Chương 31
Tôi đợi mấy tháng liền ở quán café nhỏ đấy.
Tất nhiên là không đợi được Lông Mi.
Khoảng thời gian ấy có đến Cổ Cách một lần.
Đó là một buổi chiều nắng vàng rực rỡ.
Tôi đứng đó ngẩn ngơ, ngắm mặt trời lặn, kích động đến nỗi không nói nên lời, đầu óc trống rỗng.
Tôi cứ nhìn thế thật lâu.
Phảng phất như tôi đã biến thành di chỉ, còn Cổ cách thì trở thành khách tham quan.
Hoàng hôn xuống, những bức tường đổ nát tắm trong một màu đỏ rực như máu.
Phảng phất như nơi đây không phải do bàn tay con người tạo nên, mà là một phần của vỏ trái đất, từ khi địa cầu sinh ra đã có ở đó rồi.
Cảm giác giống như Ankor và Herculaneum vậy.
Herculaneum đã bị núi lửa Vesuvio nhấn chìm, còn Cổ Cách thì bị thời gian chôn lấp, lại càng thê lương hơn gấp bội.
Tôi tìm một bức tường đất vững chãi, đào một lỗ nhỏ.
Lấy mảnh xương của Trát Bara, hôn lên một cái, rồi nhét vào trong đó, lấp đất lại.
Ngẩng đầu, trên trời cao xanh thẳm, vài cánh chim ưng đang giương cánh tung bay.
Đó có phải là Trát Ba không?
Tôi ngước mắt lên theo ánh mặt trời, nheo nheo mắt nhìn, lòng hạnh phúc thầm hỏi.
Ngồi mãi ở Cổ Cách.
Trời xanh. Tịch dương. Hoang sơn. Gió lạnh. Chim ưng. Kiệt tác của tự nhiên vĩ đại.
Huyết dịch trong người như sôi trào, cảm khái vô vàn.
Không nghĩ đến thờigian dài ngắn.
Thùng gỗ đựng được bao nhiêu nước quyết định bởi miếng gỗ ngắn nhất.
Thời gian cũng vậy: dù dài hay ngắn, cuối cùng rồi cũng trở thành ngắn
Tỷ như: di chỉ Cổ Cách đây sẽ tiếp tục tồn tại thêm ngàn vạn năm nữa, còn tôi nhiều lắm cũng chỉ sống thêm được năm mươi năm. Thời gian tồn tại của di chỉ Cổ Cách “dài” so với thời gian tồn tại của chúng ta “ngắn” … nhưng một khi chúng ta chết đi, thì “di chỉ Cổ Cách” của chúng ta cũng theo đó mà chết đi. Tất cả những thứ “dài” và “ngắn” trên hành tinh này đã gần tiếp nhau ở tầng ý nghĩa đó.
Chợt nhớ đến câu nói của Lông Mi, nếu có ngày em biến mất, liệu anh có vừa khóc vừa gào thét, chống gậy đi khắp nơi tìm em, tìm đến khi nào mái tóc kia cũng bạc trắng hay không?
Thì ra, mỗi đôi tình nhân đều có một số mệnh.
Số mệnh này bị trời cao trên kia nắm giữ, không thể thương lượng, không thể lùi bước.
Có lẽ kết cục này, chính là số mệnh của tôi và Lông Mi?
Chợt bừng tỉnh, nước mắt trào ra chảy dài trên má.
Kiên cường không để nước mắt chảy nữa.
Giấu nước mắt vào trong tim.
Giấu tình cảm đi.
Giấu người yêu vào một khóc khuất trong lòng.
Khắc lên một bức tường đất: Lông Mi của anh.
Rồi lặng lẽ bỏ đi.
Sau đó tôi bắt đầu lưu lạc.
Núi tuyết. Đồng cỏ. Suối nước. Thành cổ. Thôn làng. Sông băng. Rừng sâu.
Tôi đi tất cả những nơi tôi muốn đi, làm tất cả những chuyện tôi muốn làm, hỏi han tất cả những người có thể hỏi han, chỉ để tìm được Lông Mi, chỉ vì muốn cùng em chia sẻ chung một số phận.
Tôi bắt đầu thích kể chuyện.
Cho dù ngồi ở đâu, cho dù bên cạnh là ai, cho dù có hay không có người nghe, tôi đều ngồi bệt xuống đất, hoặc là tắm nắng dưới ánh mặt trời của cao nguyên Tây Tạng, hoặc là đối diện với dòng nước cuộn chảy, hoặc dựa lưng vào ngọn núi tuyết hùng vĩ, hoặc ở trong những quán trà quán bar này nọ, tôi đều đốt một điếu thuốc, mỉm cười, lẩm bẩm kể câu chuyện của chính mình.
