Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 41: Chương 41: Mùa xuân muộn trên đất Vạn Ninh




Tất nhiên lần này thăng chức trong quân Vạn Ninh không chỉ có hai cha con nhà họ Trần. Trong tấu chương Quang Cán có nhắc đến tên của một số sĩ quan thuộc dòng chính của gia tộc, mưu cầu chức tước chính thức cho họ.

Trong quân đội Đại Nam võ quan được phân cửu cấp, trong đó tòng cửu phẩm và chánh cửu phẩm lại không có liên quan gì đến quân đội mà dành cho lại bộ ( giống như cảnh sát thời nay). Chức quan bé nhất trong quân đội không ngờ lại bắt đầu từ bát phẩm. Đó là Chánh bát phẩm Suất thập( gọi tắt là tòng suất thập), và chánh bát phẩm Suất thập ( chánh suất thập). Thời Nguyễn, đơn vị binh bị nhỏ nhất gọi là ngũ gồm năm người có ngũ trưởng đứng đầu. Ngũ trưởng là chức của Đội trưởng suất thập. Hai ngũ là một thập, tức 10 người, do Suất thập, tức Chánh đội trưởng suất thập chỉ huy. Theo cách phiên chế này, trong một thập, chức Suất thập đứng đầu với 2 chức Đội trưởng suất thập phụ tá, mỗi Đội trưởng suất thập chỉ huy 5 binh. Nhưng trong thực tế Chánh đội trưởng suất thập thường chỉ huy số lượng lớn hơn hai “ ngũ”. Ví như trong quân của Vạn Ninh thì Diêu thiếu quy định Chánh đội trưởng suất thập chỉ huy 4 “ngũ” tức 20 người.

Cao hơn Suất thập là Tòng lục phẩm: Chánh đội trưởng Suất đội tại các thuộc binh, các thành, trấn, đạo, tỉnh. Suất đội thường cai quản hai hay nhiều Chánh đội trưởng suất thập vậy nên số quan của họ quản có thể giao động từ 50 cho đến hơn một trăm người.

Về phẩm tước, thời Nguyễn, Suất đội trật Chánh lục phẩm.[1] Chức Chánh suất đội tương tự chức Trung úy (tiếng Anh: Lieutenant) và chức Phó suất đội tương tự chức Thiếu úy (tiếng Anh: Second Lieutenant) tại Tây phương ngày nay.

Cao hơn Suất đội là Cai đội Chức Cai đội tương tự chức Đại úy (tiếng Anh: Captain). Tất nhiên lần này xin chức tước mưu lợi cho người nhà thì hai cha con Diêu Thiếu, Cán ca chỉ có thể đề cử Diêu thiếu lên hàm Đại úy mà thôi. Nhưng một đám người dưới được thăng hàm Suất thập hay Suất đội là không thể tránh cho được. Nói gì thì nói thơi này con người vẫn hướng về triều đình, họ trung thành thì trung thành thật sự với Trần Gia thế nhưng lòng mưu cầu một chức danh hợp pháp của triều đình thì ai ai cũng mong ngóng.

Giừa tháng tư sau khi triều đình lục đục ban bố lệnh thưởng phạt về Hải Dương, Quảng Yên thì diện mạo của Vạn Ninh thưa thớt dân chúng, làng mạc đã thay đổi hoàn toàn. Thời kỳ này Bắc Kỳ loạn lạc chiến loạn liên miên, lưu dân khắp nơi nhiều không kể hết. Lưu dân thời này ngoài chạy đến các thành trấn xin chút cứu viện cháo loãng từ triều đình thì chỉ có hai con đường khác để đi. Một là bán mình làm con sen người ở cho các đại hộ, hai là lên núi làm phỉ tặc. Vậy ra từ khi danh tiếng quân Vạn Ninh đánh tan phỉ tặc lan tràn khắp các hang cùng ngõ hẻm Hải Dương, Quảng Yên và lân cận thì lưu dân vù vù kéo đến Vạn Ninh xin cứu trợ.

