Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 53: Chương 53: Làm anh




“Làm anh khó đấy,

Phải đâu chuyện đùa

…”

- Trích bài thơ ‘Làm Anh’ của Phan Thị Thanh Nhàn

Quê nhà của Chu Dị là huyện Thư, nằm cách bờ Bắc của Trường Giang hơn trăm dặm, ở giữa còn có một tòa quận thành, là quận trị Lư Giang, thường gọi Lư thành hoặc Lư Giang thành.

Từ bến cảng chỗ lâu thuyền của nhà họ Hoàng tấp vào, có hai con đường để đến huyện Thư.

Một là dùng thuyền nhỏ, men theo phụ lưu và kênh rạch mà đi.

Đối với dân sông nước phương nam mà nói, dùng cách này khỏe re, vừa bớt sức lại có dịp thăm thú cảnh đẹp ven đường, nhưng bởi vì hệ thống kênh mương ở Hoài Nam khá chằng chịt, đâm ngang chọt dọc, chỗ rộng chỗ nông, nơi sâu nơi hẹp, cho nên sẽ có chút chậm chạp, lại vòng vèo rắc rối, ít cũng phải đổi thuyền 3-4 lần.

Hai là đi đường bộ, dùng xe ngựa hay cưỡi ngựa đều ổn, bởi vì Lư Giang hiện tại là quận giàu có nhất Dương Châu, thậm chí từng mấy lần trở thành châu trị, đường xá được mở mang rất thông thoáng, cầu nói qua sông cũng vừng chãi, thường xuyên được sửa sang.

Hoàng Hùng cũng dự định dùng con đường này, từ trước khi lên thuyền đến Dương châu thì hắn đã cho người đưa tin đến chi nhánh kinh doanh của nhà họ Hoàng tại Lư Giang, nhờ chuẫn bị sẵn mọi thứ.

Mặc dù Hoàng Hùng, Đinh Ba và Lý Năm đều mang ngựa yêu theo lên thuyền nhưng còn một đám gia tướng, gia nhân khác đi theo nữa.

Đương nhiên, đó là vì Hoàng Hùng luôn giữ tác phong làm việc nhanh chóng, không muốn lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết như đi đường.

Nếu đổi lại là con cháu của thế gia khác thì sẽ chọn đi bằng xe ngựa, phần lớn gia đinh theo cùng cũng phải đi bộ chứ đừng mơ đi ngựa, chủ yếu là vì không giàu có và chơi sang như Hoàng Hùng.

Mấy chục con ngựa lao nhanh về phía trước, kỵ sĩ đều là tay lão thành, không những thân hình cao khỏe hùng dũng, mà kỹ thuật cưỡi cũng cực kỳ cao siêu, thể hiện rõ cấp độ bồi dưỡng và mức chi tiêu cho việc huấn luyện gia tướng của nhà họ Hoàng.

Chỉ là trong đoàn có một hình ảnh hơi bị ‘lạc bầy’.

Đó là một trong 3 con ngựa dẫn đầu lại có một con cẩu 2, một lớn một bé.

Người lớn hơn xem chừng gần 30, khuôn mặt góc cạnh chữ điền, lưng hùm, tay gấu, cao lớn uy vũ nhất nhì trong đoàn kỵ sĩ.

Người nhỏ thì …

Vẻ mặt của Ô Vũ ỉu xìu, cực kỳ không tình nguyện khi phải nép vào trong ngực Đinh Ba, nhưng dù chẵng muốn thì hắn cũng phải làm bởi vì hắn có biết cưỡi ngựa đâu.

Trừ phi có thiên phú cưỡi ngựa xuất chúng như Hoàng Hùng và A Bố, nếu không thì hoặc là từ bỏ ngay từ đầu, hoặc là danh thời gian luyện tập thật nhiều, trước là làm thân với ngựa, hiểu được tập tính cơ bản của chúng, sau đó cưỡi dần từ ngựa chạy chậm đến ngựa khỏe đến ngựa chiến, sau đó mới đến các kiểu kỹ thuật này nọ.

Vô cùng không may cho Ô Vũ, hắn không thuộc loài đầu tiên, về phần là loại thứ 2 hay thứ 3 thì khó mà nói được, bởi vì trong những ngày ở Trường Sa thì Ô Vũ từng cầu học thuật cưỡi ngựa với Lý Năm, Đinh Ba và cả A Bố nữa, nhưng vẫn chưa đạt được thành tựu nào đáng kể, một phần vì thời gian eo hẹp, một phần vì vấn đề thiên phú.