- Có một người thường hay đánh mất đồ.
Đây là mở đầu của câu chuyện.
- Mất cái gì?
Thỉnh thoảng lại có người hiếu kỳ chêm vào một câu.
- Mất sách, mất ví tiền, mất chứng minh thư, mất chìa khóa, mất cả người yêu.
- Sau đó thì sao?
- Đi tìm kiếm khắp nơi.
- Đơn giản vậy thôi sao?
- Đơn giản thế thôi.
- Sớm đã biết như vậy, sao từ đầu không biết trân trọng?
Tôi không tìm được lời nào để đáp lại, nước mắt chảy dài.
Cứ để nước mắt rơi trong ánh mắt giễu cợt của mọi người.
Một ngày của nửa năm s
Tôi trở lại thành phố mà từ nơi ấy mình đã ra đi.
Bởi vì đó là tiết Thanh Minh.
Tôi đến thăm mộ Bì Tử.
Lấy ra ba hộp xì gà, xếp trước bia mộ theo số tuổi của cậu ta, rồi lấy bình whiskey nhỏ, bên trong có thứ rượu Vodka mà cậu ta ưa thích, cứ uống một ngụm thì đổ xuống trước một một chút, cứ thế lặp đi lặp lại. Tôi ngồi hết cả buổi chiều, nhớ lại những chuyện đã qua, ngâm nga những bài hát Bì Tử thích nghe. Muốn rơi chút nước mắt, hi vọng trong lòng sẽ dễ chịu hơn phần nào, chỉ tiếc là lại không thành công.
Đột nhiên nhận ra thành phố này đã không còn gì để lưu luyến nữa.
Nó đã không thuộc về tôi, tôi cũng không cần phải tiếp tục thuộc về nó.
Dường như có một không gian khác đang đợi chờ tôi phía trước.
Tôi không ở đây lâu, không gặp ai hết, đem bán hết nhà cửa, thứ nào cần thiết thì đóng bao gửi đi, thứ nào quý giá mà không gửi đi được thì bán sạch, còn đồ nào không quý thì đem tặng cho những người lang thang ở đầu phố. Tôi mang theo cây tiên nhân cầu Kim Hổ, con chó con, và tất cả những gì Lông Mi để lại, từ đây vĩnh biệt thành phố đau thương này.
Đến Tiểu Trung Điện, tôi mua được một mảnh đất với giá khá rẻ.
Vị trí rất tuyệt. Xa xa là núi tuyết, một dòng sông nhỏ lững lờ chảy qua, đồng cỏ rộng mênh mông bát ngát.
Một người bạn ở Lệ giang giúp tôi làm thiết kế, tìm cả một đội thợ xây đáng tin cậy. Tôi không xây nhà kiểu người Tạng, mà xây một ngôi nhà ba tầng theo phong cách Texas. Ngôi nhà gỗ nhỏ rất đặc biệt, nổi bật lên giữa đồng cỏ rộng lớn. Nếu từ Lệ giang đi xe đến Hương Cách Lý La, đi qua Tiểu Trung Điện, chỉ cần để ý quan sát dưới chân núi tuyết là sẽ thấy ngay.
Đó là nhà tôi.
Cũng là nhà của Lông Mi.
Chỉ vì em đã từng nói, muốn xây một ngôi nhà gỗ dưới chân núi tuyết, lặng lẽ sống cả một đời.
Người chỉ có một cuộc đời.
Cuộc đời này, cho dù không thể ở bên Lông Mi, cũng phải ở bên giấc mộng của em.
Huống hồ ở đây, tôi càng dễ tìm được em.
Tôi tập ình thức dậy đúng giờ, tắm nước lạnh, làm cơn sáng rồi ăn chung với Nivola.
Ăn xong, tôi dẫn Nivola đi chạy bộ trên đồng, dọc đường có rất nhiều hoa, lúc trở về tôi cũng hái một ít cắm vào bình, rồi ra ngoài cuốc đất trồng rau, tưới nước chăm bón.
