Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc dẫn theo 200 tùy tùng vào thành Nam Sách, những người này hầu hết đều là tinh binh
cải trang, mục đích để điều tra tung tích của Ngô Xương Ngập. Chuyện này vốn chẳng thể nào qua mắt được Phạm Chiêm. Cao Thủ trong chốn võ lâm
chỉ dựa trên bước chân một cũng có thể đoán biết là người luyện võ hay
không. Mặc dù vậy Phạm Chiêm vẫn làm như bình thường bởi lẽ Xương Ngập
không ở trong thành , phần vì cũng muốn tương kế đánh lạc hướng truy
lùng của triều đình.
Thành Nam Sách một buổi sớm bình yên như mọi ngày. Những con phố nhỏ
sạch sẽ và quy củ nối đuôi nhau. Những người dân bên đường nhìn thấy Lão Lệnh Công cưỡi ngựa trắng ngoài phố đều kính cẩn thi lễ. Lệnh Công cũng kính cẩn đáp lại không trừ một ai.
Cát Lợi và Cảnh Thạc nhìn cảnh này cũng lấy làm nể phục. Một Tướng Phủ - Đại Thần trụ cột của Triều Đình lại giữ lễ nghi với dân chúng và sống bình dị như vậy quả là hiếm gặp.
Bên thềm đá ven đường Dạ Yến Thảo nở rực rỡ, Một vài đóa lục bình trôi lững lờ bên con sông nhỏ qua một cây cầu đá chừng 30 thước là Phạm Gia
Phủ. Phủ này so với những kiến trúc xung quanh không có gì khác biệt
nhiều . Chỉ có điều được ngăn cách bởi một con sông nhỏ rộng chừng 20
thước chảy vòng qua 2 mặt Đông Bắc. Đoàn tùy tùng được bày trí ở lại
tòa nhà khách bên ngoài phủ đệ. Đây là một tòa nhà lớn có lẽ để dành
riêng cho việc đón khách của Phạm Gia. Bài trí xong xuôi chỗ ở Phạm
Chiêm từ biệt hai người về phủ chỉ dặn dò Cát Lợi rằng:
- Hai Vị Tướng quân hôm nay đi đường xa vất vả xin hãy nghỉ ngơi trước. Có điều gi cần dặn dò xin cứ sai bảo bọn gia nô.
Cát Lợi cảm kích nói:
- Đa tạ Lão Lệnh Công đã hậu ái. Mạt Tướng thực thi công vụ có điều gì mạo phạm xin lượng thứ cho!
Trước khi rời đi còn không quên dặn lại rằng :
- Nam Sách xưa nay người dân sống trong cảnh yên bình. Tướng quân trong lúc tuần thi công vụ xin lưu tâm dùm!
Cát Lợi vòng tay nhân lễ thưa lại:
- Mạt Tướng xin lưu tâm!
Phạm Chiêm trở về phủ Mặt Trời cũng đã đứng trên đầu. Ngoài sân lớn có
một người đàn ông cao to, thân hình vạm vỡ, khuôn mặt góc cạnh ,thần sắc xuất thần vẫn đội nắng đứng đó đã lâu. Người này tên Bạch Hổ. em dưới
Phạm Man. tính cũng nóng như lửa . Nãy giờ biết tin phản quân triều đình đến đang ngụ trong phủ, lại do đích thân phụ thân mời vào. Phẫn uất đã
lên đến cao trào , lòng như lửa đốt hậm hực đi lại , chờ đợi trên sân đã lâu.
Phạm Chiêm đã về đến nơi vẫn vờ như không thấy bộ mặt sốt sắng của Bạch Hổ liền đi thẳng vào Khách Đường.
