“If youre afraid, dont do it,
If youre doing it, dont be afraid!”
- Genghis Khan
“Nếu sợ, thì chớ làm.
Đang làm, thì chớ sợ”
- Thành Cát Tư Hãn
(P/s: Nghe đồn nồi lẩu bắt nguồn từ văn hóa Mông Cổ. Không biết thật không)
Nước sôi ùng ục, nhiệt khí đẩy hơi nước, hơi nước mang theo hương vị thập cẩm trong nồi tỏa ra xung quanh mấy mét, gió lại làm tiếp công việc ấy, khiến cho Đinh Ba, người đang đứng cách bếp lửa mười mấy mét cũng phải hít lấy hít để.
“Tiểu tử!
Xong chưa, ngươi làm tá đói muốn nhăn răng rồi”
Hoàng Hùng, người đang ngồi cạnh bếp lửa cũng đồng ý nói:
“Thơm phức!
Hẵn là ổn”
Ô Vũ lại vội nói:
“Khoan khoan!
Đợi Lý thúc về đã”
“Ai gọi ta đó có ta đây!”
Lý Năm mang theo một mớ hành trở về:
“Mọi người chờ ta có lâu không”
Đinh Ba cười gằn:
“Chờ hành thì lâu,
Còn mi,
Mai về cũng được!”
Lý Năm cười hà hà nói:
“Gắt quá, gần đây vậy mà không có ai trồng hành cả, cũng may gặp mọc dại ven đường”
Ô Vũ cười nhận lấy mớ hành rồi rút ra dao nhỏ làm xéo xéo xéo, thế là nồi lẩu hoàn thành, và rất nhanh biến mất…
Tối hôm đó trong lúc đi tiểu đêm, Lý Năm len lén đi theo Hoàng Hùng:
“Công tử!
Ta thấy ngài đối xử với hắn đặc biệt tốt.
Có vấn đề gì không?
Tiểu tử này thật có gì đó quái quái”
Dù sao thì Ô Vũ cũng quen với cuộc sống tự do thời hiện đại, 2 tháng này bị bí bách khiến hắn rất khó chịu, khi cảm nhận được thái độ chân thành của 3 người Hoàng Hùng thì hắn cũng dần dần bung xỏa ra.
Hoàng Hùng lắc đầu cười:
“Một đứa bé 8 tuổi mà thôi.
Độc lập từ nhỏ, suy nghĩ kỳ quái một chút cũng bình thường.
Chẵng lẽ Lý ca không cảm thấy Đinh ca ca cũng là người quái nhất trong bọn sao?
Ta có ý định đem hắn đào tạo thành cánh tay đắc lực.
Chẵng phải hai vị ca ca vẫn luôn thắc mắc vì sao đi đến nơi này trước khi đi Trường Sa sao?
Ta nói ông trời báo mộng hiền thần cho ta.
Các huynh tin không?”
Lý Năm gãi đầu cười hà hà, hắn tin 7 phần là ít, dù sao gần 3-4 năm nay, bọn họ đi theo Hoàng Hùng gặp nhiều chuyện rất thần kỳ.
Thực thì cũng không phải vậy!
Số là sau khi phát hiện thời đại này là thời đại nào, Ô Vũ bắt đầu có chút nhảy thoát, mặc dù cố gắng kìm chế bản thân nhưng dân máy móc như hắn thì sao có thể giữ mồm giữ miệng trước kẻ yêu quái như Hoàng Hùng được.
Thói quen là một thứ gì đó rất khó bỏ, nhất là những thứ đã ăn vào máu như cách thức nói chuyện, từ ngữ chuyên môn, thậm chí là những thành ngữ tục ngữ và cả cách thức tư duy nữa.
Đến người không giỏi nói chuyện phiếm như Đinh Ba cũng cảm thấy Ô Vũ là lạ chứ đừng nói là Lý Năm và Hoàng Hùng.
Huống hồ Hoàng Hùng vẫn luôn tập trung quan sát Ô Vũ từng ly, từng tý, để xem kẻ xâm nhập này có gì nguy hiểm mà thế giới ý chí làm cảnh báo này nọ căng thế.
Kết quả là Hoàng Hùng nhận ra rằng Ô Vũ rất có thể đến từ một thế giới khá tương tự với thế giới này, thậm chí có thể nói là hắn đến từ tương lai.
Lý do phía sau bị thế giới ý chí phủ định:
“Thế giới này cũng từng là một thực giới, có ghi tên vào danh sách của Pháp Vân tông.
