Có tôi ở đây, Nam Kiều. Tôi sẽ không chán ghét em.
Edit: Ngô Anh Thảo.
Cuối tháng ba, thị trấn Ngô hoa cỏ dần đậm sắc, ngày bắt đầu ấm hơn.
Tan học, ngoài cổng trường từng dòng người ra về. Nam Kiều cầm một cái ô màu xanh, trông rất bắt mắt.
Thẩm Thiến bực bội lay cái đầu ngốc kia, “Mình nói cậu chứ, bây giờ mới là mùa xuân mà cậu đã sợ mặt trời chói. Đợi đến mùa hè biết phải làm sao?”
Nam Kiều híp mắt nhìn ánh mặt trời ấm áp, nói:
“Cậu cũng biết da của mình mà, phơi nắng một chút cũng sẽ nổi ban.”
“Nổi làm sao vậy? Mình từng khó chịu khi bị thuỷ đậu, còn cậu...”
Lời còn chưa dứt, vừa vặn lớp trưởng từ phía sau đi tới, nghe vậy liền vui mừng nói:
“Là nổi ban sao? Nhưng Nam Kiều à, cậu vẫn là thiếu phơi nắng, không chừng năm nay lại trở thành thiếu nữ tàn nhang đó.”
Thẩm Thiến bay lên đá vào mông cậu một cái, “Nói cái gì đó?”
Lớp trưởng bật cười ôm nước ngọt chạy đi.
Nam Kiều không lên tiếng.
Từ nhỏ, da của cô đã rất mẫn cảm, phơi nắng nhiều một chút liền phát ban, nếu gãi thì sẽ nổi đỏ, hơn nửa ngày cũng không hết. Đáng sợ nhất là, nếu không may té ngã, vảy ban bị xây xước sẽ để lại sẹo vĩnh viễn về sau.
Cô không tự nhiên sờ lên tóc mái của mình, cẩn thận vuốt nó lại chỉnh tề.
Trong lòng cô không quá cao hứng, ánh mắt trùng hợp nhìn thấy một người đứng trước quán trà sữa bên cạnh, cả người lúc này lại nhảy cẫng lên.
Thẩm Thiến cười như không cười, nói:
“Này, tình lang đang chờ cậu, mình không làm kỳ đà nữa.”
“Nói hươu nói vượn cái gì?” Nam Kiều đẩy cô nàng một cái, sắc mặt phút chốc đỏ lên.
Thẩm Thiến cười trộm: “Vậy mình đi trước.”
Nam Kiều vẫy tay tạm biệt cô nàng.
Người đứng trước quán trà sữa là một thiếu niên hơn Nam Kiều vài tuổi, nhưng hắn không mặc đồng phục áo trắng quần xanh như bạn cùng lứa khác. Tay hắn vân vê một điếu thuốc đã đốt gần hết, mái tóc rũ xuống che khuất tầm mắt.
Đám học sinh đối với hắn có chút kiêng kị, bởi vì nhìn qua một cái liền biết hắn là kiểu “thiếu niên bất lương”, nhưng vẫn có không ít nữ sinh vụng trộm liếc nhìn.
Thấy Nam Kiều đi tới, hắn đem thuốc lá ném xuống đất, giẫm nát.
Nam Kiều nhịn không được quở trách: “Không được vứt rác bừa bãi.”
Khoé miệng hắn cong lên, tóc mái lúc này cũng không thể che khuất đôi mắt cong thành hình trăng khuyết.
“Ừ, biết rồi.” Hắn khom lưng nhặt tàn thuốc lên, nghe lời cô ném vào thùng rác bên cạnh.
Nam Kiều kéo góc áo hắn, ngẩng đầu hỏi: “Anh chờ tôi ở đây?”
“Ừ.”
“Đêm nay có buổi diễn?”
“Ừ.”
“Muốn tôi qua đó phụ giúp?”
“Ừ.”
Nam Kiều rốt cục nhịn không được liếc hắn: “Ngoại trừ “ừ” ra, anh không thể nói từ khác được à?”
“... Ừm.” Hắn gật đầu.
Nam Kiều thật muốn đá hắn một cái. Cô rũ mắt quay người đi, bên tai lại nghe thấy tiếng bước chân của anh vang lên phía sau, làm cô kìm không được cong môi.