Suốt cả chặng đường theo nhóm Hoàng Hùng từ Ô Giang trấn đến Trường Sa, khi mà Ô Vũ còn nuôi giấc mộng ‘ánh đao bóng kiếm’, thì hắn từng thầm chê bai Đinh Ba và Lý Năm là hạng võ công yếu kém, cũng thầm hứa với mình rằng phải học được thuật khinh công để sau này dùng chân trần rong ruỗi giang hồ, lập địa thành thánh.

Tới Trường Sa chưa lâu thì Ô Vũ biết được đây là thời đại tam quốc, là lịch sử hẵn hòi chứ không phải nơi để hắn ‘tiếu ngạo sông ngòi’.

Thế là Ô Vũ liền hớt hải cầu học cưỡi ngựa, sợ sau này bị địch nhân dí chạy không kịp, nhất là một gã họ Tào tên Tháo, nghe nói trên đời chưa có ai chạy thoát khỏi hắn, trừ khi WC ngay bên cạnh.

Ấy vậy mà xui cho Ô Vũ, ngay khi vừa mở màn buổi tập đầu tiên với Lý Năm thì hắn đã bị con ngựa cùi kéo xe đá cho té lăn quay, may mà có Lý Năm đỡ kịp không thì có khi phải gãy tay liệt cổ, khiến cho Lý Năm phán một câu ‘trời sinh khó gần ngựa, đi tìm sư phụ ngươi đi, ta chịu’.

Ô Vũ lại đi tìm Đinh Ba để học về tập tính của ngựa, hy vọng có thể làm thân với giống loài 4 chân này bằng vào chỉ số EQ ‘siêu việt’ của mình.

Quả nhiên, một thanh niên tự kỷ với mớ dây nhợ bù loong suốt cả mười mấy năm sống trên đời thì cực kỳ thích hợp để đạt đến cảnh giới ‘nhân cỏ hợp nhất’…

Tức là bị ngựa hất cho sấp mặt vào bãi cỏ, ăn cỏ ngập mặt.

Đó là nhờ có Đinh Ba giúp làm dịu chú ngựa từ trước chứ nếu không thì phải vào phòng y tế rồi.

Đinh Ba làm thầy cũng rất có trách nhiệm, mặc dù phương thức bình thường và phương thức cao siêu không thành nhưng Đinh Ba cũng không nãn, mà chuyển sang nhờ vả một vị cao thủ cưỡi ngựa khác là A Bố.

Trong 3 năm Hoàng Hùng về quê cha thì A Bố đã chính thức gia nhập nhà họ Hoàng, cũng tham gia vào lớp huấn luyện gia tướng và nhanh chóng trở thành một thành viên chủ chốt trong tay Hoàng Thừa Ngạn, thậm chí trong một lần hộ tống đoàn buôn của Đông Hải thương minh đi thảo nguyên thì A Bố còn cưới luôn Nguyệt Mẫn rồi rước nàng về Trường Sa, dự định an bề gia thất ở đây.

Nói đến cũng có chút trong may có rũi, trong rũi có may.

Bởi vì A Bố vẫn luôn yêu thích rong ruỗi trên lưng ngựa hơn là ngồi yên một chỗ nên hắn tấp nập nhận nhiệm vụ khăp nơi, từ giám sát bảo vệ các công trình xây dựng của Giang Nam 3 minh hội, đến hộ tống đoàn buôn của Đông Hải thương minh đi Trung Nguyên, thảo nguyên và Tây Vực, đôi lúc còn xung phong đi truy bắt một số đạo chích giang hồ, võ lâm tà đạo.

Nhưng vì gần đây Nguyệt Mẫn cấn thai con đầu lòng nên A Bố mới chịu quay về Trường Sa, ngồi lỳ không đi, cũng bởi vậy nên Ô Vũ mới có dịp diện kiến vị quỷ thần đỉnh cấp của thời đại này.

Có điều là Ô Vũ cũng hoàn toàn không biết họ thật của A Bố, chỉ biết hắn là gia tướng nhà họ Hoàng, xuất thân gốc Hán ở Tịnh Châu, nhưng được người Hung Nô nuôi lớn trên thảo nguyên, Hoàng Hùng có ân lớn với bộ tộc và gia đình hắn, hết!

