Bùa May Mắn

Chương 17: Chương 17




Một ấm trà tuyệt hảo

Có những phút đầy ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta mà hầu hết chúng ta có được nhờ sự khích lệ của ai đó.Tôi không quan tâm xem một người có thể vĩ đại ra sao, nổi tiếng đến đâu, hay thành công thế nào, vì những cái đó có được chỉ là do được cổ vũ.

George M. Adams

Đám đông gần hai trăm người săn hàng giảm giá nôn nóng xô đẩy nhau giành lối vào căn phòng khách của khu nhà Withers.Nhiệt độ 32oC nóng ngốt người không làm cho ai chùn bước.

Người phụ nữ điều hành cuộc mua bán, một người quen với tôi từ lâu gật đầu chào khi chúng tôi đứng nhìn những kẻ săn hàng buổi sớm."Cảnh huyên náo này thật ghê gớm!"Bà cười tủm tỉm.

Tôi mỉm cười đồng tình."Lẽ ra tôi không có ở đây đâu.Chưa đầy một tiếng nữa tôi phải có mặt ở phi trường rồi," tôi nói với người điều hành cuộc mua bán."Nhưng hồi tôi còn nhỏ, lúc mới có mười mấy tuổi, tôi đã đi bán mỹ phẩm trong khu này.Và bác Hillary Withers là vị khách hàng đáng yêu của tôi."

"Thế thì chị lên gác xép đi," bà đề nghị."Có nhiều mỹ phẩm cũ trên đó lắm đấy."

Thật nhanh tôi lách mình qua đám đông mỗi lúc một thêm dày đặc và lên cầu thang đến tầng ba.Gác xép vắng hoe, ngoại trừ một phụ nữ bé nhỏ luống tuổi đang ngồi ở chỗ mấy cái bàn chất đầy những túi màu vàng đủ mọi kích cỡ.

"Điều gì đã khiến cô lên đến đây vậy?"Bà vừa hỏi vừa bật nắp một lọ nước hoa."Chẳng có thứ gì ở đây cả, ngoại trừ những sản phẩm cũ kỹ hiệu Avon, Tupperware và Fuller Brush."

Tôi khẽ hít một hơi thật sâu.Hương thơm không thể nào lẫn được của nước hoa "Here's My Heart" đưa tôi trở về thời gian gần hai mươi năm trước.

"Sao thế này, đây là chữ viết của tôi!"Tôi thốt lên, mắt nhìn chòng chọc vào một tờ biên lai được đính vào một trong những chiếc túi ấy.Cái túi chưa được đụng đến ấy chứa các loại kem và nước hoa nhẹ trị giá hơn một trăm đôla - cuộc mua bán đầu tiên của tôi và bác Withers.

Tôi nhớ lại vào cái ngày thứ Sáu xa lắc ấy, tôi rã cẳng đi chào hàng khắp mọi nhà trên cái đại lộ rộng lớn trồng cây hai bên đường ấy đến gần bốn tiếng đồng hồ nhưng không một quý bà nào mời tôi vào nhà.Thậm chí vài người còn sập cửa vào mặt tôi.Khi tôi nhấn chuông căn nhà cuối cùng, tôi chuẩn bị tư tưởng cho câu từ chối giờ đã trở nên quen thuộc.

"Thưa bà.Cháu là người đại diện mới của hãng Avon," tôi lắp bắp khi cánh cửa gỗ sồi hé mở."Cháu có một số sản phẩm tuyệt vời muốn giới thiệu với bà."Cuối cùng cũng lấy được dũng khí để nhìn vào mặt người phụ nữ đang đứng ở cửa, tôi mới nhận ra đó là bác Withers, một giọng ca soprano thanh thoát và phúc hậu trong dàn đồng ca của nhà thờ chúng tôi. Tôi hay ngắm ngía những bộ váy, những cái nón xinh đẹp của bác và mơ một đến ngày nào đó tôi cũng mặc những trang phục có phong cách như bác.