Mọi người nghĩ đánh thắng trận và cứu trợ cũng không mấy liên quan đến nhau. Nhưng sự thật chứng minh sự liên quan cực kỳ mật thiết. Bởi vì cùng với tin thắng trận của Vạn Ninh quân thì sự nhân nghĩa của Vạn Ninh quân cũng vô tình hay cố ý mà được lan truyền rộng rãi. Bằng chứng là cách cư sử của Vạn Ninh quân đối với làng Phù Nhiên đã được thổi phồng một cách quá đáng và truyền khắp nơi. Trong đó người dân Phù Nhiên “tai nghe, mắt thấy” là những nhân vật tích cực nhất trong việc truyền bá trên. Thành thử ra những người lưu dân không còn ánh sáng hi vọng của tương lai bỗng nhiên nhìn thấy thiên đàng trước mặt. Họ lũ lượt tìm mọi cách tiến về Vạn Ninh nhỏ bé.

Cũng phải nói rằng tình hình Bắc Kỳ giờ này bết bát vô cùng. Mặc dầu ở miền Trung cũng có nhiều lần nước lũ dâng tràn, cuốn trôi nhà cửa, nhưng có lẽ năm 1803, lần đầu tiên Gia Long được chứng kiến một nạn lụt lớn do vỡ đê Bắc Thành gây ra. Thấy rõ mối quan hệ giữa công tác thủy lợi và nông nghiệp, Gia Long lập tức ban dụ hỏi về vấn đề đê:

“Bọn người, người thì sinh ở nơi đó, người thì làm việc ở nơi đó, vậy, đắp đê và bỏ đê, cách nào lợi, cách nào hại, cho được bày tỏ ý kiến, lời nói mà có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”.

Cuộc thảo luận về đê ở Bắc Thành được phát động mặc đầu nhà nước vấn tiếp tục sửa đê, đắp đê mới. Riêng trong thời Gia Long, nhà nước đã 11 lần cấp kinh phí cho địa phương làm việc này, mỗi lần từ 7-9 vạn quan tiền. Hơn 47 km đê được tu sửa, nhưng nạn vỡ đê, lụt lội vẫn diễn ra.

Năm 1833, Minh Mạng lại hiếu dụ các quan lại kiến nghị về phương pháp trị thủy, thế nào cho nước lớn thuận dòng chảy xuôi, đê sông được bền vững mãi mãi. Trong thời gian trị vì, Minh Mạng cũng đã 14 lần cấp kinh phí (tiền, gạo) cho việc sửa đắp đê điều, đào kênh, sông.

Năm 1809, Gia Long cho đặt các chức Tống lí và Tham lí đê chính lo việc đê điều ở Bắc Thành; năm 1828 theo đề nghị của các quan, Minh Mạng cho thành lập Nha đê chính gồm nhiều quan chức và thơ lại, phụ trách công tác thủy lợi. Năm 1833, Minh Mạng bỏ Nha Dê chính, giao mọi việc cho tỉnh với bản Điều lệ chống lụt 4 điếm. Cùng với sự hình thành của các cơ quan, viên chức phụ trách thủy lợi, nhà nước chia đê làm hai loại: đê công ở các sông lớn do nhà nước quản lí, đê tư ở các sông nhánh do địa phương quản lí. Làng xã cũng góp phần vào việc sửa đắp đê điều, phòng lụt lội. Nhiều đoạn sông được nạo vét, khơi thông, nhiều cống đập được xây dựng…

Công cuộc trị thủy và thủy lợi được tiếp tục trong những năm sau, dưới thời Tự Đức, nhưng nói chung kết quả không có gì khả quan. Nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực.

