Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 115: Chương 115: Một thế giới rộng lớn 1




Cảm ơn Nguyễn Thiên, Quân Thượng và vYJMw02016 đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

“…

A whole new world

A new fantastic point of view

No one to tell us, “No”

Or where to go

Or say were only dreaming

…”

- Trích lời bài hát [A whole new world!] của Tim Rice, phổ nhạc bởi Alan Menken.

(P/s: xin không dịch, tại vì tác đã thử dịch, và sau đó che mặt xóa đi)

(P/s: quote đơn thuần kéo fame, thực ra nội dung chương chả liên quan mấy)

- -------------

Đêm đã khuya, nhảy múa hát ca lâu cũng ngà ngà thấm mệt, có kẻ đi về nghĩ ngơi, có người thời ngồi lại bên đống lửa nói chuyện đất trời.

Gió lạnh hiu hiu thổi ánh đỏ bập bùng đưa người ta vào những kỷ niệm nhớ lại ngày xưa:

“Xuân đầu tiên ăn Tết xa nhà là tại vương triều Vnom.

Bởi vì nhiệm vụ dò thám biển Đông nên mất hơn nửa năm bọn ta mới đến được Vnom.

Dựa theo ước đoán của Marco Polo và Triệu tỷ thì nếu đi thẳng bình thường từ Vân Đồn đến kinh đô Vnom hẵn là không cần tới 2 tháng.

Nghe nói trong nội địa của Vnom có một hồ nước lớn lắm, rộng như biển, gọi là Tonlé Sap thì phải!

Đáng tiếc trúng phải dịp 2 thành quốc gần đó đang hằm hè nhau, bởi vì không muốn vướng vào chiến tranh nên Triệu tỷ ra lệnh rời đi.

Bây giờ đã trãi qua 7 năm giao thương, hẵn chúng ta cũng đã rõ ràng tình hình ở đó đi!”

(P/s: tên gọi Phù Nam lần đầu tiên xuất hiện là trong sử Đông Ngô, không có ghi nhận rõ ràng về việc triều Hán từng thám hiểm Đông Nam Á.

Phù Nam có lẽ là cách đọc trại của sử quan Đông Ngô đối với tên gọi Vnom của người bản địa.

Vnom là tiếng cổ, hiện tại viết là Phnom, chính là Phnom trong Phnom Penh)

Hoàng Hùng nuốt miếng bánh nướng, gật đầu:

“Uhm!

Em có nghe nói.

Khá may mắn, cuối cùng không đánh nhau.

Tonlé Sap trong tiếng Vnom nghĩa là Biển Hồ, mặc dù nói biển thì cũng không đúng lắm nhưng theo báo cáo mà các đoàn ngoại giao và thương thuyền của chúng ta mang về thì có thể ước đoán rằng nó rộng lớn hơn cả hồ Động Đình.

Càng đáng quý là nó có nguồn cá tôm dồi dào, rất thường bắt gặp những loài cá lớn bằng thân người, người dân ven hồ thậm chí có thể trở nên giàu có chỉ từ việc đánh bắt.

Cũng bởi vậy mà các thành quốc gần vùng hồ Tonlé Sap vẫn thường xảy ra tranh chấp thủy vực.

Vnom nói là vương triều nhưng càng giống với một liên minh của các thành quốc được tạo ra từ nhiều dân tộc khác nhau, khá giống với thời các Hùng trong lịch sử dân ta.

Chỉ là tình hình hiện tại cũng không được tốt cho lắm, có phần tương tự với giai đoạn Hùng thứ 18 khi Sơn Việt và Thủy Việt náo động thù hằn.

Hiện tại đứng đầu liên minh là dòng tộc Kaundinya, cũng là chủ nhân của thành Ba Phnom nằm ngay tại ngã tư của sông Mae Nam, hướng Tây dẫn đến Tonlésap, hướng …”

Nguyễn Bảy nhíu mày cắt ngang:

“Khoan!

Sông Mae Nam Khong chứ?”

Hoàng Hùng cười bảo:

“Xem ra bọn anh còn chưa biết điều này.

Sông Mae Nam bắt nguồn từ đất Thục.

Ngày trước Tần Hán xuôi nam cướp bóc, có một bộ phận người Thục và người Thái sống không nổi nữa nên đã liều lĩnh đi vào rừng sâu, dọc theo dòng Mae Nam đến Vnom.

