Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 57: Chương 57: Đánh cờ 1




“No one will really understand politics until they understand that politicians are not trying to solve our problems.

They are trying to solve their own problems…”

- Thomas Sowell

“Không ai có thể hiểu rõ chính trị cho đến khi họ nhận ra rằng chính trị gia không hề cố gắng giải quyết những vấn đề chung.

Chỉ tập trung vào vấn đề của riêng bọn họ mà thôi…”

- Thomas Sowell, vị học giả da màu dùng cuộc đời mình để đấu tranh chống lại bất bình đẳng trong nền kinh tế Mỹ.

“Khai triềuuuuuu!”

- Giọng nói lanh lãnh bán nam bán nử của Trung Thường Thị Triệu Trung oanh vang khắp điện vàng, mở đầu cho buổi triều nghị hôm nay.

Mở đầu là một tấu sớ đến từ phái thế gia Ký Châu giải bày nguy hại của Thái Bình đạo đối với thế cục thiên hạ, hy vọng có thể liệt vào tà giáo, tích cực bài trừ tiêu diệt.

Đương nhiên là bị Lưu Hoành khéo léo bác bỏ bởi hắn là kẻ đồng chủ mưu chứ ai, thậm chí Lưu Hoành còn ban dụ lệnh yêu cầu tích cực dồn dân về thành trì lớn để ‘ngăn ngừa kẻ xấu cướp bóc hoành hành’, kỳ thực là nhằm rút bớt nguồn lực của thế gia tại ổ bảo, trang viên.

Thế gia sao lại không biết điều này, lươn lẹo ậm ừ kể khổ, tấu này đến đây tạm dừng, đợi triều hội sau lại bàn tiếp lần thứ n+1.

Tiếp theo là một số tấu sớ về vấn đề dân quốc đại sự như:

Tình hình hạn hán ở Quan Trung ngày càng nặng, phỉ tặc hoành hành, nạn dân có hiện tượng hướng về Nam Dương, Hán Trung, còn có một số tụ tập đến Đồng Quan, ý đồ cướp bóc quân Lương, rất có khả năng sẽ ảnh hưởng tới tình hình chiến loạn ở Lương Châu.

Đoạn Hoàng Hà qua Thanh Châu có dấu hiệu chuyển dòng, một số phân lưu nhỏ bị cạn dẫn đến nước biển chảy ngược vào lục địa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Thanh Châu, mùa màng thất bát, nạn đói manh nha, rất nhiều người đã đầu phục vào Thái Bình đạo.

Ô Hoàn và Tiên Ty liên hợp hoành hành U Yến, ngựa thảo nguyên thỉnh thoảng còn dạo đến đến tận biên giới Trung Sơn và Thường Sơn của Ký Châu, đã có nghĩa sĩ giang hồ chủ động tụ tập thành quân đội, tự xưng nghĩa tòng, lấy nghĩa làm đầu, mặc dù cứu dân đánh đuổi người Hồ nhưng không màng đến trung thành.

Chiến sự ở Cối Kê gặp khó khăn, lực lượng của Hoành Giang Úy Tôn Kiên bị phỉ cướp gây trở ngại, không thể hoàn thành đánh gọng kiềm Hứa Chiêu, ngược lại còn khiến cho binh lực triều đình bị phân tán, quân đội của Hứa Chiêu đã đánh chiếm quận trị Cối Kê và mấy thành xung quanh, tự xưng Dương Minh Đại Đế.

Những tấu sớ này hầu như đều được Lưu Hoành đóng mác nhãm nhí, xử lý qua loa, bởi vì theo hắn thì căn nguyên đều từ thế gia, chỉ cần làm thịt thế gia, mọi chuyện liền xong.

Thậm chí Lưu Hoành đã thông qua đám đạo sĩ cấp dưới thân tín của Tả đạo nhân dò tra ra được dấu hiệu thế gia Ký Châu tụ tập lực lượng, bí mật hội bàn, tăng cường thu mua ngựa chiến và vũ khí.

Lưu Hoành đang cố biểu hiện như không quan tâm thế cục thiên hạ, khiến cho thế gia tin rằng bọn họ có thời cơ làm loạn, đến lúc đó thì Lưu Hoành lập tức sẽ điều quân đội đóng giữ U Yến, Tịnh Ung và Thanh Từ đến bủa vây 4 mặt, đánh trọng thương thế gia, đảo ngược thế cờ.