Nếu có kẻ dám đảo nghịch thời không, làm rối loạn tiến trình lịch sử thì tuyệt đối không thoát được.
Mặt khác, ấn ký linh hồn của hắn hoàn toàn xa lạ, không thuộc về thế giới này.
Hắn chỉ có thể đến tự một thế giới tương tự.
Trong hỗn độn có rất nhiều thế giới tương tự nhau.
Nhưng chỉ là tương tự thôi, mỗi thế giới sẽ có điểm đặc sắc riêng không lẫn đi đâu được”
Hoàng Hùng khi đó liền thắc mắc:
“Không thể xuyên qua thời không.
Vậy vì sao có thể xâm nhập bất hợp pháp?”
Thế giới ý chí liền bí một hồi:
“…
Cổ Lạc tiên triều quản rất nhiều việc, không giống như Pháp Vân tông có chuyên môn riêng.
Có lẽ là sơ sẩy.
Dù sao thì chuyện tội phạm cấp cao không tuân luật lệ, lách luật rất nhiều.
Nếu là vi phạm luật thời không thì Thời Gian Cổ Chung sẽ vang, muốn chạy cũng khó thoát.
Nhưng nếu là vi phạm luật luân hồi thì khó nói.
Đó là một trong những quy tắc tối cao của hỗn độn, so với thời gian còn cao hơn mấy bậc”
- ----------
Cổ Lạc giới, Cổ Lạc Hoàng Cung, ngự hoa viên, một vị nào đó khoác hoàng bào thêu chim Lạc, mặc quần đùi, đang vắt chân nằm trên võng xếp, tay bưng một ly thủy tinh đựng nước đá màu nâu sửa, tay cầm quạt phe phẩy, mắt đeo kính râm, vô cùng thảnh thơi, cực kỳ hưởng thụ:
“Không biết khi nào mới xong!
Nhanh nhanh chút để ta còn thu tiền góp cổ”
- -----------
Quay lại với Lạc Tiên giới,
Hoàng Hùng lúc này đã cơ bản xác định Ô Vũ là ai.
Hắn lúc đầu tưởng rằng kẻ xâm nhập ghê gớm thế nào.
Hóa ra cũng chỉ là người bình thường, do một lý do nào đó bị cưỡng ép ném vào thế giới này thôi.
Điều đó thậm chí khiến hắn mừng trong lòng.
Giao lưu văn hóa, tri thức với các nước khác có thể khiến dân tộc mình cường mạnh hơn.
Vậy khi tiếp thu, chắt lọc tinh hoa của một thế giới khác thì sao?
Chỉ là có chút đáng tiếc bởi thái độ dè chừng giấu giếm của cả hai bên nên hiện tại còn chưa đi đến đâu.
Bởi vì quan điểm có phần cứng nhắc của thế giới ý chí, Hoàng Hùng tạm thời không có ý định đem thân phận của mình bộc lộ cho Ô Vũ.
Mà nếu không làm vậy, thì hắn rất khó nghĩ ra cách nào thuyết phục Ô Vũ tin cậy hắn.
Bởi vì thân phận của Ô Vũ quá mức mẫn cảm, chỉ có trao đổi bí mật công bằng thì hai bên mới gắn kết với nhau được.
Quan hệ bình đẳng là điều Hoàng Hùng luôn hướng tới, cũng chính vì vậy mà hắn còn chưa có bộc lộ thân phận của mình cho bất cứ ai, dù là cha mẹ hay thầy, bởi vì một số thông tin đôi lúc tưởng là gắn kết nhau gần hơn thực ra lại làm mất cân bằng mối quan hệ.
Để người khác tôn kính mình quá mức hoặc để họ sợ hãi xa lánh mình đều không phải điều Hoàng Hùng muốn.
Một người đến từ thế giới khác như Ô Vũ có lẽ sẽ cảm thấy chức danh ‘thế giới khí vận chí tử’ không quá khác thường, nhưng đối với sinh linh thế giới này thì nó lại quá mơ hồ, nếu không nói là hư cấu.
Về phần đem Ô Vũ ra khảo vấn bức cung thì Hoàng Hùng không cho là điều nên làm, hắn không có tư tưởng kiểu Lưu Hoành hay thế gia, sẽ không làm tuyệt, mọi thứ chừa chút đường lui thì sau này mới cứu vãn được.
Thái Ung còn thù Lưu Hoành tới giờ đâu, nghe nói 3 năm nay Lưu Hoành đã xuống mấy đợt chiếu thư kêu gọi hắn hồi triều nhưng đều như đá chìm biển Đông.
