Không đợi cho lão Trương Đăng Quế hồi phục sau khi bị chọc giận thì Dêu thiếu lại nghiêm túc mà tiếp lời.
- Xin hỏi, Trương các lão trong sự nghiệp của mình đã dẫn quân hải chiến hay thủy chiến bao giờ chưa?
Câu hỏi này rất là thâm hiểm, đạo không phân trước sau. Nếu Trương Đăng quế cạy già lên mặt nói nhăng có khi Diêu thiếu sẽ lãnh đòn oan. Nhưng nếu Diêu thiếu đã mở miệng thì hắn sẽ cố chiếm lợi thế trong lần ra quân và khuếch chương nó ra. Lần này lên Thái Hòa điện Diêu thiếu đã không có ý định dấu tài. Hắn quyết khẩu chiến quần hùng một phen. Đại Nam có rất nhiều lý niệm đã quá cổ hủ, không phải người Đại Nam không thông minh, không cầu tiến mà lúc này đây vò đóng cửa quá lâu mà họ hoàn toàn mất đi phương hướng. Một hai người đi du học thì lại lạc trong rừng kiến thức của Tây Phương. Diêu thiếu biết rõ đạo lý mưa dầm thấm đất. Nhưng không có người khai mở thì có mưa vào niềm tin, Diêu thiếu ngày hôm nay quyết làm người khai mở, quyết chọc thủng trời một phen.
- Ta ta… ta đánh trận từ khi cha ngươi còn nằm tã lót.
Hết cách Lão Trương lại lôi chiêu bài người già ra để hù dọa người. Quả thật trong quá khứ Trương Đăng Quế có dẫn binh đánh giặc một lần và may mắn chiến thắng. Lúc ấy là vào thời Minh Mạng. Đầu năm 1836, Quách Tất Công và Quách Tất Tại, sau khi bị đánh thua trong cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương ở vùng Hòa Bình, lại tôn phò Lê Duy Hiển khởi binh chống Nguyễn ở Thanh Hóa. Quan quân đánh dẹp mãi không xong. Thấy vậy, Trương Đăng Quế bèn xin đi, được vua sung chức Kinh lược sứ tỉnh Thanh Hóa (cuối năm 1836). Thắng trận trở về, ông được gia thưởng Kỷ lục quân công. Đây là trận đánh duy nhất trong lịch sử làm quan của họ Trương.
Vết nhơ của ông trong quân sự lại không phải là ít, điểm đáng nói nhất chính là vào Tháng 7 (âm lịch) năm 1858, có 12 chiếc tàu Pháp đến bắn phá các bảo đài ở cửa Hàn (Đà Nẵng, lúc bấy giờ thuộc tỉnh Quảng Nam). Trương Đăng Quế cùng Phan Thanh Giản đều tâu là “chiến không bằng hòa“. Chính sự nhùn nhằng chiến – hòa này khiến cho quân Pháp được nước lấn tới mà đánh vào Gia Định.
Còn nếu xét về thủy chiến hay hải chiến thực sự thì Trương Đăng Quế chưa từng thử qua một lần. Câu hỏi của Diêu thiếu đặt ra làm vị các lão bối rồi không ngừng. Còn về Diêu thiếu thì hắn dám vỗ ngực xưng đánh trăm trận thủy chiến tại điện Thái Hòa đấy. Ba ngàn quân Vạn Ninh đánh nhau liên tục cùng hơn hai vạn hải tặc tại Cát Bà, trận lớn trận nhỏ đều thắng cả. Ba ngàn người đánh cho hai vạn người phải co dúc trong đảo không dám ló mặt ra. Bốn mươi chiến hạm đấu 300 hải tặc thuyền mà như đi vào chỗ không người. Thế này thì ai dám cãi nhau về hải chiến với diêu thiếu.
- Các lão nói chí phải, chắc cái trận chiến của Trương các lão là mấy chục năm về trước rồi, mà còn không phải là hải chiến. Lúc này đây chúng ta đang bàn về hải chiến, mà là hải chiến hiện đại với vũ khí hiện đại mà không phải đao, thương, kiếm, kích.
Diêu thiếu không nhanh không chậm mà nói ra suy nghĩ của mình.
- Khởi bẩm thánh thượng. Hoàng Diệu tướng quân gửi chiến hạm về Huế xác thực là rất am hiểu việc binh. Quân ta thu được bốn chiến hạm nhưng quân Pháp cộng Tây Ban Nha có cả chục cả trăm chiến hạm như vậy. Chúng ta dung bốn chiến hạm kiểu mới này đánh nhau với họ thì là muối bỏ biển. Mà kể cả chúng ta có cùng số lượng chiến hạm cùng quân Pháp thì cũng đánh không có lại họ.
- Khanh nói vậy không khỏi quá đề cao uy phong đối phương mà giảm nhuệ khí quân ta ư?
