Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 186: Chương 186: Bàn luận




Thật ra dự định của Diêu thiếu không chỉ ngừng ở đó, những gì hắn trình bày còn liên quan mật thiết đến cả nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và cả thương nghiệp. Tất nhiê những thứ này là hăn giữ sâu trong lòng không nói ra mà thôi.

Nhưng kể cả như vậy thì những điều Diêu thiếu trình bày cũng đã mang đến một cơ hội cực lớn cho nước Phổ bừng bừng dã tâm muốn thống nhất Liên Bang Đức, cũng như muốn trở thành cường quốc thực sự số má tại Châu Âu.

Cả Vua Wilhelm I và Bismarck thủ tướng đều có thể hiểu rằng những gì mà Diêu thiếu trình bày chắc chắn sẽ được chào đón ở mọi quốc gia hắn đặt chân đến chứ không riêng gì nước Phổ. Đây cũng chính là điều băn khoăn khiến cho hai vị Vu và thủ tướng nước Phổ phải bàn bạc riêng để tìm phương án trao đổi.

Bất kì cái gì cũng có giá của nó,và những công nghệ tương lai mà Diêu thiếu mang đến chính là cũng có cái giá của nó, cơ mà cái giá này có vẻ hơi quá lớn khiến cho hai đầu lãnh của Phổ không biết lấy gì để trao đổi.

Phiên làm việc đầu tiên giữa hai phái đoàn đã chấm dứt, các thỏa thuận ngoài lề do các đặc phái viên hai bên bàn bạc có tiến triển rất lớn. Do cả hai bên đã có hiểu biết nhất định về nhau nên họ có được tiếng nói chung không quá khó khăn. Nhưng vấn đề của Diêu thiếu cùng hai vị lãnh đạo cao nhất của Phổ thì lại cần cân nhắc rất nhiều.

- Thủ tướng, theo ngài thì mức độ khả thi của những gì vị Diêu thủ tướng á ĐÔng nói là bao nhiêu %?

Lúc này trong phòng chỉ con lại Vua Wilhelm I và thủ tướng Bismarck, họ đang cùng nhau bàn bạc kĩ lưỡng hơn về các “dự án” chấn động mà Diêu thiếu đưa ra.

- Thưa bệ hạ, theo tôi thì mức độ khả thi của dự án có thể chia ra làm nhiều mức độ tin cậy khác nhau. Ví dụ như động cơ turbine thì độ tin cậy không thể dưới 80% được, vì theo như Diêu thủ tướng nói thì họ cũng đã chế tạo ra mô hình. Từ cái mô hình này có thể dễ dàng tính toán ra được công suất so sánh với động cơ hơi nước lúc này. Về kinh khí cầu cứng thì đây là một mục tiêu hơi xa vời theo tôi xác xuất thành công không quá cao. Nhưng tôi vẫn hi vọng vào một kì tích. Vì nếu chúng ta có được một vũ khí như vậy kết hợp cùng chiến hạm động cơ turbine thì lúc đó chúng ta mới là bá chủ của Đại Dương mà không phải Anh hay Pháp. Vì tôi rất tin tưởng vào động cơ turbine độ tin cậy nên việc có thể chế tạo được máy phát điện công suất lớn. Vậy nên những công nghệ như điện phân nhôm gì đó, hay cả là điện phân nước để thu được oxi và hidro là có thể hi vọng đến. Còn cái gì hồ quang thì quả thật tôi chưa nghe đến, thứ này cần các nhà khoa học vật lý hàng đầu tham gia vào mới có thể đánh giá nổi.

Bismarch thủ tướng rất tỉnh táo mà đưa ra nhận xét riêng của bản thân. Bismarck đưa ra một nhận xét rất khách quan và tỉnh táo. Nói thật không có ai mong muốn các công nghệ này hơn Bismarck, cái kế hoạch thống nhất liên Bang Đức rất cần những công nghệ mới của Diêu thiếu đó. Mặc dù liên bang đức các tiểu quốc toàn bộ phần nhiều là trong lục địa mà thôi. Nghe thì chẳng có gì liên quan động cơ này nọ nhưng mọi người có thể tưởng tượng một động cơ công suất cao có thể làm gì? Lúc đó các nhà xưởng sẽ được thay thế bằng các máy móc với động cơ cực mạnh, việc chế tạo các vũ khí cỡ lớn như đại bác, nòng súng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các động cơ turbine nhỏ nhẹ công suất cao hoàn toàn có thể bố trí cho các chiến hạm nhỏ hạm chạy trên sông. Vật thì có thể nói đây là những xuồng “cao tốc” thế hệ đầu tiên rồi.

