Vũ Trụ Vô Địch Nửa Nông Dân

Chương 53: Chương 53: Trồng trọt




Như đã biết, phần lớn cà đều có vài phần độc, cho nên cà cho dù ngon cũng không nên ăn nhiều.

Ngoài các món trên, cà còn có thể om hoặc xào với tôm, cua, ếch, ốc, hến, lươn, chạch…

Cà om ếch hoặc lươn phải nói là món ăn nổi tiếng nhất trong các món om của cà.

Cả ếch và lươn chế biến om cà cũng gần giống như nhau.

Trước tiên là ướp thịt bằng muối, bột ngọt, hành, tỏi, nghệ thêm một chút bột năng và nước mắm thật ngon.

Cà cắt thành miếng vừa ăn, dùng cà pháo, cà dừa, cà tím, cà đắng… loại nào cũng được, cắt xong ngâm nước muối khoảng 30 phút, vớt ra rửa sạch để ráo nước.

Sử dụng một cái chảo sâu, cho một ít dầu vào đun nóng.

Đổ tất cả thịt ếch vào chảo, vì ướp hành rồi cho nên cũng không cần phi hành thêm nữa.

Để lửa to, xào sơ đảo nhanh tay để hành được, được phi vàng, xào đến khi thịt săn lại thì được, không cần xào chín.

Vớt thịt ếch ra, cho thêm một chút dầu, bỏ cà vào xào lửa vừa, đảo nhanh tay để tránh cà bị sém.

Có thể cho thêm một chút nước để khỏi bị cháy hành, xào đến khi cà chín tới, lúc này cà đã chín và ngấm hương vị thịt ếch.

Cho thịt ếch vào, thêm một chút nước, đậy kín nắp đun lửa to khoảng 5 phút cho đến khi cà và ếch chín đều thì là được.

Khi nhắc xuống thái vụn một ít lá tía tô cho vào đảo đều.

Không cần phải nêm thêm gia vị, khi ướp thịt ếch nên cho gia vị vừa ăn.

Cà mặc dù không thần kỳ như chuối lùn xanh hay riềng, nhưng cũng là một món ăn đặc sắc, cà gần như có thể chế biến với bất kỳ loại thịt nào.

Chuối xanh và riềng là 2 loại củ quả siêu thần kỳ, có thể ngụy trang thành bất cứ món thịt nào mà chúng nấu cùng, ngoài việc cảm giác nhai khác nhau, còn lại từ hương cho đến vị đều hoàn toàn giống.

Lộc Động Đình ngừng suy nghĩ, dù sao hiện giờ còn chưa trồng gì cả, cho nên cũng chỉ là tưởng tượng.

Vác cuốc đi tận ra đến đoạn đất gần vách núi, Lộc Động Đình dùng cuốc bổ sâu khoảng 30 cm, đánh tơi đất, sau đó đào một số hố sâu khoảng 20cm, rộng 30cm.

Mỗi một đoạn sẽ đào một vài hố gần nhau, gừng, riềng, sả đều là loại cây bụi sinh sản khỏe và tính xâm chiếm mạnh, cực kỳ bá đạo.

Xung quanh bụi cây, thường rất khó mọc bất cứ loại cây nào khác, nhất là riềng, riềng bụi cao to, rậm rạp.

Đối với gừng thì tình huống đỡ hơn thật nhiều, vì gừng xanh vào mùa mưa và rũ vào mùa khô, cho nên tính chất bá đạo cũng ít hơn hẳn.

Sở dĩ xuất hiện trường hợp này vì từ rễ của những cây này sẽ tiết ra một số loại chất ức chế sinh trưởng của những cây khác.

Không chỉ ở riềng, sả thật nhiều loại cây khác cũng sẽ có tiết loại chất ức chế sinh trưởng của loại cây khác, nhưng hiệu quả mạnh yếu khác nhau.

Những loại cây bá đạo nhất phải nói đến là dừa, tre và cau, bá đạo đến nỗi ở dưới gốc những cây này quả thực là không một ngọn cỏ.

Cho nên khi trồng riềng, sả, gừng đều cần phải tách nhau ra một đoạn, không thể trồng chung với những loại cây khác.

Phần còn lại cũng không cần thiết phải đào hố, với những cây như tía tô, lốc quế… thì chỉ cần vãi hạt rồi phủ một lớp đất mỏng, tưới và giữ ẩm là được.