Vnom lúc giờ còn rất hoang vắng, chỉ có một số thành trấn độc lập tách rời nhau của di dân từ biển nam, nghe nói thời ấy tại biển nam cũng đang xảy ra nội chiến.

Hai nhóm người sống giao thoa với nhau, qua thời gian chiến chiến hòa hòa rồi kết thành liên minh, dần dần khiến ngôn ngữ văn hóa trộn lẫn rồi biến đổi so với ban đầu.

Anh nghe từ Khong có thấy giống từ sông của Bách Việt mình không?

Em có hỏi qua thầy Đạt, cũng được trả lời chắc chắn rằng sau khi Trưng Vương chiến bại, Mã Viện lại càn quét phương Nam mấy lần dẫn đến rất nhiều người Thái và Miêu đã đi về phía Tây Nam truy tìm dấu chân của anh em thuở trước, lúc ấy cũng có một bộ phận Môn Việt bởi vì quan hệ thông gia khăng khít mà phân cách bản làng đi theo.

Nếu như anh đi về khu vực phía bắc của Vnom, sẽ gặp được một số thành quốc còn giữ lại bản sắc và tiếng nói Môn Việt chúng ta”

Nguyễn Bảy hơi nhíu mày suy tư:

“Từ từ!

Nếu vậy thì Mae Nam chẵng lẽ là”

Hoàng Hùng gật đầu:

“Đúng vậy!

Bắt nguồn từ tiếng Thái xưa, là Nước Mẹ!

Thần mẫu trong phong tục của người Thái, một vài chi hệ của Môn Việt chúng ta cũng có thờ cúng thần.

Dòng sông Mae Nam cũng hiền hòa như lòng mẹ, mỗi năm nước nổi lên xuống êm ả đều đặn không chỉ mang về phù sa tốt tươi ruộng đồng Vnom, còn ban tặng cho họ vô vàn cá tôm.

Nó là mẹ cũng là cội của Vnom!”

Nguyễn Bảy nghe vậy rơi vào trầm tư như đồng cảm với nổi niềm của tổ tiên người Vnom, rồi bổng giật mình:

“Công tử!

Mấy tháng nay vẫn thường nghe mọi người nói thơ ca của công tử.

Trong đó có đoạn

[Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra]

Sẽ không phải là lấy ý tưởng từ dòng Mae Nam này đi?

Vậy còn tích Thái Sơn là từ đâu ra thế?

Hẵn không liên quan gì tới Doanh Chính phong thiện Thái Sơn đi”

Hoàng Hùng lắc đầu phủ nhận nhưng chỉ trả lời lấp lửng:

“Anh Bảy đoán xem!”

Nguyễn Bảy buồn cười nổi máu trêu lại:

“Công tử thích chơi phải không?

Vậy công tử đoán xem dòng họ Kaundinya, minh chủ hiện thời của cộng đồng Vnom bắt nguồn từ đâu?”

Hoàng Hùng nghe vậy nhíu mày suy tư.

Vấn đề này khá tế nhị, bởi sẽ chẵng có đoàn thương buôn hay đại sứ nước ngoài bình thường nào công khai đào bới tổ tiên của nhà cầm quyền bản xứ cả, hành động như thế mang hơi hướng gián điệp, gặp phải quân chủ khó tính thì rất phiền toái.

Những gì mà Đại Nam biết về Vnom và dòng tộc Kaundinya đều dựa trên lời truyền miệng bà tám trong dân gian nghe hỏi được khi trao đổi buôn bán, thế nhưng dân chúng thời này ăn bữa nay lo bữa mai, đôi khi tên mình còn không biết viết thì làm quái gì biết tỏ tường chuyện trăm năm trước.

Ngay như tại trước đây mười mấy năm, phần lớn bình dân Âu Lạc cũng chỉ biết từng có Trưng Vương khởi nghĩa đánh đuổi ách thống trị của Hán triều, nhưng lại không biết Thi Sách, Tô Định hay Mã Viện là ai, cũng chẵng rõ ràng thời điểm Trưng Vương khởi nghĩa cách đây bao lâu.

“Nghe nói dòng họ Kaundinya khởi nguồn từ khoảng hơn trăm năm trước, dường như không phải người bản xứ.