Nói thật Diêu thiếu là đang dấu diếm rất nhiều điều. Với công nghệ lúc này có thể chế tạo được turbine đa hàng cánh và cũng đa cụm cánh quạt nhưng vấn đề đó là chất lượng thép khôn tốt, khả năng bảo trì của turbine không dễ như đầu mày piston chính vì lẽ đó Đức và Thái Nguyên chắc chắn sẽ rơi vào khoảng thời gian dài vô tận về cải tiến công nghệ cũng như bảo dưỡng máy móc. Các cơ sở có thể bảo dưỡng cho turbine cũng phải được xây mới vì những động cơ này cần sự bảo trì riêng biệt mà những cơ sở bảo trì piston không thể đáp ứng được. Nói thật nếu Diêu thiếu không có heroin ủng hộ thì có đánh chết hắn cũng khong dám nhảy vào cái hố này.

Đừng nghĩ cứ xuyên muốn làm gì thì làm, một thứ thay đổi là kéo theo rất nhiều thay đổi phức tạp khác. Nhất là lúc công nghệ đang nửa trắng nửa xanh như lúc này rất khó có thể đồng bộ hóa cho được. Đừng nghĩ một người Xuyên rồi nằm đó nghĩ ra công nghệ tương lai là bố đời. Nói một câu chắc chắn đó là nói phét vì rất nhiều công nghệ không thể nào thực hiện trong công nghệ hiện tại.

- Kể cả như vậy thì những công nghệ mới như động cơ công suất cao cùng thứ gọi là ngư lôi kia sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách tác chiến của chúng ta. Nhất là kế hoạch phát triển thiết giáp hạm cỡ lớn của chúng ta cũng phải thay đổi nhiều.

Wilhelm I hơi trầm ngâm mà đưa ra một nhận định. Quả thật nếu ké hoạch của Diêu thiếu chỉ cần thành công một nửa cũng là thiên đại hảo sự của Phổ quốc rồi. Nên nhớ cách bàn bạc của Diêu thiếu gần như như là hai quốc gia cùng hùn sức mà tạo nên một công ty trong đó phí đầu tư gần như là Thái Nguyên ra cả, Phổ là cung cấp công nghệ ban đầu, hệ thống các nhà khoa học cộng thêm công nhân chất lượng cao. Về phần Thái Nguyên cũng sẽ sớm nhất đưa qua Phổ một số lượng lớn kĩ sư cộng thêm công nhân. Nhưng thực ra ai cũng biết số nhân viên Thái Nguyên qua Phổ chỉ là để học hỏi kĩ thuật mà thôi. Nếu tính ra thì Phổ chẳng có gì thua thiệt vì vốn đầu tư toàn là của Thái Nguyên cả. Tất nhiên khi nghiên cứu thành công thì cả Thái Nguyên và Phổ đều có quyền sở hữu công nghệ nói trên và sản phẩm là ưu tiên cung cấp cho hai bên với tỉ lệ chia đều.

Nhìn thì có vẻ Thái Nguyên quá thua thiệt nhưng thực sự không phải như vậy. Thái Nguyên có tiền do buôn bán heroin có ý tưởng của Diêu thiếu nhưng lại không đủ đội ngũ khoa học chất lượng cao cũng như các công nghệ sở tốt nhất. Nếu để cho Thái Nguyên tự nghiên cứu thì không biết đến mùa nào mới có thể thành công cho được. Mà kể cả có thành công thì Diêu thiếu cũng không thể nào con mẹ nó sản xuất với số lượng lớn những sản phẩm kia.

Đừng có nghĩ ý tưởng của Diêu thiếu là cao siêu, hắn chỉ là nắm được nguyên lý, lý thuyết cơ bản mà thôi, muốn hiện thực hóa các ý tưởng trên mà không có một đội ngũ khoa học gia thực sự mạnh mẽ thì quên luôn đi.

- Quả thật nếu những động cơ trên cộng thêm triết lý tấn công bằng thuyền nhỏ bọc thép dày tốc độ cao, cộng thêm những quả ngư lôi thì chúng ta phải thay đổi rất nhiều về dự án đóng chiến hạm thiết giáp. Nếu như xét một cách sơ bộ chưa qua kiểm chứng thì thiết giáp hamk dù to lớn bọc sắt dày cũng khó có thể an toàn trong lối đánh này. Vậy nên theo tôi nên ngưng lại việc đóng tiếp 2 thiết giáp hạm để chờ đợi kết quả dự án mới này.

