Sau khi Thượng Hải được giải phóng khỏi tay cộng sản, giới tài phiệt lúc đầu coi Tưởng Giới Thạch là cứu tinh của họ. Nhưng chẳng bao lâu, họ kinh hoàng khám phá rằng Tưởng chính là nguồn thống khổ của họ. Nhà báo Solosky viết: "Tất cả mọi hình thức gây khốn đốn cho các thương gia giầu có đều được che dấu dưới chiêu bài tiêu diệt cộng sản. Đàn ông bị bắt cóc và cưỡng buộc phải cúng tiền cho ngân quỹ quân đội. Chưa bao giờ lịch sử Thượng Hải được chứng kiến những kinh hoàng như thế."
Tờ New York Times kể: "Tình cảnh của các thương gia Thượng Hải thật đáng thương. Dưới sự sinh sát của nhà độc tài Tưởng Giới Thạch, các thương gia không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai... Tịch thu tài sản, cưỡng bách cho vay, trục xuất và có thể là hành quyết." Thương gia giầu có nhất Thượng Hải là người họ Phúc bị Tưởng hỏi vay 10 triệu đô lạ Khi họ Phúc từ chối, Tưởng ra lệnh bắt giam họ Phúc và tịch thu tất cả tài sản. Cuối cùng họ Phúc phải cúng cho Tưởng một số tiền lớn hơn số tiền Tưởng hỏi "Vay" lúc ban đầu.
Tưởng đặt ra một loạt công khố phiếu, và dùng quân đội và các tay anh chị ép buộc mọi nhà buôn lớn nhỏ phải muạ Một triệu phú từ chối không mua thì con trai ông ta bị bắt cóc. Một thiếu niên con trai một thương gia bị bắt vì tội phản cách mạng, nhưng khi nhà thương gia có con bị bắt, ủng hộ Tưởng hai trăm ngàn đô la thì đứa con được tha ngaỵ Một chủ hãng dệt phải chuộc đứa con trai bị bắt với số tiền bảy trăm ngàn. Một thương gia khác phải nộp nửa triệu khi đứa con trai ba tuổi tự nhiên mất tích. Nhưng sau khi người thương gia nộp tiền rồi thì đứa con ba tuổi lập tức xuất hiện ngay trước cửa nhà. Đây là đường lối tống tiền quen thuộc của Lục Hội. Nay Tưởng áp dụng triệt để như là quốc sách. Tuy vậy Tưởng vẫn chưa thỏa mãn.
Mỗi tháng Tưởng cần 20 triệu để trả lương cho quân đội. Tưởng cần phải đặt ra một hệ thống thuế khóa lâu dài. Điều Tưởng cần là phải có một nhà chuyên môn để thâu thuế cho mình. Đúng lúc đó thì Tống Tử Văn từ Vũ Hán tới. Tống Tử Văn ngây thơ tin tưởng rằng Thượng Hải vẫn trực thuộc chính phủ Vũ Hán, và họ Tống đến Thượng Hải để tìm cách thu lợi tức cho chính phủ Vũ Hán.
Tống Tử Văn biết rằng những số tiền Tưởng "Vay" được trở thành tài sản riêng của Tưởng. Còn công sở và quân đội thì phải tự lo liệu lấy, thường là bằng cách ăn hối lộ. Tất cả những tiền bạc này không bao giờ được gửi tới chính phủ Vũ Hán. Lúc đó các thương gia Thượng Hải chưa biết sự rạn nứt giữa chính phủ Vũ Hán và Tưởng. Điều họ biết rõ là họ không muốn tiếp tục "ủng hộ" tiền cho Tưởng như thế. Họ muốn nhận được những giấy tờ bảo đảm sau này chính phủ sẽ trả lại tiền cho họ. Họ cần có một người có uy tín như bộ trưởng tài chánh Tống Tử Văn đứng ra ngăn cản Tưởng. Tống Tử Văn đã cương quyết từ chối không ký chấp nhận những cuộc tống tiền công khai của Tưởng. Thực ra sự bướng bỉnh của Tống Tử Văn cũng vì tài sản nhà họ Tống tại Thượng Hải.