Ban đầu em đoán họ là quý tộc ở các quốc gia biển nam đến.

Nhưng nhìn điệu bộ của anh thì hẵn là không đơn giãn như vậy”

Nguyễn Bảy tí tỡn:

“Hehe!

Đương nhiên không phải!

Nói đến phải mất rất lâu sau thì bọn ta mới biết được việc này.

Đó là khi đến Thiên Trúc!”

Đến đây Nguyễn Bảy bổng chớp chớp mắt hỏi:

“Công tử!

Không biết tình hình tiếp xúc với Thiên Trúc của chúng ta thế nào rồi?”

Hoàng Hùng xoa trán nói:

“Khó!

Cho đến hiện tại chỉ có 3 đoàn thuyền thành công đi và về, đầu năm nay đoàn thứ 4 cũng đã xuất phát”

Nguyễn Bảy cũng rơi vào suy tư:

“Uhm!

Thật là quá xa, dựa theo thời gian đi khi trước, ước đoán cũng phải 2 năm mới có thể kết thúc một hành trình đến Thiên Trúc”

Hoàng Hùng nghe vậy lại lắc đầu:

“Xa là một chuyện nhưng còn không đến nổi nào, đi quen là được.

Mấy năm nay hải nghiệp phát triễn mạnh, thuyền biển và kỹ thuật đi biển cũng ngày một được cải tiến, bản đồ cũng hoàn thiện hơn, các quốc gia và hải cảng ven biển cũng khá thân thiện đón chào chúng ta.

Đoàn thuyền đi Thiên Trúc lần 3 chỉ mất 18 tháng đã quay lại Vân Đồn, trong đó có hơn 5 tháng dùng cho việc dừng đổ giao thương, tiếp tế và sửa chữa thuyền, tổng thời gian đi biển chỉ hơn 1 năm.

Sau này chỉ sẽ càng nhanh hơn.

Cái mà em cảm thấy khó khăn là tình hình xung đột quân sự tại Thiên Trúc, nhất là trên biển.

Theo báo cáo của các đoàn thám hiểm thì bên đó đánh nhau như thời Xuân Thu Chiến Quốc ấy.

Anh Bảy hẵn là rõ ràng hơn em”

Nguyễn Bảy thấy Hoàng Hùng hướng ánh mắt trông chờ về phía mình thì cũng gật đầu:

“Phải!

Đúng là tựa như Xuân Thu-Chiến Quốc vậy, một đám nước lớn và hàng trăm nước nhỏ, tranh chấp đánh nhau chí chóe từ hơn trăm năm nay rồi.

Nhà Kaundinya chính là dân di tản từ Thiên Trúc vì chịu không nổi tình hình ấy, cuối cùng đến được Vnom.

Ban đầu Marco Polo dẫn bọn ta cập bến tại vương quốc Satavahana bởi theo hắn thì đây là vương quốc có thái độ ôn hòa nhất với người xứ khác, cũng là nơi có Phật sống Yajna Sri Gautamiputra, em trai của minh quân đương nhiệm Yajna Sri Satakarni.

Thế nhưng còn chưa kịp gặp hai anh em quốc vương thì đoàn thuyền lại vướng vào một cuộc thủy chiến với những thành bang nổi dậy ở bờ biển phía Tây.

Họ đi vòng qua eo biển Sri Lanca và phong tỏa phía nam của Satavahana”

(P/s: 5/5 cho ai còn nhớ.

Bởi vì Siddhārtha Gautama sống trước thời Tam Quốc nên tên bị đổi đi.

Nếu từng xem qua truyện triệu hoán thì hẵn là dễ hiểu.

Nôm na là nếu đột nhiên có một người đương thời vừa có tên và có thành tựu tương đồng với một nhân vật nổi tiếng mấy trăm năm trước thì nó khá “quái dị” cho những người bình thường).

Hoàng Hùng gật đầu nói:

“Triệu đô đốc có báo cáo.

Cho đến giờ chiến tranh vẫn thường nổ ra ở khu vực ấy.

Cũng bởi vậy mà cả 3 đoàn thám hiểm của chúng ta đều không thể đi xa hơn về phía Tây”

Nguyễn Bảy tiếp lời:

“Cho nên không có cách nào khác, ta và nhóm Marco Polo phải xuống thuyền.

