Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 75: Chương 75: Tình thế bết bát




Khi quân Bắc Kan của Quang Diêu vẫn đang nghỉ ngơi hồi phục sức lực tại biên giới Quảng Yên và Bắc Ninh thì toàn bộ Bắc Kỳ bỗng nhiên rung chuyển.

Ba đạo cánh quân cùng nổi lên một lúc, Cai Vàng tại Bắc Ninh dẫn đầu mười lăm ngàn quân tấn công các nơi phủ Lạng Giang, huyện Yên Lũng, và thành Bắc Ninh. Lê Văn Phụng lao xướng từ Bắc Cạn mà công đánh Thái Nguyên thành cùng các huyện lân cận, quân số lên đến 2 vạn người. Vũ Văn Nhỡn tuy chỉ có 5 ngàn binh nhưng lại là tinh binh thực sự người này không ngờ lao ra công chiếm phủ Vĩnh Tường ( Vĩnh Phúc ngày nay). Chỉ trong vài ngày mà chiến hỏa bùng cháy dữ dội tại Bắc Kỳ.

Điều khốn nạn nhất đó là so với trong lịch sử thì quân Lê Duy Phụng mạnh hơn rất nhiều. Không ngờ trong tay quân Lê Duy Phụng lúc này lại lác đác thấy được bóng dáng các khẩu súng Minire rifle của Pháp quốc, tuy số lượng thật lẻ tẻ không nhiều nhưng nếu cộng cả ba cánh quân của Lê Duy Phụng lúc này thì số súng ống trên không thể dưới ngàn thanh. Tiếp theo đó là một số kíp pháo hiện đại cũng suất hiện trong quân của họ Tạ ( Lê Duy Phụng tên thật là Tạ Văn Phụng). Điên đầu hơn nữa đó là bóng dáng đâu đó thấp thoáng của lũ tây tóc vàng mắt xanh trong đám phản quân này.

Thật ra để lý giải tình hình trên thì cũng phải nói đến thân thế và sự xuất hiện của Lê Duy Phụng. Tạ Văn Phụng là một người Việt nhưng không rõ nguồn gốc các thông tin như cha mẹ là ai hoàn toàn không có, nhưng đã được rửa tội và nuôi dưỡng trong trụ sở Giáo hội tại Pinang ( Miến điện, Malaysia). Năm 1854, Tạ Văn Phụng tự xưng là hậu duệ nhà Lê lấy xưng Lê Duy Phụng, hô hào một cuộc nổi dậy ở Quảng Yên. Nhưng sau đó, nghe lời khuyên của giám mục Retord, hắn ngưng hoạt động và ẩn trốn ở Hương Cảng.

Sau khi tàu liên quân Pháp-Tây Ban Nha nã đại bác vào Đà Nẵng (1 tháng 9 năm 1858), giám mục Retord liền nảy ra ý định tạo ra một ông vua theo đạo Thiên Chúa dưới sự bảo trợ của Pháp, và ông đã nghĩ ngay đến Tạ Văn Phụng. Tạ Văn Phụng nhận lời trở lại Bắc Kỳ vào giữa năm 1860, Chỉ trong vài tuần lễ, Tạ Văn Phụng chiêu mộ được một đạo quân có hơn hai vạn.

Trong lịch sử thì Lê Duy Phụng cứ thế mà phát triển phản quân không chút nào trắc trở. Nhưng lúc đó hắn lại bị đánh tan bởi cha con nhà họ Trần nên đã chạy lên Thái Nguyên. Lịch sử đến đây đổi thay hoàn toàn.

Vốn trong lịch sử thì Lê Duy Phụng có yêu cầu Pháp quốc trợ giúp để lập nên một nhà nước thân Pháp ở Bắc Kỳ. Nhưng Nhà Nguyễn đứng trước nguy cơ này nên đã đồng ý ký hòa ước với Pháp tại Nam Kỳ. Tất nhiên vì tạo thuận lợi cho việc ký hòa ước thì quân Pháp cắt đi sự viện trợ đối với Lê Duy Phụng tại Bắc Kỳ. Chính vì lý do ấy nên trong lịch sử Lê Duy Phụng cuối cùng bị triều đình Huế đánh tan.

Nhưng lúc này đây tình thế khác hoàn toàn, quân Pháp gặp quá nhiều khó khăn trong Nam Kỳ, và triều đình Huế không có bất kỳ ý định ký kết hòa ước nào. Động thái quyết tâm đánh bật Pháp khỏi Nam kỳ của triều Đình Huế là rõ ràng. Phe chủ hòa trong triều đình Huế lúc này im hơi tắt tiếng không hé răng nửa lời.

Chính vì lý do này mà khác với trong lịch sử, quân Pháp quyết định viện trợ cho Lê Duy Phụng tại Bắc Ký để tạo áp lực cho triều Nguyễn. Chính vì lý do này rung sĩ Charles Duval bí mật đến Bắc Kỳ vào những ngày đầu tháng 9, tiếp xúc với Tạ Văn Phụng với mục đích đẩy mạnh cuộc nội chiến. Đồng thời quân Pháp cũng viện trọ cho Lê Duy Phụng súng ống, đạn dược và một số kíp pháo hiện đại. Đến này thì lịch sử đã hoàn toàn thay đổi khỏi lối mòn của nó.

