đày biệt xứ, 13 người phụ nữ trong nhà bị đày đi nhà chứa của quân đội, hoặc làm nô dịch cho Hoàng cung, người hầu của chúng tôi đều bị đem đi bán ngoài đường. Lúc đó ta 13 tuổi, người giám sát thi hành án lúc đó là học trò cũ của ông nội ta đã khai giang tuổi tôi là 12, đã giúp ta thoát khỏi số phận thảm thương đó. Ta cùng với Cẩm Mặc nhập cung, mới đó mà đã 5 năm trôi qua.

5 năm đã cho ta thấy một thực tế đắng cay. Ta biết rất rõ, ta không phải là cung nữ, ta không thể hy vọng sẽ rời khỏi đây khi 25 tuổi. Sẽ không ai đến cứu giúp ta và ta sẽ phải tự chăm sóc bản thân. Dù cho số phận của mình không khác gì một ngọn cỏ, ta vẫn không muốn từ bỏ hy vọng. Con kiến vẫn còn ham sống, dù cuộc sống có khó khăn, ta cũng sẽ vượt qua.

Có tiếng ồn từ bên ngoài. Cửa mở. Nhưng ta không ngừng tay. Hẳn chuyện không liên quan gì đến ta. Người khách đó lạ mặt, hắn tiến đến càng lúc càng gần nhưng ta vẫn không ngước lên.

“Tiêu Thanh Y! Quỳ xuống lĩnh chỉ“. Giọng nói vang vang bên tai tôi, ta chết lịm, nhìn hắn thấp thoáng sau mấy sợi tóc phủ trước mặt tôi. Bọn tùy tùng theo hắn đẩy những người khác để dọn đường về phía ta, kéo ghế đặt cạnh ta , chúng đẩy đầu ta xuống và đá ta quỳ gối. Ta thấy hơi lo.

“Phụng theo chiếu chỉ của Hoàng thượng và Thái hậu, Đỗ Thanh Y vốn cúc cung tận tụy. Nay Hoàng thượng và Hoàng hậu chuẩn bị cử hành đại hôn, Đỗ Thanh Y và tiểu muội Cẩm Mặc được dời đến Vị Ương cung để chăm sóc Hoàng hậu“. Tên thái giám đọc xong vội lấy tay che mũi, hắn có vẻ không ưa lắm cái mùi hôi thối nơi này.

Ta hơi hoảng, không biết phải phản ứng làm sao, vui sướng hay ngờ vực.

Ta không biết sẽ có những gì chờ ta phía trước, nhưng cuối cùng ta cũng có cái tự do mà ta cần

Sơ lược qua một chút :

Nhiệm vụ hàng ngày của Đỗ Thanh Y là giặt một núi đồ của thái giám và thị vệ, đôi khi là may vá cho họ. Nếu làm việc chậm trễ, nàng sẽ bị đánh bằng roi, đã có người bị đánh đến chết, hoặc không chịu nổi mà đi tự tử. Nếu việc làm không xong thì bị bỏ đói cả ngày. Nhưng cho dù nàng làm không ngơi nghỉ thì vẫn có lúc không thể làm kịp. Không được tắm gội, nàng chỉ có thể chờ nước mưa để tắm và giặt giũ. Tiểu muội của nàng, Cẩm Mặc được 8 tuổi khi đưa vào cung có nhiệm vụ chăm sóc vườn hoa. Cũng là công việc nặng nhọc nhưng Cẩm Mặc lại được đi khắp nơi nên đó lại là một công việc đáng mơ ước. Thanh Y và Cẩm Mặc là hai người còn sống sót duy nhất khi bị đày đến đây, những người khác chết vì bệnh hoặc đã mất tích hết rồi.

Dịch đình được xây dựng bởi Hoàng đế Hán Cao Tổ. Ông xây nơi này thành nơi ở cho những thành viên của gia đình có người thân bị xử tội. Ở đây không có đàn ông, vì những người đó đều bị xử tử hoặc đày biệt xứ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.