Hắn đang phân ra 1 nửa tâm hồn để lan man bay bổng trong mộng cảnh Hùng Phong Trung Hưng thì ra vấn đề:

“Bệ hạ, gần đây ở khu vực Kinh Châu, Dương Châu và Hoài Nam có một lời đồn bậy bạ hết sức, lúc đầu chỉ là bôi nhọ mệnh quan triều đình là Hoành Giang Úy Tôn Kiên, nhưng tiếp sau lại càng quá quắt, trực tiếp khinh thường bệ hạ.

Đây là chứng cứ mà chúng thần thu thập được!”

- Một nhóm quan lại xuất thân môn sinh ‘xa’ của Nhữ Nam Viên thị dâng lên mấy bản tấu sớ.

Lưu Hoành đã sớm biết vụ này từ miệng của Tả đạo nhân, cũng đã bàn bạc qua về việc này, tự nhiên không có gì lạ lẫm.

Thậm chí Lưu Hoành còn có thể đoán ra mục đích của Viên thị, chính là để đánh lạc hướng dư luận sau sự việc anh em họ Viên tranh giành kỹ thuật in ấn của Tây Vực gần đây, bởi vì nếu không có bản tấu ‘lời đồn Giang Nam’ này thì không cần phải nghi ngờ gì, những bản tấu tiếp theo sẽ hướng về phía Viên thị.

Dù vậy nhưng Lưu Hoành lại lựa chọn tạm thời giúp Viên thị một phen.

Một phần là vì thông qua điều tra thì Viên thị cũng không phải chủ mưu của lời đồn, mà là Ô Giang hội thẩm thấu vào Hồng Nghĩa đường do mấy thế gia ‘con buôn vô loài’ ở Giang Nam lập ra.

Một phần là vì Lưu Hoành cảm thấy chỉ riêng kỹ thuật in ấn này thì không đủ để ép các thế gia khác toàn lực tấn công Viên thị, tối đa chỉ khiến cho Viên thị bị cách ly suy yếu mà thôi.

Lưu Hoành muốn càng nhiều, hắn muốn nhân cơ hội này diệt luôn thế gia, tất cả thế gia, mà không phải chỉ mỗi Viên thị.

Hôm biết những tin tức này thì Lưu Hoành còn cười gằn trong bụng, hắn nói với Tả đạo nhân rằng có thể lợi dụng những sự việc này để làm tan ra Giang Nam 3 minh hội cũng như địa vị của Viên thị trong lòng thế gia.

Mặc dù Viên thị đạt được kỹ thuật in nhưng theo điều tra thì chất lượng giấy quá kém nên rất khó để sản xuất sách đại trà, củng cố địa vị bản thân.

Lưu Hoành cảm thấy Viên thị hẵn là sẽ đánh chủ ý về phía thứ giấy Giang Nam do Đông Hải thương minh sản xuất.

Nếu vậy thì hắn sẽ thúc đẩy một phen, đợi Viên thị đạt được kỹ thuật làm giấy thì cũng là lúc Viên thị bị các thế gia khác tẩy chay.

Rồi thì hắn có thể danh chính ngôn thuận tọa sơn nhìn hổ đấu, chờ cho Viên thị bị đánh ngu người thì hắn lại đạp thêm một cước và cướp luôn hai thứ kỹ thuật, thông qua đó tụ tập lực lượng hàn môn, chèn ép đám thế gia đã năm bè bảy mãng, trung hưng Hán thất, dựng lại Hán Vũ hùng phong.

Về phần đám ‘man di yếu ớt’ phía Nam Trường Giang thì chắc là sẽ gặp cảnh trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

Ruồi muỗi mà, quan tâm làm gì!

Mưu tính của Lưu Hoành chính là như vậy.

Thế là sau khi nhận sớ từ tay Triệu Trung thì Lưu Hoành giả vờ nổi giận một phen, đập ngai lệch miện, đúng như hình tượng ‘hôn quân vô đạo’ được xây dựng từ bấy lâu nay.

Sau đó đương nhiên là thuận thế ra lệnh truy tra Giang Nam 3 minh hội rồi nhân tiện bãi triều trong ‘bực tức’, không cho những thế gia khác có cơ hội khống cáo Viên thị.

- -----------

Hoàng Lạc lâu tầng 1, một ông lão kể chuyện vừa kết thúc tiết mục đầu tiên của mình hôm này trong tràng vỗ tay khí thế của quan khách.