Việc tại sao quân Pháp có thể vận chuyển được khí tài và pháo binh vào Bắc Kỳ vẫn là một mê đề vào lúc này. Họ đi đường thủy đổ hàng vào một nơi bí mật tại Quảng Yên, hay theo đường bộ từ Trung Hoa viện trợ cho Lê Duy Phụng thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng sự xuất hiện của đám khí tài này là không thể nghi ngờ rất chân thực.

Có được đám khí tài hiện đại, lại cộng thêm có một vài tuần được luyện tập nhờ các cố vấn quân sự của Pháp thì sức mạnh của phản quân bay rất cao, và bay rất xa.

Khi Diêu thiếu nhận được báo cáo từ các mật vụ thì Phủ Lạng Giang, Huyện thành Yên Lũng lại Bắc Ninh tỉnh đã bị đánh hạ. Thành Bắc Ninh bị bao vậy tứ bề. Thái Nguyên thì phần lớn đã nằm dười quyền khống chế của phản quân, và quân Lê Duy Phụng đang có xu thế tấn công Hải Dương tỉnh. Phía bên kia sông Hồng thì thành Vĩnh Tường cũng bị quân Vũ Văn Nhỡn hạ rồi. Những tin tức đáng sợ về tình hình Bắc kỳ như hoa tuyết tung bay khắp nơi.

Diêu thiếu nhận được tin báo mà trôn chân chết điếng tại chỗ, báo cáo từ các mật vụ gửi về cho Diêu thiếu hết sức chi tiết. Vì từ mấy tháng trước Quang Diêu đã thả ra một số mật vụ giả làm nạn dân để đầu nhập vào phản quân làm nội gián. Đám người Lê Duy Phụng vì đang cần mở rộng binh lực nên thu gom không ít nạn dân, mật vụ của Quang Diêu rất dễ trà trộn vào. Dĩ nhiên họ không thể dảm nhiệm các vị trí tốt trong phản quân mà chỉ có thể làm các binh sĩ bình thường nhất. Nhưng với nghiệp vụ khá chuyên nghiệp đã được đào tạo thì việc thu thập thông tin không quá khó. Nhất là một tên mật vụ còn được tuyển vào đội bắn súng trường Minire rifle.

- Con mẹ nó, ôi con mẹ nó … phải làm thế nào đây.

Diêu thiếu đau đầu không thôi mà đi đi lại lại trong trướng bồng. Không ngờ tình hình quá phức tạp, bóng dáng quân Pháp nhúng tay vào miền Bắc quá rõ ràng. Thế giặc cỏ quá lớn và đánh mạnh khắp nơi, Diêu thiêu thật cảm thấy thế cô lực mỏng mà không biết nên bắt đầu từ nơi đâu để giải quyết tình thế bết bát này.

Tất nhiên mật vụ Quang Diêu có thể thâm nhập Phản Quân thì mật vụ triều Đình cũng có thể thâm nhập y như vậy. Tuy rằng nghiệp vụ họ không cao nhưng cũng có thể điều tra ra một vài àm cấp báo về triều. Lúc này trên bàn của Tự Đức là mộ bản báo cáo như vậy. Lúc này Tự Đức không để ý nhiều cá nội dung khác, hắn chỉ chằm chằm nhìn vào sáu chữ trong bản báo cáo này: “ Pháp tặc can thiệp Bắc Kỳ”.

Tự Đức bỗng nhiên thấy sau chữ kia thật chói mắt ra sao? Thật con me nó đáng sợ thế nào. Sáu chữ như ngàn vạn cái kim mà đâm vào tâm can của Tự Đưc. Đâm đến tan tán tâm can của hắn. Báo cáo còn có ghi rõ. Pháp tặc hỗ trợ Tạ phỉ “nhiều” súng ống hiện đại và một số lượng nhỏ các thanh đại bác bắn xa của Tây Âu. Chi tiết vẫn cần được điều tra thêm. Tự Đức đọc đến đây thì ôm ngực hôn mê ngay lập tức.

Đấy là về Tự Đức trên giường bệnh, còn về triều thần quan lại triều Huế thì loạn lên cào cào. Tin giặc cỏ có hơn mười vạn với nhiều vũ khí hiện đại đã lan truyền khắp nơi. Lúc này phe chủ hòa lại được thể lên ngôi. Chúng già mồm gào to muốn ký hiệp ước hòa hão với quân Pháp sai đó điều Hoàng Diệu ra Bắc trấn áp phản quân Lê Duy Phụng. Chuyện giặc pháp để sau khi bình định Lê Duy Phụng hãy tính. Lý do nhóm chủ hòa đưa ra đó là Giặc Pháp vượt vạn dặm đại dương mà đến Đại Nam, do đó chúng không có sức đánh hạ Đại Nam. Có thể coi chúng chỉ là mun ghẻ mà thôi, muốn loại lúc nào cũng được, sớm muộn không quan trọng. Còn Lê Duy Phụng mới là tâm phúc đại họa cần nhanh chóng diệt trừ ngay, vì đây là nhánh quân nôi Đại Nam. Nếu để chúng phát triển sẽ có thể gây nên những tổn hại không thể tưởng tượng được cho sự thống trị của triều đình.