Kỹ thuật huấn luyện cưỡi ngựa của người thảo nguyên đúng là đặc sắc, mặc dù Ô Vũ trời sinh khó gần ngựa nhưng dưới sự phối hợp của A Bố và Đinh Ba thì sau hơn 1 tháng, tiểu tử này đã có thể ngồi lên ngựa cùi mà không bị hất.

Ngày hôm đó Ô Vũ ngồi lỳ mấy tiếng trên lưng con ngựa nhỏ chỉ cao hơn lừa đen nửa cải đầu, không phải vì vui đến khó rời, mà là vì không dám tuột xuống!. Truyện Sắc

Thằng nhóc này lại còn có tật sợ độ cao, hết nói nổi!

Ô Vũ cũng không dám dựt giây cương, sợ làm ngựa đau, ngựa giận rồi hất bay hắn.

Thế là hắn để mặc cho con ngựa nhỏ mang hắn đi lung tung khắp nơi, mãi đến khi Đinh Ba nhận ra điều bất thường mới tới giải cứu con tin khỏi tay con ngựa, lúc ấy Ô Vũ đã bị năng hun cho lã người.

Giấc mộng ngang dọc giang hồ của Ô Vũ cũng gần như tắt ngủm từ đó, cũng là một phần lý do vì sao hắn muốn chuyên tâm làm nhà nghiên cứu, nhà phát minh, sống an nhàn ở Trường Sa.

Bởi vì theo Ô Vũ thì trong loạn thế mà không biết cưỡi ngựa thì quá nguy hiểm, đi ra ngoài lỡ gặp giặc cướp hoặc quân đội phe địch, bị dí mà chạy bộ chỉ có chết.

Vừa nghĩ đến giặc cướp thì con đường phía trước liền bị chặn.

Chỉ thấy xa xa, tại đầu phía nam của cây cầu bắc qua con sông phía trước, có một toán người ngựa ăn mặc không đồng nhất, tay gươm tay giáo, mặt mày có vẻ bặm trợn, mặc dù xem chừng đã cố gắng thu liễm nhưng phong khí giang hồ vẫn tỏa ra bốn phía.

“Sư phụ!

Phía trước … phía trước là ăn … ăn cướp chận đường hả?”

- Ô Vũ hỏi bằng một giọng điệu run run ngắc ngứ khiến cho Đinh Ba buồn cười trong lòng.

Nhớ lần đầu gặp mặt, tên này liền dám thẳng thừng phóng lao về phía ‘kẻ địch hiềm nghi’, mặt tỉnh bơ như không, thậm chí còn đủ bình tỉnh để xoay người chuẫn bị bỏ chạy.

‘Vậy mà bây giờ chưa đánh đã sợ, đúng là đồ con nít’

Nghĩ thì nghĩ như vậy nhưng Đinh Ba cũng hiểu rằng khi trước là do Ô Vũ tưởng rằng bị ép vào đường cùng nên bản năng sinh tồn bộc phát thôi, còn bây giờ thì tiểu tử này đã có chỗ dựa an ổn, có tương lai tươi sáng trong tầm tay, tự nhiên bắt đầu lo được lo mất, không hy vọng gặp phải nguy hiểm trắc trở.

Thực ra thì Ô Vũ rất giống hắn hồi còn nhỏ, chỉ khác ở chỗ Đinh Ba đã tự mình vượt qua hết hiểm nguy này đến hiểm nguy khác mãi cho đến khi gặp Lạc Long cũng có không ít lần cùng trãi qua gian khó, còn Ô Vũ thì may mắn hơn một chút, gặp được bọn hắn sớm, chưa từng tự tay tạo ra xác chết, cho dù là xác động vật, bởi vì khu rừng xung quanh ngôi miếu hoang nơi Ô Vũ sinh sống trước đây chỉ có rắn, chuột và một số chim chóc nhỏ xíu, đều không phải ‘thức ăn’ trong từ điển của tiểu tử này.

“Chớ sợ!

Bọn họ không có địch ý!”

- Đinh Ba dùng một tay xoa đầu Ô Vũ như ông bố trấn an em bé, khiến cho tiểu tử này phút chốc liền quên đi sợ sệt và … chu môi nheo mắt xem chừng rất khó chịu với sự cam chịu này.

Đinh Ba không nhìn thấy cảnh này từ góc độ của hắn, mà có thấy thì hắn cũng chỉ cười hà hà xoa mạnh hơn.

Tay còn lại của hắn thả rời dây cương, đặt nhẹ lên cổ chú ngựa yêu rồi chầm chậm vuốt về phía sau, đó là phương thức Đinh Ba thường dùng để giao tiếp với người bạn này, ý bảo nó dừng lại.

