Sau đó vì bị người trong thôn đàm tiếu, cha mẹ bà ấy liền đuổi bà ấy ra ngoài, bà ấy cũng cứ như vậy một mình nuôi nấng đứa trẻ.
Ông hổ thẹn trong lòng liền ra ngoài tìm bà ấy, nghĩ rằng Thủy Tú không còn nữa, vừa hay chú hai và chú ba của cháu cũng đang thiếu một người mẹ chăm sóc, ông dứt khoát lấy bà ấy, coi như trả món nợ trước đây.
Chẳng ngờ lúc ông chạy tới nơi thì Tương Vân bà ấy đã mắc phải bệnh lao rồi cứ vậy từ giã cõi đời, bố cháu năm đó vẫn còn bé nhưng lại chẳng giống một đứa trẻ, nó tự mình thầm lặng dùng cuốc đào một cái hố rồi chôn cất bà nội cháu, ngay cả khóc cũng không hé một tiếng, ông nói sẽ đưa nó trở về nhà, nó liền giương đôi mắt to tròn nhìn ông chằm chằm và hỏi một cách điềm tĩnh: “Ông có phải là bố của tôi không?”, ông nói trước kia không phải nhưng sau này đúng là vậy, nó trả lời ông”.
“Ồ, vậy ông cho tôi miếng ăn, khi ông về già tôi cũng sẽ đào một cái hố chôn ông xuống, chăm sóc và mai táng cho ông”.
Nam Mẫn cười lúng túng: “Bố cháu nói chuyện quả thực có chút thẳng thừng”.
Nam Tam Tài đáp: “Nào chỉ dừng ở mức thẳng thắn, nó đúng là một đứa thô lỗ mà. Lúc đó ông cảm thấy đứa nhỏ này trời sinh cứng đầu, không biết chừng sẽ có tiền đồ nên liền dẫn nó về nhà, và nói với chú hai và chú ba của cháu rằng bố cháu là đứa con ngoài giá thú của ông với người phụ nữ khác ở bên ngoài, bắt chúng gọi nó là anh cả, bọn chúng trước mặt ông vui vẻ kêu gào, sau lưng lại giở thói ức hiếp người, nhưng bố cháu cũng không phải là hạng người để mặc cho người khác bắt nạt nên đã đánh chúng vài lần”.
Nam Mẫn chẳng nể nang vạch trần: “E rằng chỉ là biểu hiện mặt ngoài, không biết trong lòng đã ghi hận sâu đậm như thế nào rồi”.
Giống như Nam Nhã.
Nhiều năm trôi qua chẳng ghi nhớ điều gì tốt đẹp, trong lòng toàn bộ đều là oán hận.
Vẻ mặt của Nam Tam Tài ảm đạm: “Đúng vậy… không bao lâu sau khi bố cháu về nhà, ông dạy Ninh Bách và Ninh Trúc điêu khắc nhưng hai thứ bỏ đi đó ngại đau tay, lười biếng giở mánh lới, chưa từng để tâm vào điêu khắc nhưng bố cháu lại chủ động đến kêu ông dạy nó, ông đưa cho nó một miếng ngọc trắng, lại giao cho nó một con dao khắc, bố cháu không nói một lời liền động tay.
Lần đầu tiên điêu khắc vậy mà còn khá có dáng vẻ, ngón tay bị dao khắc làm xước chảy rất nhiều máu nhưng nó vẫn giống như người không có chuyện gì xảy ra, mày cũng không nhíu.
Không chỉ vậy nó còn nhặt hai phế phẩm mà Ninh Bách và Ninh Trúc ném xuống đất, vạch vài đường dao đã khôi phục được quá nửa, ông lúc đó thực sự là… choáng váng mà!”
Nhắc đến những sự việc xưa cũ này ông cụ vẫn rất kích động. Đam Mỹ Sắc
“Sau này ông nhìn ra bố cháu là một hạt giống điêu khắc ngọc bèn chính thức để nó dập đầu bái sư, theo chân ông học nghề, ngoài điêu khắc ngọc cũng truyền dạy cho nó kinh nghiệm phân định đồ cổ”.
Nam Tam Tài có chút mê man: “Những năm đó nhờ có bố cháu ở bên cạnh mới giúp ông vơi bớt không ít cô quạnh, ông không giấu diếm mà truyền thụ tay nghề cả đời cho nó, mà bố cháu cũng dần dần tạo dựng được danh tiếng, người tới thăm nhà cũng ngày càng nhiều, lúc này chú hai, chú ba của cháu không vừa ý, chê trách ông thiên vị, không dạy nghề cho chúng, giữa anh em cũng sinh ra ngăn cách.
Sau này, bọn chúng nghe được ông và bố cháu nói chuyện riêng, biết được bố cháu không phải do ông sinh ra lại càng không thuận theo, luôn lôi thân thế của bố cháu ra để nói bóng gió, ngày ngày châm chọc vào nỗi đau của nó.
Khi đó, bố cháu vừa vặn gặp được mẹ cháu, thằng hai thằng ba vì có hành vi mờ ám nên bị mẹ cháu trêu chọc vài lần, khiến nó bị liên đới ôm hận theo, sau lưng chúng giở âm mưu bị bố cháu hung hăng dạy cho một trận”.
Ông cụ khẽ than: “Từ hành động và lời nói của một đứa trẻ có thể nhìn ra tương lai của chúng, câu nói này quả thực không sai mà, sinh con mà không dạy bảo khiến chú hai và chú ba của cháu gây ra tai họa lớn như vậy cũng là vì ông vẫn luôn cảm thấy mình mắc nợ chúng, nên một mắt nhắm một mắt mở mà không mạnh tay quản thúc chúng. Ông rõ ràng biết cái chết của bố mẹ cháu không thoát khỏi can hệ tới chúng nhưng ông không dám nghĩ đến, cũng không dám đối mặt, cứ như vậy trốn tránh, trốn tránh suốt ba năm…”
“Cháu à”, hai mắt đỏ bừng Nam Tam Tài tràn ngập áy náy: “Trong lòng cháu cũng đang trách ông phải không?”
Nam Mẫn lắc đầu: “Với cháu, ai phạm lỗi thì người đó phải chịu trách nhiệm, không có cách nói ‘đời cha ăn mặn, đời con khát nước’ này, càng không có đạo lý con cái gây tội mà bố mẹ phải trả nợ cả”.
Nói đến đây trong lòng hai ông cháu cũng đã ngầm hiểu.
Tính cách của Nam Mẫn cũng giống như bố mẹ cô, là người bộc trực nói lời thẳng thắn, không có chuyện nói nửa lời.
Câu chuyện ngày hôm nay đã nói tới nước này cũng dứt khoát đem toàn bộ mọi việc nói rõ.