Bạch Hổ càng ra chiều bực dọc, kéo cây thương chạy theo sau nói:
- Phụ Thân… Phụ Thân…
Lời từ có vẻ hậm hực chưa ra thành câu. Bạch Hổ là Đông Doanh Tướng Quân của Thành Nam Sách. Buổi sáng nay nghe tin quân chiều đình kéo đến cửa
Bắc liền cấp tốc quân phục chạy về, nhưng về đến nhà lại nghe tin phụ
thân cho vời địch nhân vào phủ. Trong lòng ấm ức chẳng còn bước đi được
nên dãi nắng trên sân đã nửa canh giờ.
Lúc này Phạm Chiêm đã ngồi xuống bên bàn trà . Tay nâng ly trà uống vô cùng thư khoái như chẳng hề thấy vẻ mặt khó coi của hắn.
Bạch Hổ đã chấn chút nộ khí hỏi phụ thân:
- Phụ Thân! Những kẻ này lòng dạ tráo trở, bán Chúa cầu vinh. Lọai
người như vậy cần gì phải đối đãi nhân nghĩa với chúng! Chi bằng để hà
nhi một đao lấy đầu chúng cho rồi!
Phạm Chiêm đặt ly trà xuống nhìn Bạch Hổ một khắc đã thấy nộ khí trong lòng hắn có chút chìm xuống mới lắc đầu nói.
- Ngươi và huynh trưởng ngươi đều thật hồ đồ! Không biết suy tính sâu
rộng. Quả làm ta đau đầu muốn chết. Mẫu thân các ngươi mất sớm . Một
mình ta không biết giáo huấn các ngươi thành ra mới như vậy!
Bạch Hổ thấy cha có vẻ nóng giận . Không giám cãi lời liền im lặng! Phạm Chiêm lại tiếp:
- Việc này ta đã có chủ ý!Ngươi còn trẻ chưa hiểu chuyện tuyệt đối không được phá ngang.
Phạm Phu Nhân mất cách đây đã 10 năm việc trong ngoài Phạm Phủ đều một
minh Phạm Chiêm lâu nay lo liệu. Phạm Chiêm không những võ công cao
cường mà học thức cũng vô cùng uyên bác. Mọi việc xưa nay làm đều thấu
tình đạt lý. Phạm Bạch Hổ dù trong lòng không nuốt trôi cơn giận nhưng
biết việc cha đã làm hẳn có nguyên do , không dám cãi lời chỉ hậm hực
lui ra.
Chiều hôm đó Cát Lợi và Cảnh Thạc cùng đoàn tùy tùng gia trang âm thầm ra sức dò xét trong thành Nam Sách. Chuyện này đã có mật báo nên quân
binh trong ngoài thành đều làm ngơ qua. Xong mặc dù đã tra xét rất kỹ
càng vẫn không tìm thấy một manh mối nào về Xương Ngập. Cát Lợi có chiều đã cho rằng mình đi sai đường , mật báo về Xương Ngập đến Nam Sách có
vẻ không đúng. Chỉ có Cảnh Thạc vẫn còn chút nghi ngờ.
***
Một Tửu Lầu trong thành Nam Sách.
Tửu Lầu này khá vắng vẻ. Chỉ có chưa đầy chục khách ngồi đối ẩm. Món ăn ở đây cũng khá là đặc biệt, nếu không muốn nói là vô cùng hấp dẫn. Có thể kể đến như: cá Anh Vũ hầm cách thủy với hạt sen , gà Đông Tảo 7 món,
chim Sâm Cầm quay thơm giòn. Đều là những món ăn thượng hạng. Vậy mà
khách tửu đều ăn mặc khá giản dị không giống giới quan lại quyền quý.
Ngoài biển hiệu còn ghi bốn chữ “ Thượng Dân Tửu Lầu”.
Một Khách Hiệp ghé vào quán.
Người khoác áo da Bò được khâu khá tỉ mỉ, chân đi giầy Bố(*) thấp. Y
phục đã cũ vì sương gió . Lưng đeo một thanh Cự Kiếm loại bản rộng
chừng hai tấc. Vẻ mặt phong sương , tuổi chừng đã 35 , 36.