Thế nhưng do thiếu phối hợp và quy hoạch chung, do tác động của môi trường, sinh thái, lụt lội, đê vỡ vẫn liên tiếp xảy ra. Từ 1802 - 1858 cả nước phải chịu 88 lần mưa bão lụt lội lớn, trong đó có 16 lần vỡ đê. Các năm 1803, 1804, 1806. 1819, 1828, 1833, 1840, 1842, 1844, 1847, 1866, 1857 hầu như cả vùng đồng bằng Bắc Kì bị ngập lụt, theo đó là mất mùa, đói kém.

Tình hình càng trở nên bết bát khi kinh phí trẩn tai cứu đói được triều đình phát xuống bị các quan lại ăn chặn phần lớn, dân chúng đói ăn lần lượt bị dụ tạo phản bởi những kẻ mượn danh là Hậu Lê. Tình thế càng trở nên khốn đốn.

Những năm từ 1857 đến thời điểm 1861 lúc này thì tình hình lũ lụt và nạn dân ở Bắc Kỳ chẳng những không giảm mà còn tăng lên. Những trận lũ như đại hồng thủy năm 1875 cho đến những trận vỡ đê năm 1860 đã làm cho Bắc Kỳ loạn như nồi cháo. Thêm vào đó Quân Pháp đã đánh chiếm Nam Kỳ vựa lúa quốc gia vào chính những năm này khiến triều đình Huế có muốn lo lắng cho Bắc Kỳ cũng rất khó khăn. Sự chậm chễ trong việc cứu trợ dẫn đến việc Lê Duy Phụng và hàng chục tên khác lục đục khởi nghĩa có được sự ủng hộ cực kì lớn từ một lượng lưu dân khổng lồ. Bộ máy hành chính, quân sự Bắc Kỳ gần như tê liệt trong những năm này. Quan binh chiếm giữ thành trì đô thị, ngắm nhìn phỉ binh nhởn nhơ qua lại các khu làng mạc ngoại ô đó là cảnh không hiếm thấy.

Trong hoàn cảnh đó Vạn Ninh bỗng nhiên nổi dậy như chốn bồng lai tiên cảnh trong địa ngục nhan gian. Không cần biết con mẹ các ngươi là ai, chỉ cần đến Vạn Ninh, chăm chỉ lao động sẽ có miếng ăn. Không những thế nếu lao động tốt còn có thưởng. Nhà cửa, quần áo, thức ăn chính là ông trời đối với các lưu dân. Tiếng lành đồng xa, một đồn mười, mười đồn trăm đồn ngàn. Do vậy nên chỉ mới giữa tháng tư Vạn Ninh đã nhung nhúc người tìm đến để kiếm miếng ăn.

Nhiều người thì hỗn tạp, không thể loại trừ một số thành phần tặc phỉ nhân cơ hội thâm nhập Vạn Ninh. Lý do thì quá đơn giản, cha con họ Trần vừa tẩn cho Lê Duy Phụng xém chết, tên đầu đảng phỉ tặc này không mang thù Vạn Ninh mới là chuyện lạ. Phỉ nhân trà trộn vào Vạn Ninh hẳn là có, nhưng đối với một tên mật thám nằm vùng chuyên gia như Diêu thiếu thì mấy tên nhãi nhép này hẳn không thành vấn đề gì lớn.

Quân doanh và ruộng muối thuộc về cấm khu, chỉ có người dân bản địa Vạn Ninh cùng quân hộ mới có thể được công tác nơi đây. Diêu thiếu cho năm vạn lưu dân ra nhập chia ra làm năm khu khác biệt để quản lý. Việc lập sách rất nhanh chóng được tiến hành, để làm được điều này hắn thuê rất nhiều nhân vật biết chữ từ các đội buôn đến Vạn Ninh để công tác. Các đội buôn này sao dám không nể mặt siêu cấp thần tài do đó quyên người quyên tiền là việc không tránh khỏi.

Diêu thiếu ưu tiên các nhóm lưu dân lớn, có quan hệ máu mủ với nhau để co họ vào chung một khu gọi là khu 1 và khu 2. Những nhóm người nhỏ hơn có quan hệ thân quen và có thể chứng minh thân phận thì cho vào khu 3 và 4. Nhóm còn lại thường là các lưu dân đi lẻ hoặc đã lạc gia đình, hoặc các nhóm hai ba người thân phận thì được xếp vào khu năm.