Điều này đã đẩy Tống Tử Văn và Tưởng trực tiếp đối đầu với nhau. Ngày 18- 4 Tưởng tuyên bố thành lập chính phủ quốc gia tại Thượng Hải và Nam Kinh, tách hẳn chính phủ Vũ Hán, và yêu cầu Tống Tử Văn ở lại làm bộ trưởng tài chánh. Thoạt đầu Tống Tử Văn từ chối, nhưng hai ngày sau họ Tống chấp nhận với điều kiện không phê chuẩn những cuộc tống tiền của Tưởng. Tưởng lập tức đóng cửa văn phòng của Tống Tử Văn, và bổ nhiệm một người khác làm bộ trưởng tài chánh. Tưởng còn ra lệnh cho quân đội tại Quảng Đông giữ tất cả tài sản của Tống Tử Văn tại ngân hàng. Đến đây Tống Tử Văn phải cộng tác vô điều kiện với Tưởng.
Lúc đó Tưởng Giới Thạch đang ra công chinh phục Tống Mỹ Linh, sau khi bị Khánh Linh cự tuyệt lời cầu hôn. Tống Ái Linh và Đỗ Đại Nhĩ hết sức giúp cho Tưởng được toại nguyện. Thoạt đầu Mỹ Linh không ưa Tưởng. Trước mắt nàng, Tưởng chỉ là một tay võ biền thô tục, có nhiều liên hệ tai tiếng với giới anh chị và gái giang hồ tại Thượng Hải và Quảng Châu. Mỹ Linh chỉ chấp nhận cho Tưởng viết thư thăm hỏi, và mỗi khi hai người gặp nhau tại nhà Ái Linh đều có Ái Linh và Khổng Tường Hy chứng kiến.
Về phần Tống Tử Văn thì bị chính bà chị Ái Linh và anh rể chèn ép, vì họ không thích những tư tưởng tự do của Tống Tử Văn. Vợ chồng Ái Linh thúc đẩy Tưởng phải làm áp lực với Tống Tử Văn và sai người của Lục Hội theo rõi họ Tống. Tống Tử Văn cảm thấy hoang mang, và chỉ thích trở lại căn nhà của Khánh Linh trên đường Molière, để tránh những màn tẩy não của Ái Linh. Càng ngày Tống Tử Văn càng mất tự tin trước sức mạnh của Tưởng, một người dung túng cho quân đội Quốc dân đảng mổ bụng các thiếu nữ, và lấy ruột quấn quanh cổ nạn nhân trong lúc nạn nhân đang hấp hối.
Sau khi trục xuất Tưởng Giới Thạch ra khỏi Quốc dân đảng, chính phủ Vũ Hán càng ngày càng suy yếu. Hải quân Anh và Mỹ tiến vào sông Dương Tử, lập hàng rào ngăn chặn việc chuyên chở lúa gạo, dầu và than đá, gây thêm khó khăn về kinh tế cho chính phủ Vũ Hán. Ngay tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Đông, một viên tướng trung thành với Tưởng Giới Thạch đã chiếm được thủ phủ Trường Sa và đánh bại được quân đội nông dân của cộng sản. Uông Tinh Vệ cũng muốn bỏ Khánh Linh về đầu hàng Tưởng Giới Thạch. Khi Stalin đánh điện ra lệnh thành lập đạo quân công nông 50 ngàn người, thì các giới chức Quốc dân đảng tại Vũ Hán đều nghiêng về phía Tưởng Giới Thạch, trừ Tống Khánh Linh. Họ cho rằng Nga sô đã phản bội lời hứa trước kia với Tôn Dật Tiên.Chính phủ Vũ Hán tìm cách liên minh với tướng Phùng Ngọc Tường, một viên tướng theo đạo Thiên Chúa, và đã được Stalin viện trợ nhiều vũ khí. Nhưng Phùng Ngọc Tường đang bí mật liên kết với Tưởng Giới Thạch.