Về phần thế gia Viên thị, cho dù Viên phu nhân sống lại cũng không có khả năng thay gia tộc mình khuyên Thái Ung từ bỏ thù hằn, có lẽ bà cũng biết con bà thù dai, hoặc biết Viên thị làm quá tuyệt, không có báo mộng báo mị gì sất.
Theo Hoàng Hùng thì cho dù không thẳng thắn với nhau, nhưng chỉ cần xây dựng mối quan hệ bạn bè, minh hữu như bình thường thì một lúc nào đó Ô Vũ chắc chắn sẽ góp sức cho mình.
Điều này cũng khó trách Hoàng Hùng chủ quan, trước đó thế giới ý chí nói có 5 người bị lực lượng không rõ cảm nhiễm, kết quả là A Bố, Marco Polo, Diana và thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm của hắn, hết thảy 4/5 trở thành đồng mình phe hắn.
Hoàng Hùng cảm thấy thứ lực lượng không rõ xâm nhập giới này có phần không phân địch ta.
Người xâm nhập và cả người bị cảm nhiễm dường như cũng chỉ là người thường, có cảm xúc của người thường, có ước mơ của người thường, thậm chị có thân phận rất chân thật.
Mặc dù thế giới ý chí nói rằng việc lực lượng ngoại lai kia đem ký ức của mọi người sửa đổi để cấy thân phận của người bị cảm nhiễm vào là một hành động hết sức đáng sợ.
Nhưng cho đến hiện tại thì Hoàng Hùng cảm thấy lợi nhiều hơn hại.
Lấy Nguyễn Bỉnh Khiêm làm ví dụ, nếu không có lực lượng xâm nhập kia, không có Nguyễn Bỉnh Khiêm, hắn bây giờ có khi vẫn còn lay hoay ở Giao Châu, tình hình khởi nghĩa của dân ta cũng chưa chắc tốt lành đến vậy.
Huống hồ chính thế giới ý chí đã khẳng định với hắn rằng người bị cảm nhiễm cũng mang linh hồn của thế giới này, chỉ là tri thức, và thiên phú bị gắn thêm vào một bộ phận thôi.
Bị quy tắc của thế giới này ngăn cản, lực lượng ngoại lai kia không thể xóa bỏ những gì đã có, chỉ có thể tăng thêm.
Ví dụ như Hoàng Hùng có thể đột nhiên tòi ra mấy đứa anh em, nhưng sẽ không thể đột nhiên trở thành cô nhi, cho dù lực lượng ngoại lai kia làm nhân khẩu nhà họ Hoàng tăng thêm gấp 10 lần thì Hoàng Hùng vẫn sẽ là người thừa kế chính thức như Hoàng Uyển đã hứa, bởi vì lợi hứa ấy không thể bị xóa bỏ.
Với những thông tin hiện giờ thì Hoàng Hùng thật không cảm thấy có điều gì quá mức nguy hiểm ở đây.
Ở trong mắt hắn, lực lượng ngoại lai kia giống như tiền từ trên trời rớt vào thế giới, là thêm vào mà không phải rút bớt.
Thế giới ý chí không phủ định cũng không đồng tình với cách làm của Hoàng Hùng, chỉ ném cho hắn một câu:
“Tri thức nếu khống chế không tốt thì đôi khi cũng là đầu nguồn của tai họa.
Đừng quá tự cao”
(P/s: Có lẽ đã có nhiều bạn thắc mắc việc hệ thống triệu hoán tẩy não mọi người mà Hoàng Hùng lại còn nhỡn nhơ.
Khẳng định luôn là tác chỉ xây dựng cho hợp logic truyện thôi, ít nhất là tác thấy logic.
Đầu tiên, main là người cổ đại, hầu như không có khái niệm đối với tẩy não, hiểu biết của main về các chứng bệnh thần kinh cũng rất mơ hồ, y học cổ đại không nghiên cứu sâu vào vấn đề thần kinh não bộ, triết học tuy có, nhưng hầu hết là mê tín dị đoan.
Thứ nữa là cho đến giờ thì đúng là 4/5 người cảm nhiễm đều tính là đồng minh của main, tình thế có lợi rõ ràng vẫn đứng về phía main, để cho main cảm thấy hệ thống có tính chất trung lập cũng không sai.
