Vào đông trong lúc rãnh rỗi, Tây Viễn cân nhắc đặt tên tự cho mình cùng mấy đứa em. Vốn, dân chúng nghèo khổ ngay cả tên cũng không có, lại càng không cần phải nói đến tên tự. mấy đứa trẻ con nhà họ Tây mặc dù có tên, nhưng đều là cha mẹ tùy tiện đặt cho, từ tên mấy đứa chẳng liên quan gì có thể nhìn ra.
Theo lễ tiết đều phải xưng hô đối phương bằng tên tứ, nếu không là hành vi không lễ phép. Có tên tự, cũng là một dấu hiệu của người có thân phận địa vị.
Chữ đầu tiên đã nghĩ ra, dùng chữ “Trường” ý nghĩa dài lâu. Chữ sau Tây Viễn suy nghĩ mấy ngày, lật nhiều sách, vẫn chưa tìm được từ thích hợp.
hoàng hôn hôm nay, mấy đứa trẻ tan học trở về, Vệ Thành và Tây Vi cưỡi tiểu hồng mã rảo quanh trong sân. vào trời đông lạnh, người cần vận động, ngựa cũng cần vận động.
Vệ Thành và Tây Vi ở trên yên ngựa, lúc thẳng lưng lúc rạp người xuống, lúc lại thả chân nghiêng người nằm sát vào một bên thân ngựa. Tiểu Hồng mã nuôi đã hơn một năm, đã hình thành ăn ý với hai đứa con trai. trước kia nhìn hai đứa nó khi cưỡi ngựa làm động tác độ khó cao, Tây Viễn còn run sợ trong lòng, hiện giờ chẳng thấy làm sao.
Vó ngựa đạp đạp, lập tức hai câu thơ “Vạn lý phó nhung cơ, Quan sơn độ nhược phi” không hẹn mà hiện trong đầu Tây Viễn. nhớ lại khi mình lớn bằng tụi nó, đang học cấp hai học Mộc Lan Từ, ảo tưởng có một ngày có thể một thân quân phục, cưỡi ngựa quan ải ngàn dặm, bảo vệ quốc gia, trong quá trình mỗi nam hài tử lớn dần đều có mong muốn làm anh hùng, Tây Viễn cũng không ngoại lệ.
” Vạn lý phó nhung cơ, Quan sơn độ nhược phi.” Tây Viễn trở về phòng viết hai câu này xuống. được rồi, cứ dùng từ trong câu sau mà đặt tên tự, thiếu một chữ thì dùng chữ Sóc trong câu tiếp theo “Sóc khí truyền kim thác” bổ sung.
Vì thế, mấy anh em nhà họ Tây, tính từ Tây Viễn, tên tự lần lượt là Trường Quan, Trường Sơn, Trường Độ, Trường Nhược, Trường Phi, Trường Sóc, chỉ sót lại Hổ Tử. không học tập không văn hóa, lấy đâu ra tên tự, Tây Viễn không chút do dự khai trừ Hổ Tử.
Có tên tự, những đứa khác còn đỡ, biết đây chỉ là một cách xưng hô thôi, Vệ Thành và tiểu Cẩu Đản lại vui rung trời.
Vệ Thành luôn tiếc nuối mình không thể theo họ tây, tên cũng không liên quan. Giờ hay rồi, tên tự đều có chữ Trường, nếu không nêu họ, người khác tự nhiên cho là hai anh em; hơn nữa anh trai nói đây là từ một câu thơ lấy ra theo thứ tự, Vệ Thành cảm thấy trên hình thức lập tức có liên hệ nào đó với TV.
Cho nên ở học đường, Vệ Thành trịnh trọng tuyên bố tên của hắn là Vệ Thành Vệ Trường Sơn, sau này mọi người gọi hắn Trường Sơn sẽ tốt hơn, không được gọi Vệ Thành nữa.