Hành trình của bọn ta ở Satavahana xem như an ổn.

Quốc vương Yajna Sri Satakarni là một vị minh quân cai trị nhân từ rộng lượng.

Nội trị của Satavahana ngay ngắn, dân chúng ấm no hạnh phúc, đặc biệt là còn có một vị em trai Phật sống hỗ trợ nên xung đột tôn giáo hàng trăm năm giữa Phật giáo và Hindu giáo cũng được dập tắt, thay bằng một thời kỳ hòa bình thân thiết giữa hai tôn giáo lớn nhất Thiên Trúc này.

Vấn đề duy nhất của Yajna Sri Satakarni là ông ta quá mức nhân nhượng với kẻ địch.

Kỳ thực thì theo nhựng gì bọn ta tìm hiểu được, sức mạnh kinh tế quân sự của Satavahana đủ để đè bẹp hết thảy những thế lực đối địch, thế nhưng họ lại lựa chọn phòng thủ là chính.

Ở vùng phía Tây và phía Bắc của Satavahana, dân chúng có vẻ khá sợ hãi người Satrap và Kushan.

Kushan chính là Quý Sương trong ghi chép của Lạc Dương, phát tích từ Tây Vực, dân du mục.

Satrap cũng là dân du mục đến từ phía Tây của Thiên Trúc.

Mặc dù kinh tế và văn hóa kém cạnh nhưng không thể phủ nhận rằng chiến mã và kỵ chiến đúng là khó giải đối với các dân tộc nông canh.

Khi trước Thiên Trúc cũng vô cùng hùng mạnh, chẵng thua cho Tần, Hán, nhưng rồi cũng dần suy yếu lụi tàn trước thế công như sâu ăn lá của các dân tộc du mục.

Ở trấn Bạch Điêu ta nghe nói chúng ta mấy năm nay vẫn tích cực tăng cường mua sắm ngựa và gia súc từ thảo nguyên.

Cách làm này là đúng!

Tương lai nếu có khai chiến sẽ bớt bị động”

Hoàng Hùng gật đầu công nhận nhưng cũng bổ sung:

“Chủ yếu chỉ là phụ gia thôi.

Phòng thủ tạm được, phản công rất khó.

Cái gì tự mình sản xuất được mới có thể dựa vào.

Đợi khi Trung Nguyên loạn lên thì cũng chỉ có thể vòng lên U Yến mua ngựa Đông Hồ, giống này so với ngựa thảo nguyên phía tây kém nhiều.

Em thấy trong những ghi chép về Quý Sương của Lạc Dương thì hai bên vẫn giữ mối quan hệ khá tốt, thậm chí từng liên minh chống lại Hung Nô.

Theo anh Bảy chúng ta có thể bắt liên lạc với Kushan được không?

Có thể đây sẽ trở thành nguồn ngựa chủ yếu của chúng ta sau này”

Nguyễn Bảy suy tư một hồi rồi nói:

“Theo bọn ta chứng kiến thì mối quan hệ giữa Kushan và Satavahana khá phức tạp.

Tuy không chính thức giao chiến nhưng cũng không ưa gì nhau.

Kushan lại không có bờ biển, toàn bộ bờ đông của Thiên Trúc đều do thủy quân Satavahana cai quản.

Theo ta thì hiện thời có 3 cách.

Cách đầu tiên đó là khai thông đường bộ.

Marco Polo đã dẫn bọn ta đi đến biên giới phía đông của Kushan, dựa theo truyền thuyết địa phương và những ước đoán địa lý của Marco Polo thì Thục Xuyên rất có thể chỉ cách Kushan vài trăm dặm.

Dù sao thì Kushan chính là Quý Sương, trãi dài từ cực Tây của Tây Vực đến Thiên Trúc, mà chúng ta lại có thể đi vòng đường biển nam đến Thiên Trúc.

Ta cảm thấy ước đoán của Marco Polo có lẽ không sai lệch bao nhiêu so với thực tế.

Chỉ là cách này rất tốn thời gian và công sức, cho dù tìm được đường thì mở rộng đường xuyên rừng núi cũng không phải việc một sớm một chiều.

Chỉ có thể dự trù lâu dài.

Cách thứ 2 là tìm cách đi vòng qua bờ tây của Thiên Trúc.