Thiếu niên sau lưng giữ ống tay áo cô lại, đưa tới một cốc trà sữa: “Lúc nãy vừa mua.”
“Cho tôi?”
“Ừ.”
Cô đứng ở một bên, miệng nhỏ ngậm ống hút, nói thầm:
“Mỗi lần biểu diễn đều tìm tôi qua giúp, chỉ một cốc trà sữa liền muốn đổi lấy sức lao động, cũng rẻ quá rồi...”
Mùi sữa nồng đậm tan trong miệng, tâm tình cô liền tốt lên.
Cái gọi là “buổi diễn” bất quá chỉ là đóng một cái ván cửa đơn sơ để trên bàn. Trên đài có một tấm thiệp giấy trang trí xanh xanh đỏ đỏ đặt trên giá đỡ trống không, microphone trên giá đỡ có một vết gỉ loang lổ, không biết đã dùng qua bao nhiêu lần mới tàn tạ như vậy, trên đó viết:
Wind - Chaser, dàn nhạc số một.
Một thiếu niên mập mạp giật lấy giá đỡ, bụng tròn vo, nhìn thấy Nam Kiều ở đằng xa, liền cầm trống đỡ vẫy vẫy cô:
“Tiểu Kiều, A Cận, cuối cùng hai người cũng tới, ông đây đói bụng rồi.”
Nam Kiều dẫm chân: “Chết thật, quên mang thức ăn cho Mập Mạp rồi.”
Cận Viễn kéo cô đi tiếp, hờ hững nói:
“Không cần để ý cậu ta, mỗi lần đều để em phải mang thức ăn, cậu ta sẽ thành cái gì?”
Mập Mạp vừa vặn nghe thấy câu cuối cùng kia, lập tức kháng nghị:
“Tiểu Kiều nhà ta khéo léo hiểu lòng người, mỗi lần đều thông cảm cứu đói cho tôi, nào có ác độc như cậu?”
Ánh mắt Cận Viễn lập tức trở nên sắc bén: “Tiểu Kiều nhà cậu?”
Mùa Xuân đang chơi đàn phía sau đài, lúc này cười lên ha hả:
“A Cận cậu cũng vừa phải thôi, như thế là so đo đấy! Biết rõ Mập Mạp nhát gan còn muốn doạ cậu ấy.”
Nam Kiều cũng cười, vừa vặn nghiêng đầu nhìn thấy Cận Viễn đang nhìn mình, đôi mắt giống như mặt trời hoàng hôn, một hồi yên tĩnh.
Mặt cô đỏ lên: “Nhìn cái gì?”
“Em.” Anh đáp.
“Tôi có gì để nhìn?”
“Chỗ nào cũng đẹp.”
Nam Kiều suýt sặc, tuy cô cũng lường trước được Cận Viễn sẽ nói như vậy.
Bảy giờ rưỡi, buổi diễn bắt đầu.
Người tới xem đại khái thưa thớt, chỉ khoảng hai mươi người.
Nam Kiều phụ trách điều khiển ẩm hưởng dưới đài. Ba người đang đứng trên đài, Mùa Xuân là tay Bass, Mập Mạp là tay trống. Cận Viễn chơi ghita điện, cũng là người chủ xướng.
Thanh âm của thiếu niên vốn thanh tịnh ôn nhu, lúc này dần mang theo tia khàn khàn.
Hắn hát:
Giống như vô đích đào vong,
Một đường lảo đảo phi nước đại,
Không biết ngày mai sẽ thế nào?
Bất quá là một con bướm nhỏ,
Trong đêm tối dài vô tận đó,
Tìm kiếm một ánh lửa nhỏ hồng.
Âm hưởng không tốt, thỉnh thoảng còn có tạp âm bén nhọn vang lên. Mấy người đồng lứa lưng đeo cặp, ở dưới đài cười cười nói nói, nghiêm túc lắng nghe thì không thấy, bàn tán dáng dấp của chủ xướng thì có thừa.
Nhưng người đứng trên đài rất nhiệt thành: Mùa Xuân cố gắng chơi Bass, Mập Mạp đổ mồ hôi như mưa, Cận Viễn nhắm mắt ca hát, hai tay thuần thục chơi ghita điện.