Cẩu Đản cũng thế, sau khi nghe chuyện Cẩu Đản rúc vào bên TV, để Tây Viễn nói cho nó chữ Sóc nghĩa là gì “Sóc, là nói đến ngày đầu tiên của tháng.” Theo Thuyết Văn. sau khi hiểu rồi, Cẩu Đản còn trang trọng viết hai trang giấy, sau đó? Sau đó trong nhà ngoài trưởng bối và TV, ai còn kêu Cẩu Đản, người ta sẽ không phản ứng.
Mấy đứa lớn rỗi hơi lấy tên trêu Cẩu Đản: “Cẩu Đản, Cẩu Đản.”
Cẩu Đản cứ làm ngơ ngồi chơi chong chóng, thổi phù phù. Hứ, ta không nghe thấy, Cẩu Đản là ai? Không biết.
“Trường Sóc, Trường Sóc.”
“Dạ, anh hai.”
“Trường Sóc, Trường Sóc.”
“Đến đây, anh ba.”
“Trường Sóc, Trường Sóc huynh.”
“Chuyện gì? Anh năm.”
Vừa kêu Trường Sóc, Cẩu Đản liền đáp lại, đắc ý lắc lư cái đầu. Vệ Thành và bọn Tây Vi không nhịn được cười trộm, ngay cả Tây Dũng cũng kêu hai tiếng “Trường Sóc” trêu Cẩu Đản.
mấy đứa trẻ con nhà họ Tây đều có tên tự, mấy đứa Trụ Tử Trình Nam cũng không để yên, nói sao cũng bắt Tây Viễn đặt cho, hơn nữa trong tên phải có chữ “Trường”.
Tây Viễn liền đau đầu? cuối cùng nghĩ ngợi mấy ngày, đặt cho mấy đứa lần lượt là: Trụ Tử, Trường Huệ; Trình Nam, Trường Phong; Giải Minh Lý, Trường Đồng; Triệu Lâm, Trường Húc.
Tới giữa tháng 11, Diệp tiên sinh cho nghỉ học.
Như vậy, bọn nhỏ có gần hai tháng không cần tới học đường.
Nhưng chúng chỉ ở nhà mấy ngày lại về thành hỗ trợ Tây Ký.
đồ ăn Tây Ký bán rất khá. sắp đến cuối năm, rất nhiều người bắt đầu mua sắm đồ ăn năm mới. đồ ăn Tây Ký giá cả không cao, khẩu vị lại độc đáo, rất được mọi người hoan nghênh, nhất là bánh ngọt và bánh bích quy.
Bánh ngọt chia làm ba loại, một loại chỉ có bột mì và lòng đỏ trứng đánh với nhau có màu vàng óng hương vị ngọt ngào; một loại chỉ cho lòng trắng trứng, vừa trắng vừa xốp, vừa cho vào miệng là tan; một loại có cả lòng đỏ và lòng trắng, có màu vàng nhạt, thơm hương ngào ngạt.
Đương nhiên, bánh ngọt là hấp chứ không phải nướng. Trong cửa hàng bày đủ loại mứt hoa quả thêm vào tùy theo ý khách mua, hoặc khách có thể mua cả hộp mứt mang về.
Hồi mua thu, cây nho ở thôn và trong thành đều kết không ít quả. Tây Viễn hướng dẫn mấy đứa trẻ một phần làm thành rượu nho, một phần phơi thành nho khô, giờ vừa hay cho vào bánh ngọt và bánh bích quy. giá cả thì dựa theo bên trong có bao nhiêu nhân.
Tây Viễn còn chế sữa, đường, nho khô, mứt hoa quả thành kem đá đủ vị đặt bán trước cửa quán. đáng tiếc, không có thiết bị làm lạnh, bằng không mùa hè nhất định sẽ bán rất tốt.
Chân gà vịt cay, đậu khô đủ vị, váng đậu, bánh ngọt, bánh bích quy, mứt hoa quả, rượu trái cây, nho khô, kem đá, việc làm ăn của Tây Ký vào cuối năm hết sức bùng nổ.