Cách này cũng rất khó khăn, công tử hẵn là hiểu rõ”

Hoàng Hùng gật đầu:

“Uhm!

Vùng biển nam của Thiên Trúc thường xuyên xảy ra thủy chiến.

Thuyền biển của chúng ta đi xa tiêu tốn lớn, không có khả năng mang thủy quân đi qua hộ tống, mà cho dù có thể thì cũng không nên diễu võ giương oai trên vùng biển của người khác.

Chọn cách này chỉ có thể để thương thuyền luồn lách cầu may.

Nguy hiểm cực lớn mà lợi nhuận chỉ nhỏ giọt.

Quá không đáng.

Cách thứ 1 thì em còn suy tính nhưng cách thứ 2 này thì thôi khỏi nghĩ.

Vậy cách cuối cùng là?”

Nguyễn Bảy trả lời ngay:

“Liên hệ với anh em quốc vương Satavahana.

Vì để chống lại người Satrap nên Satavahana vẫn gìn giữ quan hệ giao thương với Kushan, chủ yếu để mua ngựa.

Khá giống với mối quan hệ giữa Hung Nô, Tiên Ti với Lạc Dương hiện thời.

Nhưng nhớ là chớ nên vọng tưởng bí mật mua chuộc quan lại hay quý tộc vùng biên giới như cách chúng ta qua mặt Lạc Dương.

Anh em quốc vương Satavahana đều là người sáng suốt minh trí, không phải Lưu Hoành.

Thông qua con đường chính quy này tuy phải trả giá lớn nhưng đảm bảo an toàn, còn hơn là lén lén lút lút để bỏ mất một minh hữu”

Hoàng Hùng cười đồng ý:

“Hiển nhiên.

Làm thế khác nào mổ gà lấy trứng, quá không đáng!

Satavahana văn minh phát triễn vô cùng, có rất nhiều thứ mà chúng ta cần.

Từ khoa học kỹ thuật đến hàng hóa nguyên vật liệu.

Không thể phủ nhận, đoàn thương thuyền thứ 2 mang về bộ sách toán học và thiên văn học của người Thiên Trúc đã tạo ra cải biến không nhỏ cho phương nam.

Anh Bảy có lẽ không biết nhưng Phu Văn Lâu ở quê Âu Lạc đã bắt đầu đưa chữ số Thiên Trúc vào giảng dạy rồi, đạt được hiệu quả rất tốt, nhất là trong việc vỡ lòng toán học cho học sinh mới.

Ở Lĩnh Bắc và Giang Nam tuy còn chịu sự nhòm ngó của Trung Nguyên và Lạc Dương nên còn chưa thể phổ biến đại trà nhưng các đặc sản Thiên Trúc, tiêu biểu như đường và hương liệu rất được ưa chuộng.

Chỉ là vận chuyển đường xa khiến giá cả cao quá mà số lượng lại chẵng nhiều, còn phải chừa một phần cống tặng cho Lưu Hoành làm phí ‘ngó lơ’, hiện tại chỉ có thế tộc mới mua nổi.

Em đang có ý tưởng tìm cách mang cây giống và công nghệ chế biến về.

Nếu có thể tăng cường quan hệ thân thiết với triều đình Satavahana thì thật là một nước đi tuyệt vời, có thể giúp kinh tế và giáo dục của chúng ta bước một bước dài.

Đáng tiếc hiện tại em còn chưa có phương pháp, không biết anh Bảy có cách gì sao?”

Nguyễn Bảy cười nói:

“Việc này nói khó không khó, nói dễ cũng không dễ.

Quan trọng là có bỏ được không”

Hoàng Hùng chăm chú:

“Nguyện lắng tai nghe”

Theo như lời của Nguyễn Bảy thì anh em quốc vương Satavahana đều là người sùng đạo, mặc dù vương triều cường thịnh cả về kinh tế lẫn quân sự nhưng thay vì mở rộng chiến tranh chinh phục các nước nhỏ xung quanh thì họ lại lựa chọn cách truyền đạo.

Ngay cả nhà Kaundinya ở Vnom cũng có quan hệ khá thân cận với Satavahana nhờ vào việc rước tăng nhân từ Satavahana đến truyền giáo.

