Yêu Nữa Được Không

Chương 15: Chương 15




Đà Lạt mùa đông lạnh thật lạnh. Dù đã sống xa xứ nhiều năm nhưng Duy vẫn cảm nhận được cái lạnh mùa đông ở Việt Nam luôn có những độc đáo riêng. Anh đặc biệt thích khí hậu nơi này, cứ như đó là nơi anh được sinh ra vậy. Tủ quần áo của Duy, nhiều nhất là áo len dệt và khăn choàng cổ. Đó là loại quần áo anh thích sưu tập. Lúc Duy vừa ra khỏi nhà thì Trần Kiên cũng đã có mặt tại biệt thự nhà anh. Bà Quế nói :

- Nó bảo sẽ đi ra Nha Trang vài hôm. Công việc gì thế ?

- Lúc này công ty đâu có mặt hàng nào chuyển ra miền Trung.

- Hay là nó lại …

- Anh đã cho người theo dõi nó rồi. Nó chỉ đi một mình thôi.

- Thằng Duy dạo này có nhiều điều giấu kín. Anh nên cẩn thận. Nó rất giống ba nó, cực nhạy bén và thông minh.

- Em lo cho anh đấy à ?

- Cả hai chúng ta.

- Em không tin vào con cờ mà chính tay em đã nuôi nấng chăm sóc ngần ấy năm sao hả, cưng ?

Bà Quế im lặng, mặc cho gã Trần Kiên sờ soạng, hôn hít, bà nhìn ra ngoài bằng ánh mắt xa xăm khi nghĩ về chuyện đó. Một chuyện mà bà đã cố quên, cố giấu kín với cuộc đời, với lương tâm của chính bản thân bà. Tiến Mạnh đi dạo một mình dọc những công viên, nơi có nhiều đôi đang lãng mạn trao nhau những cử chỉ ngọt ngào, âu yếm. Anh thèm thuồng cảm giác đó, giá như tình yêu đừng tan vỡ hoặc giả là Mạnh có một tình yêu mới bên Tuệ Lâm. Đầu óc anh suy nghĩ nhiều lắm. Rồi Mạnh đối mặt với Khiết Nhã, mãi cúi đầu xuống đất mà đi nên anh không nhận ra người đứng trước mặt mình. Mạnh nhìn Nhã, Nhã cũng nhìn anh. Hai ánh mắt phút chốc trao cho nhau nhiều cảm giác yêu đương nhưng trở lại nhanh với thực tế, cả Mạnh và Nhã đều liếc nhìn cả hai như thể hiện vẫn còn giận lẫy. Nơi góc phố, một cửa hàng áo cưới, một đôi tình nhận lặng lẽ bước đi về hai hướng khác nhau. Chàng ngoảnh lại nhìn bằng ánh mắt buồn rồi khuất lặng trong đêm. Đi một quãng, nàng cũng quay lại như để cố nhìn được bóng hình người yêu thêm vài giây ngắn ngủi, tuy nhiên, anh đã khuất mất tự thuở nào. Nàng lau vội vệt nước mắt chảy dài trên má rồi chạy đi thật nhanh.

Duy đi dọc theo những con đường trải dài đất đỏ, hai bên đường sặc sỡ những khóm tú cầu và dã quỳ khoe sắc. Địa chỉ này nằm khuất hẳn thành phố mộng mơ nhưng vẫn giữ được nét quyến rũ kỳ bí. Một căn nhà xây kiểu Pháp hiện ra, Duy dò từng số từng chữ một rồi tặc lưỡi :

- Chắc là đúng !

Anh nín thở rồi bấm chuông, Duy nhoẻn miệng cười mãn nguyện khi có người ra mở cửa. Là một ông lão tóc bạc phơ, già yếu nhưng đôi mắt thì cực kỳ linh hoạt. Duy nhìn một thoáng rồi hỏi :

- Cho hỏi, đây có phải là nhà của ông Liêm. Từng làm chủ phòng trà Điểm ở Đà Lạt không ạ ?