Lão bách tính cũng không ngốc. đồ ăn Tây Ký hương vị độc đáo, giá cả có vừa có thấp, mua về hoặc là tự ăn hoặc là đãi khách, hoặc đem đi tặng đều rất được. cho nên, một truyền mười, mười truyền trăm, chỉ cần ra chợ đều sẽ đến Tây Ký nhìn qua.
cả nhà họ Tây vội đến chân không chạm đất, trong nhà chỉ chừa ông và bà nội trông Không Điểm giữ nhà, ngay cả Cẩu Đản vàTiểu Dũng cũng theo tới. Không cho đến không được, Tiểu Dũng nói anh cả bất công, để Cẩu Đản trồng thảo dược, bán được nhiều tiền như vậy đều không có nó, cho nên lần này nó cũng muốn kiếm tiền tiêu vặt ăn tết. Nói đến thật đáng thương, giống như không kiếm được tiền tiêu vặt, nó không ăn được tết ấy.
Tiểu Dũng đến, Cẩu Đản đương nhiên không chịu ở nhà đợi. Tây Viễn bất đắc dĩ, để cho hai đứa nó làm chút việc đơn giản, tỷ như đong nho khô theo số lượng cho vào túi hay cùng Thu Dương gấp túi giấy.
mấy đứa Vệ Thành không thể như vậy, bọn nó làm đều là việc tốn sức, giúp đánh trứng, rửa chân gà, nhóm lửa, cắt bánh, tóm lại, mỗi đứa bề bộn chạy đi chạy lại.
Trình Nam, Trụ Tử, Giải Minh, Lý Triệu Lâm về nhà một chuyến cũng theo tới. mấy đứa hỗ trợ ở cửa hàng, đứng quầy, vào sổ, mỗi tối Tây Viễn đều kiểm kê đối chiếu số lượng và tiền.
bận rộn đến hai tám tháng chạp mới ngừng. Tây Viễn họp lại, phát tiền công cho Trương Tài, Lý Đắc Mạch, lão Triệu và mấy đứa trẻ con, ngoài ra mỗi người lại được một bao lì xì to thưởng cuối năm.
Lão Triệu và Lý Đắc Mạch lĩnh tiền, vui vẻ về nhà ăn tết. mấy đứa Trụ Tử Trình Nam sung sướng cất tiền vào túi, theo tiến độ này thì sang năm chúng nó có thể mua ngựa rồi.
Cẩu Đản à Tiểu Dũng cũng vui không khép được miệng, tiền trong túi kêu lẻng xẻng. yeah, tết rồi, ngày mai anh cả dẫn bọn nó đi chợ, mua gì mới tốt đây? hai anh em nghỉ bể đầu, thì thào cả đêm.
sáng hôm sau, chọn mua đồ ăn ăn tết xong, cả đám vội vội vàng vàng chạy về thôn hoa sen. Tây Viễn gọi Trương Tài cùng về thôn ăn tết, Trương Tài cô đơn một mình, nếu để hắn ở trong thành không khỏi quá mức lạnh lùng.
Trương Tài không chối từ, ngồi trên xe cùng mấy đứa trẻ con nhà họ Tây, hăng hái nói chuyện. Nhà trong thành thì Tây Viễn phó thác Lý Đắc Mạch mỗi ngày tới ngó qua.
Về đến nhà, Tây Viễn để mấy đứa Trình Nam chạy về nhà gọi cha mình tới. rượu trái cây và mứt hoa quả, năm nay là Trình Nghĩa rủ mấy thôn dân có quan hệ tốt làm, nhà họ Tây chỉ thay mặt bán, Tây Viễn cần họp lại để tính tiền.
mấy người Trình Nghĩa tới rất nhanh, ngồi trong gian chính nghe Tây Viễn cẩn thận tổng kết lại, khấu trừ phí tổn thay mặt bán, mỗi thứ bán bao nhiêu tiền, tổng cộng là bao nhiêu, mỗi người được phân bao nhiêu, Tây Viễn đều nêu rõ.
