Khi hỏi về vấn đề, Tiêu Thịnh tới đây tìm sách gì đọc? Chú Lâm nghĩ ngợi một chút rồi đáp “À, cậu ta hình như tìm sách lịch sử gì đó, mà cậu cũng biết rồi, thư viện này rộng như vầy làm sao tôi chỉ lo chú ý mình cậu ta được“.
Khu thư viện khá rộng, nó còn bị chia làm nhiều khu khác nhau nên rất khó quản lý hết, nghe chú Lâm nói, gần đây đã đề nghị lên ban lãnh đạo nhà trường gắn camera theo dõi, lúc đó chỉ cần ngồi một chỗ là có thể quản lý được hết, nhưng mà bên phía lãnh đạo vẫn còn đang xem xét.
Khu lịch sử với hơn hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là những quyển sách nói về lịch sử giải phẫu và phát triển của y học.
Lướt qua một loạt các kệ sách, tôi dừng lại trước một quyển sách, bởi vì nó khá sạch sẽ, hình như có người thường xuyên sử dụng.
Tôi đưa tay lấy ra khỏi kệ, lật vài trang coi thử, mới phát hiện ra chẳng có gì đặc biệt, nội dung chỉ đại khái về việc giải phẫu cơ thể người.
Thật sự Tiêu Thịnh đã phát hiện ra điều gì? Hay chỉ là muốn tìm hiểu về giải phẫu học để nâng cao thành tích học tập?.
Vừa định để cuốn sách trở lại kệ thì vô tình tôi nhìn thấy một tờ giấy, tờ giấy khá nhỏ và được đặt bên dưới cuốn sách, nếu không để ý chắc không thể nào nhìn thấy được.
Tưởng rằng đã có thêm manh mối, nhưng mà trên tờ giấy chỉ ghi vỏn vẹn môt dòng chữ.
“Trang hai, dòng ba“.
Điều này ám chỉ gì, không lẽ nào là vị trí của thứ gì đó nằm trong cuốn sách giải phẫu?
Nghĩ vậy, tôi liền lật ngay trang hai của cuốn sách giải phẫu trên tay, ở dòng ba có các con số, hình như là số liệu gì đó, nhưng mà điều này nói lên điều này?.
Cảm thấy mình đã đi vào ngõ cụt, tôi đành bỏ cuộc giữa chừng, coi như lần điều tra này đã vô ích.
Căn phòng số 44 gần đây có vẻ khá yên tĩnh, ngoài tôi lo lắng việc điều tra sự thật của vụ án mạng ánh trăng ra thì Lý Hoành nghe nói đang ở bệnh viện điều trị gì đó, Tống Nhựt thì không thấy bóng dáng đâu, trong phòng chỉ còn lại Từ Dĩ.
“Sao buồn vậy?“.
Tôi bước tới bên cạnh, vỗ lên vai Từ Dĩ mà hỏi, cậu ta quay sang, âm trầm, nói “Nhìn đi, phòng bốn người mà chỉ có một mình mình ở, không buồn mới lạ, mình còn nhớ trước kia đông vui lắm, sao lại thành ra như vậy? Không lẽ lời nguyền án mạng phòng số 44 đang diễn ra?“.
Nghe cậu ta nói vậy, tôi thoáng chốc giựt mình, không ngờ cậu ta lại suy nghĩ về vụ việc đơn giản như vậy, nhưng mà cậu ta nói cũng không phải vô lý, chỉ có điều quá sớm chăng? Dù sao đi nữa tôi cũng sẽ dùng hết sức tìm cho bằng được nguyên nhân của vụ án này.
“4657890124“.
Từ Dĩ đột nhiên đọc lên dải số khiến tôi có chút bất ngờ, nhìn cậu ta một cái, tôi liền hỏi “Dải số gì vậy?“.
Nghe tôi hỏi, cậu ta cười khì khì, đáp “Hai lúa quá ông ơi, dải số này là mã số thẻ tín dụng, dùng để chuyển tiền, mấy năm gần đây còn có thêm dịch vụ làm mã số theo yêu cầu của khách hàng“.
Tôi giựt mình, liền nghĩ, có khi nào dải số kia của Tiêu Thịnh là ám chỉ mã số của thẻ tín dụng, điều này cũng đồng nghĩ với việc chỉ cần tới ngân hàng là có thể tìm được thông tin.