Vị Khách Hiệp ngồi xuống 1 tửu bàn ở gần ngoài Vọng Lâu(**). Gọi món Gà
xào Ớt quả và 1 cân rượu. Tiểu Nhị mang rượu lên trước . Vị Khach Hiệp
liền cầm bầu rượu lên uống 1 hơi đến cả nửa cân, cảm giác vô cùng sảng
khoái. Chợt nghe ngoài Vọng Lâu có lời thơ rằng:
Nhất sầu đối ẩm tư
Nhân sầu lý đa tư
Vọng vọng Giang Tô bích
Đái Viễn cố nhân tri(***)
- Hay lắm! hay lăm…!
Khách Hiệp nghe xong vô cùng khen ngợi quay nhìn ra . Đó là một Khách
tửu bận một bộ bạch y. tuổi chừng27 , 28. Vẻ mặt tuấn tú nho nhã. Tay
đang cầm 1 cái quạt trắng . Nghe Khách Hiệp kia khen hai câu vẫn không
quay mắt lại chỉ ôm quyền đáp :
- Đa tạ ! đa tạ!
Khách Hiệp thấy phong thái ấy lấy làm sảng khoái lắm liền hô lớn
- Tiểu Nhị ! Dọn đồ của ta sang bàn vị công tử kia!
- Xin vâng !- Tiểu Nhị thưa, liền dọn ngay.
Khách Hiệp đã sang đên bên vòng tay thi lễ:
- Tại hạ Nhị Tuyệt Kiếm Lý Khuê , Thất Kiếm Sơn Trang Siêu Loai. Chẳng hay vị Công Tử đây danh tánh là gi?
Vị khách tửu bận bạch y nghe xong thần thái có chút kinh hoàng , liền vòng tay đáp lễ lại nói:
- Thì ra là Nhị gia Thất Kiếm Sơn Trang Siêu Loại Lý Lãnh Công! ngưỡng
mộ đại danh đã lâu! Thật thất lễ! thất lễ. Tại Hạ họ Trần tên một chữ
Lãm , người Bố Hải Khẩu
Lý Khuê nghe xong sảng khoái cười nói:
- Thì ra là Trần Minh Công ! nghe danh đã lâu nay gặp quả thật khí khái bất phàm . Bội phục ! bội phục!
Trần Lãm vội đỡ lời.
- Lý Huynh quá lời rồi! mời ngồi! mời ngồi!
Hai ngưới cùng ngồi xuống tửu bàn . Trò chuyện ,đối ẩm vô cùng hào sảng. Hồi lâu Trầm Lãm tò mò hỏi:
- Lý huynh đến Nam Sách có chuyện gì chăng?
Lý Khuê cùng Trần Lãm ngồi đối tửu vô cùng tâm giao cũng không giấu liền nói:
- Chẳng giấu gì Trần huynh. Ta được Phạm Lão Lệnh Công mời đến dự tiệc
Anh Hùng ở Nam Sách Phủ . Nghe danh tiếng Thượng Dân Tửu Lầu này ghé vào làm vài chén.
Trần Lãm giãi bày:
- Đệ cũng được Phạm Lệnh Công mời đến dự tiệc. Theo huynh lần này Phạm
Lệnh Công mời nhiều lộ anh hùng đến Nam Sách là có duyên cơ gì?
Lý Khuê thở dài nói:
- Ta nghe nói đại kinh chính biến… e rằng cũng không ngoài mục đích tổ chức đại yến anh hùng lần này!
- Đệ cũng nghĩ như huynh! Nghe nói lần này người đến dự có đại diên Nam , Bắc Thiếu Lâm , Đại diện các Môn Phái, 12 lộ anh hùng và một số Danh
Gia lớn trong Tĩnh Hải. Hầu hết đều nằm trong số thân Ngô Vương.
Lý Khuê có phần nể phục tiếp lời.