Tống Tử Văn trở về Vũ Hán mang theo thông điệp của Tưởng: Vũ Hán và Nam Kinh có thể liên kết với nhau, với điều kiện là phải loại cộng sản và Borodin ra khỏi Quốc dân đảng. Đồng thời Tưởng treo giải thưởng cho ai giết được Borodin. Thực ra phe Quốc dân đảng tại Vũ Hán cũng đang muốn loại bỏ cộng sản, nhưng trở ngại duy nhất là sự chống đối quyết liệt của Tống Khánh Linh, không chịu liên kết với Tưởng Giới Thạch.
Trong suốt buổi đại hội đảng ngày 15- 7, Khánh Linh đả phá mọi ý kiến liên kết với Nam Kinh. Đến tối bà mệt nhoài và giận dữ thì Tống Tử Văn đến năn nỉ thuyết phục. Tống Tử Văn cho Khánh Linh biết tất cả những hăm dọa phá hoại của Ái Linh nhắm vào Khánh Linh. Khánh Linh vẫn cương quyết không chịu hợp tác với những người tại Thượng Hải. Bà cho biết nếu chính phủ Vũ Hán sụp đổ, bà sẽ trở về Thượng Hải và tiếp tục chống lại Tưởng Giới Thạch.
Tống Tử Văn rất hoảng sợ trước quyết tâm của Khánh Linh, và xin Khánh Linh đi dạo với mình ngoài bờ sông, để tránh sự dòm ngó của những người theo dõi. Khi chỉ còn hai chị em trên bờ sông, Tống Tử Văn cầm tay Khánh Linh và năn nỉ bà chị đừng bao giờ trở về Thượng Hải. Tống Tử Văn cẩn thận ghé sát vào tai Khánh Linh, thì thầm chính Ái Linh đã dự định ám sát Khánh Linh nếu Khánh Linh trở về Thượng Hải. Ái Linh đã từng ra lệnh ám sát một số người chống đối đi ngươc quyền lợi của bà tạ Mặc dầu viễn ảnh có thể bị chính người chị ruột của mình ám sát, Khánh Linh vẫn cương quyết giữ vững lập trường.
Phe cộng sản tại Vũ Hán cũng cảm thấy tình thế đang xoay chiều bất lợi. Một số bắt đầu tìm cách lẩn tránh, và khuyên Borodin nên trở về Nga sộ Các nữ cán bộ trẻ tuổi trước kia cắt tóc ngắn để bày tỏ sự dấn thân của mình, nay để tóc dài trở lại. Khi các cán bộ cộng sản vắng bóng trên đường phố Vũ Hán thì những toán an ninh và anh chị từ Thượng Hải tới chiếm giữ những cơ sở của cộng sản, và bắn chết bất cứ ai bén mảng tới những cơ sở này. Borodin nhận được bản tuyên cáo long trọng từ điện Cẩm Linh: "Vai trò cách mạng của chính phủ Vũ Hán đã chấm dứt và đã trở thành một lực lượng phản cách mạng." Ngày 14- 7, Mao Trạch Đông và các lãnh tụ cộng sản khác lặng lẽ rời bỏ Vũ Hán.
Tống Tử Văn trở lại gặp Khánh Linh và mong bà thay đổi ý định. Nhưng Khánh Linh đang viết một tuyên cáo lên án Tưởng Giới Thạch. Bên cạnh Khánh Linh lúc ấy chỉ còn tướng Đặng Diễn Đạt, nguyên giám đốc chính trị tại trường võ bị Hoàng Phố. Họ Đặng rất được kính nể, và trung thành với đường lối cách mạng của Tôn Dật Tiên. Nếu không có sự can thiệp của Mạc tư khoa và nhóm anh chị Lục Hội vào chính trường Trung hoa thì Đặng Diễn Đạt đã là người lãnh đạo Trung hoa, chứ không phải là Tưởng Giới Thạch. Đặng Diễn Đạt lên án Tưởng là người thoán nghịch, và phản bội lý tưởng của Tôn Dật Tiên. Hoàn cảnh của chính phủ Vũ Hán thật là cheo leo. Một bên là Tưởng Giới Thạch và các tay anh chị Lục Hội, và một bên là Stalin và đảng cộng sản thế giới. Đi về phía nào cũng phản lại con đường Tôn Dật Tiên đã vạch ra.