Nam Kiều ngẩng đầu nhìn họ, ánh chiều tà vừa vặn chiếu lên ba người, bóng của họ trải dài trên mặt đất. Không hiểu vì sao, cô lại có cảm giác bọn họ thật lẻ loi, trơ trọi.
Một lát sau, điện thoại trong ba lô bỗng nhiên vang lên.
Nam Kiều tưởng rằng ba của cô gọi đến hỏi vì sao còn chưa về. Cô lấy ra xem mới phát hiện người gọi là cô Hai.
Cô đứng dậy, đi ra xa âm hưởng một chút mới nhận điện:
“Cô Hai.”
Trước giờ cô Hai luôn ôn hoà, lúc này lại hấp tấp kêu lên: “Nam Kiều, con đang ở đâu? Về nhà nhanh lên, ba con...”
Nam Kiều sững người:
“Cô... cô nói cái gì?”
“Ba con lại uống say, chảy máu não, đã... đã...” Đầu dây bên kia tựa hồ không biết nói thế nào, chỉ có thể vội vàng hô:
“Con về nhà đi, nhanh lên!”
Một câu này như sấm sét giữa trời quang.
Nam Kiều vội vã chạy ra ngoài, chân trượt vào bộ phận điều âm hưởng cũng mặc kệ. Tạp âm chói tai ầm ầm vang lên, khiến mọi người vội bịt kín lỗ tai.
Dàn nhạc trên sân khấu lúc này đình diễn, Cận Viễn không rõ chuyện gì, hắn ném ghita đuổi theo, gọi tên Nam Kiều.
Nhưng cô chỉ biết chạy thật nhanh, làm gì có tâm tư để ý sau lưng đã xảy ra chuyện gì?
***
Năm Nam Kiều mười bảy tuổi, ba của cô qua đời.
Linh đường trầm muộn, nhìn đâu cũng thấy vòng hoa trắng lẫn dây vải đen treo đầy...
Nam Kiều đứng ngoài cửa lớn. Mỗi khi có người tiến đến, cô Hai sau lưng cô liền dặn dò:
“Nam Kiều, quỳ xuống nói cảm ơn.”
Cô cũng không phải quỳ quá nhiều lần, bởi vì rất người đến cúng điếu Nam Nhất Sơn.
Chỉ có một đống họ hàng thân thích.
Nam Nhất Sơn không có bạn bè.
Bác Cả mời một người gọi là “đạo sĩ” đến. Nam Kiều nghe không hiểu ông ta hát cái gì, chỉ cảm thấy ông ta rõ đang giả thần giả quỷ.
Cô Hai nhắc nhở: “Khóc lên, Nam Kiều. Lúc này phải lớn tiếng khóc lên.”
Nhưng cô sống chết cũng không khóc được.
Tang lễ tiến hành được một nửa, bỗng có người đến gây chuyện.
Động tĩnh này khiến tất cả mọi người rối lên.
Mấy người tới cãi nhau chuyện Nam Nhất Sơn có lưu lại một khoản tiền và nhà cửa, bọn họ nói rằng mình cũng có phần.
Nam Kiều đứng trước linh vị, quay đầu nhìn ảnh chụp của ba mình, không nói gì.
Nam Nhất Sơn trong ảnh ôn nhủ mỉm cười, hiền hoà vốn có của người cha.
Trong đám người, bác Cả đang lớn tiếng nói:
“Tao là anh của nó, từ nhỏ đến lớn đã giúp hắn thu dọn tàn cục không biết bao nhiêu lần. Chẳng lẽ tiền này không nên là của tao?”
Cô Ba xen vào:
“Trước kia lúc mẹ chết, căn nhà ban đầu nói sẽ cho lão Tam, kết quả anh Hai nghèo quá, tôi mới để nó ở nhiều năm như vậy, cũng không thu nhiều tiền. Bây giờ nó chết, tiền này nói thế nào cũng nên cho bọn tôi.”
“Buồn cười, nó không có rảnh để quản Nam Kiều. Nhiều năm như vậy cũng chỉ có tôi chiếu cố con gái của nó, không có công lao cũng có khổ lao, tiền này nên cho nhà chúng tôi.”
***
Nam Nhất Sơn có bốn anh chị em, mỗi người đều đem người nhà tới chỗ này, vì tiền của ông để lại và nhà cửa, tranh chấp không biết chán.
Nhưng cũng không có người bị thương.
