Bắc Tống Phong Lưu

Chương 626: Chương 626: Trận mở màn (thượng)




Lý Bang Ngạn vừa dứt lời thì mọi người đều cúi đầu nhìn trộm, bỗng chân mày giật giật y bừng tỉnh ngộ nói: - Ồ, ồ, ồ, thần biết rồi hoàng thượng.

Cao Cầu nói: - Lý Tướng thật tinh mắt.

Lý Bang Ngạn khoát tay xấu hổ cười nói: - Thái úy, ngươi cũng đừng chê cười ta. Bây giờ ta mới vụng về nhận ra, thật là đáng chết.

Thực ra vòng Càn không không phải như vậy. Động tác kia trên mặt cờ đúng là khả năng dị bẩm của Hoàng đế sau khi cải tiến vòng càn khôn. Sau một chiêu này lại biến thành chiêu bài động tác của ông ta. Tuy bây giờ rất nhiều người dùng chiêu này nhưng chi tiết thì vẫn không thể nào bắt chước được. Qủa bóng trắng chính là dựa theo nguyên hình thiết kế của Tống Huy Tông.

Tống Huy Tông cười ha ha về phía Cao Cầu nói: - Ái khanh đây là khanh làm hả?

Cao Cầu nhìn Lý Kỳ: - Đây là ý tưởng của Lý Kỳ.

Tống Huy Tông liếc nhìn Lý Kỳ một cái. Lý Kỳ vội nói: - Hoàng thượng, mặc dù là thần nghĩ ra nhưng hoàn toàn nhờ vào sự hỗ trợ của Thái úy. Nếu không phải ông ấy rõ nhưng lòng bàn tay chiêu thức của hoàng thượng thì cũng không thể nào làm được.

Tống Huy Tông gật gật cau mày nói: - Ngươi có thể trực tiếp đến tìm trẫm mà.

Lý Kỳ ngượng ngùng nói: - Hoàng thượng, nếu thần trực tiếp đi tìm hoàng thượng thì hoàng thượng không thể không đá thần ra khỏi cung ấy chứ.

Tống Huy Tông nghiêm mặt nói: - Bậy bạ, lẽ nào trẫm là người không hiểu lý lẽ thế sao. Giả bộ như vậy thôi chứ ông ta vui như điên ấy chứ.

Cao Cầu cười nói: - Hoàng thượng, đúng là chuyện như vậy. Lúc trước Ly Kỳ muốn đi tìm hoàng thượng nhưng vi thần ngăn lại. Bởi vì hắn muốn vẽ trước cho nên cần một ngươi làm mẫu hơn nữa còn mất gần một canh giờ. Vi thần dám làm như vậy nên vi thần tự tiện làm chủ,là vi thần làm mẫu cho Lý Kỳ vẽ hoàng thượng. Thần đã mạo phạm hoàng thượng mong hoàng thượng thứ lỗi.

- Thì ra là thế. Tống Huy Tông cười vỗ vỗ vai của Cao Cầu cảm kích nói: - Ái khanh đâu có tội, trẫm còn phải cảm ơn khanh, đúng là vất vả cho khanh rồi.

Cao Cầu sợ hãi nói: - Là điều vi thần nên làm mà, chỉ cần hoàng thượng vui vi thần vất vả cũng đáng.

Chém gió quá, tôi sắp không chịu được rồi. Lỳ Kỳ thấy nổi da gà.

Tống Huy Tông muốn khen lá cờ kia mấy câu nhưng lại thấy ngại, vì thế chỉ gật đầu nhưng vẻ mặt thì đã như nói với mọi người rằng ông ta đang rất vui. Ông ta nói với Lý Kỳ: - Lý Kỳ, lá cờ này có ý nghĩa gì?

Lý Kỳ vội nói: - Khởi bẩm hoàng thượng, đồ án trên lá cờ này chính là dấu hiệu của liên minh đá cầu Đại Tống. Trong sự thay đổi của các triều đình, Hoàng thượng là người có kỹ thuật đá cầu không ai sánh nổi, cho nên vi thần đã cả gan mượn dấu hiệu chiêu thức của Hoàng thượng, sau này cứ cử hành trận đấu đá cầu của Đại Tống, là đều treo lá cờ này.

Đúng là Tống Huy Tông là hoàng đế đá cầu rất giỏi... Ông ta cười đến không ngậm nổi miệng. Ông ta dùng ngón cái chỉ Lý Kỳ, ý muốn nói tiểu tử ra rất xem trọng ngươi.

Lý Kỳ hai mắt đẫm lệ nhìn Tống Huy Tông như muốn nói: - Đại ca, thưởng đi, tiểu đệ đang cần.

Tiếc hắn thì hiểu nhưng đối phương lại không hiểu hắn.

Lý Kỳ thấy Tống Huy Tông có vẻ không hiểu, cũng không nhìn nữa mà thuận miệng nói: - Thực ra vi thần đã sớm có ý tưởng này nhưng thực sự không phải vì liên minh đá cầu này.

Tống Huy Tông tò mò hỏi: - Vậy vì cái gì?