Chỉ mới trước đó hai tháng, khi tôi phải đi đến một thành phố xa xôi để giải phẫu não, bác Withers đã gửi đến cho tôi cả một cơn mưa những tấm thiệp xinh đẹp.Một lần nọ bác còn đưa vào thiệp một câu trong Kinh thánh: "Nhờ có Đức Giêsu Kitô, đấng ban sức mạnh cho con, con có thể làm được mọi thứ." Tôi luôn mang tấm thiếp đó trong chiếc ví may bằng vải vinyl đỏ của tôi.Cứ khi nào thầy cô giáo của tôi nói với tôi rằng tôi sẽ chẳng bao giờ lên được đại học là tôi lại lấy tấm thiệp ấy ra và nghiền ngẫm lời viết trong đó, thầm lặp đi lặp lại lời hứa ấy.

Tôi đã tin vào câu trích ấy, kể cả khi thầy cô của tôi cứ nói mãi rằng, "Roberta à, với bao nhiêu là buổi học mà em đã vắng, em chẳng bao giờ có thể theo kịp đâu." Có lẽ thầy cô cho rằng tốt hơn hết là đừng để tôi mơ mộng quá nhiều, vì tôi đang khốn khổ với một căn bệnh rối loạn thần kinh nghiêm trọng.

"Ồ Roberta đấy à, vào đi cháu," giọng bác Withers du dương."Bác cần cả một triệu lẻ một thứ ấy chứ.Bác rất vui khi cháu đến gặp bác."

Tôi nhẹ nhàng ngồi lên chiếc ghế sofa trắng tinh không một vết bẩn của nhà bác và kéo dây kéo cái túi xách bằng vải tuýt của tôi bên trong đựng đầy những mẫu mỹ phẩm chỉ với năm đôla là có thể mua được.Ngay khi tôi trao cho bác tờ quảng cáo các mặt hàng bán, tôi cảm thấy như mình là cô gái quan trọng nhất thế giới.

"Bác Withers ạ, chúng cháu có hai loại kem, một là dành cho da hồng hào, còn cái này là dành cho da vàng vọt," tôi giải thích với sự tự tin giờ đã quay trở lại."Và chúng cũng rất tuyệt cho các nếp nhăn nữa."

"À hay quá, hay quá," bác cứ lặp đi lặp lại.

"Thế bác muốn thử loại nào hả bác?"Tôi hỏi trong khi tay bắt đầu chỉnh bộ tóc giả che đi phần sọ có vết sẹo do giải phẫu giờ đây tóc đang mọc lởm chởm.

"Ồ, chắc chắn bác sẽ cần mỗi thứ một lọ quá," bác trả lời."Thế còn nước hoa thì cháu có những thứ gì?"

"Bác thử loại này đi ạ. Họ gợi ý là bác nên bôi nước hoa ngay mạch đập này để có hiệu quả tối ưu," tôi hướng dẫn bác,tay chỉ vào cổ tay đeo đầy vàng và kim cương của bác.

"Chà, Roberta, cháu thật có hiểu biết! Chắc là cháu phải học mất nhiều ngày đấy nhỉ!Cháu thật là một cô gái trẻ thông minh!"

"Bác thật sự nghĩ thế hả bác Withers?"

"Ừ, bác thấy thế mà.Thế cháu sẽ làm gì với số tiền kiếm được?"

"Cháu sẽ để dành để học đại học.Cháu muốn làm một y tá có bằng cấp," tôi trả lời và thấy ngạc nhiên về lời lẽ của mình."Nhưng hôm nay cháu lại nghĩ nên mua trước một chiếc áo len tặng mẹ nhân dịp sinh nhật.Mẹ luôn đi cùng cháu lúc cháu đi chữa bệnh, và khi mẹ con cháu đi xe lửa đi khám bệnh thì một chiếc áo len sẽ rất tuyệt đối với mẹ."

"Tuyệt lắm Roberta à, cháu thật biết nghĩ.Giờ thì cho bác biết cháu có những sản phẩm nào trong dòng sản phẩm quà tặng nhé?"Bác hỏi và yêu cầu mua hai thứ cho mỗi loại sản phẩm mà tôi giới thiệu với bác.

Đơn đặt hàng của bác trị giá đến 117,42đôla.Có phải bác ấy thật sự muốn mua nhiều như thế không nhỉ?Tôi thắc mắc.Nhưng bác mỉm cười và nói, "Bác rất mong ngày nhận hàng đấy nhé Roberta.Cháu nói là thứ Ba tới phải không?"

