Bảo Bọc Khiết An

Chương 4: Chương 4: Sai chỗ dung thân? (4)




Cầm mảnh giấy nguệch ngoạc bố Dương để lại trên bàn, Khiết An ngồi thừ ra và không chạy nổi một suy nghĩ rành mạch nào trong đầu. Giờ phút này chắc bố Dương và Khánh An đang ở trên máy bay hoặc đã về tới nhà ở ngoài Bắc. Cô hận vì đã không theo lời bố mẹ dùng điện thoại di động. Bạn bè đều đã có điện thoại di động riêng từ hồi cấp 3, riêng Khiết An vì gia đình không cho sử dụng một phần là sợ ảnh hưởng tới việc học, 1 phần cũng sợ cô ham mê và giấu bố mẹ các mối quan hệ tuổi mới lớn. Bố mẹ đã không ngờ rằng Khiết An nằm ngoài sự lo lắng của mình rồi, cô cũng không hề bất bình với quyết định đó, cô quen với việc mình không hề có điện thoại di động. Mỗi lần muốn tìm gặp bạn bè cô đều xách xe đạp hì hụi chạy qua nhà bạn tìm gặp, nếu bạn không có nhà cô lại vui vẻ đạp về như vừa đi một chuyến tập thể dục. Cho đến khi cô đi học đại học, bố mẹ mới lờ mờ nhận ra sự bất thường của con gái khi Khiết An vẫn không hề đòi mua điện thoại mà chỉ có ý mua một chiếc xe đạp leo núi thật tốt(chắc là để đạp qua nhà bạn bè đỡ mệt hơn hả cô =.= ). Rồi đến khi bố mẹ không nhịn được việc chờ cô đòi hỏi mà đi mua cho cô 1 chiếc điện thoại, Khiết An bỗng cảm thấy sợ tiếng chuông điện thoại di động và giật bắn mình mỗi khi nó reo lên cắt đứt luồng suy nghĩ của một người hay ở trên mây như cô. Cô quyết định không dùng đến nó dù cho bố mẹ có khuyên bảo thế nào. Cô trở thành một người rừng trong mắt bạn bè khi không dùng điện thoại di động vào thời buổi này. Và người rừng đang hối hận vì lỡ sống xa công nghệ quá. Cô vô thức nhìn đồng hồ, đã 6h30 phút. Sực nhớ ra về lời dặn của bố, Khiết An vội vã lên phòng chọn 1 ít quần áo thường mặc, mang theo một ba lô sách vở, một thùng carton đựng thiệp chúc mừng của các bạn cho những dịp lễ hằng năm. Đối với cô thì như vậy là tạm đủ. Những thứ còn lại cô sẽ quay lại lấy sau.

Nhắc đến bác Dư. Bố Dương và bác Dư là hai người bạn thân cùng đi bộ đội ngày xưa, cùng nhau vào sinh ra tử thời chiến tranh khiến giữa hai người đàn ông tồn tại một thứ tình đồng đội đặc biệt, đối đãi với nhau như anh em ruột thịt. Ngày hòa bình lập lại bố Dương trở về quê hương miền Bắc, còn bác Dư ở lại lập gia đình với một cô gái miền Nam. Cho nên khi bố cần đến sự giúp đỡ những ngày đầu vào Nam thì bác Dư là sự lựa chọn số 1 và bây giờ cũng vậy, vì xét về tình thân thì không ai thân thiết và đáng tin cậy với bố Dương bằng người anh em này. Bác Dư chính là Nguyễn Bá Dư, người khá nổi tiếng trong giới bất động sản Sài Gòn vì sự linh hoạt và nắm bắt thời cơ. Những năm địa ốc Sài Gòn rơi vào lao đao gia đình họ Nguyễn Bá vẫn trụ vững và phát triển trước tình hình thụt lùi của các đối thủ, từ đó ông được không ít người trong giới kiêng dè kính nể và có rất nhiều người muốn xin lời khuyên của ông khi có ý định đầu tư lớn về địa ốc. Nguyễn Bá Dư hiện đang sở hữu không ít đất đai và nhà cửa, nhưng thay vì để cho Khiết An tùy tiện trú ngụ tại một nơi nào đó của gia đình, ông nhất quyết đem Khiết An về nhà để có thể chăm sóc Khiết An chu đáo nhất. Bác Dư có hai người con trai, một người hiện đang làm việc tại nước ngoài và một người vừa mới kết thúc du học trở về, lại có thêm một người cháu gái họ xa đang sống cùng để tiện việc đi học đại học. Đó cũng là lý do dù có đôi lần bố Dương cho lên nhà bác Dư thăm hỏi, cô cũng không hề gặp mặt các con của bác mà chỉ gặp người vợ là bác Vân. Lần này đến ở cùng cô không khỏi lo sợ là các anh chị sẽ không thích một đứa kém hiểu biết như mình, vì đa phần con cái nhà giàu thì thường không thích người cổ lỗ. Nhưng dù sao cũng chỉ là ở tạm một thời gian, Khiết An cố gắng trấn an bản thân mình như vậy.

Đang suy nghĩ miên man thì có tiếng còi xe ô tô bấm tinh tinh ở ngoài cửa, Khiết An vội vàng chạy ra. Không phải là bác Dư đến đón cô mà là bác gái.Vợ của bác Dư tươi cười bước xuống từ ghế sau của xe hơi, khẽ mỉm cười thân thiện gọi tên cô:

- Khiết An, con chuẩn bị xong chưa? Để anh Khôi vào mang đồ cho con nhé? Bác Dư đang đi Hà Nội sắp xếp ít công việc bên họ hàng, nên bác đi đón con đây!

- Dạ.. dạ.. con xong rồi, đồ đạc cũng nhẹ để con mau chóng mang ra ạ..- Khiết An luống cuống đáp lời. Cô vẫn là chưa quen với suy nghĩ mình sẽ chuẩn bị qua nhà người lạ cậy nhờ. Nhưng sự thân thiện dịu dàng của bác Vân làm cho cô cảm thấy có chút ấm áp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.