Đến như rau răm, chỉ cần lấy một đoạn cây sau đó rạch một đường nông, đặt xuống lấp đất liền có thể trồng.

Ngò tàu cũng đơn giản lấy cây non, dùng đầu ngón tay thọc xuống đất một chút liền có thể trồng.

Xới xong đất, Lộc Động Đình đem cuốc vào nhà, rửa sơ tay chân, đi vào nhà lấy hạt giống và giống cây đã chuẩn bị sẵn.

Cũng chỉ là thói quen rửa tay chân, Lộc Động Đình từ người phàm trở thành siêu phàm lại một bước lên trời, trở thành vô địch vũ trụ, đã là vạn pháp bất xâm, một chút bùn đất không có khả năng bám vào người của hắn.

Từ mấy hôm trước, Lộc Động Đình đi qua nhà hàng xóm, xin một ít giống cây, gừng riềng vài củ, một nắm sả, một ít đoạn rau răm, một ít cây ngò tàu non.

Tía tô và lộc quế vốn có để dành sẵn hạt, 2 loại cây này đều là tàn vào mùa khô, khi cây sắp tàn, chỉ cần gõ nhẹ hạt liền rơi xuống.

Hứng lấy phơi khô bảo quản nơi khô ráo thoáng mát liền có ngay hạt giống cho mùa sau.

Tất cả hạt giống sau khi phơi khô đều được gói bằng gói giấy, bỏ vào hộp nhựa đóng nắp kín, liền có thể cất giữ được nhiều năm.

Lại lấy từ trong hộp ra mấy gói giấy khác, cầm xem xét theo thứ tự là hạt cải, hạt đậu cô ve, hạt dưa chuột, hạt cà chua, hạt cà pháo, hạt cà dừa, hạt cà tím.

Hạt cải, cũng là để lại từ vụ trước, chọn một vài cây to khỏe, để cây già lên ngồng nở hoa kết trái.

Đến khi lá tàn gần hết, ngồng hoa chuyển sang vàng hoặc tự gãy gập xuống thì cắt về phơi thật khô, vò nhẹ liền có thể lấy được hạt giống.

Đậu cô ve, chọn để lại những trái to dài và đều, tốt nhất là những quả ra từ đợt đầu ra hoa kết quả, để quả tự khô trên cây, sau đó hái xuống phơi khô tách quả lấy hạt là được.

Dưa chuột và các loại cà, chọn trái ra từ đầu vụ, những trái đều đẹp kích thước lớn.

Để già vàng trên cây, khi trái vàng hoàn toàn thì hái xuống, cất riêng một chỗ, để vài ngày cho ruột quả bị rữa.

Chỉ cần để vài ngày là ruột quả bị rữa một phần, lúc này tách ra lấy hạt sẽ rất dễ dàng, hơn nữa khi để ruột tự rữa hạt sẽ dễ mọc mầm hơn là tách hạt lúc quả đang tươi.

Sau đó từ trong góc lấy ra một chén nước có màu đỏ, bên trong là thật nhiều hạt nhỏ.

Đấy là hạt ngò, được ngâm nước ấm từ hôm trước.

Hạt ngò có vỏ cứng nên cần phải làm vỡ và ngâm nước ấm trước, thì hạt cây mới có thể dễ dàng nảy mầm hơn.

Thật ra không phải chỉ là hạt ngò, phần lớn các loại hạt cũng nên ngâm nước ấm để dễ mọc mầm hơn.

Tất nhiên mỗi loại hạt nên ngâm ở nhiệt độ khác nhau, không phải loại hạt nào cũng có thể 3 sôi 2 lạnh.

Mang tất cả bỏ vào trong một cái rổ, hạt ngò cũng được vớt ra để ráo.

Ra vườn Lộc Động Đình thuần thục trồng xuống cây giống rau ram và ngò tàu.

Sau đó dùng dao cắt gừng, riềng ra thành từng khúc, bỏ vào hố khỏa nhẹ để lấp một lớp đất mỏng lên trên.

Sả tách ra theo từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 đến 4 tỏi, cho vào hố vùi xuống hơi ấn nhẹ.

Sau khi trồng xong sả, Lộc Động Đình đột ngột biến mất, lập tức xuất hiện trên núi, đang định bẻ một vài nhánh cây, Lộc Động Đình chợt dừng tay.