Ngày 14- 7, Khánh Linh công bố bản tuyên cáo cuối cùng của bà. Bà công khai lên án Tưởng Giới Thạch tiếm đoạt quyền lãnh đạo quốc gia và phản bội công cuộc cách mạng. "Tưởng Giới Thạch không phải là người của Tôn Dật Tiên, mà chỉ là một kẻ phiêu lưu quân sự, một kẻ đàn áp, một con ký sinh trùng hưởng thụ trong một hệ thống nô lệ." Ngày hôm sau, chính phủ Vũ Hán trục xuất mọi đảng viên cộng sản theo lệnh của Tưởng. Borodin biến mất. Khánh Linh và Đặng Diễn Đạt cũng bỏ trốn.
Khánh Linh cải trang và dùng thuyền đánh cá xuôi sông Dương Tử, trở về Thượng Hải để thu xếp công việc riêng một cách hấp tấp. Sợ bị chị ruột ám sát hoặc bị Tưởng giam lỏng tại nhà, và dùng danh hiệu bà cho những hành động có lợi cho Tưởng, Khánh Linh quyết định tiếp tục cuộc chống đối tại hải ngoại. Khánh Linh quyết định sang thăm Mạc tư khoa theo lời đề nghị của Borodin. Một đêm bà cải trang làm một người hành khất và trốn ra bờ sông. Một con thuyền nhỏ chờ sẵn và chở bà ra một chiếc tàu chở hàng của Ngạ Sáng hôm sau con tầu rời bến và trực chỉ hải cảng Vladivostok.
Borodin và bà vợ Fanya không được may mắn trên đường hồi hương. Fanya bị quân của sứ quân Mãn châu Trương Tác Lâm bắt được. Để tránh tai tiếng với ngoại giao đoàn, Trương Tác Lâm muốn biện minh việc hành quyết Fanya bằng một phiên tòa xử công khai. Borodin liền dùng 200 ngàn hối lộ cho viên thẩm phán. Sáng sớm ngày 12- 7, vụ án Fanya được xử mau lẹ trong lúc Trương Tác Lâm còn đang ngủ. Fanya được tha bổng vì vô tội và lập tức được dấu kín. Viên thẩm phán cũng bỏ vợ con ở lại, trốn sang Nhật hưởng một cuộc đời về hưu thoải mái với số tiền hối lộ lớn. Trương Tác Lâm tức giận cực điểm, và sai quân lính lùng bắt cho được Fanya. Lúc đó Fanya trốn trong một đền thờ Khổng Tử tại Bắc Kinh. Đền thờ này đã được sửa chữa làm nơi trú ngụ cho người ngoại quốc. Khi cuộc lùng bắt của Trương Tác Lâm lắng dần thì Fanya cải trang làm một nữ tu và trốn về Tây Bá Lợi Á.
Trong khi đó, Borodin trốn trong căn nhà của Tống Tử Văn tại Hán Khẩu. Nhờ ngoại giao đoàn can thiệp, Tưởng Giới Thạch đồng ý cho Borodin được rời khỏi Trung hoa, nhưng không được đi qua lãnh thổ của Tưởng. Borodin và đoàn tùy tùng phải làm một cuộc hành trình qua sa mạc Gobị Khi tới Tràng Châu, đoàn người của Borodin gặp Phùng Ngọc Tường. Họ Phùng đòi Borodin phải nạp tiền mãi lộ, phải trả tiền sửa chữa những con đường, những cây cầu và việc trồng cây cối dọc đường đi. Thực ra những con đường và cầu mà Phùng Ngọc Tường nói đến không hề có tại vùng sa mạc này, và cây cối thì đã trồng từ đời nhà Đường, nhà Tống. Phùng Ngọc Tường bảo đảm trên đường đi, đoàn người của Borodin sẽ không bị một sứ quân nào khác đòi tiền nữa. Sau khi nộp tiền mãi lộ, Borodin và đoàn tùy tùng được Phùng Ngọc Tường tiễn đưa trọng thể. Khi tới Đồng Quan, Borodin gặp lại tướng Đặng Diễn Đạt, và tất cả cùng vượt qua Mông Cổ để trở về Nga sô.