Khi đoàn kỵ sĩ dừng lại thì một người trong đám nhân sĩ giang hồ trước mặt cũng đã sớm tách đàn đi đơn, lẻ loi một mình tiến về phía nhóm Hoàng Hùng.

Người này sở hữu khuôn mặt điển hình của quân tử trong sách, gọn gàng tao nhã, trán cao mắt sáng, duy chỉ có làn da ngăm ngăm rám nắng cùng chùm tóc đuôi ngựa là có chút phát cách, nhưng không phải vì vậy mà trở nên khó nhìn, ngược lại, nhờ vậy mới tạo nên thần khí gió sương, che đi độ tuổi thật sự, khiến cho người mới gặp cảm thấy hắn phải là một tay giang hồ lão thành, hoặc chí ít cũng là bậc công tử phong lưu dày dặn kinh nghiệm.

“Xin hỏi có phải là bằng hữu Kinh Sở tới chơi?

Chu Thượng cùng huynh đệ Hoài Nam chờ đợi từ lâu!”

- Nghe giọng nói thanh khí trẻ trung, dường như còn chưa đến 30, thậm chí có khi chỉ khoảng 20 thôi.

Thì ra người thanh niên này là Chu Thượng, em trai của Chu Dị, hiện là nam đinh duy nhất trong nhà họ Chu đất Hoài Nam.

Thái Úy Chu Cảnh sinh ra 3 đứa con trai thì mỗi người một vẻ.

Chu Trung giống cha nhất, chú trọng hoạn lộ, đường làm quan thông suốt, có hy vọng rất lớn giúp cho Chu gia tăng thêm 1 đời Tam Công, trở thành chính trị hào môn bậc nhất phương Nam, bởi vì kiếm ra được một vị Tam Công đến từ vùng đất ‘man di’ này rất khó chớ nói chi 2 người chung 1 nhà.

Chu Dị phong phạm quân tử, yêu thích âm luật, giỏi về kinh doanh gia tộc, thi ân rãi nghĩa, nhưng nghiệp làm quan lại không mấy suôn sẻ, nhất là cái mác đệ tử Thái Ung sẽ càng khiến cho con đường công danh phía trước của Chu Dị trở nên gian nan hơn trong sự nghi kỵ, chèn ép của Viên thị.

Chu Thượng lại mang khí chất giang hồ, từ khi hắn còn nhỏ xíu thì cha và anh cả đã rời xa nhà đi Lạc Dương, suốt cả tuổi thơ đều bám đuôi anh hai Chu Dị, tiếp xúc nhiều nhất chính là những nhân sĩ võ lâm đến cậy nhờ Chu gia, thế rồi sinh lòng yêu thích với võ nghệ và hào hiệp từ lúc nào không hay.

Chu Thượng năm nay mới 19 tuổi, nhưng nhờ vào danh tiếng và những mối quan hệ của Chu Dị nên đã dần dần có phong thái của một thủ lĩnh giang hồ thực sự, đám hiệp sĩ khắp vùng Giang Hoài đều gọi hắn là Chu Đại Lang.

Về phần Chu Tiểu Lang chính là cháu Chu Thượng, trưởng nam thế hệ sau của Chu gia, Chu Du!

- ----------

Trên đường, hai bên giao lưu rôm rã mới biết rằng khi bái thiếp của Hoàng Hùng đến Chu gia thì Chu Thượng đang tiếp đón một bầy huynh đệ giang hồ.

Đám người biết được kẻ muốn tới thăm Chu gia là người nối nghiệp của đại tỷ Hoàng Dung, và cũng là một trong những thành viên sáng lập của Hồng Nghĩa đường,

Thế là đều hăng hái muốn gặp mặt một phen, thậm chí có người còn đề xuất ra tận bến tàu ở Trường Giang đón khách.

Nhưng Chu Thượng cảm thấy ý ấy không ổn vì Trường Giang biết bao nhiêu bến đò, làm sao biết tàu thuyền của nhà họ Hoàng sẽ đổ bến nào, ngộ nhỡ đi đường kênh rạch vào thì càng chẵng biết đâu mà lần.

Vậy nên Chu Thương lựa chọn nơi đón Hoàng Hùng nằm ở cầu Phục Bích, chính là chỗ bọn họ vừa mới gặp nhau, bởi vì chỉ cần nhóm Hoàng Hùng không lạc đường hoặc rãnh rỗi đi đường vòng thì chắc chắn phải đi qua cầu này, bất kể đường bộ hay đường sông.