Buổi sáng tôi còn tập cả leo núi nữa. Tôi gia nhập vào một câu lạc bộ leo núi nghiệp dư, dự định tìm một ngày nào đó sẽ leo lên đỉnh núi Mai Lý. Còn ngọn núi thần Karakorum kia thì đương nhiên là không dám mơ. Cho dù có cái khả năng ấy, tôi cũng chẳng làm. Thế giới hiếm hoi lắm mới có một nơi chưa đặt dấu chân người, giữ lại cũng là một chuyện rất có ý nghĩa. Dù sao thì chân người và thần trong lòng người dân Tạng cũng bẩn hơn rất nhiều.
Ăn xong bữa trưa, tôi lại lên sang thượng tắm nắng rồi ngủ trưa, ngủ dậy thì dẫn Nivola đi làm nông. Thứ gì có thể tự túc tự cấp được thì tôi đều cố hết sức để tự làm. Tôi trồng rất nhiều rau và cả một giàn nho lớn. Cuộc đời là một vòng tròn, bao nhiêu sở thích hồi nhỏ giờ lại trỗi dậy. Thậm chí tôi còn mua cả hai con bò Tây Tạng để thả nuôi. Càng lúc tôi càng cảm nhận được lạc thú khi giao tiếp với động vật và thực vật, một lạc thú lớn lao mà trước nay con người luôn bỏ lỡ.
Những lúc khác thì tôi đọc sách. Khoảng thời gian đó tôi đã đọc hết cả Whit man, Kafka, Nhị Thập Tứ Sử, thậm chí cả Kinh Coran nữa, dường như những tác giả ấy đang cùng tôi trả qua những ngày tháng cô đơn này vậy. Thậm chí tôi còn bắt đầu nghiên cứu Tạng Kinh, bắt đầu tôn trọng tôn giáo, tôn trọng thứ sức mạnh thần bí mà tôn giáo tạo ra, tôn trọng thứ sức mạnh khiến cả tràn người phải phủ phục đầu bái lạy. Trên trái đất này, trước mắt chỉ có tôn giáo là làm được điều đó, làm ột người phải cam tâm tình nguyện cúi đầu. Vì vậy tôn giáo rất đáng được coi trọng.
Nghĩ nhiều cũng mệt, tôi ôm đàn lên tầng ba, nhìn ngọn núi tuyết nổi bật giữa màn đêm, đàn vài bài, thở dài trước cuộc đời, và lại nhớ đến Lông Mi.
Cuộc sống của tôi quá khác biệt so với người dân trong vùng, nên làm họ rất hiếu kỳ, thậm chí là có cả địch ý: một người Hán xa lạ dẫn theo một con chó nhỏ, chẳng hiểu sao lại mò đến đây, dựng nên một căn nhà quái dị, sống kiểu quái dị, tách biệt với thế giới bên ngoài, hoàn toàn không có điểm gì tương đồng với cách sống của họ hết.
Thái độ thù địch đó cứ tăng dần tăng dần, cho đến khi xảy ra một chuyện.
Một đêm, tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì đột nhiên có người gõ cửa. Ra mở, thì ra là một đôi vợ chồng người Tạng. Trên tay người vợ ôm một đứa trẻ, người chồng dùng thứ tiếng Hán lơ lớ của mình nói đứa bé đang bị sốt, không tìm được xe, họ nghe nói tôi có một chiếc xe hơi, muốn nhờ đưa đứa bé lên huyện cấp cứu. Tôi vội vàng lái xe đưa họ đến bệnh viện. Lúc đi cả hai vợ chồng đều không kịp mang tiền, tôi bèn ứng ra trả trước, còn nằm trên ghế dài bên ngoài bệnh viện, đợi họ truyền nước cho đứa trẻ xong thì đưa cả hai trở về.
Hai vợ chồng này vì thế mà rất cảm kích tôi, thường hay đến chơi, mang cho tôi một ít đặc sản trong vùng. Tôi cũng tặng lại họ một ít xì gà. Vậy là gặp ai họ cũng nói:
- Anh chàng người Hán mới đến đó hay lắm.
Có lúc hai vợ chồng còn dẫn cả mấy người bạn đến chỗ tôi, mỗi lần thế tôi lại lấy xì gà, whiskey ra chiêu đãi họ, mời họ nghe The Beatles, xem vô số các đĩa phim mà tôi thu thập được. Họ có vẻ rất thích, cứ rỗi là đến chơi, về sau thì thành nghiện, có việc hay không có việc cũng đều đến hết.