Tự Đức cũng có vẻ không hài lòng câu trả lời này của Diêu thiếu. Một đám võ quan văn thần cũng nhao nhao định nhảy ra nhưng Diêu thiếu nhanh mồm hơn.
- Thưa thánh thượng, đây là thần chỉ xét riêng việc lấy chiến hạm tân tiến của người Pháp đánh với quân Pháp thôi. Người Pháp có cả trăm năm phát triển thủy quân theo hướng hiện đại mới cho ra được mẫu chiến hạm của họ. Chúng phù hợp với lý niệm chiến tranh của họ, lại phù hợp với sụ huấn luyện của họ. Tại Pháp còn có một học viện Hải Quân Hoàng Gia chuyên đào đạo sĩ quan cho hàng hải. Tất cả đều thành một hệ thống. Vậy ra họ chính là chủ nhân đích thực của các chiến hạm trên và có thể vận dụng đến mười hai thành sức mạnh của chúng. Nhưng chúng ta thì khác, chúng ta mới chỉ là các học viên của loại chiến hạm này, chúng mặc dù hiện đại nhưng chúng ta sẽ vận dụng không quá được sáu bảy phần sức mạnh.
- Không phải người Đại Nam chúng ta không thông minh, không giỏi dang, nhưng chúng ta thiếu một hệ thống đào tạo hàng hải chính thống, hệ thống. Trong khi đó quốc gia chúng là lại là một mảng dài bờ biển cần một lượng lớn thủy quân hùng mạnh bảo vệ quốc gia. Nói cho cùng Đại Nam rất cần một lứa chiến hạm kiểu mới hiện đại, nhưng phải phù hợp với lý niệm chiến tranh, chiến thuật của người Việt. Chúng ta chỉ có hai con đường một là đóng mới tàu chiến hiện đại, hai là thuê nước ngoài đóng theo những yêu cầu riêng của chúng ta. Nhưng cả hai đều thiên khó vạn khó vì chúng tốn kém và cần đầu tư mua sắp rất nhiều công nghệ mới. Nhưng đó là chuyện cần làm trong tương lai.
- Chuyện trước mắt chúng ta cần là đánh lui quân Pháp khỏi Nam Kỳ, cách đánh của Hoàng tướng quân vẫn hiệu quả. Thần tin chắc giờ này chắc ông ta đã lập thêm nhiều chiến công khác. Tất nhiên cách đánh của Hoàng tướng quân sẽ bị phá giải nhưng thần đã có phương án khác. Lần này thần được triêu vào Thái Hòa điện cũng tranh thủ cơ hội mà muốn bàn bạc với các vị tướng quân kinh nghiệm tại Binh bộ về cách đánh mới để hoàn thiện hơn.
Diêu thiếu vừa nói một tràng khiến cho Thái Hòa điện phải lặng đi một chút, các vị lão thần trong triều đang nghiền ngẫm kĩ những gì Diêu thiếu muốn trình bày.
- Tân Nguyên tiểu tướng quân nói rất có lý. Đại Nam ta một mảng dài đường biển, Thủy binh là hết sức quan trọng. Cần phải chú trọng nhiều hơn, về lâu về dài chúng ta cần phải tự mình đóng được chiến hạm kiểu mới thì mới có thể giữ nguyên bờ cõi trước các thế lực ngoại bang.
Người lên tiếng là Bạch Tự Cường. Tả Binh Bộ thị lang. Ông ta trách nhiệm là quản lý chính về mặt thủy sư nên ý kiến của Diêu thiếu quan tâm Thủy sư thì ông ấy cảm thấy không tồi mà bênh vực ngay.
- Thưa thành thượng, nói như vậy nhưng cuối cùng quyết chiến chính thức vẫn là bộ binh kết luận. Đầu tư cho đóng thuyền kiểu mới quá tốn kém, số tiền này đầu từ cho bộ binh sẽ nhanh và hiệu quả hơn nhiều. Mọi người cứ nhìn về tân Kinh quân sẽ rõ ngay.
Lúc này lại là Nguyễn Duy Cần, Phó Thượng Thư Binh Bộ lên tiếng, ông này nổi tiếng ủng hộ cách tân bộ binh nên muốn dành khoản đầu tư của triều đình cho bộ binh.
Cả hai người Nguyễn Duy Cần và Bạch Tự Cường đều là phe cách tân, nhưng đứng trong binh bộ họ lại là đối thủ vì một là ủng hộ thuyêt bộ binh chủ đạo, một ủng hộ thuyết hải quân cường quốc. Cả hai không ai nhường ai và kéo theo cả đám ủng hộ phía dưới tranh dành.
- Hai vị chớ tranh cãi nữa, tiền đâu ra mà lắm thế cho hai vi đóng tàu, mua sắm trang bị, làn này đầu tư tâ Kinh quân quốc khố rỗng cả rồi. Năm tới không kiếm ra đâu.