Lý do thứ 3 là vì tương quan lực lượng, Bách Việt ở thế yếu hơn Trung Nguyên, nên thay vì kỳ thị hết thảy yếu tố có vấn đề thì việc bao dung mới là lựa chọn hợp lý ở vị thế của Hoàng Hùng, nếu như kỳ thị thì Nguyễn Bỉnh Khiêm phải xử lý như thế nào, Maro Polo, Diana, A Bố phải giải quyết ra sao, rồi sau này sẽ có càng nhiều người bị triệu hoán ra nữa.
Cho nên rồi thì main cũng sẽ thay đổi suy nghĩ và cách đối xử với hệ thống của phản diện.
Nhưng không phải bây giờ mà là tương lai!
Bởi vì nhiều lý do nữa chứ không chỉ mỗi việc tẩy não không!
Boss HYDRA mặc dù đang làm khách ở thế giới cấp 1 nhưng nguyên gốc đến từ thế giới cấp 6,
Ném quả hệ thống qua bên này, tự nhiên đã tính toán từ trước)
- ---------
Kinh Châu, Trường Sa, một túp lều nhỏ bên bờ Trường Giang,
Hoàng Hùng lúc này đã vào ở nơi mà hầu hết người Giang Nam, và Trung Nguyên cho rằng hắn vẫn luôn ở.
Sau vài ngày bàn giao công việc thì người thay thế hắn ‘giữ đạo hiếu’ hơn 3 năm nay đã được đặc cách đi Khuất Lão tạm nghĩ ngơi một thời gian.
Ngoại trừ yếu tố giữ bí mật thì còn có nguyên nhân là người kia thực sự tiều tụy mệt mỏi.
3 năm nay hắn không phải ngồi không, thường xuyên phải ứng phó với các thế lực tới đây thăm hỏi, không chỉ Giang Nam mà đôi khi còn có cả Trung Nguyên nữa, cũng may mà Tào Tháo và Chu Dị đều là nhiệt huyết thanh niên, công sự bề bộn, không tự thân đến, nếu không thì có khi đã lòi.
Huyền Kính Ty, Ô Giang hội và rất nhiều thế lực giang hồ ngoại lại cũng có vài lần trà trộn lảng vảng quanh đây.
Cũng may mà Hoàng Hùng không biểu hiện xuất chúng mấy khi đi Lạc Dương, danh tiếng thần đồng trẻ con ở Kinh Tương cũng không làm người ta chú tâm mấy, bởi vì thời này nhiều nhất chính là thần đồng.
Trước mặt Hoàng Hùng lúc này là 2 quyển sổ, một quyển là ghi chép chi tiết của người thay thế về những đợt khách viếng thăm suốt 3 năm qua, còn một quyển là tổng kết của Hoàng Thừa Ngạn về tình hình Giang Nam hiện giờ.
Quyển thứ nhất hắn mất thời gian 2 ngày đem thuộc nằm làu, cũng đã viết thêm vào sổ rất nhiều chú ý, chuẫn bị chuyển giao cho Nhã tỷ.
Về phần quyển thứ hai…
3 minh hội hiện giờ trãi rộng Ích Nam, Kinh Sở và Dương Châu, ngoại trừ Cối Kê vì tình hình chiến sự kéo dài suốt mấy năm nay.
Hiện tại tất cả các siêu cấp gia tộc như Kinh Châu Hoàng-Thái-Khoái, Dương Châu Cố-Lục-Trương-Chu, Ích Nam Nghiêm-Hoàng-Lạc đều đã là thành viên nòng cốt của 3 minh.
Về phần các gia tộc trung tầng và hạ tầng lại không có nhiều tiến triễn, vẫn là các gương mặt ban đầu, đây là một điều đáng lưu ý, cần hỏi trực tiếp Hoàng Thừa Ngạn.
“Đánh dấu!”
Kế đến đi vào chi tiết Đông Hải thương minh.
Tên các gia tộc muốn gia nhập Đông Hải thương minh hiện tại …
Tổng cộng có 232 đơn xin gia nhập!
Cũ nhất đã từ 7 tháng trước!
Cái gì đây trời?
“Đánh dấu!”
Đông Hải thương minh năm nay dự kiến tổng thu nhập tương đương 256 triệu tiền!
(P/s: Giá ngựa chiến thời đầu tam quốc khoảng 2 vạn tiền 1 con.
256 triệu tiền mua được khoảng 10000 con ngựa chiến do mua nhiều sẽ hiếm hàng, sẽ tăng giá.
Nghe rất trâu nhưng nếu đem xẻ ra cho 10 lão đại và hơn trăm đàn em thì cũng không ghê như vậy.