Sau rồi nhà tôi như biến luôn thành một quán rượu nhỏ. Cứ đến chập tối là mấy anh chàng người Tạng lại rủ nhau: “đến chỗ Quản Ngai uống rượu tây, hút thuốc lá tây, xem đàn bà tây”, có người đến chỉ để hút xì gà uống whiskey, có người thì nghe những thứ âm nhạc kỳ lạ và đầy mới mẻ với họ, có người chỉ thích nằm dài xem đĩa, thậm chí còn có người học ghi ta với tôi nữa. Mọi người đến nhiều lần, cuối cùng cũng thấy ngại, bèn theo giá mà trả tiền. Tôi nghĩ cũng được, bằng không sớm muộn gì mình cũng phá sản.
Trên quang đường từ Lệ Giang đến Hương Cách Lý La, không có cái khách sạn nào ra hồn, càng không cần nói đến quán bar.
Căn nhà gỗ của tôi cách mặt đường không xa lắm, khách du lịch ba lô đi bộ qua, thấy có ánh đèn, có người, có tiếng nhạc, tưởng là khách sạn bèn đi vào luôn. Tôi sống ở đây nên cũng chịu ảnh hưởng của người dân ở đây, ai ai cũng được tiếp đãi rất nhiệt tình, lúc nào phòng khách trên tầng hai cũng chuẩn bị sẵn sàng. Có lẽ là căn nhà đậm chất quán bar miền Tây này và những người dân Tạng ăn mặc kiểu truyền thống, không khí hoàn toàn thoải mái đã khiến họ cảm thấy vừa mới mẻ vừa cảm động, dường như đã tìm được một nơi để tâm hồn mệt mỏi của họ được nghỉ ngơi.
Tôi chỉ tiếp đãi họ như khách chứ không thu bất cứ khoản phí nào. Về sau người càng lúc càng nhiều, ăn uống đều do tôi bao hết, mọi người thấy ngại, đều chủ động trả tiền. Tôi không nhận, họ liền nhét vào cái túi trên áo của Nivola. Chỉ cần có người trả tiền, là lại nghe tiếng gọi Nivola ra.
Một truyền mười, mười truyền trăm, rất nhiều khách du lịch ba lô thích kể lại hành trình của mình lên mạng, làm chỗ của tôi mỗi lúc một nổi tiếng. Mới đầu thì chỉ có người thuận đường ghé qua ngồi chơi, về sau thì chỉ cần đi Hương Cách Lý La là họ đều rẽ qua chỗ tôi. Cuối cùng thì cho dù không đi Hương Cách Lý La họ cũng tìm tới chỗ tôi. Rất nhiều đoàn làm phim tới đây xin quay ngoại cảnh, nhưng tôi đều từ chối, ngoại trừ hai lần có hai đoàn làm phim độc lập tới quay những bộ phim có chất lượng cao tương tự như phim Himalaya thì tôi đồng ý.
Trong nội địa bùng phát dịch SARS, rất nhiều người nhàn rỗi đều dồn cả về miền Tây này du lịch, khách sạn kiêm quán bar nhỏ của tôi chật cứng những người là người, hôm nào cũng người đến hỏi thăm xem có còn phòng không. Cuối cùng tôi đành mở rộng quy mô, tầng dưới làm thành quán bar kiểu thôn dã miền Tây, tầng hai là quán ăn, tầng ba là phòng nghỉ. Tôi nhờ hai vợ chồng người Tạng kia tới giúp một tay. Người chồng tên là Tang Đạt, chuyên phụ trách nhập hàng, vợ anh ta phụ trách tiếp khách. Về sau đông quá, tôi bèn mời luôn cả cha mẹ Tang Đạt đến phụ trách nhà bếng hai biến thành quán ăn kiểu Tạng chính cống, thành ra càng được hoan nghênh gấp bội.
Thời gian trôi đi như tên bắn.
Lông Mi vẫn biệt vô âm tín, giống như một đại lục Alantis đã biến mất không để lại chút dấu vết gì vậy.
Có điều lâu dần rồi tôi cũng quen với những ngày tháng sống một mình. Để giết thời gian, tôi tiếp tục viết sách, định tặng nó cho Lông Mi, ngoài ra tôi còn kiên trì viết nhật ký, ghi lại những chuyện xảy ra hàng ngày theo hình thức đối thoại. Có tâm sự gì, là tôi lại kể cho Lông Mi nghe thông qua cuốn nhật ký, sau đó bắt trước giọng của em để trả lời, sau đó tôi lại trả lời đáp lại, cứ như hai người ngày nào cũng ở bên nhau vậy.
Chỉ cần có quán rượu, là sẽ có vô số câu chuyện kỳ lạ.