Nhưng đó chỉ mới là sắp xếp sơ bộ mà thôi. Tiếp theo đó là chính sách bảo chứng. Các nạn dân này phải có được ít nhất ba người bản chứng cho mình. Và bản thân mỗi lưu dân chỉ có thể bảo chứng cho hai người. Những người đã bảo chứng cho nhau sẽ được lập sách, do đó một người phạm tội theo phỉ tặc người bảo chứng sẽ bị trách nhiệm liên đới. Ngoài ra chính sách bảo chứng dựa phần nhiều vào các trưởng lão, tộc trưởng trong các gia đình lớn, có quan hệ họ hàng huyết thống. Vậy ra những tên Phỉ tặc thông qua lần chỉnh lý này đã bị phát hiện một đám lớn. Tất nhiên phương án trên không thể dò xét toàn bộ.

Nhưng hơn ba trăn tên phỉ tặc bị bắt sau đó bị các món nghề tra tấn của mật vụ Diêu thiếu hành hạ mà khai ra hơn một trăm đồng đảng đang dấu mặt. Hơn trăm tên này không ngờ lại có được người bảo chứng cho họ. Vậy là một cuộc đại thanh trừng diễn ra, Bốn trăm phỉ tặc bị sử bắn trong một ngày. Hai trăm người liên quan đến việc bảo chứng bừa bãi bị phạt roi và đuổi ra khỏi Vạn Ninh, không bao giờ thu dụng lại, kèm theo hai trăm người này là năm trăm người thuộc gia đình họ cũng bị trục suất Vạn Ninh.

Việc sử lý đầy máu tanh, bạo lực, không thương sót này đã trấn nhiêp toàn bộ lưu dân. Nhưng những người lưu dân còn lại thầm hô may mắn vì đã được ở lại và không có liên quan gì đến đám phỉ tặc kia.

Tiếp theo Diêu thiếu ban ra hai sắc lệnh cực kỳ đơn giản. Thứ nhất đó là, phát hiện phỉ tặc tố giác, bắt giữ, nếu điều tra ra là đúng người đúng tội sẽ được thưởng lớn. Nhưng nếu tố giác sai cố tình hại người nếu tra ra sẽ bị phạt nặng. Thứ hai nếu chứa châp phỉ tặc sẽ bị chém đầu, cả họ bị liên đới đuổi cổ ra khỏi Vạn Ninh.

Tất nhiên những sách lược này rất hiệu quả trong lúc lâm thời, nhưng Diêu Thiếu không thể không gấp rút đào tạo một nhánh quân chuyên trách giám thị khắp nơi. Cơ cấu của tổ chức này gần như mật vụ thời hiện đại mà hắn rất quen thuộc. Nhưng tất cả chuyện này đều phải cần có thời gian, trước mắt Diêu thiếu giờ đây là một loạt các công việc cần giải quyết.

Ngày hôm nay đúng là song hỉ lâm môn, Sắc lệnh ban thưởng của triều đình đã đến nơi, đồng thời cùng lúc thì con thuyền K&R do tên Robert chỉ huy tiến đến Châu Âu mua bán cũng đã quay trở về. Cả quân doanh Vạn Ninh vui như chảy hội vì có tới hơn ba mươi người được chính thức nhận sắc phong quan viên võ tướng, tuy cấp bậc nhỏ nhưng từ những nông nô biến thành quan viên thì dù có nhỏ như hạt vừng quan chức thì cũng là mồ tổ bốc khói xanh.

Niềm vui của Diêu thiếu còn tăng lên gấp bội khi nhìn thấy hàng hóa trên con tàu trọng tải hai ngàn tấn K&R. Robert không những không phụ sự mong đợi của Diêu Thiếu mà hắn còn mang đến sự bất ngờ hết sức to lớn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.