Rồi còn phải ăn uống, chi tiêu các thứ, đâu thể tích ngựa chiến không được.
Cho dù thắt bụng giảm ăn tích đủ 10000 con ngựa chiến cũng đâu thể làm thành 10000 kỵ binh, còn áo giáp, vũ khí, huấn luyện, lương thưởng, quân nhu các thứ nữa.
Ngoài ra, theo như tác biết thì ước tính vào thời Linh Đế Lưu Hoành, có khoảng 20-30 tỷ tiền đang lưu thông trên thị trường, sai số khá lớn là do rất nhiều quý tộc đem tiền chôn theo mộ mình, thất thoát do thiên tai, và các lý do không thể ước lượng khác.
Tức thu nhập 1 năm của Đông Hải thương minh vào khoảng 1% con số này.
Cho bạn nào chưa biết thì tổng thu nhập 1 năm của Amazon vào khoảng 1.5% số lượng USD lưu thông trên thị trường.
Tác dựa theo Amazon để chế biến con số 256 triệu tiền này.
Không quá khó hiểu đi.
Amazon bị cạnh tranh đủ kiểu, pháp luật ràng buộc các thứ các thứ.
Đông Hải Thương Minh thì hầu như bá chủ thị trường, pháp luật kinh tế thời Hán cũng bình bình, nên dù chỉ kinh doanh 3 năm nhưng đã dần dần đuổi theo hiệu xuất của Amazon.
Ổn chứ?)
Không ổn!
Năm trước 232 triệu tiền, gia tăng chỉ chừng 1 thành, đang là thời kỳ phát triễn nhảy vọt, sao có thể chậm như vậy?!
(P/s: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp vào thời kỳ bình ổn vào khoảng 5-12%.
Nhưng với doanh nghiệp đang phát triễn thì còn số có thể là 15-30% thậm chí cao hơn rất nhiều)
“Đánh dấu!”
Tái đầu tư tạm không có vấn đề, các hạng mục chú trọng như xưởng đóng thuyền biển, Phu Văn Lâu, Hồng Nghĩa đường, xưởng rèn đúc nông cụ, xưởng dệt, xưởng gốm, xưởng thủ công mỹ nghệ, được ưu tiên.
Điểm đặc biệt là phần lớn nhà xưởng sẽ được ưu tiên xây ở Giao Châu, ngoài lý do dẫn đạo của Hoàng Dung ra thì còn có lý do là vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy quan của các gia tộc.
Lúc đầu khi số lượng xưởng sản suất công nghiệp và thủ công nghiệp chưa nhiều thì nhân lực yêu cầu chẵng bao nhiêu, chưa ảnh hưởng đến lực hiệu triệu của các gia tộc tại địa phương.
Nhưng khi mở rộng ra thì nó lại tạo công ăn việc làm cho một lượng rất lớn người cùng khổ không có ruộng đất, khiến họ chuyển từ việc bán mình làm nông nô hoặc nô tỳ sang việc xin vào làm trong công xưởng.
Nguồn cung cấp tá điền và gia đinh bị suy sụp hẵn, các gia tộc bắt đầu đùn đẩy cho nhau, không chịu cho công xưởng xây trên đất của mình, thậm chí có gia tộc còn nguyện ý quyên đất mở rộng gấp đôi Phu Văn Lâu và Hồng Nghĩa Đường để mong dời công xưởng đi địa phương khác.
Hoàng Thừa Ngạn gặp phải tình cảnh này liền thuận lý thành chương, đem giải pháp dời công xưởng đến Giao Châu nói ra, ban đầu các tộc còn chần chừ việc đầu tư vào xứ xa xôi, sợ mất trắng.
Nhưng rồi họ nghĩ đến lợi ích kếch xù từ việc mở rộng quy mô sản xuất cộng thêm nhờ vào một loạt thao tác của vợ chồng Lạc-Hoàng nên Hoàng Thừa Ngạn đã cầm trong tay thư đảm bảo do chính thái thú Giao Chỉ và thứ sử Giao Châu đóng dấu.
Thế là các thế gia cũng nguyện ý mở rộng đầu tư vào Giao Châu.
Ngoài những khoản đầu tư cho trước mắt thì còn có danh mục tích trữ cho các dự án tương lai mà hiện chưa thể bắt đầu vì lý do chính trị và tài chính như:
Xây đường bộ nối Giang Nam và Âu Lạc, đào kênh mương từ Dương Châu vào Nam Hải, lương thảo quân sự, trang bị khí giới, xây dựng tường hào, chiến lũy, vân vân.