Có một lần, một đám sinh viên ngồi trên quầy bar uống rượu, một cậu phàn nàn trong ký túc xá mình có một thằng tính tình quái dị, lúc nào cũng đi lại một mình, nghèo kiết xác, người vừa bẩn vừa hôi, cực kỳ đáng ghét, gần đây còn rất thích nghiên cứu các vụ án giết người nữa.
- Cẩn thận nó giết hết cả bọn mình cũng nên.
Một cậu ngồi cạnh chọc vào, vậy là cả bọn cùng người ồ lên. Mấy ngày sau đó, tôi nghe kể có một vụ án đẫm máu, một tên tội phạm bị truy nã đã vô duyên vô cớ cầm búa giết sạch sinh viên trong một phòng ký túc xá! Liên tưởng đến mấy cậu sinh viên hôm nọ, trong lòng không khỏi thầm lo lắng.
Một lần khác, một tay người nước ngoài ngồi trên quầy bar nói chuyện với tôi. Anh ta là một nhà địa chất nghiệp dư, đang nghiên cứu kết cấu thay đổi địa chất của Himalaya và các ngọn núi khác ở Vân Nam. Anh ta nói đồng cỏ này vừa hay nằm giữa hai mạch núi đứt gãy, vào thời kỳ hoạt động mạnh, nơi đây thường có địa chấn động đất…ngoài ra còn nói rất nhiều thứ khác nữa, nhưng tôi thật sự là không hiểu lắm, nghe xong chỉ biết cười cười.
Những câu chuyện nhỏ liên quan đến các cô gái cũng thường xảy ra, có điều giờ tôi chỉ là khán giả, không là diễn viên nữa. Khách nữ đến quán tôi đều coi như khách nam mà tiếp đãi, nói gì cũng được, miễn là đã cái miệng, nhưng cứ hễ đề cập tới vấn đề tình dục là tôi đều né tránh. Không tôi muốn giữ mình thanh cao, mà đó chỉ là một thứ trách nhiệm đối với Lông Mi. Tuy em không còn ở bên tôi, nhưng trong lòng đã quyết, hơn nữa lại có một ước hẹn thì phải thực hiện nó cho được, không thể trở mặt đầu hàng quân địch lần nữa.
Tiếp tục tìm kiếm Lông Mi.
Mỗi tháng tôi đi Đại Lý một lần, cứ ba tháng thì đi Phượng Hoàng một chuyến, nửa năm đến Trường Bạch Sơn một lần, lần nào cũng để lại ảnh Lông Mi, thậm chí còn đăng cả chuyện tìm người lên tạp chí du lịch nữa. Có lần tình cờ gặp được một người bạn vẽ của Lông Mi, người đó nói từng gặp em ở Nepal, vậy là tôi đi luôn một chuyến tới đó, nhưng đương nhiên là cũng không thu hoạch được gì.
Dần dần, tên của tôi đã bị người ta quên mất.
Tôi có thêm một cái tên mới: “chàng ngốc đi tìm Lông Mi”
Cái bóng cô độc của tôi trên khắp các nẻo đường trở thành một Forest Gump trong hiện thực, trở thành đối tượng bị chê cười. Nhưng tôi không hề để ý, cứ tiếp tục kiếm tìm, tiếp tục thăm hỏi, tiếp tục nhờ vả, tiếp tục mỉm cười đi tới. Thời gian trôi đi, mọi người không còn cười tôi nữa, ngược lại còn tỏ ra kính phục và đồng tình, thậm chí còn ngộ ra được điều gì đó từ câu chuyện của tôi nữa.
Có vẻ hơi giống với nhà triết học Hy Lạp của trường phái khuyển nho Diogenes, ông theo chủ nghĩa khổ hành, sống như ăn mày, mặc kệ người khác cười nhạo, chỉ mong từ đó có thể tìm ra được định nghĩa ột cuộc sống lý tưởng. Ông đốt đèn giữa ban ngày, hi vọng có thể tìm được một người nào thành thực.
Tôi đương nhiên là không cao thượng như vậy, dù chỉ một phần mười cũng không bằng. Tôi chỉ là làm việc theo suy nghĩ của mình, chỉ muốn tìm lại người con gái mà tôi yêu, chỉ đơn giản có vậy thôi.
Cái gọi là cao thượng, thực ra chỉ là một câu rắm thối để gãi ngứa cho Thượng Đế vĩ đại mà thôi.
Nếu có thể tìm được Lông Mi, tôi chấp nhận biến mình thành một kẻ tà ác đáng sợ nhất trên đời này.