Đây là một trong những chiêu trò nhằm kéo nhân khí cho Hoàng Lạc lâu, rất được ưa chuộng, người kể chuyện đều là lão thành giang hồ đã rữa tay gác kiếm, được nhà họ Hoàng thuê mướn để đem mấy chuyện phong lưu mạo hiểm, tiếu ngạo đao kiếm kể ra, thậm chí đối với những lão giang hồ hành văn không giỏi thì Hoàng Lạc lâu còn miễn phí cung cấp vài vị Hàn môn học sinh để hổ trợ chau chuốt câu từ.

Sự kết hợp của tình tiết cuốn hút, ngôn từ văn hoa và giọng đọc đầy cảm xúc của người từng trãi khiến cho văn hóa kể chuyện nghe chuyện trở thành một nét đặc sắc gần như không thể bắt chước của Hoàng Lạc lâu.

Bởi vì hiếm có thương nghiệp nào cùng ngành nghề tửu lâu này vừa có mối quan hệ khăng khít với cả giang hồ võ lâm lẫn hàn môn học sĩ lại còn có tiền để ra giá thuê mướn cao như nhà họ Hoàng.

Bắt chước thì không thể nhưng phá quán thì vẫn có thể.

Người khác không dám đến tòa tửu lâu treo biển Ngự Dụng Tửu Lâu này, nhưng có 1 thế lực lại hoàn toàn không kiêng nể.

Một vị trung niên buộc tóc kiểu đạo sĩ, ăn mặc hoa phục quý khí cười vang đầy nội lực, chấn nhiếp cả sảnh đường:

“HAAAAAA HAAAAAA HAAAAAA!

Đây chính là cái gọi là Thục Kiếm Hoành Giang?!!!

Ta tưởng thế nào!

Nhàm chán!

So với chuyện ta mới gặp ở Quan Trung còn không bằng”

Ông lão kể chuyện cũng có giang hồ khí, nhưng tự nhũ rằng mình đã giải nghệ nên thôi bớt chấp nhất, có lẽ là muốn tới cướp miếng cơm mà thôi, thế là lắc đầu cười nói:

“Ồ! Không biết vị đạo huynh đây đến từ núi nào?

Vừa rồi ở Quan Trung gặp qua chuyện gì?

Nếu như có thể để cho các vị huynh đệ quan khách ở đây tán đồng thì ta nhường ngươi lên đài kể chuyện cũng được”

Vừa dứt lời thì:

“Bạch! Bạch! Xàaaa”

Người kia đạp đất hai lần liền nhẹ nhàng đáp lên đài kể chuyện cách nơi hắn ngồi ban đầu gần 2 trượng (khoảng 6 mét).

Ông lão kể chuyện nhiếu mày: “Kim nhạn công!”

Người kia cười nhếch mép, vuốt sợi ria mép nói:

“Uổng cho ngươi vọng ngôn rằng từng tung hoành Thục địa 20 năm.

Là Tiên Hạc bộ!

Bổn tọa là tục gia đệ tử của Thanh Thành sơn, Thương Hải am,

Ký danh dưới trướng Vân Trung chân nhân”

Ông lão kể chuyện hừ lạnh, thầm hô trong lòng: ‘nói khoác không biết ngượng, năm đó ta và Hoàng huynh đạp sập cửa Thục kiếm môn còn chưa có cái gọi là Thương Hải am đâu’.

Nghĩ vậy nhưng ông lão cũng có dưỡng khí của mình:

“Hahaha!

Xem ra là lão hủ già rồi, trí nhớ không được tốt.

Mời giảng chuyện hay của ngươi!”

Trong tiếng nói cười, ông lão đã nhẹ nhàng nhảy khỏi đài kể chuyện, an vị ở bàn riêng mà Hoàng Lạc lâu chuẫn bị cho những người như lão, bước đi thoăn thoắt, không nghe chút âm thanh chân chạm đất nào, so với em bé đi chân trần còn êm hơn.

Tay đạo sĩ tục gia thấy vậy hết hồn nhưng cố trấn định thầm nhủ: ‘hèn nhát sợ hàng mà thôi, luyện cước công cho giỏi còn không phải để bỏ chạy!’.

Rồi hắn hướng về đám quan khách chắp tay kiểu đạo môn:

“Tại hạ chỉ là tức cảnh sinh tình, lần đầu lên đài nếu có gì sơ xót, xin chư vị bỏ qua.