- Cậu tìm ông ấy làm gì ?

- Cháu cần tìm thông tin về một ca sĩ đã từng hát ở phòng trà ấy.

- Ca sĩ thì thiếu gì … làm sao mà nhớ hết. Cậu trai trẻ sao ấu trĩ vậy ?

- Cháu nghĩ người này khó làm người ta quên ạ. Ảnh của bà ấy đây này !

Duy lấy trong túi áo ra hai tấm ảnh, một là tấm anh mượn được ở phòng trà, hai là tấm anh lấy trộm từ cuốn sổ tay của ông Gia Đoàn. Duy đưa cho ông già ấy xem, ông xem xong vẫn nhìn Duy bằng ánh mắt xem xét trong vài giây rồi giận dữ :

- Ông ta chết rồi ! Đi về đi !

- Ơ … ông gì ơi ! Chờ chút ! Khoan hãy …

Duy không kịp nói gì thì cánh cửa lớn đã đóng sầm lại. Anh chàng thở dài gọi thêm vài tiếng nữa rồi bỏ đi…

- Ngày mai cháu lại tới. Cháu không có ý xấu.

Duy bỏ về. Ngày hôm sau anh lại tới rất sớm, ông Liêm đứng trên ban công và nói vọng xuống :

- Đi về đi ! Ông ta chết rồi.

- Cháu không có ý xấu. Cháu chỉ muốn tìm người thôi.

Hôm nay Duy nán lại khá lâu, anh mặc cho những cơn gió nhẹ cuốn qua lạnh tê người. Những tia nắng héo hắt và những giọt mưa lất phất rơi. Duy lạnh lắm nhưng anh vẫn không chịu về. Ông già ở trong nhà thở dài một cách lặng lẽ rồi bước vào trong...

Tuệ Lâm quyết dùng những ngày nghỉ đó để theo dõi Khiết Nhã. Đúng là cô luôn có những lần lái xe đến bệnh viện và bí mật đi bằng cửa sau. Tuệ Lâm hồi hộp đứng chờ trước cửa xe của Khiết Nhã. Lúc cô bước ra với tâm trạng lo lắng, nhìn thấy Tuệ Lâm, Khiết Nhã nhợt nhạt chào :

- Chào em !

- Sao chị lại cố giấu mọi người ?

- Chị giấu gì chứ … Có bệnh thì đi khám thôi mà !

- Chị nói dối. Em đã theo dõi chị mấy ngày nay. Căn bệnh của chị không tầm thường. Chị có một khối u ở não. Chị … chị từ chối làm phẫu thuật. Chị có biết như thế là nguy hiểm lắm không hả ?

- Không phải việc của em.

- Chị ơi… Chị không nghĩ tới anh Mạnh sao ?

- Mạnh. Sao em lại nhắc tới anh ta ?

- Anh Mạnh cũng rất yêu chị. Căn bệnh này đâu phải là vô phương cứu chữa? Vẫn còn cách mà chị. Dù tỉ lệ bị mù sau phẫu thuật không phải là nhỏ nhưng mà chị không dũng cảm liều thì chị sẽ chết dần chết mòn với nó mất thôi.Chị nghe em đi !

Kéo tay Tuệ Lâm ra, Khiết Nhã cương quyết :

- Mặc kệ em nói gì. Chị không phẫu thuật đâu !

- Chị nghe em đi mà.

- Em không được nói cho Tiến Mạnh biết. Nếu không chị sẽ từ em đấy.

- Chị Nhã, làm như vậy là tàn nhẫn với anh Mạnh lắm đấy.

Cố để nước mắt không rơi, Khiết Nhã quay lại và nói câu vô tình :

- Chị không quan tâm anh ta vui hay buồn. Cuộc sống của chị không còn liên quan đến cái tên Tiến Mạnh nữa rồi.