Nam Kiều lẳng lặng nhìn bọn họ, tranh luận gần như không có điểm dừng. Cô không tiếng động ra khỏi nhà tang lễ, đáng cười là không ai biết cô đã rời đi.
Đầu tháng tư, thị trấn Ngô mưa rơi không ngừng, tí tách tí tách.
Ngoài cửa lớn, đứng dưới cây ngô đồng, Cận Viễn đội mưa, mái tóc bị mưa thấm ướt, dán chặt lên trán, gần như che đi tầm mắt.
Thấy Nam Kiều đi tới, anh lo lắng gọi tên cô.
Nam Kiều “ân” một tiếng, dừng chân lại.
Hơn nửa ngày sau, anh mới hỏi: “Em muốn đi đâu?”
Có thể đi đâu?
Nam Kiều cũng muốn hỏi chính mình. Cô lau nước mưa trên mặt, lung tung nói:
“Đi khắp nơi đi.”
“Khắp nơi là chỗ nào?”
“...”
“Tôi đi cùng em.”
Ngày hôm đó đi được bao lâu, bản thân Nam Kiều cũng không nhớ rõ.
Lúc cô còn nhỏ, ba mẹ đã li dị. Mẹ cô đến thành phố lớn xa xôi, có gia đình mới. Ba cô say rượu ngày một trầm trọng, lúc tỉnh thì cho cô tiền để tiêu. Đa số lần nhìn thấy ông đều trong trạng thái say khướt, cũng chưa từng hỏi đến một ngày ba bữa của cô thế nào.
Người đi trà lạnh, cô vẫn còn ở đây, vậy mà đám họ hàng thân thích đã bắt đầu tranh tài sản. Nếu thật sự giành đi hết, cô nên đi nơi nào?
Dầm mưa thật lâu, đầu của Nam Kiều bắt đầu nóng lên, bước chân cũng bất ổn.
Cô dừng bước, đứng yên một chỗ nhắm mắt lại, không nghĩ tới sẽ không mở ra nổi. Trong lúc hốt hoảng, nghe thấy bên tai có người kêu tên cô.
Cô dùng sức níu lại góc áo của người đó.
“Đưa tôi về nhà.”
***
Đầu tháng tư, Nam Kiều bệnh nặng.
Sốt cao ba ngày, cô không nhớ rõ bản thân đã làm những gì, chỉ mang máng nhớ rằng mình đã bấm gọi một dãy số đã lâu không động đến, bật khóc kêu tiếng “mẹ“.
Người bên cạnh một mực chăm sóc Nam Kiều thật tốt, vụng về đút cô uống thuốc, còn thay cô chườm lạnh cái trán để hạ nhiệt.
Một đêm kia, cô nhớ đã cầm chặt tay Cận Viễn, giọng nỉ non:
“Tôi không có chỗ để đi, không có người nào thích tôi cả...”
Khiến hắn ôn nhu mà luống cuống, nhưng lại rất thành tâm đợi cô bình tĩnh trở lại. Hắn nói:
“Có tôi ở đây, Nam Kiều. Tôi sẽ không chán ghét em.”
Sau đó là một giấc mộng rất dài, cô mơ thấy lúc còn nhỏ, ba mẹ đều ở bên cạnh. Thế nhưng về sau, ba mẹ đều đi, trong phòng trống rỗng chỉ còn lại mỗi mình cô, lẻ loi trơ trọi.
Khung cảnh ấy lặp đi lặp lại hai lần.
Đến lúc tỉnh lại, Nam Kiều thấy mặt trời chói mắt ngoài cửa sổ. Dưới ánh mặt trời, mẹ cô từ ngoài cửa bưng thuốc đi tới, lo lắng hỏi:
“Nam Kiều, tỉnh lại rồi à?”
Khoảnh khắc ấy, cô còn tưởng rằng bản thân còn đang mơ. Đến khi nhìn thấy rõ khoé mắt của bà so với trong trí nhớ đã có thêm vài nếp nhăn cùng mái tóc đã điểm bạc, Nam Kiều mới tin tưởng đây là thực.
Mẹ cô rưng rưng kéo tay cô, không ngừng khuyên nhủ:
“Đi theo mẹ đi, Nam Kiều. Về sau chúng ta ở cùng nhau, có được không?”
Nam Kiều nửa mơ nửa tỉnh gật đầu.