Thậm chí Nguyễn Bảy còn suy đoán rằng sự nổi lên mạnh mẽ của nhà Kaundinya có cái bóng của vương triều Satavahana, nếu không thì làm sao một nhóm người ngoại lai có thể trở thành minh chủ của liên minh bản địa chỉ sau chừng trăm năm di cư đến.

Bởi thế, Nguyễn Bảy cho rằng có thể thông qua con đường tôn giáo, cho phép khuyến khích tăng nhân Thiên Trúc đến Đại Nam, thậm chí nếu tốt nhất thì có thể thử cử đoàn ngoại giao gửi lời mời đến em trai của quốc vương, Yajna Sri Gautamiputra, người được nhân dân Satavahana tôn vinh là Phật sống.

Theo kinh nghiệm của Nguyễn Bảy thì ở Thiên Trúc các tăng nhân đều là các học giả chân chính, càng là cao tăng thì càng bác học và thông tuệ.

Họ nghiên cứu rất nhiều thứ, từ lý thuyết tự nhiên như thiên văn, địa lý, thảo dược học đến các ngành kinh tế như thủ công nghệ và nông ngư nghiệp.

Họ thậm chí còn là những bậc thầy về quản lý hành chính, giáo dục chuyên sâu, và tu tập rèn luyện thể chất.

“Nhưng cách này cũng có tai họa ngầm!”

Nguyễn Bảy khẳng định quả quyết rồi chủ động giảng giải:

“Dựa theo công tử nói về nguồn gốc của Vnom thì rõ ràng ban đầu Vnom theo đạo thờ thần linh tổ tiên của người Thục, Thái, Môn.

Thế nhưng bây giờ lại lấy Hindu và Phật giáo làm chủ đạo.

Có thể thấy giao thoa văn hóa và xâm lược văn hóa chỉ cách nhau 1 đường chỉ.

Cần rất nhiều cẩn thận, thời gian và trí tuệ đổ vào để có thể cân bằng các bên, tổng hợp lực lượng các bên.

Chỉ cần sơ xẩy dù là một chút cũng có thể đánh mất tự mình lúc nào không hay.

Nhất là khi các hệ tư tưởng quá mức hoàn thiện và biệt lập với nhau.

Nếu mỗi một hệ đều đủ sức chống lên một ngọn cờ, tự lực tự cường được thì khó mà hợp tác đoàn kết, thậm chí còn dễ nãy sinh mâu thuẫn.

Ta nhớ trước đây khi còn ở Lạc Dương, công tử từng cùng Bá Dương câu bàn luận về Doanh Chính.

Nói rằng Doanh Chính tuy tàn bạo bất nhân, diệt văn minh các nước khác, trục xuất bách gia ra khỏi Trung Nguyên,

Nhưng không thể phủ nhận rằng hành động của Doanh Chính có phần bất đắc dĩ,

Bởi vì giữa bao dung, đoàn kết nhiều thứ khác biệt thì trục xuất hết thảy khác biệt và độc tôn văn hóa của riêng mình thì lại dễ hơn nhiều.

Nhớ không lầm thì công tử còn nói vui rằng nếu Doanh Chính đạt được thuốc trường sinh trước khi tiến quân về đông thì hắn có lẽ sẽ một chọn cách ôn hòa hơn bởi vì hắn có đủ thời gian”

Hoàng Hùng nghe đến đây không nghị về Doanh Chính mà nghĩ đến Cửu Lê, 1 dân tộc từng là chủ nhân của Trung Nguyên nhưng giờ đây lại co cụm nhỏ bé không đáng kể, sống trộn lẫn với Hán, Ngô, Việt.

Phần lớn con cháu Cửu Lê cũng không rõ ràng tổ tiên mình là ai, thậm chí có một bộ phận còn cho rằng minh là người Đông Di hoặc người Việt bản địa.

Hệ quả này 1 phần đến từ sự xâm chiếm vũ lực ban đầu nhưng 8-9 phần là từ việc bẻ cong lịch sử và xâm chiếm văn hóa của hàng trăm năm, ngàn năm qua các triều từ Hạ, Thương, Chu đến nay Tần Hán.

Chớ nói Cửu Lê, ngay trong cộng đồng Bách Việt thì cách đây 7-8 năm cũng vẫn có những người lấy Hán học làm sang, Nho môn làm trọng, lơ là truyền thống tổ tiên, lơ là đạo nghĩa đồng bào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.