Hơi suy nghĩ một chút, Lộc Động Đình lại đột ngột biến trở lại chỗ cũ.

Cầm lấy dao, Lộc Động Đình vòng qua đi về phía sau núi, tới một đám cây bụi hơi rậm rạp, thì dùng dao chặt lấy không ít nhánh cây nhỏ.

Mỗi nhánh đều có khá nhiều lá, dài khoảng 50 đến 60cm, sau đó ôm trở về.

Cắm những nhánh cây vừa chặt xung quanh mấy bụi sả và rau răm cùng mùi tàu mới trồng, chụm đầu vào nhau.

Bởi vì sả trồng bằng tỏi, rau răm trồng bằng thân còn ngò tàu trồng bằng cây non phía trên mặt đất còn một đoạn cồi và lá cho nên cần phải che mát trong mấy ngày đầu tiên.

Che mát là để đảm bảo lá không bị héo quá nhiều, cho đến khi cây bén rễ thì không cần thiết phải che, nhưng để tốt nhất một tuần sau khi trồng đều nên che chắn kỹ càng.

Che chắn xong, Lộc Động Đình lại đi vào nhà, trên đường đi thì đóng hết các van xả của các đầu phun, chỉ để mở đầu phun ở đoạn vừa trồng cây xong.

Vào nhà mở van tưới, bật máy bơm, đứng chờ một hồi, cảm thấy tưới đã đủ, Lộc Động Đình tắt máy, đi ra nhà sau lấy một túi phân vi sinh, một túi phân lân và một túi vôi, xách theo ra vườn.

Lại tiếp tục xới đất, nhưng lần này không xử lý đơn giản như hồi nãy.

Đậu ve mặc dù cũng dễ dàng sống dễ dàng mọc mầm, nhưng để cây khỏe và được nhiều quả thì cũng cần cận thận chăm sóc hơn.

Đầu tiên cũng là đào đất và làm tơi, thật ra đất cũng đã tơi sẵn rồi, vì mấy ngày ngay Lộc Động Đình làm việc chính là xới đất, hắn trở thành siêu phàm cũng là trong lúc xới đất.

Tùy vào hình thức trồng mà xới đất lên luống cho phù hợp.

Nếu trồng hàng đôi, lên luống cao 25 đến 30cm, mặt luống rộng từ 1 đến 1,2m; hai hàng trên luống cách nhau 70 đến 80 cm, các cây cách nhau 20 đến 25cm, mỗi hốc gieo 2 hạt.

Nếu trồng hàng đơn, lên luống cao từ 20 đến 30cm, mặt luống rộng 50 đến 60 cm, mỗi luống cách nhau 1,2 đến 1,4 mét, các cây cách nhau 20 đến 22cm, mỗi hốc gieo 2 hạt.

Trộn đều phân lân, vôi và phân vi sinh, rạch thành rãnh nhỏ ngay giữa luống, rải đều hôn hợp phân vôi và lân.

Nhằm tăng thêm dinh dưỡng cùng vơi diệt trừ một phần các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh cho cây.

Đậu cô ve cũng không phải là giống cây dễ hầu hạ.

Chưa nói đến chuyện khác, chỉ riêng tưới nước đã là phức tạp đến nỗi đau đầu.

Đậu cô ve cần tưới nhiều nước lúc rộ hoa trái, để cây hấp thụ lượng nước nhiều nhất vì thời điểm này cây cần lượng nước lớn.

Thiếu nước khiến đậu phát triển kém, cho quả nhỏ, quả mau già, nhiều sơ, giảm năng suất và mau héo.

Vào giai đoạn bón thúc, bởi vì chỉ trồng một ít cho nên cũng không cần thiết phải sử dụng phân bón hóa học.

Mùa nắng nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất từ 70-75%.

Mùa mưa có thể không tưới hoặc tưới ít đi. Nếu mưa to cần phải tưới rửa đọt do bị dính đất.

Tuy nói không cần thiết bón phân, nhưng không có nghĩa là không cần đếm phâm bón.

Chỉ cần phối trộn một ít phân lân, vôi cùng phân vi sinh dùng để bón thúc củng rất hiệu quả.

Đậu cô ve gần như thực dễ dàng bị nhiễm bệnh, từ khi còn nhỏ bệnh chết héo cây con, cho đến lớn lên nào là đốm lá, rỉ sắt, đốm vi khuẩn cho tới bệnh phấn trắng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.