Khi tôi sửa soạn ra về thì bác Withers nói, "Trông cháu có vẻ đói ngấu rồi đấy.Cháu dùng chút trà trước khi về nhé?Ở nhà bác mọi người ai cũng nghĩ trà là ánh sáng ở dạng lỏng."

Tôi gật đầu rồi đi theo bác Withers vào căn phòng bếp sạch sẽ của bác, dáng vẻ đầy tò mò.Tôi ngắm nhìn bác một cách chú tâm khi bác sửa soạn một bữa tiệc trà, giống y như những buổi tiệc trà tôi hay thấy trong phim ảnh, chỉ dành riêng cho tôi.Bác cẩn thận châm nước lạnh vào siêu nước, đun sôi nước vừa tới, rồi bác cho lá trà vào hãm đúng năm phút."Có thế hương thơm của trà mới dậy," bác giải thích.

Tiếp theo bác sắp một bộ đồ uống trà bằng sứ rất tinh tế lên một khay bạc, bánh kem dâu và những vật tuyệt đẹp xinh xắn nữa.Ở nhà đôi khi gia đình tôi có uống trà ướp lạnh trong những cái ly để uống xirô, nhưng tôi chưa từng có cảm giác như mình là một công chúa được mời đến dự tiệc trà chiều như thế này.

"Bác ơi, cháu xin lỗi, chẳng lẽ không có cách pha trà nào nhanh hơn hả bác?"Tôi hỏi."Ở nhà cháu toàn dùng loại trà túi lọc."

Bác Withers choàng tay quanh vai tôi."Trong cuộc sống có những thứ không nên vội," bác nói."Bác đã học được một điều rằng pha một ấm trà đúng nghĩa rất giống việc sống một cuộc sống làm hài lòng Chúa trời.Có mất công thêm một chút, nhưng luôn đáng cháu ạ. Thử lấy cháu làm ví dụ nhé.Cháu có vấn đề về sức khỏe.Sao cháu vẫn đầy quyết tâm và khát vọng y như một bình trà hoàn hảo.Nhiều người có cảnh ngộ như cháu sẽ bỏ cuộc, còn cháu thì không.Và với sự giúp sức của Chúa, cháu có thể thực hiện được bất kỳ điều gì cháu đặt ra trong đầu đấy Roberta à."

Đột nhiên chuyến hành trình ngược thời gian của tôi kết thúc khi người phụ nữ trong căn phòng áp mái nóng và ẩm này hỏi, "Cô cũng biết bà Hillary Withers à?"

Tôi quệt dòng mồ hôi trên trán."Vâng... có lần tôi bán cho bác ấy một vài thứ mỹ phẩm.Nhưng tôi không tài nào hiểu được tại sao bác ấy chẳng bao giờ sử dụng hay cho chúng đi cả."

"Bà ấy đã cho đi nhiều lắm rồi ấy chứ," người phụ nữ bình thản trả lời, "Nhưng chẳng biết sao mà một số thứ lại bị quên lãng và cuối cùng lại nằm ở đây."

"Nhưng tại sao bác ấy mua chúng mà lại không dùng chúng?"Tôi hỏi.

"À, bà ấy chỉ mua một hiệu mỹ phẩm đặc biệt để dùng thôi."Người phụ nữ nói bằng một giọng thì thầm ra chiều bí mật."Bà Hillary rất dễ mềm lòng trước những người đến nhà bán hàng.Chẳng đời nào bà ấy xua họ đi.Bà thường bảo tôi, 'Tôi có thể cho họ tiền nhưng chỉ tiền không không mua được sự tự trọng.Thế nên tôi cho họ một ít tiền của tôi, dành một tai để lắng nghe họ, và chia sẻ tình yêu thương cùng những lời cầu nguyện của tôi. Chị chẳng bao giờ biết được một sự động viên khích lệ dù chỉ là rất nhỏ có thể làm được gì cho một con người đâu."

Tôi tạm ngừng lắng nghe và hồi tưởng lại việc buôn bán mỹ phẩm của tôi đã phát triển ra sao kể từ lần đầu tiên gặp bác Withers.Tôi đã mua cho mẹ cái áo len mới từ khoản hoa hồng có được khi bán hàng, và tôi vẫn để dành được chút ít cho ngân sách học đại học của tôi.Thậm chí tôi còn giật được giải thưởng bán mỹ phẩm cấp quốc gia và ở một số tỉnh thành nữa.Cuối cùng thì tôi cũng đã đi đến hết được chặng đường đại học bằng khoản tiền tự kiếm được và thực hiện ước mơ trở thành y tá có bằng cấp của mình.Sau đó tôi còn lấy một bằng thạc sĩ rồi một bằng tiến sĩ.