Hắn thở dài nói: - Thực ra đầu tiên vi thần nghĩ là sẽ thiết kế quốc kỳ cho Đại Tống. Ồ, đây chỉ là thần nghĩ lung tung thôi chứ làm không nổi, thực sự là làm không nổi.

Dối trá.

Đám người Vương phủ đều nhìn Lý Kỳ với ánh mắt khinh bỉ.

- Quốc kì?

Tống Huy Tông bị câu nói đó làm cho hiếu kỳ liền nghiêm mặt: - Ngươi chớ nói bậy, vật tốt như vậy sao lại nói là nghĩ lung tung được, ngươi mau nói cho trẫm nghe xem thế nào là quốc kỳ.

Ánh mắt của Lý Kỳ hiện lên tia giảo hoạt, hắn nghiêm mặt nói: - Vi thần cho rằng quốc gia cũng giống quốc kỳ, nó không những phải có tên mà còn phải làm cho người ta có cảm giác tự hào. Giống như người khác nhìn thần biết thần là Lý Kỳ, nhìn Thái úy biết đây là Thái úy. Cho nên thần nghĩ quốc gì đơn giản mà nói chính là dấu hiệu để nhận biết một quốc gia. Cờ tượng trưng cho Đại Tống ta, nó đại diện cho chủ quyền và sự tôn nghiêm của Đại Tống. Vi thần hy vọng một ngày nào đó dân chúng Đại Tống nhìn thấy quốc kỳ đều có cảm giác tự hào vì mình là thần dân của Đại Tống. Tự hào vì mình được sống ở một đế quốc vĩ đại.

- Quốc kỳ, dấu hiệu của Đại Tống, hay, hay!

Tống Hy Tông càng nghĩ càng thấy hưng phấn. Ông ta kích động vỗ vai Lý Kỳ, còn những người phía sau thì đang nguyền rủa hắn. Ông ta nói: - Ái khanh, vậy quốc kỳ mà khanh nói có thể làm được không? Mau mang đến cho trẫm xem.

Lý Kỳ ngượng ngùng nói: - Hoàng thượng, thiết kế quốc kỳ vẫn chưa xong. Dù sao nó cũng là biểu tượng của Đại Tống, đồ án trên đó phải thể hiện được truyền thống văn hóa, lịch sử của Đại Tống, thiết kế phải thật cẩn thân mới được.

- Cũng đúng. Tống Huy Tông thấy thất vọng nhíu máy nói với mọi người: - Các vị ái khanh nghe rõ Lý Kỳ vừa nói rồi chứ?

- Vi thần nghe rõ rồi ạ!

- Tốt lắm. Chư vị ái khanh cùng nhau nghĩ giúp trẫm. Nếu ai làm trẫm vừa lòng trẫm sẽ trọng thưởng.

- Vi thần tuân lệnh.

Trong lòng mọi người cũng đã có khái niệm khá giống nhau về quốc kỳ rồi.

Là ý tưởng của mình mà lại đi khích lệ bọn họ sao? Những người này làm sao mà thiết kế nổi. Trong lòng Lý Kỳ bực bội.

Thực ra đây cũng không phải ý tưởng mà hắn mới lóe lên. Hắn sớm đã định nhân cơ hội này để đưa ra khái niệm về quốc kỳ, như vậy sẽ không có người nghi ngờ dụng tâm của hắn. Hơn nữa càng như vậy mới đủ sức thuyết phục.

Về phần hắn đề xuất khái niệm quốc kỳ vào lúc này, chủ yếu là vì phân tranh lãnh thổ với nước Kim. Hắn biết rõ tác dụng của quốc kỳ là có thể giúp dân chúng tăng cường ý thức chủ quyền. Nếu như vậy thì cuộc phân tranh lãnh thổ cũng sẽ càng được coi trọng hơn. Chỉ cần ở trong nước , tiếng phản đối đối với nước Kim càng nhiều, thì áp lực trên vai của hắn càng ít đi.

Tùng tùng tùng

Bỗng nhiên có mấy tiếng trống vang lên. Lá cờ được kéo lên.

Tống Huy Tông nhìn về phía sân đếu nói: - Trận đấu phải bắt đầu rồi.

Hóa ra lúc bọn họ nói chuyện nghi thức khai mạc đã kết thúc. Ngoài tuyển thủ của Tề Vân xã và Thị vệ Mã thì nhưng đội khác đều lên khán đài theo dõi trận mở màn, tiện cũng là để hiểu đối thủ hơn.

Sân đá cầu này cũng không rộng bằng sân đá bóng. Chỉ lớn hơn vòng trong của sân bóng một chút. Quy tắc cũng không khác nhau lắm hai bên dựng gôn cao khoảng 3 thước ở giữa có mắc lưới dài khoảng nửa thước. Mỗi đội có 6 người, mặc dù không có thủ thành nhưng muốn dùng chân đưa bóng vào gôn cũng không hề dễ dàng. Trong một trận đấu ai đưa bóng vào nhiều thì người đó thắng.