Không bỏ thêm nhiều thời gian, tôi ngay lập tức chạy tới ngân hàng gần đó, sau khi đưa mã số, họ đã cho tôi biết người đăng ký chính là Tiêu Thịnh và thời gian đăng ký là trước hai ngày cậu ta nhảy lầu.
Trước khi nhảy lầu mà làm thẻ tín dụng để làm gì, tôi mang theo dòng suy nghĩ đó rời khỏi ngân hàng, nghe họ nói, cậu ta còn chuyển một số tiền vào đó, hình như là 251000.
Con số 251 ngàn ám chỉ điều gì? Có khi nào là một con số được in trên gì đó, ví dụ giá sách, mà nói tới sách, tôi lại nghĩ tới khu vực thư viện trường, nhưng mà loại sách với giá 251 ngàn rất nhiều.
“À, những đầu sách trong thư viện điều đánh số thứ tự, trong đây có khoảng 200 ngàn đầu sách và hơn 500 cuốn sách được liệt vào danh sách sắp thanh lý“.
Sau khi nghe tôi hỏi, chú Lâm ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời, nếu nói vậy thì chắc chắn trong tổng số sách trong thư viện này sẽ có một cuốn sách được đánh số 251 ngàn.
“Vậy chú có biết cuốn sách số 251 ngàn nằm ở đâu không?“.
Tôi khẽ hỏi, ổng nghi hoặc nhìn tôi rồi trầm ngâm đáp “251 ngàn sao? Theo ta nhớ hình như là ở trong danh sách thanh lý, đang lưu trữ trong kho phía sau thư viện“.
Kho phía sau thư viện, tuy là nói như vậy nhưng thực chất nó nằm ở một khu biệt lập, có thể nói là biệt lập với toàn bộ kiến trúc của ngôi trường, cơ hồ khi quan sát toàn cảnh, người ta sẽ bỏ qua nó.
Đi theo hành lang uốn khúc, đi vào dãy nhà phía tây nam, nằm sau thư viện, cách khu giải phẫu ba dãy phòng, cách khu ký túc xá khá xa.
Nghe chú Lâm nói lại, ổng đã từng có kiến nghị xây dựng và mở rộng khu nhà kho này, nhưng mà không thấy phản hồi, cơ hồ nơi đây không được coi trọng.
Toàn bộ khu nhà khá cũ kỹ, mái ngói phủ đầy rong rêu, tường được quét đại khái bởi một loại nước sơn màu trắng rẻ tiền, toàn bộ cửa sổ đều bị khóa trái.
Sau khi quan sát một lượt rồi nghi hoặc hỏi “Chú Lâm, sao khu nhà kho này xây dựng ở cách xa trường vậy?“.
Ổng nhíu nhíu đôi chân mày của mình rồi khẽ trả lời “Chuyện này ta không rõ lắm, nhưng nghe người quản lý thư viện trước nói là do sự sắp xếp của chính kiến trúc sư“.
Vừa nói ổng vừa lấy chìa khóa ra để mở cửa khu nhà kho, tiếng cửa mở vang lên kèn kẹt, chắc là nó đã được đóng khá lâu.
Phía trong cửa tối đen như mực, chú Lâm bật đèn huỳnh quang lên, bên trong là hai hàng giá sách, có khoảng hai chục giá sách lớn, các đầu sách chen nhau san sát, chất cao gần sát trần nhà, nếu muốn tìm kiếm một thứ gì đó mà không có người hướng dẫn, thì chẳng khách nào mò kim đáy biển.
Tôi nhìn thấy cảnh tượng này mà cứ hoa mắt cả lên, thầm than “Tía ơi, sao mà nhiều sách quá, muốn tìm một cuốn sách chắc mệt chết quá!“.
Chú Lâm ở bên cạnh cười khì khì, đáp “Đừng lo, đối với người lạ thì nhất định là vậy, nhưng có tôi thì khác, những cuốn sách trong đây đã nằm gọn trong đầu tôi rồi, chỉ cần nói ra tên sách hay là số hiệu, tôi sẽ tìm được ngay“.
Vừa đi ổng vừa nói thêm “Các đầu sách trong này sắp xếp khá chỉnh chu, bởi được chia ra làm nhiều khu vực khác nhau, tuy nhiên do là sách sắp thanh lý nên việc ngăn nắp không được chú ý nhiều... ví dụ khu vực này là giải phẫu, nhưng không phân biệt ra các loại giải phẫu“.