"Bác Withers cầu nguyện cho tất cả những người này sao?"Tôi vừa hỏi vừa chỉ ra hàng chục chiếc giỏ giao hàng đã sờn cũ theo thời gian được đặt trên bàn.

"Đúng đấy," cô ấy khẳng định với tôi."Bà ấy làm thế mà không cầu mong có ai đó biết được việc ấy."

Tôi thanh toán món hàng tôi mua cho người thu ngân ấy - cái túi đồ mỹ phẩm tôi đã bán cho bác Withers và một cái mặt dây chuyền bằng vàng nho nhỏ hình trái tim.Tôi xỏ cái mặt ấy vào một sợi dây chuyền vàng mà tôi đang đeo trên cổ.Rồi tôi thẳng tiến đến phi trường: chiều tối hôm ấy tôi có một cuộc thảo luận về y tế ở New York.

Khi bước vào căn phòng ở khách sạn tráng lệ ấy, tôi đi thẳng lên bục diễn giả và đưa mắt quét một lượt biển người bên dưới - các chuyên gia y tế từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây.Bất chợt tôi thấy bất an như trong cái ngày xa xưa ấy, cái ngày vác mỹ phẩm đi bán vòng vòng trong khu phố giàu có không quen thuộc ấy.

Mình có thể làm được không?Đầu tôi đặt câu hỏi.

Ngón tay tôi run run lần lên mặt dây chuyền. Nó bật mở, bên trong là hình bác Withers. Tôi lại nghe những lời nói dịu dàng nhưng rõ ràng và mạnh mẽ: "Với sự giúp sức của Chúa, cháu có thể thực hiện được bất cứ điều gì cháu đặt ra trong đầu đấy, Roberta à."

"Xin chào," tôi từ từ mở lời."Cám ơn các bạn đã mời tôi đến nói chuyện về việc đưa sự "chăm sóc" vào việc chăm sóc sức khỏe.Người ta thường nói rằng công việc chăm sóc chính là tình yêu được thể hiện ra mọi người.Nhưng sáng hôm nay tôi lại học được một bài học không ngờ về năng lực của tình yêu thầm lặng được thể hiện trong bí mật.Loại tình yêu ấy được thể hiện không phải để cho mọi người thấy mà là vì điều tốt đẹp mà nó có thể mang lại cho cuộc sống của những người khác.Đôi khi một số hành động thể hiện tình yêu quan trọng nhất của chúng ta không được nhận thấy.Cho đến khi chúng có thời gian để ngấm, thời gian để hương thơm của chúng tỏa ra."

Thế rồi tôi kể cho các đồng nghiệp của tôi câu chuyện về bác Hillary Withers. Tiếng vỗ tay vang dậy trước sự ngạc nhiên của tôi. Tôi thầm cầu nguyện,Con cám ơn Chúa và cám ơn bác, bác Withers.

Tất cả đã bắt đầu bằng một ấm trà tuyệt hảo.

ROBERTA MESSNER

Thịt xông khói và trứng

Một số bạn bè chỉ là bạn bè, nhưng một người bạn đúng nghĩa còn gần gũi hơn cả người thân gần nhất của ta.

Sách Châm ngôn 18:24

Tôi đang đứng nơi mấy cánh cửa dẫn đến sân vận động có mái che của trường trung học của tôi, nhạc ầm vang, khán đài đầy nghẹt người thân và bạn bè. Tôi lo lắng đứng chờ để bước vào và lòng vừa vui vừa hồi hộp âu lo. Giây phút này tôi đã chờ đợi từ lâu lắm.

"Cậu căng thẳng à?" Có ai đó đứng phía sau hỏi tôi.

Tôi quay lại và nhìn thấy mái tóc uốn xoăn tít màu nâu của Beth Ann, bạn cũ của tôi ở trung học phổ thông.

"Ừ, một chút. Cảm giác là lạ thế nào ấy," tôi nói.

"Ừ mình biết. Cứ như mới hôm qua đây bọn mình còn chơi trò thịt xông khói và trứng vào giờ ra chơi vậy," bạn nói, miệng cười rạng rỡ.