Phe chủ chiến thì mở miệng chửi bới không ngớt. Con mẹ lũ thất phu, chiến trường Nam Kỳ khó khăn lắm mới chiếm được thượng phong, nay rút quân đi thì sau này còn lâu mới có thể có được cơ hội trên. Các ngươi nghĩ điều binh từ Nam ra Bắc là ngồi uống một cốc nước trà sao. Nam kỳ cần đánh mà Bắc Kỳ cũng cần đánh. Không phải Bắc kỳ vẫn còn Vạn Ninh quân sao, nay còn có thêm Bắc Kan quân. Cha con là họ Trần không phải củi mục. Lúc này chúng ta cần là điều quân trung ương hỗ trợ Bắc Kỳ.

Nhóm chủ hòa lại chửi bới. Trung ương quân là để bảo vệ hoàng thượng, bảo vệ các trọng thần tạ Huế, là trọng khí quốc gia. Nay ngươi điều đi ra Bắc nếu ngộ nhỡ Pháp quân theo hải thủy đường tấn công Huế thì sao? Các ngươi có mưu đồ gì mà không quan tâm an nguy của thành thượng. Nói đến cah con Trần gia cộng lại cũng chỉ có 6 ngàn quân, lấy gì mà đấu với mười vạn quân phỉ tặc. Thêm vào đó phỉ tặc cũng có trang bị hiện đại khong kém. Đến nước này chỉ có hòa mà thôi.

Đấy, giặc thì đến trước ngõ, vua thì lăn ra bệnh. Bá quan không đoàn kết nghĩ kế thì thôi, lúc này lại tốn hết thời gian vào cãi nhau cho được. Điều này khiến cho việc cứu viện cho Bắc Kỳ càng thêm chậm chễ. Hải Dương báo nguy, Bắc Ninh thành gồng mình chống đỡ trong tuyệt vọng. Quân Vũ Văn Nhỡn đã qua Sông Hồng và áp sát huyện Phúc Thọ thuộc Quảng Oai phủ. Tình thế nguy cấp một vạn phần.

Diêu thiếu vẫn án binh bất động tại Biên giới Quảng Yên và Bắc Ninh, trước khi tình thế chưa sáng tỏ hắn quyết không đem quân nướng vào trận chiến này một cách mù quáng. Nhưng đứng yên không phải là không làm gì. Diêu thiếu quyết định cầu viên Anh quốc. Hay nói đúng hơn là cầu viện Hong Kong. Hay nói trực tiếp hơn là cầu viện toang quyền Hongkong Charles Straubenzee. Bên ngoài Pháp cùng Anh có quan hệ hợp tác trong việc sử lý các vấn đề Đông Dương cũng như Trung Hoa. Nhưng thực chất hai nước này là đối thủ canh tranh sống chết. Ai cũng muốn chứng minh mình là bá chủ hải dương, ai cũng muốn mình thực dân nhiều hơn địa bàn. Chính vì lý do này dù đã vui vẻ ngồi xuống cùng bàn bạc chia cắt tuộc địa tại Phương Đông. Nhưng Pháp và Anh sẽ không hoàn toàn vui vẻ với nhau, đây chính là điểm mà Diêu thiếu biết được nên hắn muốn lợi dụng khe hở này mà vào.

Nếu bảo rằng muốn quân Anh trực tiếp nhảy vào đánh quân Pháp là không thể. Trong hiệp ước của hai nước đã kí kết thì Mã Lay ( Miến Điện) sẽ do Anh tiếp quản. Các nước như Cao Miên, Ai Lao, A Nam sẽ là của Pháp. Còn Xiêm La sẽ là cả hai cùng nhau chia cắt. Chính vì lý do này người Anh sẽ không bao giờ nhảy vào Đại Nam giúp người Việt. Nhưng điều Diêu thiếu cần là vũ khí của người Anh mà không phải là quân Anh hỗ trợ.

Thật ra đơi thêm 3 tháng nữa thì hai dây truyền sản xuất súng cộng thêm 10 ngàn thanh súng trường Thụy Điển sẽ về đến Đại Nam. Nhưng lúc đó thì tình thế be bét đến đâu Diêu thiếu dự đoán không nổi. Nước xa không cứu được lửa gần. Diêu thiếu chỉ còn cách là ra lệnh cho Patrick Lý ( Lý Tân) tiếp xúc và mua vũ khí thật sự hiện đại của quân Anh, giá cao ra sao cũng chịu được, nhưng nhất thiết phải là vũ khí tốt nhất mà không phải hàng phế thải.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.