Không có gì để nói, những hoạt động bí mật này khó mà ước lượng được nhiều hay ít, thiếu hay dư, có thể tích được bao nhiêu thì tích, biến loạn tới lúc nào, quy mô ra sao, ai mà đoán được rõ ràng.
Rà một hồi cảm thấy Đông Hải Thương Minh tạm ổn thì Hoàng Hùng lại xem đến Phu Văn Lâu.
Theo ước tính của Hoàng Thừa Ngạn thì đã có 9 phần 10 học sinh, trí giả Giang Nam đã là thành viên thường trực của Phu Văn Lâu.
1 phần còn lại là chân chính hủ nho, không chỉ khinh thường người không học thức, mà còn khinh thường người thuộc học phái khác mình, cũng phản đối gay gắt việc Phu Văn Lâu thỉnh thoảng lại mở lớp học đại trà cho dân chúng bình thường.
Ngoài giới học giả Giang Nam thì cũng có rất nhiều học sinh hàn môn phương Bắc nghe tiếng mà đến, chỉ có điều đặc biệt là có hơn 7 phần đến từ Thanh, Ung, Tịnh, Lương, trong khi các châu gần hơn là Dự, Từ, Kinh triệu, Duyện, Ký lại chỉ chiếm không đến 3 phần.
Có thể thấy được sức ảnh hưởng của thế gia ‘nho đảng’ ở các châu Trung Nguyên mạnh mẽ, thâm căn, cố đế đến mức nào.
Đương nhiên, đó còn là vì sách in đang bị ém nhẹm, chưa tung ra thôi.
Một khi đem sách in tung ra thì tất nhiên sẽ trùng kích tư tưởng học thuyết đương thời, đem phần lớn học sinh trong thiên hạ kéo xuống phương nam, đánh thẳng vào 1 chân của thế gia, biến họ thành người thọt.
Cả Hoàng Thừa Ngạn và Hoàng Hùng đều biết thế gia sẽ phản ứng cực kỳ gay gắt, cho nên đã sớm hợp ý cho rằng không nên làm chim đầu đàn, mà phải đợi cẵng chân còn lại của thế gia bị đập gãy đã rồi hẵn bồi thêm vào, đem họ đánh què luôn.
Cái ‘chân’ còn lại ấy chính là nhân khẩu.
Thế gia có thể vật tay với hoàng quyền và học phái là bởi vì họ không chỉ tích lũy tri thức mà còn tích lũy nhân khẩu.
Theo ước tính của Hoàng Hùng thì ít nhất có 1/5 đến 1/4 nhân khẩu hiện tại bị thế gia ém nhẹm, hoặc là tá điền không có hộ tịch, hoặc là nô tỳ gia đinh lách luật, thậm chí có cả đảng cướp, thích khách, các thể loại giang hồ thế lực.
Nói đâu xa, Hồng Nghĩa đường ở một khía cạnh nào đó chính là phương thức tích lũy lực hiệu triệu nhân khẩu của Hoàng Hùng, phần lớn giang hồ khách làm nhiệm vụ nơi đây chắc chắn không có hộ tịch.
Việc ẩn giấu nhân khẩu này không chỉ ảnh hưởng đến thuế phú và thu nhập của Lưu Hoành, càng đáng sợ là chỉ cần thế gia nhịn đau mua đủ trang bị thì liền có thể kéo ra hàng chục vạn đại quân, sức chiến đấu có thể không cao nhưng dùng quân số lại có thể đè Lưu Hoành ra đập bầm dập.
Lưu Hoành mất một tinh binh thì thịt đau không ngớt còn thế gia đem ‘kiến cỏ’ ra thí mạng cùi, chỉ cần không thảm bại thì cũng không tiếc mấy.
(P/s: Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn xém nửa bị Hoàng Cân làm thịt, cuối cùng dùng lửa thiêu cả bình nguyên mới chiến thắng được.
Có thể tính là thắng thảm.
Hoàng Cân tính ra toàn nông dân vác cuốc múa liềm cả, hầu như không có kỷ luật gì, hành quân đều có thể chết đói hoặc bỏ trốn chứ đừng nói là khi giao chiến.
Hy vọng bạn đọc truyện này có thể thích nghi.
Truyện này sẽ không hở tý là chém ra mấy vạn đến mấy chục vạn quân đội tinh nhuệ.