- Phạm Gia xưa nay trung quân , ái quốc ! Hẳn muốn nhân cơ hội này kêu
gọi khôi phục nhà Ngô. Chúng ta ít nhiều đều chịu ơn Ngô Tiên Chúa. Cũng lên giúp Lệnh Công một tay. Không biết ý Trần huynh thế nào?
Trần Lãm vẻ lo âu nói:
- Ý của huynh quả giống như ý đệ. Nhưng có điều này đệ còn chưa hiểu.
Sáng nay khi vào thành Nam Sách ngoài của Bắc thấy 5000 quân kinh đô
đóng trại. Trong thành lại thấy Phạm Lệnh Công tiếp đón Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc trong Khách Phủ. Chuyện này phải chăng có nội tình gi?
Lý Khuê suy tư 1 hồi rồi đáp :
- Phạm Lệnh Công xưa nay là người trung liệt, nhân nghĩa, hành sự đều
vô cùng công chính minh bạch. Chắc chắn không làm mấy chuyện tiểu nhân
như vậy. Hơn nữa Phạm lão tiền bối là người nhìn xa trông rộng chuyện
này ắt có nguyên do. Theo ta được biết Dương Cát Lợi là một dũng tướng.
Xưa từng la con riêng của Đình Nghệ. Khi Đình Nghệ còn sống đều rất hậu
ái mẹ con Cát Lợi mà không đoái hoài tới vợ cả. Vì điều này mà Tam Kha
có hiềm với Cát Lợi. Mặc dù công danh hiển hách cũng chỉ lên đến chức
Trưởng Cấm Vệ Cổ Loa. Còn Đỗ Cảnh Thạc , người này văn võ song toàn .
Năm xưa loạn đảng ở Hoan Châu nổi lên một ngày Y đánh vượt 4 ải. Chém
chết 4 tướng địch. Chỉ mới nghe danh quân địch đã khiếp vía.
Trần Lãm nghe Lý Khuê phân trần mới lộ ra ẩn ý, xấu hổ nói:
- Lý huynh quả thật thông hiểu nhân sinh. Nếu hôm nay không nghe huynh
luận bàn há chẳng phải đệ đệ đây đã nghĩ càn bậy rồi chăng.
Lý Khuê cười hảo sảng nói:
- Trần huynh lại quá lời rồi! Lúc ta vào quán nghe huynh uống rượu ngâm khúc Vọng Tri Kỷ lấy làm sáng khoái lắm. Nếu Trần huynh không chê xin
được bái làm kết nghĩa. Không biết ý Trần huynh thế nào?
- Được vậy thì còn gì bằng! – Trần Lãm mừng rỡ nói – Chúng ta làm lễ ngay tại đây!
- Được!...
Hai người đều lấy làm vui sướng ,liền sai tiểu nhị mang hương ra .Hai người cùng vái trời tám cái, thệ rằng:
- Ta Lý Khuê
- Ta Trần Lãm
- “ Bên Sông Giang nguyện kết làm huynh đệ , hoạn nạn có nhau , cùng
vào sinh ra tử. Tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng ,cùng năm nhưng xin được chết cùng ngày”.
- Đệ 28 – Trần Lăm nói
- Ta 35
Trần Lãm quỳ xuống nói
- Đại Ca !
Lý Khuê vội đỡ dậy gọi:
- Hiền Đệ !
Hai người cùng cười lớn vô cùng hào sảng. rồi uống 1 hơi hết cả 2 cân rượu. Uống xong Lý Khuê liền nói.
- Chúng ta đến phủ Lão Lệnh Công uống rượu tiếp chứ?
- Được ! đệ đi theo huynh
Hai người vừa đi vừa trò chuyện vô cùng vui vẻ
Bên ngoài bóng nắng chiếu cũng đổ xuống sau núi Hun Sơn.
(*) Một loại giầy da mỏng của võ tướng thời xưa
(**) Chỗ gần cửa sổ để nhìn ra ngoài
(***) Mình sáng tác thơ hán việt kém lắm.. nhờ bạn bè tìm từ . có gì sai xin chỉ bảo và lượng thứ