Vốn là ý tưởng thật nhiều, bởi vì chính ta là người trong cuộc chứng kiến hết thảy.

Nhưng mà lại chẵng biết bắt đầu từ đâu.

Thôi thì bắt đầu từ một câu hỏi vậy.

Không biết chư vị có từng nghe qua về phía Tây Đại Tần?”

Thế là câu chuyện liền kéo đến một thứ công nghệ in ấn vô tiền khoáng hậu được ẩn dấu trong một di tích cổ lão của một vương quốc từng cực kỳ hùng mạnh giàu có, nằm ở đâu đó đó đâu, gì mà cây cao trăm trượng, mọc lá hoàng kim, gì mà sách vở đầy đường, chó sủa tiếng thơ.

Nếu như có Marco Polo và đồng bạn ở đây thì sẽ ngay lập tức nhận ra tên này đang khoác lác vì chẵng có một quốc gia nào trên đời này như vậy cả.

Nhưng vấn đề là đâu có ai ở Lạc Dương này từng đi du lịch bụi như Marco Polo đâu, mặc dù ở tầng 1 của Hoàng Lạc lâu lúc này có một số thương buôn và mãnh sĩ hậu Tần, nhưng họ thậm chí còn chưa đi hết Tây Vực.

Vậy là câu chuyện kỳ thú kiểu nửa huyễn nửa thật này rất được đón nhận, khơi dậy sự tò mò của đám quan khách:

“Trên đời này vậy mà thật có nơi sách chất đầy đường.

Đáng tiếc a! Vì sao lại sụp đổ kia chứ!

Nếu như có thể đến đó một lần thì chết cũng không tiếc”

- Một vị học sinh hàn môn cảm thán.

Một vị con em thế gia cười haha nói:

“Ngoại vực man di mà thôi, trăm ngàn thư sách của chúng sao có thể so với một quyển Xuân Thu của Khổng Thánh”

Một vị phú thương vừa mới ngẫm nghĩ hồi lâu bổng nhiên lóe mắt sáng nói:

“Thế nhưng làm sao họ có thể làm ra được nhiều sách như vậy chứ?

Phải biết rằng một cuốn sách giá trị ngàn kim a!

Nếu như có thể học được phương cách này, chẵng phải có thể phú giáp thiên hạ”

Tay con em thế gia cười khinh bỉ:

“Chỉ nói đến lợi ích tiền bạc.

Quả nhiên là thương buôn vô loài.

Nắm trăm ngàn thư sách trong tay chẵng phải có thể giáo hóa thiên hạ, quy tụ d…”

Chư kịp nói hết câu thì đã bị trung niên gia tướng bên cạnh bịt mồm.

Một tay ‘giang hồ’ nghe được luận điểm này liền liếc mắt lên đài cười gật đầu rồi hỏi:

“Ngươi nói rằng ngươi đã đi qua đất nước kia.

Vậy có biết cách họ tạo ra sách vỡ hay không?

Nếu như không biết, ta cảm thấy ngươi chính là đang nói khoác”

Người kể chuyện bày ra một bộ tức giận nói:

“Hừ!

Ta là người tu đạo, sao lại ham hố những dâm xảo kỳ kỹ mạt hạng này.

Có điều, ta biết ai đang nắm giữ nó.

Không biết chư vị từng nghe qua chuyện Huynh Đệ Tranh Kỹ chưa?”

Ở đâu đó bổng vang lên tiếng cười haha:

“Huynh Đệ Tranh Kỹ?

Chẵng lẽ là ‘đường đất’ và ‘đường cái’ cùng in giày cô nương nào?”

Câu chuyện bắt đầu dẫn lửa thiêu Viên …

Chiêu này của Lưu Hoành thực ra cũng không có minh đến đâu, bởi vì cũng biết Huyền Kính Ty đã là cái sàng, không giấu nổi Viên thị, cho nên liền mở lớn, trực tiếp chạy vào Hoàng Lạc lâu khai hỏa lời đồn.

Thế nhưng chết ở chỗ một khi lời đồn đã lan ra thì mối quan tâm của toàn bộ Nho lâm là công nghệ in ấn thần kỳ đến mức nào và nó nằm trong tay ai, chỉ thế thôi.

Về phần ai rãi lời đồn, chắc chỉ có Viên thị là quan tâm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.