Lúc này người Phổ sau khoản viện trợ đầu tư khổng lồ của Diêu thiếu thì cũng đã đã đóng xong được chiếc thiết giáp hạm đầu tiên của bản thân. Họ đang có dự định đóng mới hai thiết giáp hạm nhưng vì có dự án của Diêu thiếu khiến cho người Phổ bắt đầu đánh giá lại sức mạnh thực sự của thiết giáp hạm. Bên cạnh đó họ dừng việc đóng thiết giáp Hạm mới cũng là vì chờ đợi động cơ mới. Với một động cơ mạnh mẽ hơn động cơ cũ từ 10-12 lần nếu cùng kích thước thì chẳng tội gì họ muốn dùng động cơ cũ yếu bèo cho thiết giáp hạm. Nhưng cũng chính vì thay đổi động cơ nên sẽ dẫn đến thay đổi rất nhiều về thiết kế của chiến hạm. Việc dừng lại là bắt buộc.

- Vấn đề lúc này là chúng ta nghĩ sao về đòi hỏi của phía Thái Nguyên. Những điều khoản họ đưa ra cực kỳ hào phóng khiến tôi không có lý do nào để không tin họ có suy nghĩ khác.

Wilhelm I cũng khá thận trọng, yêu cầu của Diêu thiếu không quá cao trong phi vụ làm ă, hợp tác này lại khiến cho người Phổ suy nghĩ. Không đến mức nghi ngơ hoàn toàn động cơ của Diêu thiếu nhưng thắc mắc là có đấy.

- Thưa bệ hạ, vấn đề này không khó giải thích. Quan hệ giữa Vương quốc Thái Nguyê và đế quốc Đại Nam là một vấn đề, dường như là vương quốc mạnh hơn đế quốc nên sinh mâu thuẫn. Lúc này lại có Pháp quốc đang đánh vào Đại Nam quốc mà lại mằm kẹt giữa hai thế lực trên. Có lẽ chính vì lý do này mà vị thủ tướng kia mới muốn có một đồng minh thực sự tại Châu Âu. Nói cho cùng thì chúng ta và Pháp cũng là tử thù, không sớm thì muộn sẽ sảy ra va chạm trực tiếp. Người Thái Nguyên muốn mạnh lên nhanh chóng nên muốn dựa vào đội ngũ khoa học của chúng ta cũng như công nghệ của chúng ta để phát triển công nghệ mới. Tất nhiên họ cũng muốn đồng minh như chúng ta mạnh lên nhanh chóng, nếu như vậy đồng nghĩa dã tâm của chúng ta sẽ bành trướng nhanh hơn và một cuộc chiến vơi Pháp sẽ sớm diễn ra hơn…

Nếu Diêu thiếu có mặt lúc này tại đây mà nghe được những nhân xét của Bismarck thì quả thật là phải ngả mũ kính phục. Vị thủ tướng Phổ này dường như đã nói đúng đến 80% sự việc cũng như mục đích của Diêu thiếu lúc này. Quả thật không thể nào phủ nhận sự nhạy cảm chính trị của vị thủ tướng lão thành này, việc ông ta có thể đưa Phổ quốc thống nhất liên bang Đức, sau đó đánh nam dẹp bắc được thật sự là có lý do của nó.

- Bismarck, ông nghĩ sao về một cuộc hôn nhân chính trị?

Wilhelm I đưa ra một câu hỏi có phần hơi ngoài lề một chút. Ý tứ của ông rất rõ ràng có nghĩa là muốn níu kéo một minh hữu hùng mạnh, tiềm năng bằng một cuộc hôn nhân chính trị. Điều này khá phổ biến tại Châu Âu cát cứ phân quyền. Các cuộc hôn nhân chính trị xảy ra như cơm bữa vậy. Hôn nhân chính trị cũng có một điểm hay, đó chính là nếu như chuyện này thành công thì việc hợp tác phát triển các công nghệ mới sẽ còn kéo dài hơn. Ngay cả khi Thái Nguyên có được năng lượng tự mình sản xuất, nghiên cứu mà không cần dựa vào Phổ thì sự hợp tác vẫn có thể kéo dài.

Cả Wilhelm I và Bismarck đều nhạy cảm mà biết được rằng những ý tưởng vượt thời đại của Diêu thiếu sẽ không dừng ở đây. Lúc này vì Pháp tấn công Đại Nam quá mạnh nên Phổ mới nhận được lợi lộc như vậy. Nhưng nếu như chiến tranh Pháp- Đại Nam kết thúc thì tương lai sẽ ra sao. Thái Nguyên sẽ tự mình phát triển công nghệ dựa trên nền tảng đạt được sau khi hợp tác với Phổ, hay Thái Nguyên sẽ tìm đố tác chiến lược tốt hơn lại là một câu hỏi mang tính thực tế cao.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.