Bọn Hoàng Hùng được nhóm người Chu Thượng hộ tống mấy chục dặm đường tới tận Chu gia, nơi ấy đã chuẫn bị sẵn tiệc tùng.

Hoàng Hùng nhìn một lượt liền phát hiện bàn ăn phân tách rõ rệt, có những món đặc sản của Giang Hoài, cũng có những món quen thuộc của vùng Kinh Sở nhưng tuyệt nhiên không trộn lẫn với nhau, xem ra Chu Thượng đã suy nghĩ chuẫn bị từ trước, cũng không rõ là do quá cẩn thận hay là do có ý khác.

Gia tướng nhà họ Hoàng tự nhiên ngồi ngay ngắn theo sự sắp xếp của Chu gia vừa để bảo vệ cái bụng, vừa để bảo vệ danh tiếng của gia tộc.

Hoàng Hùng thì không có việc gì, với thiên phú thân thế của hắn, chuyện trúng thực mắc ói gần như không xảy ra, thậm chí hắn có thể chuốc say ngã hết đám người ở đây.

Đương nhiên, Hoàng Hùng cũng không muốn để lại ấn tượng sâu rượu trong lòng bạn bè mới.

Tất cả những gì Hoàng Hùng biểu lộ ra có thể góp nhặt trong 4 từ ‘phóng khoáng chân thành’, ai mời ăn gì, uống gì thì hắn cũng nếm thử, bất kể tuyệt ngon hay không hợp khẩu vị đều sẽ khéo đưa ra nhận xét có tính xây dựng như

“khẩu vị của huynh đài quả nhiên đặc sắc, song ta càng yêu thích thêm một chút abc …”,

“ta từng dùng món này tại Lạc Dương Hoàng Lạc lâu, già thêm chút lửa, mùi vị cũng không kém chút nào…”,

“rượu này xứng danh trân tàng, huynh đệ tỷ muội cùng uống, say tình giang phong, nếu như có thể, hy vọng tỷ tỷ cùng Đông Hải thương minh hợp tác, chắc chắn sẽ nổi danh khắp Giang Nam…”, …

Một tràng tiệc tùng đi qua, còn chưa có nhiều cơ hội hỏi thăm Chu Du và tiếp chuyện phu nhân của Chu Thái Úy thì đã kết giao được thêm một đám nhân sĩ võ lâm đến từ khắp Hoài Nam, thậm chí còn mơ hồ mở ra vài cơ hội hợp tác làm ăn.

Mãi đến sáng ngày hôm sau, Hoàng Hùng mới tắm rữa sạch sẽ, ăn mặc ngay ngắn, đến chào hỏi lão phu nhân, một người hiền hòa hiểu rõ lễ nghĩa, yêu con yêu cháu yêu cả đường đi lối về, chỉ có một chút cổ hủ gàn gàn thường thấy của những người già cô đơn ở thời đại này.

Cũng phải, có lẽ bởi vì những người nam đinh trưởng thành của nhà này cứ lớn lên là đi tuốt luốt, lại thêm tính cách của bà vốn như thế, nên mới nuôi dưỡng ra 3 đứa con khác nhau như thế, càng về sau càng nhiều phong khí giang hồ bình dân.

Duy chỉ có Chu Du là khác, tên nhóc này bị mẹ quản rất nghiêm, mặc dù còn mấy tháng nữa mới tròn 6 tuổi nhưng cử chỉ và thái độ lại đoan chính ngay ngắn, rất có phong phạm quân tử của cha hắn, đặc biệt là hắn còn biết chơi đàn, hơn nữa đánh rất khá, để cho Hoàng Hùng nhìn thấy Chu Di bản thu nhỏ, hay nói cho đúng là bản hợp thể của Chu Dị và Cố Ung.

Bởi vì bằng ánh mắt tinh tường của mình thì Hoàng Hùng có thể nhận ra được ảnh hưởng của ông chú giang hồ Chu Thượng lên người cháu, cộng thêm sự nuông chiều hết mực của người bà vì cho đến bây giờ thì Chu Du vẫn là nam đinh duy nhất của thế hệ tiếp sau và chỉ cần không chết yểu thì hắn hiển nhiên sẽ là trưởng nam trong đám cháu nội sau này.