Vì Khiết Nhã rất hiểu, Tiến Mạnh rất dễ bị bề ngoài lại kích động. Nếu cô tiếp tục vô tình và lạnh nhạt một cách ích kỷ, Tiến Mạnh sẽ vì tự ái mà buông xuôi thôi không nghĩ đến mình nữa. Nhã không nỡ làm Mạnh đau nhưng cũng vì quá yêu Mạnh, Khiết Nhã mới làm như thế. Cô xuất hiện bên cạnh Khải An nhiều hơn, người cũng đã “sâu nặng” dành cho cô một tình cảm đơn phương từ lúc bắt đầu là bác sĩ riêng của cô

Sang ngày thứ ba, Duy vẫn đến. Nhưng lạ thay trời lại đổ mưa, một cơn mưa trái mùa kỳ lạ. Cơn mưa như làm thành phố chìm trong sương mù thêm một lạnh hơn. Nhưng Duy vẫn đứng bên dưới, cố ra sức chống chọi lại cơn mưa lạnh giá.

- Vào đi !

Duy thoáng có vẻ ngạc nhiên. Nhưng anh nhanh chóng lách qua khe cửa hẹp :

- Cảm ơn ông.

Bên trong căn nhà vẫn còn chụp rất nhiều ảnh của ông lúc còn trẻ với những nhân vật cỡ bự ở ngay căn nhà này. Rót trà gừng mời Duy, ông thư thái chậm rãi hớp một ngụm trà và nói :

- Người cậu muốn tìm đang ở trước mặt cậu đây.

- Ông là ông Liêm ?

- Phải. Tôi là Vỹ Liêm, đúng là khoảng 35 năm trước, tôi là chủ một phòng trà sang trọng ở thành phố Đà Lạt. Nhưng … cậu là gì của cô ca sĩ trong ảnh ?

- Tôi … Tôi không biết người này.

- Không biết. Cậu đùa à ?

- Tôi là người Sài Gòn. Tôi sang Đức sống từ năm 12 tuổi, và thực chất thì tôi không có lí do gì để tìm hiểu về người này. Nhưng, người đàn ông trong ảnh là ba của tôi. Tôi chỉ muốn biết quan hệ của hai người này thôi.

- Đơn giản vậy thôi ư ?

- Đúng.

Ông Liêm nhìn Duy, ánh mắt “trông có vẻ như rất thật” của anh đã làm ông Liêm đắn đo trong giây lát rồi nói :

- Đây là Nguyễn Hoàng Lan, ca sĩ phòng trà nổi tiếng nhất Đà Lạt những năm đầu thập niên 80. Là ca sĩ độc quyền cho phòng trà của tôi và cũng là … con gái tôi.

- Con gái … Người này là con gái của ông sao ?

- Phải. Nó là đứa con gái đẹp người đẹp nết, có hàng tá đàn ông theo đuổi. Nhưng nó lại gửi lòng cho một gã đi buôn người miền Nam.

- Ý ông đang nói tới người trong ảnh này phải không ạ ?

- Đúng. Là hắn. Hắn chính là người tình của con gái tôi. Nhưng tôi và hắn chưa hề gặp nhau. Tôi chỉ biết hắn qua những tấm ảnh trong phòng con gái tôi.

- Trông bác như có vẻ không thích nhắc về người đàn ông này ?

- Vậy theo những gì bác cung cấp thì cô Hoàng Lan này là người tình bí mật của ba cháu. Cháu có thể biết chính xác thời gian họ quen nhau không ạ ?

- Mẹ cậu có đứa con trai xứng đáng thật. Điều tra cả giai đoạn ba cậu ngoại tình à ?

- Không. Cháu chỉ muốn biết. Mẹ cháu không biết điều này.

Ông cười bằng nụ cười mếu trông lạ lẫm. Ông nhìn Duy rồi nói :

- Từ lúc ta bắt đầu phát hiện là đầu năm1979 và cho đến lúc nó bỏ nhà đi với bào thai trong bụng là mùa thu năm 1983.