Mặc dù tác cũng thỉnh thoảng đọc yy giải trí, và khi còn nhỏ cũng từng bị La Quán Trung lừa.
Ví dụ như chiến dịch Kinh Châu-Xích Bích, một trong những chiến dịch lớn nhất Tam quốc,
Phe Tôn-Lưu chỉ tham chiến khoảng 3 vạn còn phe Tào Tháo chỉ khoảng hơn 10 vạn
Trong đó có một cơ số là dân phu và công binh.
Thực tế cầm đao cầm tên choảng nhau ở Xích Bích không tới một nửa số đó.
Tào Tháo vì muốn hù Tôn Quyền và văn quan Đông Ngô để thuận lợi việc chiêu hàng cho nên mới phao tin đồn nhảm đến 80 vạn.
Còn Chu Du và Gia Cát Lượng thì cũng dùng ‘gậy ông đập lưng ông’, đem lời chém gió của Tào Tháo xác nhận, để khẳng định với Tôn Quyền rằng Tào Tháo muốn dùng vũ lực đánh Giang Đông chứ không phải chỉ chiêu hàng là xong)
Vấn đề lớn nhất của Phu Văn Lâu hiện giờ là hiện tượng có học không hành, theo báo cáo thì các học sinh lấy việc chép sách và phụ việc cho giáo sư làm chủ yếu.
Các học sinh nhận nhiệm vụ bên ngoài như dạy học cho người nghèo tại địa phương và tham gia vào công nông thương y thực nghiệp chỉ chiếm số ít.
Hiện tượng này kéo dài sẽ biến Phu Văn Lâu thành Lạc Dương Thái học.
Như vậy không được, các thế gia đồng minh đầu tư vào Phu Văn Lâu vì danh tiếng là chủ yếu, nhưng Hoàng Hùng lập ra Phu Văn Lâu là để phát triển dân trí, sản xuất nhân tài, nâng cao trình độ phát triển toàn diện của phương Nam.
Không phải để nuôi mọt gạo, cũng không phải đào tạo hủ nho!
Quá nguy hiểm!
“Đánh dấu!”
Sau Phu Văn Lâu là Hồng Nghĩa Đường, tình hình xem như ổn, dù sao thì Hoàng Hùng vốn không trông chờ nhiều vào Hồng Nghĩa đường trong tương lai gần.
Chỉ cầu có thể thuận tay điều phối giang hồ phương Nam, làm một mặt lưới quấn lấy Huyền Kính Ty là được.
Đợi cho tương lai thế cục ổn định, không còn các thế lực quân sự của kẻ địch nhỡn nhơ khắp nơi thì Hoàng Hùng mới có thể chú tâm vào nâng cấp Hồng Nghĩa Đường, đem tách nghĩa vụ công cộng ra khỏi thế lực giang hồ.
Ví như bệnh xá, trại tế bần, viện mồ côi, viện dưỡng lão, nhà bảo trợ neo đơn khuyết tật, vân vân,
Mấy ý tưởng đó đều thuộc về một tương lai khá xa, có khi lúc ấy Lưu Hoành đều được đi ngắm gà khỏa thân rồi cũng nên.
Đương nhiên, cũng không phải là Hồng Nghĩa đường không có vấn đề gì để bàn với Hoàng Thừa Ngạn.
Hoàng Hùng chuẫn bị ‘mua danh chuộc tiếng’, kéo sự chú ý của Lưu Hoành.
Mà một trong những chiêu không thể thiếu là rãi lời đồn.
Nói về lĩnh vực chuyên môn này thì nếu Hồng Nghĩa đường tự nhận số 2, cho dù Phu Văn Lâu và Đông Hải Thương Minh liên hợp lại cũng không dám xưng số 1.
Phu Văn Lâu ảnh hưởng tới học giả là nhiều, hơn nữa bởi vì cách thức hoạt động nên có phần bị thế gia Trung Nguyên nghi kỵ, ngăn cấm.
Đông Hải Thương Minh dù kiếm nhiều tiền nhưng trong mắt giới quý tộc lại chỉ là con buôn, thuộc về hạng lót đáy trong tam giáo cửu lưu.
Duy chỉ có Hồng Nghĩa đường, ảnh hưởng tới rộng rãi hạ tầng, trung tầng và cả thượng tầng dân chúng, đặc biệt là sau khi một cơ số tăng ni đạo sĩ chân tu phương nam gia nhập vào đội ngũ chữa bệnh.