Người lên tiếng là Ngụy Khắc Tuần Hộ Bộ thượng thư, cuối cùng quanh đi quẩn lại vẫn là không có tiền. Việc này đúng là bó tay bó chân làm cho Tự Đức ngột ngạt không thôi. Mấy năm nay thiên tai lũ lụt không thôi, vỡ đê liên tiếp. Dân chúng mất mùa, lại thêm vào Pháp đánh Nam Kỳ khiến vựa lúa của cả nước bị ảnh hưởng, Lê Duy Phung quấy tung cả Bắc Kỳ khiến chó gà không yên, quốc khố chỉ thất ra không thấy vào. Nay tình hình có hơi hòa hoãn một chút vì Bắc có họ Trần, Nam có họ Hoàng trấn thủ. Nhưng quốc khố còn lâu mới đầy lại được.
- Việc Tân Nguyên khanh dưa ra quá lớn, liên quan cả lục bộ và nội các, cái này cần bạn bạc thật kĩ lưỡng hơn. Nhưng việc có trước có sau, có cấp có thư. Trước mắt có hai việc cần lo gấp đó là Tặc Khấu Bắc Kỳ Lê Duy Phụng chưa bị diệt hoàn toàn. Phía Nam có Pháp quốc tặc ngoại xâm cần đánh đuổi. Bàn về vấn đề này không biết Tân Nguyên khanh nghĩ sao?
Tự Đức hỏi trực tiếp Diêu Thiếu. Vì hai cha con nhà Trần gia là đối thượng chủ yếu đánh phỉ phương Bắc, Tự Đức cần một câu trả lời chính xác.
- Bẩm thánh thượng. Thật ra hai chuyện này cùng lúc có thể tiến hành xử lý, rất may Hoàng Diệu tướng quân lập công lớn chiếm được bốn chiến hạm địch, bốn chiến hạm này nều đem đánh Pháp thì hiệu quả không cao nhưng vận dụng tại Bắc và Trung kỳ lại rất tốt. Thần cả gan xin hai chiếc về cho thủy doanh Vạn Ninh. Có hai chiếc chiến hạm này thì lão tía … à không.. khụ khụ phụ thân của thần là Trần Quang Cán hoàn toàn có thể đè ép phỉ quân tại Cát Bà. Thần có thể dẫn một ngàn tay súng tại Vạn Ninh vòng lên Thái Nguyên đánh Lê Duy Phụng, chỉ có thể triệt để giết tên này thì Bắc Kỳ mới yên ổn được. Đến lúc đó chúng ta có thể bắt tay vào kiến thiết lại Bắc Bộ tình hình quốc khố sẽ khả quan hơn. Còn về Nam Kỳ thì thần đã nghĩ ra phương án mới để đánh cùng Pháp quốc, thần xin ở lại vài ngày cùng các vị Binh Bộ lão đại nhân để bàn bạc.
Diêu thiếu nói rất hùng hồn và khẳng khái, thêm đó là thái độ cực nghiêm túc và trách nhiệm. Bên cạnh đó ý trí chiến đấu sục sôi không gì chối cãi của nó đã lây nhiễm toàn bộ Thái Hòa điện khiến cho hào khí Đại Nam bừng bừng rực cháy. Còn gì hơn một vị thiếu niên tướng quân tự mình xin dẫn một ngàn quân viễn chinh giết giặc. Cha con Trần gia vốn đang yên ổn ở Vạn Ninh, không ai ngờ tới Diêu thiếu kiên quyết thái độ đến vậy, mới mười bốn tuổi muốn dẫn quân đi đánh tặc phỉ nơi rừng thiêng nước độc.
Tự Đức hết sức xúc động, nếu cả triều văn võ bá quan đều như cha chon nhà này thì hoàng đế như hắn không phải có thể nghỉ ngơi vài ngày sao. Nhìn một đám bàn binh trên giấy như rồng như phượng nhưng nói đến dẫn quân thì hết cáo ốm lại bệnh tật phía dưới mà đem so sánh cùng vị thiếu niên anh khí bừng bưng kia quả thật là… Tự Đức cũng hiểu cái khó của quân Vạn Ninh. Họ chỉ có một ngàn cây súng hiện đại, đánh Cát Bà thì không lo được Thái Nguyên, đánh Thái Nguyên thì Cát Bà bỏ trống. Nay có thêm hai chiến chiến hạm thì Trần tiểu tướng có thể đi Thái Nguyên rồi, nếu quả thực như vậy thì Tự Đức có thể yên tâm mà ngủ ngon hơn một chút.
- Trẫm chuẩn tấu, cấp cho Vạn Ninh hai chiếc chiến hạm tốt nhất, còn về cách đánh Pháp thì Tân Nguyên khanh nói luôn trên điện đi để chúng thần cùng bàn bạc. Không phải ngại ngùng gì cả, Khanh nói sai trẫm không bắt tội.
Tự Đức khẳng khái mà đáp ứng thỉnh cầu của Diêu thiếu, vì đây là một yêu cầu hợp lý, mà chẳng ai có thể phản đối cho được.