"Thịt xông khói và trứng" là trò chơi ngày nào chúng tôi cũng chơi vào giờ giải lao. Trò chơi gồm hai người ở hai xích đu khác nhau khóa tay và chân lại với nhau chặt hết mức có thể và những người khác sẽ đẩy họ đi khắp hướng để cố làm cho họ sút ra. Dù có bị đẩy hung bạo ra sao nhưng Beth Ann và tôi chẳng bao giờ để sút ra. Chúng tôi luôn gắn chặt với nhau không rời.

Tayai đó đưa ra và huých vào người tôi. Đến lượt tôi đi ra rồi. Khi tôi quẹo ngang cái góc tường, những gì tôi nhìn thấy là hàng ngàn người và những gì tôi nghe thấy là bài hát "Pomp and Circumstance". Trước giờ tôi đã nghe bài hát này cả chục lần, nhưng lần này nó thật có ý nghĩa. Nó như chiếm hết toàn bộ cơ thể tôi, và trái tim tôi như đập theo những nốt nhạc. Nước mắt đong đầy khi tôi nhận ra đây là lần cuối cùng tôi còn được đi cùng bạn bè của mình. Tôi đi bên dưới những vòng cung gắn đầy hoa và quẹo xuống phía bên cánh gà để đến chỗ của mình. Khi tôi ngồi xuống, tôi hít thật sâu và quan sát mọi thứ quanh mình - mọi người đang hò reo và vẫy tay; trái tim tôi vẫn đập theo bài hát; mọi bạn bè cũ nơi trường phổ thông trung học của tôi trong mũ mão và áo choàng tốt nghiệp; tấm biểu ngữ của lớp tôi.

Tấm biểu ngữ ghi: "Kết thúc một thập kỷ, một thế kỷ, một thiên niên kỷ, khởi đầu một giấc mơ." Vào thời điểm đó tôi sắp lớn lên và trở thành con người mà tôi muốn. Mặt khác, điều đó cũng có nghĩa là bỏ lại mọi thứ phía sau.

Buổi lễ thật dài, và nóng - rất nóng. Áo choàng của tôi sũng mồ hôi, và nó làm tôi ngứa ngáy. Tôi khản cả giọng vì cứ gào thét tên các bạn khi tên các bạn được xướng lên, và miệng tôi đau cả lên vì cười những thầy cô nào sau bốn năm học vẫn phát âm nhầm tên chúng tôi. Tôi toét miệng đến tận mang tai khi nhận bằng tốt nghiệp và nhìn thấy bố và mẹ đang nhìn tôi với ánh mắt tự hào. Và dĩ nhiên cứ mỗi khi có ai nhắc đến ngày này là ngày cuối cùng của chúng tôi, tôi lại bật khóc. Nhưng tôi vẫn giữ được bình tĩnh cho đến phút cuối.

Khi đi từ từ ra khỏi sân vận động, tôi nhìn những người đã tác động đến cuộc đời tôi suốt những năm qua, những người mà tôi sẽ luôn mang theo trong lòng. Tôi nhìn bố mẹ tôi, gia đình tôi, thầy cô giáo, và cuối cùng là người bạn thân ở trường phổ thông của tôi.

Suốt những năm qua chúng tôi đã lớn lên và đi theo những lối riêng của mình. Nhưng Beth Ann nói đúng. Mọi thứ vẫn như ngày hôm qua chúng tôi chơi trong sân trường với nhau và mơ đến ngày lên trung học mà đến lúc này dường như vẫn còn xa lắm.

Tôi nhớ cái lúc Beth Ann và tôi ngồi bên ngoài nơi lối dẫn vào các cánh cửa của trường chúng tôi. Chúng tôi vừa mới chơi xong trò lò cò và đang ném mấy viên đá qua bãi đậu xe.

"Tớ chẳng thể nào chờ được đến lúc lên trung học," tôi nói khi đang quệt mồ hôi trên trán.

Nắng rất nóng và rọi xuống chân tôi. Tôi đang mang đôi giày Jelly màu hồng chói mới toanh mà tôi nằn nì mẹ mua hàng bao tuần.