Hồng Nghĩa đường có cơ chế xét duyệt đàng hoàng, cần phải có năng lực chữa bệnh thực sự mới có thể làm thầy thuốc, y tá, nếu chỉ tuyên hô mấy thứ nước thánh, vẽ bùa thì đừng mơ.
Cho nên thông qua sách lược lôi kéo tôn giáo chân chính về phe mình, Hồng Nghĩa đường vừa được tiếng thơm thân thiện với giáo dân, lại còn xây dựng nên một lớp ‘tường rào nhận thức’, khiến cho đám sư hổ mang và tà đạo sĩ không dám gây sự.
Bởi thế, mặc dù chỉ mới xây dựng 3 năm, nhưng sức ảnh hưởng công chúng của Hồng Nghĩa đường ở phương Nam đã không thua gì Thái Bình đạo ở phương Bắc.
Đương nhiên là một mình Hồng Nghĩa đường không thể nào làm nên thành tích tương đương với mười mấy năm nhọc nhằn lao khổ của 3 anh em Trương Giác, cho dù chỉ ở phương Nam cũng rất khó.
Sự thành công của Hồng Nghĩa đương còn bắt nguồn từ khoản đầu tư không ngừng không nghỉ, tăng dần mỗi năm của Đông Hải Thương Minh; sự hổ trợ tuyên truyền kéo danh gọi tiếng của Phu Văn Lâu; sự kế thừa từ mạng lưới quan hệ và tín dự công chúng mà Hoàng Dung để lại; vân vân,
Và càng quan trọng là Hồng Nghĩa đường được thả lõng cho phát triễn tràn lan không kiểm soát.
Ở một góc cạnh tích cực để nói, chính Huyền Kính Ty, Ô Giang Hội và một cơ số các thế lực giang hồ cũng góp mấy viên gạch vào việc xây dựng Hồng Nghĩa đường.
Chủ yếu là muốn thẩm thấu, chiếm đoạt hoặc ít nhất là thôi động.
Cho nên việc rãi lời đồn cũng phải suy tính cẩn thận, không thể quá lộ liễu.
“Đánh dấu!”
“Đếm sơ sơ đã có 5 việc quan trọng phải giải quyết.
Coi bộ thúc thúc chuẫn bị phải đau đầu.
Phụt!”
- Hoàng Hùng thổi tắt đèn nhưng không phải đi ngủ.
Một lát sau, Ô Vũ, Đinh Ba và Lý Năm sẽ bưng tới một nồi lẩu chay.
Đây cũng là một điều hớ hênh nữa của Ô Vũ!
Thời đại này không những không có từ ‘lẩu’, mà ngay cả từ ‘ăn chay’ cũng chưa có phổ biến!
Phần lớn dân chúng, bao gồm cả đạo sĩ, đều sẽ nói là ăn cơm rau dưa, thay vì nói ăn chay!
Về lý giải của Ô Vũ rằng giữ đạo hiếu thì phải ăn chay thì cũng cực kỳ quái dị, không biết hắn nghe ở đâu ra.
Phải biết rằng chiêu trò ‘gác mộ giữ đạo hiếu’ này phát tích từ nho giáo mà nho giáo thì không phải đạo giáo, sẽ không tu luyện bằng cách ăn uống.
Phần lớn quy định của nho giáo trong vấn đề ăn uống đều liên quan tới việc tiết kiệm và giữ lễ nghĩa chủ khách, chả nói gì tới chay mặn, rau thịt cả.
Trong bữa ăn tối, Ô Vũ lại lần nữa lòi điều kỳ dị.
Hắn nói đùa rằng nếu Hoàng Hùng không ‘đi bụi’ mà thật sự ‘giữ đạo hiếu’ ăn chay 3 năm thì Hoàng Hùng đã thành tăng, chỉ thiếu cạo đầu.
Trước hết là nghe không buồn cười.
Thứ nữa là tăng sư ăn chay sao?
(P/s: Những ghi chép về tục lệ ăn chay của Phật giáo Trung Quốc bắt đầu xuất hiện vào cuối thời Nam Bắc triều.
Thực ra ngoài trừ việc xây dựng tính cách Ô Vũ thì tác cũng muốn chỉ ra rằng xuyên không về thời xưa không dễ giấu đâu.
Cho dù học thuộc làu làu ngôn ngữ và văn hóa của thời đại ấy nhưng thói quen và định kiến lại rất khó sửa.
Huống hồ tác không tin là có ai dám tự tin 100% nói rằng mình hiểu hết ngôn ngữ và văn hóa cổ đại.