- Người này từng có thai với ba cháu sao ?

- Ta không biết chính xác đứa trẻ có phải là con của thằng đó không? Và ta cũng không có cơ hội để biết.

- Tại sao ạ ?

Ông Liêm hơi xúc động, mắt ông ướt nhòe rồi lặng lẽ bỏ đi. Một lát sau, ông đem ra một chiếc hộp khá nhỏ. Lại là hộp. Duy ngẫm nghĩ rồi nói :

- Cậu đem thứ này về và từ từ tìm hiểu. Rồi sau này đừng bao giờ đến tìm ta và hỏi về đứa con gái xấu số của ta nữa. Cậu đi đi ! Ta không muốn nhắc lại hồi ức buồn. Hãy để ta ở chốn bình yên này cố quên những chuyện ấy và tiếp tục sống.

Duy hơi khó xử, nhưng vì tính tò mò nên anh đã quyết định ôm cái hộp đi và nói :

- Ông ơi, ông giữ gìn sức khỏe. Cháu sẽ ghé thăm ông mỗi dịp lên Đà Lạt. Cảm ơn ông đã cho cháu biết.

Duy thật tình vẫn chưa giải thích được vì sao chỉ nói chuyện đôi ba câu, từ thái độ lạnh lùng, ông Liêm lại ra vẻ rất hợp tác rồi còn giao những kỷ vật của cô ca sĩ phòng trà Nguyễn Hoàng Lan ngày xưa giao cho anh một cách dễ giải như vậy. Anh lái xe xuyên màn đêm mặc những đoạn đèo nguy hiểm chỉ mong trở về Sài Gòn thật nhanh.

. Kể chuyện này cho Bảo Yến nghe, cô nàng nói :

- Cậu đang đứng giữa hai người đó à ?

- Có thể.

- Này, chọn giúp tớ đi.

Bảo Yến lấy ra hai cái khăn choàng, một cái màu xám và một cái màu vàng. Tuệ Lâm nhăn nhó :

- Tặng ai ?

- Bạn.

- Màu vàng.

- Tớ lại thích màu xám hơn.

- Sao vậy ?

- Mang lại cảm giác ấm áp 1 chút.

- Có nữa hả ?

Bảo Yến gật đầu rồi đi vào trong tính tiền. Lúc ra về, nhìn cô âu yếm cái khăn choàng, Tuệ Lâm bĩu môi :

- Sài Gòn không lạnh tới nỗi phải choàng khăn.

- Cậu không thấy đây là kiểu nam hả ?

- Tặng bạn trai à ?

- Thôi đừng thắc mắc. Trở lại chuyện cậu muốn nói đi !

- Ấy chết, rơi rồi !

Tuệ Lâm cúi xuống nhặt áo khoác bị rớt ra khi cô đang vắt vai. Bảo Yến nhìn xung quanh, ngước lên rồi nhìn và nói :

- Lâm, có nhớ chỗ này không?

Lâm ngước lên và dáo dác nhìn xung quanh. Ký ức cô lại chợt ùa về đây là nơi cô gặp Lý Đoàn Duy. Khi ly trà sữa của cô ụp lên chiếc áo vest đắt tiền của anh và chiếc giày đầu tiên của Tuệ Lâm bị Duy lấy đi. Nghĩ lại, Tuệ Lâm lại mỉm cười rồi bỏ đi trước. Lâm lại nghĩ ngợi, lạ thay, đã gần tuần lễ Duy không xuất hiện trước mặt Lâm nữa. Lẽ nào lời nói của cô hôm đó đã làm anh tự ái và không gặp cô thật nữa.

- Nghĩ tới anh ta làm gì ? Mình đang nhớ đến gã đấy ư? Không. Đó là loại đàn ông mình không bao giờ nghĩ quá 2 phút.

Lại thêm một tâm hồn đang cố phủ nhận những gì con tim thừa nhận đây sao?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.