Ổng chỉ vào khu vực giải phẫu rồi giải thích, tôi càng nghe ổng nói càng đại khái hình dung ra được cách sắp xếp của nơi này.
“Rồi, nó nằm ở đây“.
Chú Lâm dừng lại trước một kệ sách, sau khi xem xét một chút liền rút ra một cuốn sách rồi đưa nó cho tôi.
Bên trên bìa sách có ghi hàng chữ “Não Bộ”, được ghi kiểu cọ và tô màu sặc sỡ, chú Lâm liếc nhìn tôi một cái rồi nói “Thôi, tìm được rồi thì chúng ta đi, nơi này cũ kỹ lắm, không khéo lại có rắn rết bò vào“.
Tôi gật đầu rồi bước đi theo ổng, sau khi khóa chặt cửa, tôi liền xin phép đem cuốn sách về khu ký túc xá đọc cho tiện, lúc đầu ông còn phân vân, tuy nhiên sau đó thấy tôi năn nỉ quá nên cũng đành chấp nhận.
Lúc tôi về tới phòng cũng đã quá chiều, ngày hôm nay cứ chạy tới chạy lui khiến tôi có vẻ mệt mỏi, đôi chân hình như cũng đã đình công không muốn bước đi nữa.
Bật đèn lên, khắp phòng sáng rực, tuy nhiên không một bóng người, coi bộ Từ Dĩ và Tống Nhựt đi đâu đó rồi, nhưng mà việc này chưa từng xảy ra, hay là tụi họ về quê rồi?
Sau khi tắm rửa xong, tôi bắt đầu quay lại với vụ án mạng ánh trăng, vừa mở cuốn sách ra tôi đã nhìn thấy một cuốn sổ được kẹp kỹ bên trong cuốn sách.
Đó là cuốn sổ nhỏ, dùng để ghi lại những điều cần nhớ của sinh viên, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng cuốn sổ như vầy đã không còn, thay vào đó là điện thoại.
Lật trang đầu tiên, tôi đã nhìn thấy chữ “ánh trăng” được ghi bằng mực đỏ, nhìn rất giống với hàng chữ trên tấm lụa trắng thường hay xuất hiện trong giấc mơ của tôi, điều này nói lên gì? Không lẽ những ai mơ thấy dòng chữ này điều là nạn nhân tiếp theo?
Tôi vô thức rùng mình một cái, coi bộ càng đi sâu vào vụ án, tôi càng nhận ra mình chính là nạn nhân tiếp theo.
Trang tiếp theo của cuốn sổ ghi “Chuyện về vụ mưu sát đêm trăng tròn tháng chín” đúng là hơi lạ lùng, tôi cứ như người mất hồn vì nó, để rồi tìm ra những chuyện quá sức tưởng tượng! Chưa biết chừng, trong số người chết đã có người như tôi, cũng có nghĩa là muốn tìm cách ngăn chặn vụ việc xảy ra, nhưng mà cứ quyết dựa theo lịch sử hoặc tự nghĩ ra để thiết kế một kịch bản dẫn mình đến cái chết, có những truyện trinh thám cũng từng có những vụ việc tương tự như vậy, tuy nhiên tại sao tôi luôn cảm thấy nó âm trầm hơn bội phần, tôi thừa biết con người ta nếu quá đắm đuối truy tìm mù quáng sẽ dẫn tới chỗ cực đoan“.
Tôi cảm thấy những dòng này giống hệt như những lời tự hỏi chính bản thân tôi, thực sự tôi đang cố gắng ngăn chặn vụ việc hay là từng bước tiến vào vết xe đổ của những người đi trước.
“Gần đây tôi hay mơ thấy những giấc mơ lạ, nhất là dòng chữ “ánh trăng “ viết bằng máu, rốt cuộc nó có ý nghĩa gì? Những điểm chung của vụ việc nói lên điều gì? Là người hay là ma làm nên những chuyện đó?“.
Đọc sang trang kế, tôi bắt đầu quay cuồng đầu óc với những câu hỏi, không phải vì tôi không có câu trả lời mà bởi vì đây cũng chính là những gì mình tôi đã từng hỏi chính bản thân mình.