Mấy người lớn đều rất kinh ngạc, năm nay chỉ là tiểu đả tiểu nháo, không ngờ mỗi hộ thế nhưng được phân hơn hai lượng bạc, còn hơn cả họ trồng ruộng một năm. Vậy nếu sang năm cây trong thôn kết quả thì…
Mấy người nhận bạc xong liền vội về nhà báo tin vui cho người nhà, Tây Minh Văn giữ lại ăn cơm cũng từ chối.
Tây Viễn nhờ Thu Dương gọi Tiểu Dũng, Cẩu Đản, Vệ Thành, Tây Vi, Tây Dương tới. mùa thu bọn nó đều tham gia phơi nho khô, nho chín chỉ có mấy ngày, mấy đứa phải làm gấp. tiền bán được Tây Viễn không giữ lại mà đều chia cho mấy đứa trẻ con.
Của Cẩu Đản do bà nội bảo quản, của Tiểu Dũng giao cho thím hai, còn lại mấy đứa lớn thì tự giữ.
“Bà ơi, đây là của cháu và tiểu Vi, là tiền mua ngựa ạ.” Vệ Thành và Tây Vi xoay người đưa hết tiền tích trữ cả năm cho bà nội. bọn nó không quên hứa hẹn lúc trước, tiền ngựa tự mình trả.
“Hai đứa thật sự đều đưa hả? Thôi khỏi, cứ cầm muốn tiêu gì thì tiêu.” Bà nội không chịu thu. trong nhà giờ chẳng thiếu chút tiền đó, tội gì cầm hết tiền của tụi nó. Mấy đứa lớn rồi, không thể không có ít tiền tiêu.
“Bà ơi, bà cầm đi ạ. anh mỗi tháng đều cho tiền tiêu vặt, sau này muốn tiêu lại có ạ!” Vệ Thành ha ha cười, đẩy lại tiền cho bà nội.
” Đúng đó bà, sau này bọn cháu thiếu tiền sẽ đến xin bà.” Tây Vi giúp bà nội cất tiền vào trong hộp, chi phí trong nhà đều lấy từ đây.
“Ừ thôi, bà cầm trước cho, hai đứa không có đừng cố chịu đấy.” Bà nội đã vào thành một chuyến, biết trong thành tiêu tiền nhiều, không giống nông thôn chỉ cần đồ ăn đủ thì một năm cũng không tiêu mấy.
“Dạ đã biết ạ, bà chớ lo cho bọn cháu.” Vệ Thành và Tây Vi đáp.
“Bà đừng lo bò trắng răng nữa, còn thằng anh nó đấy, hai đứa này chẳng có số chịu khổ đâu.” Nhìn Vệ Thành và Tây Vi ra ngoài, ông nội gõ gõ điếu thuốc nói với bà nội.
“Dù sao cũng không nên lấy tiền, ai lại mua đồ cho trẻ con rồi bắt tụi nó tự trả?” Bà nội trợn mắt liếc ông nội.
“Được được, bà nói rất đúng.” ông nội vừa thấy thế, vội đổi đề tài, “Bà xem, Cẩu Đản nhà ta cũng có tiền, bà đếm xem được bao nhiêu?”
“Để tôi xem, chắc không ít đâu. nghe Cẩu Đản đếm cả buổi, hình như được hai xâu tiền.” Bà nội vừa nghe cũng vui vẻ. thằng cháu út giờ cũng là một tiểu phú ông rồi.
“Cứ giữ cho bọn trẻ, sau này lớn cần thì lấy ra tiêu.” ông nội cân nhắc rồi nói.
“Nếu năm nào cũng được nhiều … thế này? Cẩu Đản nhà ta còn tự tích đủ tiền cưới vợ luôn ấy chứ.” Bà nội nói rồi thật cẩn thận cất tiền cho Cẩu Đản vào trong tủ.