Trọng tài chỉ có một người cắm một cây hương dài bên sân, hương đốt hết thì trận đấu trên sân cũng kết thúc.

Đám người Tống Huy Tông đã quay về vị trí theo dõi trận đấu.

Tuyển thủ của hai đội đều có vị trí và chức năng riêng nhưng chỗ đứng của hai bên hoàn toàn không giống nhau. Ít nhiều Lý Kỳ cũng đã đi xem mấy lần cũng nhìn ra các vị trí đứng nhưng vì sao phải đứng như vậy thì hắn cũng không rõ lắm.

Mở bóng chính là Tề Vân xã, không phải mở từ trung tuyến mà mở bóng ở cuối tuyến.

Cú đá thứ nhất đã khiến mọi người ồ lên. Hóa ra vừa mới phát bóng là một tuyển thủ mặc áo phía sau ghi chữ "Chính" của Tề Vân xã đưa bóng thẳng vào sân.

Đương nhiên không phải là y sút gôn mà là truyền bóng.

Chỉ thấy quả bóng lướt qua đỉnh đầu rơi về phía sân trước chỗ của Trương Nhất Sơn.

Tuyển thủ mang áo số 5 của Thị vệ Mã vội vàng tranh đến trước mặtTrương Nhất Sơn, nhưng hai người tiếp xúc cơ thể không quá nhiều. So với đấu vật thì khác biệt một trời một vực.

Lý Kỳ khoái trá, rốt cuộc là thời đại này văn nhân đã bóng đều lịch sự như vậy.

Đợi bóng rơi xuống Trương Nhất Sơn bỗng nhiên rút lui về sau.

Tên thị vệ kia không ngờ lại đoạt được bóng dễ dàng như vậy, trong lòng thầm vui lấy ngực đán bóng, nhưng do khoảng cách truyền quá xa, bóng dừng không được tốt lắm cho nên bắn khá xa.

Bỗng nhiên có một chân bị chặn, khẽ vấp không khống chế được bóng.

Người này đúng là Trương Nhất Sơn.

Hóa ra đây là chiến thuật. Trương Nhất Sơn biết chuyền bóng trong khoảng cách dài là rất khó cho nên đã cố ý bán ra một sơ hở, đợi đối phương lộ đã cướp lại bóng. Mà vị trí này y đã gần sút vào gôn được rồi.

Bóng không chạm đất, Trương Nhất Sơn đưa bóng về sau. Bóng qua đỉnh đầu... Thuận thế liền xoay người như vòng càn khôn, trực tiếp sút vào gôn.

Bóng như sao băng, bốp một cái xuyên thẳng vào lưới gôn của đối phương.

Khán giả xem trên đài vỗ tay như sấm dậy, không ngớt bên tai.

Tuy fan của Thị vệ Mã không hiều lắm, nhưng những người đặt cược cho đội này cũng không ít. Thấy họ nhanh chóng bị phá lưới như vậy những người đó cũng không khỏi chửi thầm trong lòng.

Tống Huy Tông, Lý Bang Ngạn vỗ tay, họ không cổ vũ cho bên nào, chỉ thấy phấn khích là được.

Nhanh vậy sao?

Lý Kỳ đột nhiên đứng lên há hốc mồm nhìn rồi lại liếc sang Cao Cầu. Dường như muốn hỏi năm bàn thực sự đủ rồi sao?

Cao Cầo vẻ mặt ảm đạm, cũng không khỏi nghi ngờ về đội bóng của mình.

Đồ chó má, không phải là đá giả sao? Lý Kỳ bỗng nhiên nhìn thấy Du Hồ dẫn đội cúi đầu dậm chân, nhìn như muốn giết người. Biết chắc không phải là bóng giả, lại thấy Hồ Du tức giận nhảy lên thổi phù một tiếng bật cười.

Nụ cười này của anh ta khiến Tống Huy Tông chú ý. Ông ta ngạc nhiên nhìn y, rốt cuộc là ngươi đứng ở bên nào?

Nhìn tôi làm gì, tôi không phải Hán gian. Lý Kỳ ngại ngùng nói: - Trận thứ nhất hữu nghị, trận đấu thứ hai. Hắn nói xong rồi xoay người về, mười ngón tay đan vào nhau thầm nghĩ thua là chắc rồi, nhưng nếu thua quá nặng, mặt lão tử cũng mất nha. Chưa biết chừng về còn bị mấy người này chê cười, phải nghĩ cách mới được.

Tuyển thủ của Tề Vân xã ở trên sân cũng không hoan hô hay chúc mừng gì, mà rất lạnh lùng, dường như tất cả đều nằm trong dự đoán của họ vậy.

Thật là không sợ đồng đội như thần, chỉ sợ đối thủ như heo.

Vẻ mặt của các tuyển thủ đội Thị vệ Mã buồn bã, lẩm bẩm. Không phải là họ mắng đối thủ, cũng không mắng mình, mà là đang mắng tên khốn kiếp nào lại sắp xếp cho Tề Vân xã đấu trận mở màn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.