Nói thực, so với ‘Chu quân tử’ thì Hoàng Hùng càng ưa thích những người như Chu Thượng và Chu Du, bởi vì từ sớm thì hắn đã đặt Giang Hoài vào quy hoạch chiến lược quân sự sau này, nếu vậy thì không thể thiếu những vị võ tướng giang hồ quen thuộc địa hình khí hậu và phong tục con người nơi đây.

Ngược lại với Hoàng Hùng, thanh niên ‘hại điện’ trong hình hài thiếu nhi cảm thấy rất thất vọng.

Hắn cứ léo nha léo nhéo vì sao Hoàng Hùng không cuỗm Chu Du đi Trường Sa luôn, thậm chí trong âm thầm còn dự định bắt lấy thân 8-9 bắt nạt, à nhầm, bắt cóc thân 5-6, cứ như thể cách biệt 33 tuổi chứ không phải 3 tuổi vậy.

Cũng phải thôi, trong mắt Hoàng Hùng thì tiểu tử Chu Du chỉ là một giọt nước trong ao hồ, còn cần nhiều thời gian rèn luyện, tích lũy mới có thể cuộn sóng ra biển lớn, cho nên so với Chu Du thì Hoàng Hùng càng để ý Chu Thượng và đám nhân sĩ giang hồ bằng hữu của hắn.

Thế nhưng đối với Ô Vũ thì Chu Du đâu phải một tên nhóc bình thường, mà chính là một vị siêu cấp thống soái trong tương lai, là Đại Đô Đốc của Đông Ngô, chủ đạo liên minh Tôn-Lưu trong trận Xích Bích, dùng vài vạn quân đánh tan 80 vạn hùng binh của Tào Tháo.

Biền tử từng đưa ra nhận xét rằng nếu Chu Du không bệnh nặng mất sớm thì Tào Ngụy có lẽ đã đánh mất vùng lưu vực Hoài Hà sau chiến dịch Kinh Tương-Xích Bích, thậm chí Hứa Đô cũng sẽ bị uy hiếp, Kinh Châu cũng không có khả năng bị Gia Cát Lượng mưu đoạt, đến lúc đó thì phải là ‘trời sinh Lượng sao còn sinh Du’ chứ không phải ngược lại như lời miêu tả của La Quán Trung.

Hoàng Hùng không biết nhóc Ô Vũ này nổi chứng gì, nhưng hắn cảm thấy nếu để tên này lêu lỗng một mình thì rất có khả năng sẽ ra đại họa, thế là Ô Vũ bị Hoàng Hùng kéo đi làm tùy tùng suốt, khi nào không có Hoàng Hùng ở bên thì cũng có Đinh Ba hoặc Lý Năm ngó chừng hắn.

Ô Vũ gặp đây chỉ tiếc rèn sắt mãi không thành thép, dần dần có ý từ bỏ việc tiếp tục đi theo Hoàng Hùng du lịch các nơi:

“Aaaaaaa!

Tức chết ta!

Trời sinh Vũ sao còn sinh Biền!

Siêu cấp nhân tài lù lù trước mặt mà không hốt, để đó cho chó nó tha à!

Biết vậy ở lại Trường Sa đục đẽo cho rồi, đến đây làm cái quái gì không biết!”

Chỉ là Ô Vũ không biết rằng tương lai của hắn có khả năng sẽ có chút u ám.

Hoàng Hùng cảm thấy Ô Vũ cần điều chỉnh phong thái một chút cho phù hợp với thế giới này, tránh cho những rắc rối và nguy hiểm không cần thiết.

Hắn đã quyết định mời Thái Ung đến Trường Sa chơi, thuận tiện dạy dỗ tên nhóc này một thời gian, bởi vì trong mắt Hoàng Hùng thì chỉ có loe nghoe vài người có thể làm điều này, đứng đầu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, đáng tiếc ở quá xa, ba mẹ hắn cũng tương tự, kế đến là Hoàng Thừa Ngạn, đáng tiếc quá bận bịu, không nên gây thêm phiền, cuối cùng chỉ có Thái Ung là thích hợp nhất.

Ngoại trừ kiến thức rộng khắp, ưa thích cái mới cái lạ, thì một điều quan trọng nhất ở Thái Ung là đáng tin cậy, không lắm mồm.

Thậm chí nếu Thái Ung vẫn còn là Thái Ung của ngày hôm qua thì Hoàng Hùng tin rằng hắn sẽ rất thích Ô Vũ, bất kể là tính cách chăm chú với công việc đến độ bất cần những thứ khác, hay là những kiến thức và ý tưởng khác lạ mang theo từ thế giới khác.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.