"Mình cũng vậy. Và khi có được bằng lái xe,bọn mình có thể chạy xe đến nhà nhau và đi xem phim hoặc đi bơi bất cứ khi nào mình muốn," Beth Ann mơ màng.

"Tớ biết. Tớ chẳng thể chờ được. Bọn mình sẽ đi mọi nơi với nhau... bọn mình sẽ luôn bên nhau," tôi hứa.

"Bạn thân của nhau mãi mãi," Beth Ann nói.

"Ừ... bạn thân mãi mãi," tôi gật đầu.

Chúng tôi ngồi nơi lối vào ấy mà lên kế hoạch cho tương lai với nhau - nơi chúng tôi sẽ đi, những điều chúng tôi sẽ làm và người mà chúng tôi sẽ cưới. Chúng tôi còn lên kế hoạch kết hôn cùng thời điểm với nhau đối với những người bạn thân như chúng tôi. Chúng tôi có kế hoạch dạy cho con cái chơi trò "Thịt xông khói và trứng," rồi dạy chúng cách không bao giờ để sút ra.

Khi tôi đi ra khỏi khán đài, tôi nhớ lại mọi kế hoạch mà chúng tôi đã lập ra nơi mái trường phổ thông. Tôi nhận ra rằng không có kế hoạch nào trong số chúng trở thành sự thật. Nhưng có một nơi trong tim tôi vẫn muốn chúng được thực hiện. Tận sâu trong tâm trí tôi, kể cả sau khi tất cả những năm tháng ấy có cách xa, tôi vẫn thầm hy vọng chúng tôi sẽ luôn bên nhau.

Tôi đi theo hàng người rồng rắn vào căn-tin của trường để gặp gia đình và bạn bè. Tôi nhận hàng ngàn cái ôm và chụp hàng trăm tấm hình. Tôi bị lôi đi cả triệu hướng, nhưng tôi vẫn nhớ những ngày học phổ thông cùng với Beth Ann, những lời hứa và những mơ ước của chúng tôi khi còn nhỏ. Tôi phải nói lời giã biệt rồi.

Tôi đi kiếm bạn ấy trong đám đông. Tôi nhìn quanh đến cả mười phút, và khi tôi sắp bỏ cuộc, tôi đi vòng qua cái góc và bạn ấy kia rồi, đang bị một đám người vây quanh. Tôi đi về phía bạn ấy và lôi bạn ấy ra một góc.

"Beth này..."

Giờ đây chúng tôi gọi bạn ấy là "Beth" vì bạn ấy cảm thấy đã lớn hẳn so với cô bé "Beth Ann" ngày nào.

"... Mình không biết phải nói gì đây. Mình nghĩ mình cảm thấy như mình phải gặp cậu và nói lời tạm biệt."

Ngay khi tôi nói những từ cuối cùng "tạm biệt", bạn ấy kéo tôi tới gần và ôm tôi thật chặt. Chúng tôi ôm nhau chỉ khoảng vài phút mà chừng như nhiều tiếng đồng hồ. Khi chúng tôi buông nhau ra, cả hai đều mọng nước mắt.

Bạn ấy thì thầm với tôi, "Tớ chỉ muốn cám ơn cậu về những kỷ niệm ấy. Tớ yêu cậu. Tớ sẽ nhớ cậu..." Bạn ấy nhìn chăm chăm vào đôi mắt nhòe lệ của tôi và bấu chặt mấy ngón tay tôi khiến chúng đỏ ửng cả lên. "Tớ sẽ chẳng bao giờ quên cậu được."

"Tớ sẽ chẳng bao giờ quên cậu..." tôi lặp lại khi chầm chậm để mấy ngón tay tuột dần ra khỏi tay bạn. Cuối cùng thì tôi cũng đã có thể đi được rồi. Tôi quay người và đi khỏi.

Đêm hôm đó một mình tôi đi ngang qua mấy cánh cửa trường trung học, mọi suy nghĩ từ khắp nơi ùa về. Tôi nhận ra rằng khi tôi bước ra là tôi đang bắt đầu một cuộc đời mới - một cuộc đời không có những người bạn thân thiết nơi mái trường phổ thông, một cuộc đời với những người bạn mới và những mối quan hệ mới, và hy vọng đó là một cuộc sống "Thịt muối xông khói và trứng" với những người bạn có thể giữ nhau thật chặt như Beth Ann đã làm.

BETH DIESELBERG

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.